You are on page 1of 12

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN – 12H – ĐỀ 1

Câu 1: Đối với loài chỉ sinh sản hữu tính, đột biến phát sinh trong quá trình nào sau đây không được di
truyền cho thế hệ sau:
A. Nguyên phân lần thứ hai của hợp tử.
B. Giảm phân ở tế bào sinh noãn.
C. Nguyên phân ở tế bào thân.
D. Giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn.
Câu 2: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình dịch mã ở sinh
vật nhân thực. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đang ở giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit .
II. Sau khi hoàn thành quá trình dịch mã chuỗi pôlipeptit
hoàn chỉnh có 5 axit amin.
III. Đầu 5’ của phân tử tARN mang axit amin Ala.
IV. Thứ tự chuỗi pôlipeptit là Ala - Pro – Gly - Arg - Glu
- Met.
A. 2 B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 3: Phân tử tARN có bộ ba đối mã 3’AXU5’ sẽ khớp bổ sung với bộ ba mã hóa nào trên phân tử
mARN?
A. 5’AGA3’. B. 5’UXA3’. C. 3’AGU5’. D. 3’UGA5’.
Câu 4: Đột biến có thể làm tăng số lượng alen của 1
gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?
A. Đột biến đảo đoạn. B. Đột biến tự đa bội.
C. Đột biến mất đoạn. D. Đột biến gen.
Câu 5: Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài
lúa mì hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài
duy nhất.
B. Sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi
các NST đang co xoắn cực đại tại kì giữa.
C. Tế bào của lúa mì Triticum aestivum chứa bộ NST
của hai loài bố mẹ, cơ thể loài lúa mì này chỉ có thể
sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được
D. Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
ba bộ NST của ba loài khác nhau.
Câu 6: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở
loại bào quan nào sau đây?
A. Ribôxôm. B. Nhân tế bào. C. Lizôxôm. D. Bộ máy Gongi.
Câu 7: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây do gen
điều hòa (R) tổng hợp?
A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Y. D. Prôtêin Lac Z.
Câu 8: Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm hai bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể dị đa bội. D. thể ba.
Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây kết hợp với đột biến gen có thể làm xuất hiện lôcut gen mới trên NST?
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn trong một NST.
Câu 10: Trong cấu trúc phân tử nào sau đây không có liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 11: Gen M ở vi khuẩn E. coli gồm 3000 nuclêôtit, trong đó có 600 ađênin. Theo lý thuyết, gen M
có 600 nucleotit loại
A. uraxin. B. guanin. C. xitozin. D. timin.
Câu 12: Cho biết các côđôn mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch
gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các
nuclêôtit là
123 456 789 101112 131415 161718
3’ XXX – XAA – TXG – XGA – ATG –XTX 5’
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser – Ala – Tyr – Glu.
B. Nếu cặp A – T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G – X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.
C. Nếu đột biến thay thế cặp nucleotit G – X vị trí 15 thành cặp X – G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn
lại 5 axit amin.
D. Nếu đột biến thêm cặp G – X vào sau cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 là Glu
được thay thế bằng axit amin Arg
Câu 13. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN và phiên mã trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả nhân đôi ADN và phiên mã đều cần có sự tham gia của các nuclêôtit A, U, G, X.
B. Quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza trượt từ đầu 5’ hướng đến đầu 3’ của mạch mã gốc.
C. Nhân đôi ADN và phiên mã luôn xảy ra cùng lúc.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 3’→5’.
Câu 14. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nucêôtit và mạch 1 của alen này
có A= 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ A+G/T+X của alen b khác tỉ lệ A+G/T+X của gen B.
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì alen b có 169 nuclêôtit loại
G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy
ra đột biến cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi.
IV. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b có thể
được di truyền cho đời sau.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 15: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
Các ribôxôm này được gọi là
A. pôlinuclêôxôm. B. pôlinuclêôtit. C. pôlipeptit. D. pôliribôxôm.
Câu 16: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen. B. tần số phát sinh đột biến.
C. số lượng cá thể trong quần thể. D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
Câu 17. Ở cấp độ phân tử, vật liệu di truyền là ADN được truyền lại thế hệ tế bào sau thông qua cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN. D. nhân đôi ADN và dịch mã.
Câu 18: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 19. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
B. Thể đột biến là cá thể mang gen đột biến.
C. Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.
D. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
Câu 20. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin ức chế được mã hóa
bởi trình tự nucleôtit của
A. vùng vận hành. B. các gen cấu trúc.
C. gen điều hòa. D. vùng khởi động.
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN – CHƯƠNG I – 12H – Đề 2
Câu 1. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, mức độ xoắn nào có đường kính 300nm?
A. Sợi cơ bản. B. Sợi siêu xoắn. C. Nucleosome. D. Sợi nhiễm sắc.
Câu 2. Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người không là hậu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
A. Hội chứng tiếng mèo kêu. B. Hội chứng Down.
C. Hội chứng Turner. D. Hội chứng Klinefelter.
Câu 3. Triplet 3’GAT5’ mã hóa amino acid Leu, tARN vận chuyển amino acid này có anticodon là gì?
A. 3’AGU5’. B. 3’GAU5’. C. 5’UGU3’. D. 5’AGU3’.
Câu 4. Trong quá trình dịch mã, phân tử rARN có chức năng gì?
A. Kết hợp với tARN tạo nên ribosome. B. Làm khuôn cho quá trình dịch mã
C. Vận chuyển amino acid đến ribosome. D. Kết hợp với protein tạo nên ribosome.
Câu 5. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactose làm bất hoạt
protein nào sau đây?
A. Protein ức chế. B. Protein Lac Y. C. Protein Lac A. D. Protein Lac Z.
Câu 6. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
B. Trong nhân đôi ADN, enzyme ADN pol làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN và tổng hợp mạch mới.
C. Nhờ quá trình nhân đôi ADN, thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ.
D. Các gene nằm trong nhân tế bào có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 7. Xét 1 đoạn nằm giữa vùng mã hóa của gene cấu trúc (A) ở vi khuẩn, đoạn này mang thông tin quy
định 5 amino acid và có trình tự như sau:
Mạch 1: 5’ … ATG GTT GXX GGA TTA GGA XGG TGA GXX XAT … 3’.
Mạch 2: 3’ … TAX XAA XGG XXT AAT XXT GXX AXT XGG GTA … 5’.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 là mạch làm khuôn để tổng hợp mARN.
II. Giả sử gene A bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở đoạn nói trên làm hình thành allele a quy định tổng
hợp protein có chức năng khác với protein do gene A quy định thì cơ thể mang allele a có thể biểu hiện thành
thể đột biến.
III. Nếu gene A bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide dẫn tới đoạn gene nói trên mã hóa nhiều hơn 5 amino
acid thì đây có thể là đột biến thay thế cặp T = A bằng cặp X ≡ G.
IV. Nếu gene A bị đột biến thêm 1 cặp G ≡ X vào giữa đoạn nói trên và tạo thành allele a thì chuỗi polypeptide
do allele a mã hóa có thể sẽ có cấu trúc và chức năng bị thay đổi so với chuỗi polypeptide do gene A mã hóa.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền,phát biểu nào sau đây đúng?
A. Là mã bộ ba, được đọc liên tục theo chiều 3' - 5' trên mARN.
B. Có tính đặc hiệu, nghĩa là một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
C. Có tính phổ biến, nghĩa là mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng.
D. Có tính thoái hóa, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 9. Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lại cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus
2n = 18) tạo ra cây lại khác loại, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lại ngẫu nhiên bị đột biến số
lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu
đặc điểm là sai với thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 10: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các
thể ba này
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 11: Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người bệnh Đao có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 47. B. 46. C. 21. D. 45.
Câu 12: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Cho biết A, a, B, b, D, d là kí hiệu các nhiễm sắc thể. Bộ
nhiễm sắc thể nào sau đây là của thể ba phát sinh từ loài này?
A. AaBDd. B. Aabbdd. C. AaaBBdd. D. ABD.
Câu 13: Gen M ở sinh vật nhân sơ có 150 chu kì xoắn, tỉ lệ nuclêôtit từng loại trên mạch 1 là A: T: G: X = 1: 2:
3: 4. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Các chuỗi pôlipeptit do 2 gen này quy định tổng hợp có trình tự
axit amin hoàn toàn giống nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Gen m khác gen M về 1 triplet. B. Gen m có thể có G = X = 1050.
C. Gen M có số nuclêôtit loại A chiếm 30%. D. Gen m có chiều dài bằng gen M.
Câu 14: Một đoạn pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ có trình tự các axit amin như sau: Met - Leu - Val - Ala - Gly
- ... Bảng dưới đây mô tả các anticôđon của tARN vận chuyển axit amin trong đoạn pôlipeptit đã cho:
Axit amin Met Leu Gly Val Ala
Anticôđon của tARN tương ứng 3’UAX5’ 3’GAX5’ 3’XXU5’ 3’XAU5’ 3’XGX5’
Đoạn mạch gốc của gen mã hóa đoạn pôlipeptit có trình tự nuclêôtit như thế nào?
A. 3’TAXGAXXTAXGXXXA5’. B. 3’TAXGAXXATXGXXXT5’.
C. 3’TAXGAXXTAXGXXXT5’. D. 3’TAXGTXXTAXXGXXT5’.
Câu 15. Axit amin Phêninalanin được mã hóa bởi các bộ ba UUU, UUX. Đó là đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Tính đặc trưng. B. Tính đặc hiệu. C. Tính phổ biến. D. Tính thoái hóa.
Câu 16. Một operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn
được tạo ra. Theo lí thuyết, giả thuyết nào dưới đây giải thích cho hiện tượng trên là đúng?
A. Do vùng khởi động (P) của operon bị bất hoạt.
B. Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
C. Do vùng khởi động (P) bị đột biến nên không liên kết được với ARN polymeraza.
D. Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Câu 17. Cấu trúc gồm 1 đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu có 8 phân tử protein được gọi
là A. nuclêôtit. B. crômatit. C. axit amin. D. nuclêôxôm.
Câu 18. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã.
C. Nhân đôi nhiễm sắc thể. D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN).
Câu 19: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.
Câu 20: Xét các loại đột biến sau, dạng nào không làm thay đổi độ dài phân tử ADN trên nhiễm sắc thể?
(1). Mất đoạn nhiễm sắc thể. (2). Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
(3). Chuyển đoạn không tương hỗ. (4). Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
(5). Đột biến thể một. (6). Đột biến thể ba.
A. (4), (5), (6). B. (1), (3), (6).
C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (5).
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Sinh - Chương trình: 12
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 2 trang – gồm 20 câu trắc nghiệm)
Mã đề:185
Câu 1: Trong thực tiễn, ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền liên kết với giới tính là:
A. giúp con người chủ động trong việc sinh con trai hay con gái.
B. xác định các bệnh di truyền liên kết với giới tính ở người.
C. sớm phát hiện các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giới tính.
D. sớm phân biệt ♂, ♀ để điều chỉnh tỉ lệ ♂, ♀ theo mục tiêu sản xuất.
Câu 2: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được
F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm: 4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 đỏ
nhạt: 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lại này là
A. Phân li độc lập
B. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen
C. Liên kết gen không hoàn toàn
D. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen
Câu 3: Ý nghĩa của liên kết gen là
A. Là một trong những cơ chế làm tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp
B. Tạo sự đa dạng cho sinh giới
C. Đảm bảo sự di truyền của từng nhóm tính trạng qua các thế hệ
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho tiến hóa và chọn giống
Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, sư tử B. Trâu, bò, hươu
C. Hổ, báo, mèo rừng D. Gà, bồ câu, bướm
Câu 5: Đậu Hà Lan gen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt nhăn. Cho đậu
hạt trơn lai với đậu hạt nhăn đời sau thu được 100% hạt trơn. Kiểu gen của bố mẹ là
A. AA x aa hoặc Aa x aa hoặc aa x aa B. AA x aa hoặc Aa x aa
C. AA x aa D. Aa x aa
Câu 6: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng.
Câu 7: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách nào?
A. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
B. Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn.
C. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
D. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
Câu 8: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng
hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của
môi trường đất.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 9: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại
kiểu gen nhất?
AB Ab
A. x B. AaBb x AaBb C. DD x dd D. XAXABb x XaYbb
ab aB

Mã đề 185 Trang 1/2


Câu 10: Đối với một bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường quy định, nếu bố mẹ bình thường
nhưng đều mang gen bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh của họ là bao nhiêu?
A. 50% B. 75% C. 100% D. 25%
Câu 11: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh; gen
B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các gen này phân li độc lập. Cho
đậu hạt vàng trơn giao phấn với xanh nhăn thu được F1 có số cây hạt xanh nhăn chiếm tỉ lệ 25%. Kiểu
gen của cây bố mẹ có thể là
A. AaBb x aabb B. AABB x aabb C. AABb x AABb D. AaBB x aabb
Câu 12: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ tạo ra đời con có số loại kiểu hình và
số loại kiểu gen lần lượt là
A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen
Câu 13: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng
suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.
B. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là
mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.
C. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
D. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
Câu 14: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu gen khác nhau. B. có kiểu hình khác nhau.
C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen giống nhau.
Câu 15: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không
nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy B. 100% cá chép không vảy
C. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy D. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy
Câu 16: Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. hai alen của cùng 1 gen quy định B. một nhân tố di truyền quy định
C. một cặp nhân tố di truyền quy định D. hai cặp nhân tố di truyền quy định
Câu 17: Hiện tượng gen đa hiệu là hiện tượng
A. tác động cộng gộp. B. nhiều gen không alen quy định một tính trạng.
C. nhiều gen alen chi phối nhiều tính trạng.
D. một gen quy định nhiều tính trạng.
Câu 18: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành
chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20cm, người ta tiến hành lai cây thấp nhất với
cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao cây F1 là
A. 150cm B. 120cm C. 90cm D. 60cm
Câu 19: Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã tiến hành
A. lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.
B. lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và mình xám, cánh dài.
C. cho F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao.
D. lai phân tính ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.
Câu 20:
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn
cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng: 6,25% cây hoa
trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa hồng.
II. Cho 2 cây hoa hồng giao phấn với nhau, đời con có thể có tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
III. Cho 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ : 3 hồng.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa hồng ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
---------------------HẾT---------------------

Mã đề 185 Trang 2/2


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Sinh - Chương trình: 12
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 2 trang – gồm 20 câu trắc nghiệm)
Mã đề:216
Câu 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định
tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng: 1 hạt xanh?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa.
Câu 2: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương
phản thì số loại kiểu hình ở F2 là
A. 9: 3: 3: 1. B. 2n. C. (3: 1)n. D. 4.
Câu 3: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa × aa; III. AA × aa; V. aa × aa.
II. Aa × Aa; IV. AA × Aa;
A. I, III, V. B. I, III. C. II, III. D. I, V.
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn.
Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình
xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb.
C. aabb × AaBB. D. AaBb × Aabb.
Câu 5: Tương tác gen là:
A. Hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau để tạo ra kiểu hình mới.
B. Dạng tương tác chỉ xảy ra giữa các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. Tương tác bổ sung cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 15: 1.
D. Sản phẩm của các gen không alen tương tác với nhau để tạo ra một kiểu hình.
Câu 6: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích:
A. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.
C. Hiện tượng biến dị tổ hợp.
D. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 7: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố melanin nên lông màu trắng, con ngươi của
mắt có màu đỏ do nhìn thấy cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy
luật gì?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp.
C. Tác động đa hiệu của gen. D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 8: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế nào?
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng.
B. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.
C. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 9: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Theo lí
thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có
A. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. B. 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
C. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. D. 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có :
A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 11: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa
trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn

Mã đề 216 Trang 1/2


được F1. Nếu không có xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa
đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8.
Câu 12: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B
và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST
thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người

A, 54. B. 24. C. 10. D. 64.
Câu 13: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
I. Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.
II. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.
III. Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.
IV. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản.
Thứ tự đúng của phương pháp trên là:
A. IV → I → III → II. B. I → II → III → IV.
C. IV → III → II→ I. D. I → III → II → IV.
Câu 14: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây
nên (Xm). Mẹ bình thường, bố bị mù màu sinh con gái bị mù màu. Con gái nhận alen Xm từ
A. chỉ riêng mẹ. B. chỉ riêng bố. C. cả bố và mẹ. D. ông nội.
Câu 15: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Trong
số các cây lưỡng bội, có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình thân cao?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16: Một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi
trong kiểu gen có cả alen A và B hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có alen A hoặc alen B thì
hoa có màu vàng. Nếu không có alen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen của cây hoa đỏ thuần
chủng là?
A. AABB. B. Aabb. C. Aabb. D. aaBB.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ thể có kiểu gen AaBb De/dE?
A. Hai cặp gen B, b, E, e đi truyền phân li độc lập.
B. Cơ thể này tạo tối đa 6 loại giao tử về các gen đang xét.
C. Bộ NST của cơ thể này là 2n = 8.
D. Hai cặp gen A, a, E, e cũng nằm trên một cặp NST.
Câu 18. Phép lai P. AB/ab XDXd  AB/ab XDY, thu được F1 . Trong tổng số cá thể ở F1, số cá
thể cái có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm 33%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng,
các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở quá trình phát
sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. F1 có tối đa 36 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
---------------------HẾT---------------------

Mã đề 216 Trang 2/2


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Sinh - Chương trình: 12
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 2 trang – gồm 18 câu trắc nghiệm)
Mã đề:283
Ab
Câu 1. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với
aB
tần số 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 20% B. 10% C. 40% D. 5%
Câu 2. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?
A. aaBbdd B. AAbbDD. C. AabbDD. D. AaBbdd
Câu 3. Trong cấu trúc của phân tử ADN có bao nhiêu loại bazo nitơ khác nhau
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 4. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc
nào sau đây có đường kính 30nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn) B. Sợi cơ bản.
C. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc) D. Crômatít.
Câu 5. Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 4 giao tử B. 3 loại giao tử. C. 2 loại giao tử D. 1 loại giao tử
Câu 6. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai
với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với
bí quả dẹt F1 là
A. AAbb. B. aaBb.
C. aaBB. D. AAbb hoặc aaBB.
Câu 7. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 5’UAG3’: 5’UAA3’; 3’UGA5’. B. 3’UAG5’: 3’UAA5’: 3’AGU5’.
C. 3’GAU5’: ‘AAU5’: 3’AUG5’ D. 3’GAU5’; 3’AAU5’: 3 AGU5’
Câu 8. Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp
A. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
B. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
C. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lại.
D. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
Câu 9. Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phép lai cho đời con đồng tính một loại tính trạng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 10. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb × aabb; (4) AABb × AaBb; (7) AAbb × aaBb;
(2) aaBb × AaBB; (5) AaBb × AaBB; (8) Aabb × aaBb;
(3) aaBb × aaBb; (6) AaBb × aaBb; (9) AAbb × AaBb;
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 11. Một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường giao
phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen trên 2 cây liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 7
Câu 12. Cho con đực thân đen thuần chủng giao phối với con cái thân xám thuần chủng (P), thu được F1
đồng loạt thân xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen thuần
chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân đen. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Gen quy định tính trạng nằm ở lục lạp.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 13. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều
loại aa.
Mã đề 283 Trang 1/2
II. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định
tổng hợp.
III. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử
mARN.
IV. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ đến 3’ của mARN.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 14. Mức phản ứng của kiểu gen là
A. do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. tập hợp các kiểu hình của các kiểu gen tương ứng với cùng một môi trường.
C. Có hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 15. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh × AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết số cá thể có kiểu
hình mang 3 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn thu được ở F, chiếm tỉ lệ là
A. 3/32 B. 27/128 C. 9/128 D. 9/32
Câu 16. Quá trình tiếp hợp trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 cromatit không chị em của cặp NST kép tương
đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân 1 dẫn đến
A. đột biến mất đoạn B. đột biến chuyển đoạn.
C. đột biến lặp đoạn D. hoán vị gen.
Câu 17. Hiện tượng các gen nằm trên cùng một NST được di truyền cùng nhau được gọi là
A. di truyền độc lập B. di truyền theo dòng mẹ
C. Liên kết gen D. di truyền không theo thuyết NST
AB Ab
Câu 18. Ở một loài động vật, thực hiện phép lai P:  thu được F1. Cho biết xảy ra hoán vị gen ở cả
ab aB
ab
hai giới với tần số 20%. Theo lý thuyết, ở F1, số cá thể có kiểu gen chiếm tỉ lệ?
ab
A. 16%. B. 8% C. 4% D. 32%
---------------------HẾT---------------------

Mã đề 283 Trang 2/2


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Sinh - Chương trình: 12
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề có 2 trang – gồm 18 câu trắc nghiệm)
Mã đề:109
Câu 1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ
phân li kiểu hình ở đời con là 3: 3:1:1?
A. aaBbdd × AaBbDd B. AaBbDd × AaBbdd
C. AabbDd × AaBbDd D. AaBbDD × AabbDD
Câu 2. Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết?
A. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G-X).
B. Thay thế một cặp (G- X) bằng một cặp (A - T)
C. Thêm một cặp (A - T).
D. Mất một cặp (A - T).
Câu 3. Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa hai cơ
thể có kiểu gen AabbDd và AaBbdd cho kiểu hình mang hai tính trạng trội chiếm
A. 6/16 B. 9/16 C. 3/16 D. 7/16.
Câu 4. Cho các nhân tố sau:
(1) các ribonucleotit tự do; (4) ADN; (7) Axit amin;
(2) tARN; (5) ATP; (8) ADN polimeraza;
(3) mARN; (6) Ribosome;
Số lượng các yếu tố không tham gia vào quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ là
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 5. Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là
A. gen lặn B. gen trội. C. gen đa hiệu D. gen đa alen
Câu 6. Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân thấp thì phép lai nào sau đây là
phép lai nghịch?
A. ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân thấp. B. ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân cao.
C. ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân cao D. ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân thấp.
Câu 7. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UAG3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UGX3’.
Câu 8. Trong một tế bào, xét 3 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Dd) nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường,
trong đó cặp gen Bb phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Kiểu gen của tế bào đó được viết là
A. AB DD hoặc AB Dd. B. AD Bb hoặc Ad Bb.
ab ab ad aD

C. Aa BD hoặc AA BD . D. AD Bb hoặc Ad Bb.


bd bd Ad aD
Câu 9. Cho P: ♀AaBbDdEe x ♂AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội lặn
hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 3 trong 4 tính trạng trên là bao nhiêu?
A. 9/64. B. 13/256. C. 4/256. D. 1/4.
Câu 10. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể
đột biến. (sai vì gen bị mất có thể là gen gây hại => mất gen gây hại thì sẽ có lợi cho thể đột biến)
B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
(đúng)
C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho
thể đột biến.
Câu 11. Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được
tìm thấy ở
A. thể một hoặc thể bốn kép. B. thể ba.
C. thể một hoặc thể ba. D. thể bốn hoặc thể ba kép.
Câu 12. Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-B-) quy định quả dẹt; kiểu gen (A-bb) và (aaB-) quy định quả
tròn; kiểu gen (aabb) quy định quả dài. Cho cây quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen nói trên tự thụ phấn thu được

Mã đề 109 Trang 1/2


F1. Cho các cây quả dẹt F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn bình thường,
tính theo lí thuyết, xác suất gặp cây quả dài ở F2 là
A. 1/81 B. 1/64 C. 1/36 D. 1/16
Hướng dẫn giải
Cây dẹt dị hợp tử hai cặp gen AaBb tự thụ phấn thu được cây F1 :
AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Trong các cây thân dẹt ở F1 thì tỉ lệ kiểu gen sẽ là : 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb
Để sinh ra cây quả dài thì phải chọn cây có kiểu gen AaBb
Xác suất để thu được cây quả dài ở F2 là 4/9 AaBb× 1/16 aabb=1/36.
Câu 13. Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau có thể liên quan đến bao nhiêu trường
hợp sau đây?
I. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
II. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
III. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
IV. Các gen liên kết với nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
I. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
III. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
IV. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 15. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi giấm
cái mắt đỏ với ruồi giấm đực mắt đỏ (P) thu được F1 gồm 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng (ruồi mắt
trắng toàn ruồi đực). Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2,
ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 6,25% B. 31,25% C. 18,75% D. 43,75%
Câu 16. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi không có
lactôzơ?
A. Gen điều hoà tổng hợp protein ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã.
C. Prôtêin ức chế kiên kết với vùng vận hành.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon.
Câu 17. Cho biết khoảng cách giữa gen A và B là 20 cM, giữa gen D và E là 40 cM, hoán vị 2 bên. Xét
AB De Ab De
phép lai: P: ♀ ♂ . Đời con có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
ab dE ab de
A. 16 B. 256 C. 64 D. 49
Câu 18: Loài sinh vật nào sau đây, con đực chỉ có một NST giới tính X và con cái có hai NST giới
tính X?
A. Chim bồ câu. B. Châu chấu đồng. C. Ruồi giấm. D. Thỏ.
--------------------HẾT---------------------

Mã đề 109 Trang 2/2

You might also like