You are on page 1of 9

1

5. SÓNG (Xuân Quỳnh)

MỞ BÀI
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu , một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(“Vì sao” - Xuân Diệu)
Từ xa xưa, tình yêu luôn là một điều bí ẩn đối với con người. Có lẽ cũng vì thế mà
mỗi nhà thơ đều có cách lí giải và cảm nhận riêng về tình yêu. Ta có thể bắt gặp một
ông hoàng thơ tình - Xuân Diệu - luôn say đắm nồng nàn, khao khát được yêu mãnh
liệt ; một Nguyễn Bính chân chất của tình yêu đồng nội, gần gũi với thôn quê. Và có lẽ
chắc chắn người đọc sẽ không quên được Xuân Quỳnh - một trong những gương mặt
tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ những năm chống Mĩ. Những người yêu thơ mệnh
danh chị là ‘Nữ hoàng của thơ ca tình yêu’ bởi thơ Xuân Quỳnh nổi lên là tiếng thơ
trẻ trung, sôi nổi, ngọt ngào đầy nữ tính. Chị đã thổi vào thơ ca hơi ấm nồng nàn của
trái tim mình với nhiều tập thơ xuất sắc như “Hoa cỏ may”, “Gió lào cát trắng”, “Tự
hát... Thơ Xuân Quỳnh vừa mang vẻ đẹp nữ tính, là tiếng lòng của một tâm hồn phụ
nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm, nhưng cũng
nhiều lo âu, trắc trở cũng da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
“Sóng” được xem là một trong những bài thơ hay nhất tiêu biểu cho phong cách thơ
của nữ sĩ, được trích từ tập “Hoa dọc chiến hào” (in năm 1968) và là thành quả của
chiến đi thực tế của Xuân Quỳnh đến biển Diêm Điền – Thái Bình cuối năm 1967.

THÂN BÀI

*Hình tượng “sóng” và “em”:


Bài thơ là sự vận động và phát triển song hành giữa hai hình
tượng: “sóng” và “em”. “Em” chính là cái tôi trữ tình, bản ngã của
chính nhà thơ. Còn sóng là hình tượng nghệ thuật độc đáo được
Xuân Quỳnh sáng tạo từ hiện tượng tự nhiên để diễn tả những cung
bậc cảm xúc, tâm trạng phức tạp, khó hiểu của người con gái khi
yêu cũng như liên tưởng đến tình yêu của tuổi trẻ.
“Sóng” là hình tượng nghệ thuật bao trùm cả bài thơ song
hành cùng với “em”, có lúc tách đôi để soi chiếu cho nhau, khi hòa
nhập để âm vang, cộng hưởng làm nổi bật những cung bậc tình cảm
trong trái tim người phụ nữ khi yêu.
“Sóng” là hình tượng quen thuộc trong thơ ca nhưng trong
thơ Xuân Quỳnh mang những nét độc đáo riêng, có một không hai:
vừa mãnh liệt, dữ dội vừa dịu dàng, nữ tính.
2
- Mở đầu bài thơ, “sóng”
1. Sóng –cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2) hiện lên với ý nghĩa độc đáo. Sóng
1. đầy nữ tính. Nếu với Xuân Diệu,
Dữ dội và dịu êm Ôi con sóng ngày xưa sóng biển là tâm trạng của một
Ồn ào và lặng lẽ Và ngày sau vẫn thế chàng trai đang yêu đến đắm đuối
Sông không hiểu nổi mình Nỗi khát vọng tình yêu cuồng nhiệt thì Xuân Quỳnh, con
Sóng tìm ra tận bể Bồi hồi trong ngực trẻ sóng ấy lại rất đặc trưng cho tình
yêu của người phụ nữ. Phải chăng
nhà thơ muốn gửi cái tôi trữ tình
Dữ dội và dịu êm của mình vào những con sóng, đó
Ồn ào và lặng lẽ là tiếng nói chân thành của người
phụ nữ trong tình yêu:

- Tình yêu là sự dung hòa của những sắc thái tình cảm tưởng chừng đối lập. Tình yêu
có quy luật riêng của nó mà lí trí không thể nào giải thích được.
+ Trong tính chất của sóng, ta thấy có sự hài hòa giữa các đối cực: lúc “dữ dội”,
“ồn ào” nhất là khi biển động, giông tố, nhưng khi trời quang mây tạnh, sóng lại “dịu êm”,
“lặng lẽ”. Sóng luôn biến đổi muôn màu, muôn vẻ phức tạp về hình thức, khó hiểu về bản
chất.
+ Bằng những hình ảnh đối lập kết hợp với sự liên tưởng phong phú và phép ẩn
dụ tu từ, từ những hiện tượng thất thường của sóng biển, XQ liên tưởng tới tâm trạng,
cảm xúc, tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu: lúc mãnh liệt, đắm say, khát khao,
cháy bỏng như cái “dữ dội”, “ồn ào” của sóng, có khi dịu dàng, e ấp, sâu lắng như cái “dịu
êm”, “lặng lẽ” của sóng. Từ những đặc tính thất thường của sóng liên tưởng đến những
cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu, là sự liên tưởng rất phù hợp.
- Mượn đặc tính của sóng, XQ diễn tả khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu:

Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể

+ Trong sông vẫn có sóng, nhưng trong không gian chật hẹp ấy, sóng trở nên bé
nhỏ, yếu ớt không thể hiện được chính mình nên nó khát khao tìm về biển lớn. Trong
không gian bao la ấy, sóng sẽ thỏa thích vùng vẫy và khẳng định chính mình. Trăm sông
đều đổ về biển lớn, đó là quy luật của tự nhiên.
+ Cũng như sóng, tình yêu luôn khát khao hướng tới sự cao đẹp lớn lao, vị tha
không chấp nhận sự tầm thường ích kỷ và nếu xảy ra chuyện “sông không hiểu nỗi mình”,
thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”. Con sóng tình yêu sẽ từ bỏ sự chật chội, nhỏ hẹp tìm
đến sự bao dung lớn lao.
Vậy ta thấy người phụ nữ trong thơ tình yêu của XQ đã dám đấu tranh để bảo vệ
tình yêu và hạnh phúc, không cúi đầu cam chịu số phận. Đã qua rồi cái thời “Mười hai
bến nước, trong nhờ đục chịu”.
Xuân Quỳnh đã nói hộ tiếng lòng của người phụ nữ. Họ luôn khao khát tìm đến
tình yêu hạnh phúc. Đó là nơi gặp gỡ hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai trái tim cùng nhịp
đập. Ý thơ ít nhiều mang nét tự thuật về cuộc đời tình yêu của nữ sĩ.
3
- Tình yêu là khát vọng muôn thuở của con người: Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

+ Đứng trước biển con người dễ nhận ra rằng ngàn năm trước hay ngàn năm sau sóng
vẫn mãi vỗ bờ, đó là sự sống không bao giờ ngừng nghỉ - một quy luật bất biến của tự nhiên.
+ Từ đó nhân vật trữ tình liên tưởng đến quy luật tình cảm, tình yêu luôn là khát vọng
mãnh liệt của con người. Bao thế hệ đã đi qua từ thời Adam, Eva, thuở con người mong muội
đến thời hiện đại, tình yêu luôn là điểm sáng vĩnh cữu để con người hướng tới. Đó là một nhu
cầu tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế, Xuân Diệu đã khẳng định rằng:
“Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”
(“Bài thơ tuổi nhỏ” – Xuân Diệu)
- Tình yêu luôn là động lực giúp con người vươn lên trong cuộc sống.
+ “Ngày xưa” và “ngày sau” là những cụm từ được nhà thơ sử dụng nhằm đưa ý thơ đạt
đến sự liên tưởng để nhấn mạnh tình yêu mãi mãi là khát vọng của con người.
 Từ sóng liên tưởng đến tình yêu là cách diễn đạt quen thuộc của văn học xưa nay:
 Ca Dao mượn hình ảnh của sóng để thể hiện lời thề:
“Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh
Cù lao bỏ biển em mới đành bỏ anh”
 Con sóng tình yêu trong thơ Xuân Diệu đã từng rạo rực khát khao:
 Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển)
Như vậy, XQ đã kế thừa thơ ca truyền thống nhưng đã sáng tạo ra con sóng mãnh liệt
mà đầy nữ tính.
- Tình yêu đẹp nhất là thời tuổi trẻ:
+ Tình yêu không giới hạn tuổi tác những có lẽ đẹp nhất là tuổi trẻ. Bởi lẽ chỉ có trái tim
của người trẻ mới có đủ sức dung chứa tất cả những gì mãnh liệt, cháy bỏng nhất của tình yêu,
chỉ có tuổi trẻ mới thể hiện hết những đắm say, khao khát của tình cảm lứa đôi:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
(“Đôi mắt xanh non” - Xuân Diệu)
+ Xuân Quỳnh đã có sự sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ “khát vọng”
đã lột tả niềm khát khao mãnh liệt, sự đam mê cháy bỏng trong tình yêu của tuổi trẻ:
“Tiếng yêu từ những ngày xưa
Vượt qua năm tháng bây giờ đến ta
Tiếng yêu từ những ngày xa
Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên”
(“Những tháng năm không quên” – Xuân Quỳnh)
4
2. Sóng và những suy ngẫm về tình yêu:
. a) Tình yêu muôn thuở vẫn là bí

Con sóng dưới lòng ẩn cần được lí giải và khám phá:.
Trước muôn trùng sóng bể
Anh nghĩ về anh em Con sóng trên mặt nước
Em nghĩ về biển lớn Ôi con sóng nhớ bờ Trong tình yêu ta luôn khao
Từ nơi nào sóng lên Ngày đêm không ngủ được khát hiểu biết về người mình
Lòng em nhớ đến anh yêu, luôn băn khoăn về thời
Sóng bắt đầu từ gió Cả trong mơ còn thức điểm và cội nguồn của một
Gió bắt đầu từ đâu mối tình “Khi nào ta yêu
Em cũng không biết nữa Dẫu xuôi về phương bắc nhau” Nhưng sẽ không thể
Khi nào ta yêu nhau Dẫu ngược về phương nam trả lời một cách chính xác
Nơi nào em cũng nghĩ câu hỏi ấy.
Hướng về anh – một phương
Trước muôn trùng sóng bể
Ở ngoài kia đại dương Anh nghĩ về anh em
Trăm ngàn con sóng đó Em nghĩ về biển lớn
Con nào chẳng tới bờ Từ nơi nào sóng lên
Dù muôn vời cách trở

- Trước thiên nhiên hùng vĩ, “trước muôn trùng sóng bể”, dòng suy tư của nhân vật trữ tình đúc
kết thành những câu đối thoại với vũ trụ về tình yêu.
+ Giữa đại dương mênh mong ấy nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó có thể trả lời
chính xác nhưng cũng biết được “Sóng bắt đầu từ gió” thế thì “Gió bắt đầu từ đâu?”, và cuối cùng
thì vũ trụ này từ đâu mà có? Truy tìm cội nguồn của vũ trụ quả là không dễ nhưng con người có
thể giải thích được bằng những tri thức khoa học.
+ Với những câu hỏi ấy, XQ khao khát truy tìm nguyên nhân và thời điểm của một mối
tình: em yêu anh từ đâu? Khi nào? Vì lẽ gì? Ánh mắt nụ cười hay giọng nói?
+ Song cái hay của những câu hỏi ấy là sự bế tắc của những câu trả lời. Thiên nhiên bí
ẩn còn có thể giải thích được nhưng làm sao cắt nghĩa được tình yêu, như Xuân Diệu đã từng
viết:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
(Xuân Diệu),
+ Tình yêu là cõi tâm hồn sâu kín nhất của con người. XQ đã diễn đạt sâu sắc điều mà
Pascal đã nói: “Trái tim có những quy luật riêng của nó mà lí trí không thể nào lí giải được.”
+ Tình yêu cần có lí trí nhưng trước hết nó là câu chuyện của trái tim, ta không thể dùng
lí trí tỉnh táo để xác định thời điểm, nguyên nhân của một mối tình.
 Tình yêu là điều bí ẩn khó lí giải bằng những lí lẽ thông thường, chính sự bất lực của những
câu trả lời làm tình yêu luôn kì diệu và bí ẩn.
+ Cái lắc đầu bối rối của cô gái:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
+ Cách nói nũng nịu, rất con gái ấy một lần nữa khẳng định sự bất lực của con người
khi muốn tìm hiểu cội nguồn của tình yêu.
5

+ Khi yêu nhau người ta luôn có nhu cầu nắm bắt trái tim của người mình yêu nhưng điều
này làm con người không bao giờ được thỏa mãn vì người xưa từng nói:
“Dò sông dò bể dễ dò
Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”
+ Trái tim con người luôn là một thế giới huyền bí, nhà thơ Tagore (Ấn Độ) đã từng chiêm
nghiệm: “Trái tim anh gần em như chính đời em vậy, nhưng có bao giờ em hiểu được nó đâu!” (Bài
28)
Vì thế muốn nắm bắt được tình yêu trong hiện tại và hướng đến một tình yêu hạnh phúc,
con người luôn phải hoàn thiện chính mình để mãi mãi là một hình ảnh đẹp trong tâm trí và tình
cảm của người yêu.

b) Tình yêu và nỗi nhớ:


Con sóng dưới lòng
Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu, yêu say Con sóng trên mặt nước
đắm thì nhớ mãnh liệt. Đó là quy luật của tình yêu. Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

- Sóng nhớ bờ ngày đêm không ngủ “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, sóng vẫn luôn thổn thức
với tình yêu.
- Đó cũng là những cung bậc của nỗi nhớ em dành cho anh:
+ “Sóng dưới lòng sâu”, “Sóng trên mặt nước”: nỗi nhớ của tình yêu bao trùm lên mọi
không gian.
+ Sóng nhớ bờ ngày đêm không ngủ được – em nhớ anh bất kể thời gian.
 Xuân Quỳnh đã sử dụng phép đối một cách tài tình để thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu đậm của
người phụ nữ trong tình yêu.
+ Thức mà nhớ là một lẽ thường tình, nhưng đến trong mơ mà vẫn nhớ thì đó là một sự
trăn trở, day dứt, khôn nguôi, tình yêu là vậy “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.
 Ca dao xưa đã từng diễn đạt rất hay về nỗi nhớ của người con gái:
- “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
- “Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.”
(Ca dao)
 Và Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu cũng từng có những nỗi nhớ rất mãnh liệt trong
tình yêu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi.”
(“Tương tư chiều” – Xuân Diệu)
- Nhưng phải thấy rằng nỗi nhớ trong thơ XQ thật ám ảnh và day dứt: “Cả trong mơ còn thức”
+ Câu thơ là một phát hiện nội tâm tinh tế. Thời gian sinh hoạt được giới hạn giữa thức
và ngủ, thời gian tình yêu thì phá vỡ mọi giới hạn, chế ngự cả tiềm thức và đi vào cả giấc mơ.
Nỗi nhớ bao trùm không gian, khắc khoải mọi thời gian, choáng ngợp cả cõi lòng, chiếm lĩnh cả
tiềm thức.
6

 Nỗi nhớ trong tình yêu thật da diết và cháy bỏng. Nó chiếm lĩnh toàn tâm trí, choáng
ngợp cả cõi lòng, chi phối mọi hành động, cảm xúc của con người, hướng chúng ta đến đối tượng
mà mình yêu mến.
 Nỗi nhớ da diết, mãnh liệt ấy cũng đã được Xuân Quỳnh thế hiện khá thành
công trong bài thơ “Thuyền và biển”:
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”
(“Thuyền và biển” - Xuân Quỳnh)
 Như vậy, cách thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu của XQ thật sâu sắc, chân thành và hay
nhất trong văn học VN xưa nay. Sóng nhớ bờ cả ngày lẫn đêm, em nhớ anh “Cả trong mơ còn
thức”. Phải chăng XQ bộc lộ quá thật thà, quá lộ liễu khát vọng tình yêu cháy bỏng của người
phụ nữ. Liệu có phá vỡ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN – sự dịu dàng, thẹn thùng, e
ấp trong tình yêu? Không! Nữ sĩ đã nói hộ tiếng lòng của người phụ nữ: tình cảm của họ cũng
sôi nổi, đắm say, mãnh liệt nhưng họ không dám thể hiện, bộc lộ và XQ đã thay họ làm điều đó.

c) Tình yêu và sự thủy chung:



Mãnh liệt, đắm say, khát khao… nhưng tình yêu của “Dẫu xuôi về phương bắc
Xuân Quỳnh bao giờ cũng hướng về sự thủy chung
Dẫu ngược về phương nam
duy nhất. Nếu tình yêu là một nhu cầu tình cảm không
Nơi nào em cũng nghĩ
thể thiếu của con người thì sự thủy chung là quy luật Hướng về anh – một phương”
tất yếu của tình yêu:

- Ở đoạn thơ đầu:


“Dẫu xuôi về phương bắ c
Dẫu ngược về phương nam”.
+ Hai câu thơ với lối điệp cấu trúc cùng hình ảnh đối lập và biện pháp liệt kê, XQ nêu
giả thiết và khẳng định một nhu cầu không thể thiếu của tình yêu là sự chung thủy. Không
gian có bốn phương, tám hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, song tình yêu chỉ có một phương đó
là phương anh – phương của tình yêu, phương của cảm xúc.
+ Trong cuộc đời này có biết bao chàng trai hào hoa, lịch lãm hơn anh nhưng em chỉ
chọn để yêu và biết có anh thôi, chỉ riêng anh khiến em nghĩ tới, hướng về. Lời thơ như một
lời thề giản dị, mà sâu sắc, xúc động: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”.
+ Những người yêu nhau bao giờ cũng hướng về nhau. Câu thơ như một lời khẳng
định dứt khoát tình yêu của người con gái dành cho người mình yêu. Tình yêu chung thủy là
nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN. Họ sống với tình yêu và kể cả khi rời xa cuộc
sống này, trái tim người phụ nữ vẫn mang theo tình yêu ấy:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Biết ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”
(“Tự hát” - Xuân Quỳnh)
7

“Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
+ Tình yêu dù trong sáng, lãng mạn, bay bổng tới đâu cũng gắn liền với đời người mà
đời người vốn nhiều gian lao, thử thách. Vì thế khi yêu nhau, ngoài sự đam mê, con người
cần có nghị lực vượt qua giông bão của cuộc đời, đấu tranh cho hạnh phúc giống như những
con sóng ngoài đại dương xa xôi kia muốn đến được bến bờ nó phải vượt qua muôn trùng hải
lí, bão tố, phong ba.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.”
(Ca dao)
+ Tình yêu đẹp bao giờ cũng vượt qua thử thách, đấu tranh bảo vệ hạnh phúc. Gian
lao thử thách là điều không thể thiếu trong tình yêu. Nó là cơn gió sẽ dập tắt những tình yêu
bé nhỏ, yế u ớt và thổ i bùng lên những tình yêu cháy bỏng.
 Tình yêu chân chính phải biết động viên nhau có thêm nghị lực vượt qua mọi thử thách
của cuộc đời.
 “Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã qua ngày thác lũ”
(Thư tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
 “Tay ta nắm lấy tay người
Dẫu qua trăm suối nghìn đèo cũng qua”
(Hát ru – Xuân Quỳnh)
8
3. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng:
 Cuộc đời tuy dài thế Làm sao được tan ra
Năm tháng vẫn đi qua Thành trăm con sóng nhỏ
Như biển kia dẫu rộng Giữa biển lớn tình yêu
Mây vẫn bay về xa Để ngàn năm còn vỗ

- Khát vọng tình yêu mãnh liệt nhưng ngay cả lúc yêu say đắm nhất XQ cũng không tránh khỏi
sự lo âu, thấp thỏm bởi:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ Cuộc đời con người quá ngắn ngủi so với cái vô tận của thời gian của vũ trụ.
+ Cuộc đời con người tuy dài nhưng năm tháng vẫn đi qua. XQ bộc lộ nỗi lo âu, trăn trở
trước cái hữu hạn của đời người, sự ngắn ngủi của tình yêu. XQ, rất nhạy cảm trước sự chảy trôi
của thời gian cũng như Xuân Diệu đã từng than thở, cuống quýt khi mỗi khoảnh khắc thời gian trôi
qua:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già…”
(“Vội vàng” – Xuân Diệu)
 Càng ý thức về điều đó, XQ càng:
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”
(“Nói cùng anh” – Xuân Quỳnh)
 Tình yêu rất đẹp nhưng mong manh khó giữ. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng tâm
sự:
“… Anh đã biết một điều mong manh nhất
Là tình yêu, Là tình yêu đấy em!”
(“Không phải tơ trời, không phải sương mai” – Đỗ Trung Quân)
- Tình yêu bao giờ cũng gắn với cuộc đời con người mà đời thì hữu hạn. Khi ta mất đi, tình yêu
cũng hết, quy luật tất yếu của cuộc sống khiến XQ không khỏi băn khoăn, day dứt.
- Dù vậy, nhà thơ vẫn không bi quan, thất vọng mà hướng tới một cách ứng xử tích cực:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
+ “Làm sao” câu hỏi tu từ mở đầu đoạn thơ bộc lộ sự trăn trở, suy tư và niềm khát khao mãnh
liệt của thi sĩ.
+ Làm thế nào để chiến thắng cái hữu hạn của đời người? Làm thế nào để tình yêu còn mãi?
Theo Xuân Quỳnh chỉ còn một cách là “tan ra thành trăm con sóng nhỏ”. “Tan” không phải là tan
biến vào hư vô mà hóa thân để hòa nhập. Hòa cái riêng vào cái chung, hòa tình yêu cá nhân vào
tình yêu của mọi người, của nhân dân, của đất nước. Có như thế tình yêu sẽ tồn tại vĩnh hằng
“ngàn năm còn vỗ” bởi “một giọt nước sẽ không bay hơi khi nó hòa vào biển lớn” (Đức Phật).
 Xuân Quỳnh khát khao được sống hết mình trong tình yêu, hóa thân vĩnh hằng vào tình
yêu muôn thuở. Đó là quan điểm nhân sinh tích cực giúp ta hiểu được ý nghĩa cao đẹp của tình
yêu, tôn trọng tình yêu và tuổi trẻ bởi lẽ “tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường”
(Pascal).
9
 ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
 NỘI DUNG

- “Sóng” gợi đến sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa đắm
say vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi.…trạng thái
bất an, thao thức của cái tôi trữ tình đang trên đường tìm kiếm tình yêu.
- Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái,
cung bậc cảm xúc và cả khát vọng tình yêu vĩnh cửu của một tâm hồn phụ nữ luôn
chân thành, sắt son thủy chung vượt lên mọi giới hạn của đời người, khát khao hạnh
phúc.
- Không chỉ vậy, Xuân Quỳnh còn làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ vừa mang
vẻ đẹp cổ điển, truyền thống Á Đông (thủy chung, nhớ nhung, son sắt,..) nhưng cũng
vừa hiện đại, tiến bộ (khát khao hạnh phúc mãnh liệt, dám đi tìm tình yêu cá nhân,
vượt qua rào cản xã hội,…).

 NGHỆ THUẬT
- Thể thơ năm chữ truyền thống, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt, gieo vần
độc đáo đã làm nổi bật âm hưởng của những con sóng. Thông qua đó tạo
nên âm điệu, tính nhạc cho cả bài thơ.
- Sử dụng thành công và đặc sắc các biện pháp nghệ thuật độc đáo, đa dạng,
linh hoạt như ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa, so sánh, phép đối,…
- Cấu trúc được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng nghệ thuật sóng
- bờ, em - anh.

KẾT BÀI
Sóng đã trở thành một trong số những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ và
cũng như sự nghiệp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông qua hình tượng sóng, bài thơ đã
thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại, táo bạo, mạnh
mẽ; vừa giữ được những nét đẹp truyền thống, dịu dàng, đằm thắm, giàu đức hy sinh
cũng như thuỷ chung son sắt. Không chỉ dừng lại ở đó, nữ sĩ còn muốn nhắn nhủ với
thế hệ trẻ nói riêng và tất cả mọi người nói chung rằng hãy trân trọng, bảo vệ và gìn
giữ tình cảm mà chúng ta đã và đang có để cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc
hơn. Dù nữ sĩ Xuân Quỳnh đã ra đi, nhưng sự nghiệp, hồn thơ và những thi phẩm xuất
sắc của chị vẫn còn sống mãi với thời gian, bài thơ "Sóng" vẫn luôn bất diệt trong lòng
bao thế hệ độc giả. Xin mượn một đoạn trong bài thơ xuất sắc “Chỉ có sóng và em” của
Xuân Quỳnh để thay cho lời kết:
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh.

Một trời xanh một biển tận cùng xanh


Và gió thổi và mây bay về núi
Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
(“Chỉ có sóng và em” – Xuân Quỳnh)

You might also like