You are on page 1of 8

Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

I. Kiến thức chung


1. Tác giả XQ:
- Trong số các nhà thơ nữ Việt Nam cuối thế kỉ XX, Xuân Quỳnh được xem nhà nhà thơ nữ lớn
nhất. Bà cũng là một trong những cây bút viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Cuộc đời riêng có nhiều bất hạnh, điều đó để lại trong thơ xq dấu ấn sâu sắc: khát vọng sống, khát
vọng tình yêu luôn đi cùng với cảm thức lo âu về sự đổi thay, phai bạc, dự cảm bất trắc.
- Thơ XQ mang vẻ đẹp nữ tình với cái tôi mẫn cảm của trái tim đàn bà, là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, và luôn da diết trong
khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
* Thơ tình Xuân Quỳnh: là mảng đề tài đặc sắc trong thơ của bà, được xem là nữ hoàng thơ tình.
Trong tình yêu, Xuân Quỳnh như cánh chuồn báo bão, như bông cúc xanh, xanh màu hi vọng, như
lòng biển cồn cào nỗi nhớ, như mùa thu về rạo rực những đam mê.
2. Bài thơ Sóng:
- Xuân Quỳnh viết sóng vào cuối năm 1967 khi nữ sĩ đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt
+ Ở những sân ga, con đường diễn ra những cuộc chia li – ở hoàn cảnh ấy mới thấu hiểu hết khát
vọng của con người trong tình yêu – khát vọng muôn đời, vị tha, cao cả, hoà nhập cái riêng và cái
chung.
- Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). Chính khát vọng, vẻ đẹp của tình yêu được thể
hiện trong bài thơ đã khẳng định: sóng ra đời trong bối cảnh chiến tranh ác liệt nhưng không hề có
tiếng bom rơi đạn nổ mà như một bông hoa bằng thơ nở dọc chiến hào.
- Vị trí: là một trong những bài thơ tình hay nhất của XQ, kết tinh đặc điểm phong cách thơ và tâm
hồn XQ: đắm say, tha thiết, hồn nhiên, trong sáng, thuỷ chung.
- Đề tài- nhan đề:
+ Đề tài: tình yêu – đề tài quen thuộc của thơ ca cổ kim.
+ Tuy nhiên, XQ đã chọn cho mình một lối đi riêng để khám phá đề tài muôn thưở này: các thi sĩ
thường lấy sóng để biểu đạt cho người con trai trong tình yêu
Chừng nào cho sóng bỏ ghềnh
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em (mượn sóng làm lời thề vàng đá)
Xuân Diệu:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm…
XQ lấy sóng để biểu đạt hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu, đó là tiếng lòng người phụ nữ chủ
động bày tỏ về tình yêu mãnh liệt, đằm thắm, thuỷ chung của mình.
 Vẻ đẹp người phụ nữ: vừa truyền thống, vừa mới mẻ, táo bạo.
- Hình tượng thơ: chủ thể trữ tình của bài thơ phân thân thành hai hình tượng chủ đạo: sóng và em,
sóng là hình tượng ẩn dụ, là sự hoá thân của cái tôi trữ tình XQ, có lúc sóng và em phân đôi, có lúc
lại hoà nhập tạo nên sự âm vang, cộng hưởng, các lớp cảm xúc thơ gối lên nhau như những lớp
sóng, đầy cuốn hút, hấp dẫn.

II. Phân tích


* Khổ 1,2
Khổ 1: sóng ẩn dụ cho những đối cực tâm trạng và khát vọng tình yêu của em

1
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

Bài thơ mở đầu bằng những thuộc tính, trạng thái muôn đời của những con sóng: dữ dội-ồn
ào, dịu êm-lặng lẽ, có những con sóng dữ dội, ào dạt xô bờ khi bão tố phong ba, cũng có khi con
sóng êm dịu, lặng lẽ khi trời yên biển lặng. Những trạng thái đối cực ấy của sóng mỗi chúng ta đều
cảm nhận được khi đứng trước dòng sông hay biển lớn.
- Điều đặc biệt là qua cảm nhận của XQ, sóng mang tính nữ, thi nhân đã mượn sóng để giãi bày tâm
trạng của người con gái trong tình yêu. Những đối cực của sóng chính là những cảm xúc phức hợp,
những thổn thức trong tâm hồn người con gái khi yêu. Có khi bồng bột, sôi nổi, khi kín đáo, lặng
lẽ, khi mạnh mẽ, cương quyết, khi yếu mềm, do dự,… Sự tương đồng ấy đã khiến sóng trở thành ẩn
dụ cho em. Hai câu thơ như sự thừa nhận những biến động trong tâm hồn của người con gái khi
yêu:
“Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thưở
Có bao giờ đứng yên?”)
Cái ồn ào, dữ dội, lặng lẽ, dịu êm của sóng, cái thầm thì hay ào ạt của biển chính là những phức
hợp, tâm trạng, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu. Cách diễn đạt của XQ thú vị, tinh tế ở
chỗ: sau những ồn ào, dữ dội, sóng trở về với vẻ lặng lẽ, dịu êm, người phụ nữ trong tình yêu cũng
vậy, sau những phút giây bồng bột, sôi nổi, mạnh mẽ, vẫn trở về với sự hiền dịu, bao dung. Điều
này đã thể hiện vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, sâu sắc của người con gái khi yêu.
- Hành trình nhận thức tình yêu trong không gian của sóng:
Hai câu thơ trước hết khái quát quy luật tự nhiên của sóng: tất cả mọi con sóng, mọi dòng sông
đều khao khát đổ về biển lớn. Hơn nữa, ý thơ còn gợi hành trình người con gái nhận thức về mình,
về tình yêu. Sông biểu tượng cho cái hữu hạn, chật hẹp, biển lại biểu tượng cho không gian rộng
lớn vô tận. Từ sông ra biển, sóng đã làm cuộc hành trình từ cái hữu hạn sang cái vô cùng, người con
gái trong tình yêu cũng vậy, nhận thức được những biến động khác thường trong lòng mình, muốn
thoát khỏi khôn gian chật hẹp, tìm đến với biển lớn cuộc đời để nhận thức về tình yêu, sống hết
mình với tình yêu. Người con gái muốn vươn tới cái vô cùng, vô tận của tình yêu. Những cụm từ
không hiểu nổi, tìm ra tận Điều đó thể hiện sự chủ động kiếm tìm, cắt nghĩa, lý giải của người pn
khi yêu – mới mẻ, táo bạo.
Khổ thơ là lời giãi bày, thú nhận ; khao khát nhận thức, vươn tới cái cao cả, lớn lao của tình yêu.
Khổ 2: ra tới biển lớn cuộc đời, chủ thể trữ tình đã phát hiện tình yêu là khát vọng muôn đời của
con người, đặc biệt là những tâm hồn trẻ tuổi.
Nếu ở khổ thơ thứ nhất thể hiện khao khát nhận thức của cttt trong không gian thì tới khổ thơ này,
để khắc phục sự bồng bột của cảm xúc, xq đã mượn sóng trên chiều dài thời gian để giải thích về
khát vọng tình yêu.
Các từ chỉ thời gian ngày xưa, ngày sau đã khái quát chiều dài thời gian vô thuỷ vô chung, từ quá
khứ, hiện tại tới tương lai. Sóng từ ngàn năm trước cho tới mãi về sau vẫn luôn xôn xao, cồn cào
trong lòng biển cả. Tình yêu cũng vậy, đó là khát vọng ngàn đời của nhân loại, là những rung cảm
tự nhiên, chân thành, sâu sắc nhất của con người. thơ xq rưng rưng xúc động khi phát biểu về một
quy luật, chân lý muôn đời ấy. Từ láy bồi hồi diễn tả sự xao xuyến, thổn thức thường trực trong mỗi
trái tim yêu như những lớp sóng dạt dào ngoài đại dương.. Hơn nữa, tình yêu gắn liền với tuổi trẻ,

2
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

phải chăng, những thiết tha, đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ mới biểu lộ hết cái sôi nổi rạo rực của
tình yêu, và tình yêu làm cho tâm hồn con người trẻ mãi.
Liên hệ: Đó tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn (Nói cùng anh).
Chốt: Nếu tình yêu được đặt trong khôn gian để tìm tới cái vô hạn, lớn lao thì đặt trong thời gian,
tình yêu lại gắn với sự vĩnh hằng, khát vọng tình yêu luôn song hành cùng con người đi tới sự vô
cùng, lớn lao.
* Khổ 3,4: hành trình đi tìm câu trả lời cho tình yêu
Sống trong tình yêu, như một lẽ thường tình, càng trân trọng, tha thiết, con người càng có
xu hướng đi tìm hiểu, cắt nghĩa, lý giải tình yêu. Điều này trở thành một nhu cầu thường trực, đặc
biệt với người phụ nữ, bởi với họ, tình yêu là sự sống, là số phận. Xuân Quỳnh cũng đã cất lên
những câu hỏi: Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?.
Sự huyền diệu của biển cả, của vũ trụ có thể lý giải bằng những câu trả lời chính xác. Còn những
câu hỏi về nguồn gốc, bản chất của tình yêu thì thật khó giải đáp. Vì vậy, nhà thơ không tiếp tục trả
lời cho những câu hỏi về vũ trụ, mà lắc đầu thừa nhận: Em cũng không biết nữa/ khi nào ta yêu
nhau.
Con người có thể cảm nhận rất rõ tình yêu nhưng không dễ nắm bắt, cắt nghĩa tình yêu. Hai
câu thơ không được tổ chức theo kết cấu hỏi đáp: Khi nào ta yêu nhau? Em cũng không biết nữa…,
hai dòng thơ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau như một cái lắc đầu nhỏ nhẹ, đầy nữ
tính trước sự bí ẩn kì diệu của tình yêu. Sự bí ẩn ấy khiến tình yêu luôn hấp dẫn, mỗi người đều tha
thiết muốn bước trên hành trình tình yêu của đời mình.
Mở rộng:
Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?
(Mùa hoa roi - Xuân Quỳnh)
Sự bí ẩn:
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh…
Nhưng em ơi trái tim anh lại là tình yêu
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
(Bài thơ số 28 – Tagor)
Xuân Diệu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu…
(Vì sao – Xuân Diệu)
Dù tin tưởng: chung một đời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
(Xa cách – Xuân Diệu)
Nghệ thuật: Điệp ngữ em nghĩ được nhắc lại hai lần kết hợp với những câu hỏi tu từ đã diễn tả
khao khát muốn cắt nghĩa, lý giải về bản chất, nguồn gốc của tình yêu. Hai khổ thơ đã diễn tả vẻ

3
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

đẹp của người phụ nữ trong tình yêu, yêu bằng tất cả cảm xúc và lí trí, khao khát muốn hiểu tận
cùng nguồn cội của tình yêu.
* Khổ 5,6: sóng đồng hành cùng nỗi nhớ
Tình yêu luôn đi cùng với nỗi nhớ, phải chắc đó là cảm xúc da diết, khắc khoải, thường trực, nhất
là mỗi khi cách xa.
Liên hệ:
Ca dao: Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ăn
Khăn thương nhớ ai..
Xuân Diệu từng thốt lên:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi!
Thơ Xuân Quỳnh nhắc nhiều tới nỗi nhớ, càng yêu thiết tha thì nỗi nhớ càng cháy bỏng, nhà
thơ đã từng thổ lộ trong bài thơ thuyền và biển: Những ngày không gặp nhau/ biển bạc đầu thương
nhớ/những ngày không gặp nhau/lòng thuyền đau rạn vỡ.
- Ở khổ thơ này, thi sĩ đã mượn hình ảnh con sóng nhớ bờ để biểu đạt nỗi nhớ của người con gái
trong tình yêu. Bốn dòng thơ đầu trùng điệp hình ảnh những con sóng:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Dẫu là những con sóng ngầm dưới lòng sâu biển cả hay con sóng dạt dào trên mặt nước thì
ngày đêm đều khao khát hướng về bờ. Con sóng được nhân hóa, mang nỗi nhớ triền miên, cháy
bỏng, thao thức không yên. Xuân Quỳnh đã mượn con sóng nhớ bờ để biểu đạt cho nỗi nhớ của em
dành cho anh. Nỗi nhớ tràn ngập không gian: con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước, nỗi
nhớ triền miên trong thời gian: Ngày đêm không ngủ được.
Nhưng có lẽ, mượn hình ảnh sóng nhớ bờ vẫn không đủ sức diễn tả hết nỗi nhớ của người
con gái trong tình yêu. Vì thế, ở khổ thơ này, thay vì có bốn dòng thơ như những khổ thơ khác trong
bài, nhà thơ đã thêm vào hai dòng thơ nữa, nhân vật trữ tình em trực tiếp xuất hiện, nỗi nhớ trong
lòng em cháy bỏng, khắc khoải ở cả cõi thức và cõi mơ.
Nghệ thuật: nhà thơ đã sáng tạo hai hình tượng sóng hành sóng và em để diễn đạt nỗi nhớ của người
phụ nữ trong tình yêu vô cùng xúc động, mãnh liệt, chân thành và táo bạo. Trong thơ ca, hình ảnh
bến, bờ được được ẩn dụ cho người phụ nữ, thuyền và sóng lại là biểu tượng cho người đàn ông.
Trong khổ thơ này, bờ lại là anh, và sóng là em. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh đã chủ động
trong hành trình đến với tình yêu và hạnh phúc của đời mình.

4
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

Khổ thơ có cấu trúc song hành đối xứng, dưới lòng sâu/ trên mặt nước, kết hợp với điệp từ con
sóng đã khắc họa muôn ngàn con sóng tìm đến với bờ, từ đó diễn tả nỗi nhớ của người phụ nữ trong
tình yêu tràn ngập không gian, thời gian; đồng thời tạo nhịp thơ sôi nổi, thiết tha, say đắm, nỗi nhớ
triền miên, cháy bỏng như những lớp sóng vô hồi, vô hạn ngoài đại dương mênh mông.

 Khổ 6:
Nếu ở khổ thơ thứ năm, nỗi nhớ là biểu hiện nồng nàn, sôi nổi, mãnh liệt của tình yêu thì tới
khổ thơ thứ sáu, tình yêu theo quan niệm của nữ thi sĩ không thể thiếu sự thủy chung, đó là phần
đằm sâu trong trái tim người phụ nữ. Những cụm từ xuôi về phương bắc, ngược về phương Nam
vừa gợi không gian mở rộng đa chiều đầy xa xôi cách trở, vừa gợi về một sự biến động, bất trắc của
cuộc đời, bởi người ta thường nói xuôi nam ngược bắc chứ mấy ai diễn đạt xuôi bắc ngược nam
như Xuân Quỳnh. Điều đặc biệt là giữa bao nhiêu xa xôi, cách trở của không gian cuộc đời đầy biến
động, nhân vật trữ tình vẫn giữ trọn vẹn một tấm lòng thủy chung. Từ Dẫu đặt ở đầu khổ thơ như
một lời khẳng định đầy bản lĩnh về tình yêu sâu nặng, bất biến, bởi thi nhân đã ước nguyện đinh
ninh:
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Con sóng luôn hướng về bờ, và em một lòng một dạ chỉ hướng về anh, tình yêu ấy bền chặt,
sắt son khiến em không lầm lạc giữa cuộc đời với biết bao đổi thay, bất trắc.
Ít có nữ thi sĩ nào trước Xuân Quỳnh lại thổ lộ về tình yêu bằng những lời thiết tha, cháy
bỏng, nồng nàn đến vậy. Tình yêu của người con gái trong bài thơ này trong sáng, giản dị, thủy
chung, thiết tha mãnh liệt. Khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh luôn da diết, không chỉ trong
những tháng năm tuổi trẻ, mà sau này, khi đã trải qua những cay đắng, thất bại thì khát vọng tình
yêu vẫn trọn vẹn, thiết tha:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tự hát)

Khổ 7:
Nếu ở khổ thơ thứ 5, nhà thơ mượn sóng để giãi bày nỗi nhớ thường trực, mãnh liệt của người con
gái khi yêu, khổ thơ thứ 6 bộc lộ tấm lòng dắt son, chung thủy thì tới khổ thơ thứ 7 đã bộc lộ niềm
tin vào cái đích tốt đẹp của tình yêu:
- Trước hết, khổ thơ diễn tả quy luật của tự nhiên: con sóng ngoài đại dương luôn hướng về bờ và
đến được bến bờ dù ở nơi biển khơi mênh mông đầy phong ba bão tố.
- khổ thơ còn mang ý nghĩa ẩn dụ:
+ Bờ là hiện thân của tình yêu, hạnh phúc, sự đoàn tụ, bình yên à muôn đời con người, đặc biệt là
người phụ nữ khao khát kiếm tìm, gòn giữ trong tình yêu.

5
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

+ Đại dương mênh mông với biết bao bão tố là hiện thân cho cuộc đời đầy những thử thách, gian
nan.
+ Sóng là hiện thân của em vượt qua những khó khăn, thử thách trong đời để đến được bến bờ hạnh
phúc của tình yêu.
- Khổ thơ đã bộc lộ những chiêm nghiệm của XQ về tình yêu, Câu thơ sử dụng cấu trúc nghi vấn –
phủ định để khẳng định niềm tin vào cái kết có hậu của tình yêu, nhưng niềm tin ấy không ảo tưởng,
dễ dãi. Bởi con đường đến với tình yêu cũng phải trải qua muôn vời cách trở, ấy là những thử thách,
gian khổ mà cuộc đời buộc ta phải đối diện và vượt qua để đến được bến bờ hạnh phúc. Sau những
thử thách ấy, tình yêu càng quý giá, đáng trân trọng, như trong bài “Thơ tình cuối mùa thu”, nữ thi
sĩ khẳng định:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi đã trải qua những cay đắng của tình yêu, nhưng thi sĩ vẫn dạt dào
niềm tin vào tình yêu, và hạnh phúc ấy nằm trong tầm tay của mỗi người.
Liên hệ hoàn cảnh sáng tác: Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, biết bao cuộc chia li màu đỏ đã diễn ra, người con trai ra trận, người
con gái nhẫn nại đợi chờ, thủy chung son sắt. Dù có cách xa, nhưng tình yêu của họ không phai
nhạt, đổi thay.

Khổ 8:
Ở những khổ thơ trên, nữ thi sĩ đã bộc lộ một tình yêu mãnh liệt, thủy chung và niềm tin sắt
đã vào tình yêu, thì tới khổ thơ thứ tám, lời thơ như thoáng mang nỗi ngậm ngùi, nuối tiếc, âu lo về
sự hữu hạn của kiếp người, sự mong manh của tình yêu.
Không phải tới Xuân Quỳnh, ta mới bắt gặp nỗi lo âu thời gian một đi không trở lại, đời người hữu
hạn, qua đi chóng vánh. XD đã từng cảm nhận:
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn
(Giục giã)
hay Hàn Mặc Tử:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Tới Xuân Quỳnh, nỗi ám ảnh về thời gian trở lại khắc khoải, da diết trong những vần thơ
tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. Nhà thơ đã đặt cuộc đời con người trong dòng chảy vô thủy vô chung
của thời gian, cái mênh mông vô tận của không gian để thấm thía sự hữu hạn, nhỏ bé của kiếp người.
Cuộc đời con người dẫu cả trăm năm, nhưng trong dòng chảy thời gian năm tháng vô thủy vô chung

6
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

thì cũng ngắn ngủi như khoảnh khắc, con người thật nhỏ bé khi đứng trước biển, nhưng biển khơi
dẫu mênh mông thì vẫn thật hữu hạn trong vũ trụ.
Cấu trúc thơ tuy… vẫn, dẫu… vẫn đã khẳng định một thực tế mà dù không muốn, con người
cũng không thể phủ nhận, ấy là sự bé nhỏ, hữu hạn của đời người, và tình yêu mong manh, không
vĩnh viễn. Càng yêu đắm say, tha thiết, người phụ nữ lại càng lo âu trước sự trôi chảy của thời gian,
sự mong manh của tình yêu. Xuân Quỳnh đã từng bộc bạch
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi…
Ðời sống chẳng vô cùng, em biết
Và câu thơ đâu còn mãi ngày sau (Nói cùng anh)
Anh biết tình yêu không phải vô biên
Như tia nắng chúng mình không sống mãi
Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại
Ai biết ngày mai sẽ có những gì (Và anh tồn tại – Lưu Quang Vũ)
Nếu Xuân Diệu chọn giải pháp sống tận hưởng, vội vàng, giục giã thì Xuân Quỳnh lại chọn
cách hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn để tình yêu bất tử, vĩnh hằng.

Khổ 9:
Bài thơ mở đầu bằng hành trình của sóng đi từ sông ra biển lớn để nhận thức, để được sống
hết mình trong cái mênh mông, bát ngát của tình yêu. Bài thơ kết thúc bằng một khát vọng, một
hành trình đi tới cái vô tận, vĩnh hằng của sóng.
- Con sóng nhỏ muốn tan vào biển lớn để ngàn năm sau còn vỗ, đó là sự hòa hợp giữa cái chung và
cái riêng, con sóng tan ra không phải để biến mất trên đại dương mà để tồn tại vĩnh hằng trong dòng
chảy của muôn ngàn con sóng khác. Đằng sau hình tượng sóng là ước vọng của em, khao khát một
tình yêu bất tử.
Hai chữ: Làm sao được tan ra đã diễn tả khao khát cháy bỏng, mãnh liệt, thiết tha. Người
con gái khi yêu muốn yêu hết mình, muốn đc hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu. Tình yêu của
người phụ nữ không chỉ đi cùng với những đòi hỏi, mà còn là sự dâng hiến. Nhà thơ không bằng
lòng với một tình yêu nhỏ bé, vị kỉ mà muốn hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu lớn lao, mênh mông
của nhân loại.
Liên hệ: Biển – Xuân Diệu:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

7
Văn CSP 2002 SÓNG Xuân Quỳnh

Đã hôn rồi, hôn lại


Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Ngàn năm là thước đo của cái vĩnh hằng, nhân vật trữ tình khao khát hướng đến một tình
yêu trường cửu, vô cùng, Tình yêu vốn mong manh, đời người hữu hạn, nhưng Xuân Quỳnh đã tìm
được giải pháp để tình yêu của mình có thể bất tử, đó là yêu hết mình, hi sinh và dâng hiến trọn vẹn.
Liên hệ:
Chẳng có thời gian, chẳng có không gian
Chỉ tuổi trẻ, tình yêu vĩnh viễn (Thơ tình cho bạn trẻ)
Khổ thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, yêu chân thành, say đắm,
sẵn sàng dâng hiến, hi sinh trọn vẹn cho tình yêu.

You might also like