You are on page 1of 3

Khổ thơ mở đầu là một khám phá phát hiện về sóng.

Sóng hiện lên với những trạng


thái thất thường tương phản, vừa dữ dội đã lại dịu êm vừa ồn ào đã lại lặng lẽ, một ẩn
dụ cho người phụ nữ đang yêu :
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ở hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ ngắt nhịp rất rõ, rất đậm, nhịp 2/3 phân đôi mỗi
câu thành hai vế:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Hai câu thơ này còn có sự thay đổi luân phiên bằng trắc ở tiếng thứ 2 và thứ 5 trong
mỗi câu và giữa câu trên với câu dưới. Các căp từ: dữ dội – dịu êm, ồn ào- lặng lẽ
đều là tính từ ở hai sắc thái đối nghịch. Thông thường để nối những từ tương phản
người ta thường dùng những từ gợi sự tương phản đối lập như từ nhưng, từ mà. Xuân
Quỳnh rất tinh tế, đã không dùng từ nhưng mà dùng từ và để kết nối sự tương phản.
Với cách ngắt nhịp, dùng từ, phối thanh đó nhà thơ đem đến cho ta cảm nhận những
sự tương phản hàm chứa trong nhau, song hành đồng thời cùng lúc. Những nét tương
phản thuộc về bản chất của sóng. Trên thực tế mặt biển có lúc lặng lẽ êm đềm, có lúc
ồn ào cồn cào bão tố. Và đã là sóng, bao giờ cũng có những trạng thái đối cực, luôn
chuyển động chuyển hóa. Những con sóng từ ngoài khơi xa tìm về vỗ vào bờ cát,
tiếng sóng vỗ ồn ào dữ dội nhưng rồi tan ra lan tỏa dịu êm lặng lẽ trên cát. Đó là sắc
thái muôn đời của sóng qua cảm nhận của nhà thơ. Với cách dùng những tính từ chỉ
các cung bậc, trạng thái cảm xúc, nhà thơ đã nhân cách hóa sóng . Con sóng trong thơ
Xuân Quỳnh là một hình tượng nghệ thuật được miêu tả sinh động có hồn, có tính
cách, tâm trạng.
Hai câu thơ sau, nhà thơ còn có phát hiện khác về sóng trong chiều không gian.
Sóng có nỗi niềm khát khao, hướng ra không gian biển cả.

Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể
Có hai cách hiểu với hai dòng thơ trên. Nếu đó là câu ghép thì sông là chủ ngữ, chủ
thể , nghĩa của nó là: sông không hiểu sóng thì sóng sẽ tìm ra tận bể, để tìm sự đồng
điệu, sự tri âm thật lớn lao nơi biển lớn, cho dù biển có sóng gió bão tố. Hiểu câu thơ
theo nghĩa này, sóng mang một niềm khao khát giao cảm, khao khát sự tri âm tri kỉ.
Tuy nhiên nếu coi sông là trạng ngữ chỉ địa điểm, ta có thể hiểu hai câu thơ theo
nghĩa khác. Ở sông, sóng không thể hiểu nổi mình, sóng tìm ra tận bể, ra không gian
mênh mông, để vẫy vùng. Sông và bể, hai hình ảnh của không gian có sức gợi riêng.
Hình ảnh sông gợi không gian nhỏ hẹp. Dẫu là con sông sâu nhất cũng không thể sâu
bằng lòng biển. Hình ảnh bể(biển) gợi không gian lớn lao bát ngát thẳm sâu, cuộc đời
rộng lớn. Trong sông chật hẹp, sóng không thật là mình. Sóng phải tìm đến không
gian mênh mông hơn, mạnh mẽ phóng khoáng hơn, để thử sức, để trải nghiệm, kiểm
nghiệm về bản thân, để được sống thực với trái tim mình.
Những con sóng theo sông đổ ra biển được nhìn nhận như là một hành trình của
sóng , khao khát những khoảng không gian rộng lớn . Ở đó sóng ó thể tìm thấy những
sự cảm thông chia sẻ, , sóng có thể được sống thực với trái tim mình, để hiểu mình
hơn. Sóng hiện lên thật là cứng cỏi đầy bản lĩnh, không bằng lòng với những gì đã có,
đã biết về bản thân về cuộc đời, dám dấn thân.
Những trạng thái thất thường của sóng như thế, sự hàm chứa trong sóng những
trạng thái tương phản đối lập như thế khiến cho nhà thơ liên tưởng tới những trạng
thái tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Giống như sóng, tình yêu cũng luôn thất
thường. Trái tim người phụ nữ khi yêu hàm chứa nhiều sắc thái cung bậc, có vui có
buồn, có yêu thương có hờn giận, vừa vui đấy đã lại buồn… Tất cả đều có thể tồn tại
trong trái tim yêu. Tại sao lại như vây? Vì trái tim người phụ nữ rất nhạy cảm, đòi hỏi
sự tinh tế của người yêu . Trái tim người phụ nữ khao khát yêu và được yêu thương.
Cho nên chỉ một chút hững hờ, vô tâm thoáng qua cũng có thể làm cho trái tim đang
vui bỗng buồn, đang gần gũi thành xa xôi. Nhưng chính những sắc thái phong phú,
thất thường của trái tim người phụ nữ trong sự liên tưởng với hình tượng sóng, chính
nó lại làm nên vẻ đẹp có sức hấp dẫn của người phụ nữ trong tình yêu. Nếu như có
một sự cần bằng về cảm xúc trong trái tim thì khi đó ở người phụ nữ dần đến lãnh
cảm, không còn tình yêu. Trong một bài thơ khác, Xuân Quỳnh có nói: tình yêu
muôn thuở - có bao giờ đứng yên. Qua hai câu thơ đầu, nhà thơ đã thể hiện nhận thức
một điều tình yêu ở người con gái phong phú như sóng, thất thường như sóng. Tình
yêu là sự thống nhất của những trạng thái đối lập. Người phụ nữ cũng như sóng bao
giờ cũng khao khát một bến bờ bình yên nhưng cũng rất cứng cỏi, đầy bản lĩnh. Họ có
thể bất chấp tất cả, thậm chí có thể phá vỡ những bến bờ quen thuộc nhưng không có
sự đồng cảm, thiếu vắng sự tri âm để tìm đến sự tri âm đồng điệu lớn lao nơi biển cả,
nơi cuộc đời rộng lớn cho dù biển đầy sóng gió thậm chí là bão tố, cuộc đời rộng lớn
không ít những trở ngại. Như vậy ta thấy một vẻ đẹp khác của sóng, của người phụ
nữ trong tình yêu đó là sự chủ động, đầy kiêu hãnh đầy bản lĩnh mà cội nguồn là niềm
khát khao mãnh liệt về một sự tri âm tri kỉ trong tình yêu, dám sống với niềm khát
khao nồng nàn nóng bỏng của mình trong tình yêu. Người phụ nữ cũng như sóng,
không chấp nhận những không gian chật hẹp tù túng, những giới hạn luật lệ ràng buộc
trong tình yêu . Họ muốn được là mình với tất cả những khát khao trong tình yêu. Dù
hiểu theo cách nào thì ta vẫn thấy một nét đẹp của người phụ nữ luôn khao khát
hướng tới sự lớn lao cao cả phóng khoáng trong tình yêu.
Khổ thứ hai là khám phá phát hiện về sóng trong chiều thời gian. Khổ thơ đầy
cảm xúc bởi được mở đầu bằng từ “ ôi”. Nó biểu đạt trực tiếp tâm tư của nhân vật trữ
tình khi nhìn sóng và nhận ra:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Hai khái niệm thời gian: ngày xưa, ngày sau mang ý nghĩa tiếp nối nhưng đối lập:
Ngày xưa chỉ quá khứ, ngày sau chỉ tương lai. Nếu gắn hai chũ “ vẫn thế”mang nghĩa
khẳng định với khổ thơ nó đem lại cho chúng ta ý niệm về sự vĩnh hằng của sóng,
Những con sóng cứ mãi cồn cào dào dạt trong lòng biển, vẫn cứ đầy biến động, không
ở yên một chỗ bao giờ.Nếu gắn hai chữ “ vẫn thế với hai câu thơ cuối , nó đem đến
cho ta cảm nhận sóng mang trong mình khát vọng về tình yêu. Ngày xưa sóng khao
khát yêu và được yêu, ngày sau vẫn mang niềm khát khao ấy. Khát vọng tình yêu làm
cho trái tim đập những nhịp đập bất thường, “ bồi hồi” trong lồng ngực. Từ láy bồi
hồi diễn tả trạng thái xao xuyến, rạo rực, bồn chồn nỗi nhớ mong tình yêu được đáp
lại. Trạng thái đó luôn có ở những người khao khát yêu và được yêu. Lời thơ giản dị
nhưng có màu sắc triết lí, tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, những trạng
thái của con người tuổi trẻ khi yêu muôn đời vẫn thế, và khát vọng tình yêu làm cho
tâm hồn con người trẻ trung. Đem khát vọng tình yêu của mình soi vào sóng, người
phụ nữ nhận ra sự tương đồng đó là chưa bao giờ thôi khao khát yêu và được yêu.
Khát vọng yêu sẽ đi cùng năm tháng, cả khi “ cuộc đời không còn nữa”. Xuân Diệu đã
từng nói: Làm sao sống được mà không yêu- không nhớ không thương một kẻ nào” .
Tình yêu là muôn đời giống như những con sóng vĩnh hằng trong lòng biển :
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Tình yêu là nguồn gốc của mọi khát vọng. Chính Xuân Quỳnh đã nghĩ như vậy.
Còn Xuân Diệu thì coi tình yêu là biểu hiện mãnh liệt nhất, tuyệt vời nhất của niềm
giao cảm. Khát vọng tình yêu luôn gắn với tuổi trẻ như là quy luật. Tình yêu làm cho
con người luôn tươi trẻ. Đây quả là một nhận thức có tính triết lí về một trong những
điều lạ lùng kì diệu của tình yêu.
Hai khổ thơ đầu nói về sóng, sóng được nhân cách hóa để trở thành một hình ảnh
ẩn dụ cho người phụ nữ khao khát yêu và được yêu. Sóng là hóa thân của của tôi trữ
tình Xuân Quỳnh trong tình yêu. Thông qua hình tượng sóng, nhà thơ đã diễn tả sâu
sắc những cung bậc sắc thái cảm xúc của người phụ nữ đang yêu cũng là của chính
mình, đồng thời cũng gợi đến chiều sâu triết lí rất nhân bản.

You might also like