You are on page 1of 12

SÓNG- XUÂN QUỲNH

1. KHỔ 1+2
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2019)
Mở bài:
Đã từ lâu con sóng trở thành một đề tài, cảm hứng thi ca của người nghệ sĩ. Đọc thơ Nguyễn Khuyến
ta thấy ông thổi hơi thở của mùa thu trong veo vào gợn sóng biếc, còn Huy Cận lại dùng những dòng
thơ hắt hiu của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc để vẽ nên Tràng Giang. Và khi đọc thơ Xuân Quỳnh ta
thấy chị đã khoác lên những con sóng bạc đầu một tấm áo tình yêu nống nàn, vĩnh cửu bằng một hồn
thơ đắm say, cháy bỏng. "Sóng" của Xuân Quỳnh như một hòn ngọc báu sáng ngời trong văn chương
những năm kháng chiếc chống Mỹ. Đó là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trước cuộc đời được
sống, được yêu đúng nghĩa, chân thành, tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy.
Những vẻ đẹp trên của tâm hồn người con gái đang yêu được thể hiện rõ nét ngay từ hai khổ đầu (trích
dẫn đoạn thơ).
Thân bài
* Giới thiệu chung
- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
Thơ XQ là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn: vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành
đằm thắm, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị, đời thường.
- “ Sóng” được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền ,Thái Bình
, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Song giữa bom đạn và
cái chết bủa vây : hoa vẫn nở, sự sống vẫn sinh sôi và tình yêu vẫn ca hát. “Sóng” là bông hoa tình
yêu “ nở dọc chiến hào” trong những năm đánh Mỹ.
Đây là một trong những vần thơ xuất sắc nhất viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh, được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”( 1968).
- Bài thơ có hai hình tượng “sóng” và “em”. Hai hình tượng này lúc phân tách, soi chiếu vào nhau,
lúc hòa nhập làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh. Vì thế có thể nói rằng ,hai
hình tượng này tuy hai mà một . Nhìn chung bài thơ được tổ chức theo lối kết cấu vừa song hành vừa

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 1


trùng phức. Song hành để thấu tỏ, trùng phức để khẳng định những khát khao cháy bỏng trong tâm
hồn người phụ nữ đang yêu.
- Vị trí và nội dung : Đoạn thơ gồm 8 dòng thơ cũng chính là hai khổ đầu của bài thơ “Sóng”. Bao
trùm đoạn thơ là những nét tương đồng của “sóng” và “em”: cung bậc, trạng thái phong phú, đầy bí
ẩn; có khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, tầm thường…Qua đó người đọc cảm nhận
được quan niệm mới mẻ về tình yêu của Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong
tình yêu.
2. Cảm nhận chi tiết đoạn thơ
- Bài thơ mở ra bằng hình tượng “ sóng” với những đặc tính tự nhiên.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
+ Bằng hình thức đối lập và cách ngắt nhịp 2/1/2 đều đặn tả nhịp điệu con sóng khi trào lên lúc lắng
xuống nhịp nhàng. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những đặc tính đối cực của những con sóng ngoài biển
khơi. Sóng “dữ dội”, “ồn ào” là khi biển động phong ba, bão tố; còn khi trời yên bể lặng sóng lại“dịu
êm”, lặng lẽ”, dịu dàng, êm ả. Những đối cực này lúc rõ ràng khi khó đoán, thất thường và đầy bí ẩn.
+ “ sóng” chính là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu. Đó là trạng thái tình cảm
vừa phong phú, vừa phức tạp: lúc giận dữ, hờn ghen, khi dịu hiền, sâu lắng. Những trạng thái này đối
lập, phức tạp, thất thường đấy nhưng lại thống nhất vì đều được “chảy” ra từ trái tim yêu chân thành,
mãnh liệt. Bản chất người con gái khi yêu là vậy, luôn mâu thuẫn, nghịch lí, đầy bí ẩn:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh lại về ngay?

Lời nói như gió bay


Đôi mắt huyền diễm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em.”
(Silva Kaputikian)
- Cách sắp xếp từ ngữ rất tinh tế của Xuân Quỳnh (không phải là “Dữ dội và ồn ào- Dịu êm và lặng
lẽ”; cũng không phải là “Dịu êm và dữ dội- Lặng lẽ và ồn ào” mà nhà thơ đặt 2 tính từ: dịu êm , lặng
lẽ ở cuối câu thơ) cũng đã góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính, lắng sâu và khát vọng tình yêu của
người phụ nữ: sau tất cả những “ ồn ào”, em luôn mong được đến bến bờ dịu êm, , đằm thắm, ngọt
ngào của tình yêu. Đó là vẻ đẹp muôn đời của người phụ nữ trong tình yêu.
- Hai câu thơ tiếp theo : Diễn tả hành trình đi từ sông ra biển của “sóng”:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 2


+ “Sông” và “bể” đều là không gian tồn tại của sóng nước. Nhưng sông nhỏ hẹp, biển thì rộng bao la.
Những con sóng phức tạp, đối nghịch, đầy bí ẩn ở trên không chấp nhận sự chật hẹp, tầm thường và
thiếu sự đồng cảm (Sông không hiểu nổi mình) đã chủ động tìm đến biển rộng bao la, đến với môi
trường vẫy vùng của nó.
+ Nghệ thuật nhân hóa đã làm cho sóng trở thành một sinh thể có hồn, có tính cách, bãn lĩnh.
+ Hành trình của sóng cũng chính là hành trình đi tìm tình yêu đích thực của người con gái khi yêu.
Trái tim yêu mãnh liệt không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để
tìm đến một tình yêu đích thực, để tâm hồn được đồng điệu, được thấu hiểu, sẻ chia, để được sống
đúng là mình
+ Hai câu thơ, thể hiện quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu: Người phụ nữ dám
yêu, dám chủ động, tự tin, mạnh mẽ , quyết liệt đi tìm tình yêu đích thực của đời mình ,không cam
chịu, nhẫn nhục và phụ thuộc như người phụ nữ xưa :
“ Thân em như tấm lụa đào.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
- Bốn câu thơ cuối mượn quy luật của sóng, của tự nhiên nhà thơ đã diễn tả quy luật muôn đời
của tình yêu con người
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
+ Các từ chỉ thời gian như “ngày xưa” (quá khứ), “ngày sau” (tương lai), “vẫn thế” thể hiện quy luật
của “sóng” là quy luật của sự vĩnh hằng. Con sóng ngày xưa, ngày sau vẫn thế – nghĩa là một hành
trình xuyên suốt từ quá khứ đến tương lai, sóng lúc nào cũng thế: lúc “ dữ dội”- “ ồn ào”, lúc “dịu
êm”- “ lặng lẽ”, sóng muôn đời vẫn từ sông ra biển lớn và mãi mãi “ru khúc tình ca” với biển trong
“mối tình thủy chung”, bất diệt.
+ Cũng như sóng, khát vọng tình yêu là bất diệt.
+ Sóng muôn đời không thay đổi thì tình yêu sẽ mãi mãi song hành cùng với con người và khát vọng
tình yêu cũng sẽ là khát vọng muôn đời của con người, nhất là tuổi trẻ.
+ Những từ “khát vọng”, “bồi hồi” và hình ảnh “trong ngực trẻ” đã diễn tả thật mãnh liệt một trái tim
với những nhịp đập dồn dập vì khát khao yêu cháy bỏng.
+ Bao nhiêu thế kỉ qua, con người đã đến với tình yêu, đã sống mà không thể thiếu tình yêu và sẽ còn
yêu chừng nào còn tồn tại, thậm chí yêu cả “khi chết đi rồi”…
->Bốn câu thơ cho thấy nữ sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả đúng tâm trạng của những người khi bắt gặp
ánh sáng của tình yêu. Sức mạnh của tình yêu bao giờ cũng mạnh hơn tất cả, nồng nàn, bất diệt.
Viết câu thơ này, Xuân Quỳnh như đang thú nhận chân thành rằng trái tim em cũng đang cháy
lên khát khao tình yêu . Lời thú nhận chân thành, mạnh mẽ nhưng vẫn rất nữ tính, đáng yêu.
*Nhận xét, đánh giá khái quát đoạn thơ:

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 3


- Hai khổ thơ đầu bài, hai hình tượng “sóng” và “em” vừa tương đồng vừa bổ sung soi chiếu vào nhau
để làm rõ tình cảm, khát vọng của nhân vật trữ tình.
- Sóng hiển hiện không chỉ bởi hình ảnh mà còn hiển hiện qua âm điệu. Âm điệu của bài thơ nói
chung, đoạn thơ nói riêng là âm điệu của những con sóng trên biển cả, là nhịp của những con sóng
lòng trong trái tim thi sĩ.
+Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh thể
hiện tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của người con gái trong tình yêu.
+ Giọng điệu ấy cũng chính là giọng điệu tâm hồn của thi nhân.
+ Giọng thơ tha thiết, hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, cùng với nghệ thuật xây dựng hình tượng
ẩn dụ “sóng” đã làm nên sức hấp dẫn riêng của đoạn thơ, bài thơ.
3.Nhận xét về quan niệm tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu:
*Quan niệm về tình yêu:
Đoạn thơ đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy khát vọng đắm say, một cái tôi luôn chủ động kiếm tìm
trong tình yêu để vươn lên cái bao la của sự tự do… Vượt thoát khỏi những ràng buộc khắc nghiệt mà
lễ giáo phong kiến bấy lâu nay kìm hãm tình yêu tự do trong sáng của con người.
*Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu:
- Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và “em”, lần đầu tiên trong
văn học Việt Nam, một nhà thơ nữ đã lấy sóng để bộc lộ chân thành, mạnh mẽ mà đầy nữ tính về trạng
thái, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một trái tim yêu thiết tha, nồng nàn, đầy phức
tạp, nghịch lí và đầy khát vọng vươn xa, chủ động vượt thoát khỏi những gì nhỏ nhẹp, tầm
thường, để tìm đến tình yêu đích thực. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ở đây vừa
truyền thống vừa hiện đại.Điều đó đã làm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho bài thơ.
-Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi cuộc hôn nhân của chị vừa tan vỡ.Thế nhưng người phụ nữ XQ
không bi quan chán nản, không thất vọng than thở trước cuộc đời mà vẫn hồn nhiên, tươi tắn với
khát vọng tình yêu.
Đây cũng là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra vô cùng ác liệt .Thời điểm
mà sự sống và cái chết cận kề trong gang tấc, lẽ thường trong hoàn cảnh ấy, người ta chỉ quan tâm đến
sự sống, được sống. Nhưng với Xuân Quỳnh, chị vẫn hướng trái tim mình đến những điều đẹp đẽ
nhất của khát vọng tình yêu. Xuân Quỳnh đã cho ta thấy: Ở nơi “ gió Lào cát trắng”, ở nơi bom đạn
và cái chết bủa vây thì hoa vẫn nở , sự sống vẫn sinh sôi , tình yêu vẫn ca hát. Đó chính là vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ nói riêng, vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam nói chung những năm đánh Mĩ.
Kết bài:
- Đoạn thơ trên là những câu thơ đặc sắc, kết tinh giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn thi phẩm .
Qua đó, người đọc cảm nhận được trái tim yêu của người phụ nữ rất nồng nàn, say đắm, mãnh liệt
nhưng cũng rất nữ tính . Đoạn thơ giúp ta hiểu được tình cảm và hồn thơ Xuân Quỳnh, dù trong mọi
hoàn cảnh như thế nào thì tiếng thơ của chị vẫn là tiếng thơ hồn hậu với những khát vọng hạnh phúc
đời thường đúng như lời chị viết:
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 4
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh!
(Xuân Quỳnh)
- “ Nghệ thuật chân chính nằm ngoài quy luật của sự băng hoại”. “Sóng” là bài thơ được bao thế hệ
người đọc yêu mến , là thi phẩm có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc. “ Sóng” đã vượt thời
gian, đi cùng năm tháng để sống mãi trong trái tim người là bởi thi sĩ Xuân Quỳnh đã nói lên khát
vọng đẹp đẽ vĩnh hằng, giản dị mà lại là chân lí : khát vọng tình yêu .

2. KHỔ 3+4
- Bốn câu thơ tiếp theo ,Xuân Quỳnh băn khoăn nghĩ suy về anh và em, về cội nguồn của tình
yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Đứng trước biển nhìn những con sóng vô hồi vô hạn đang hướng vào bờ nhà thơ chợt bâng khuâng
nghĩ suy về anh và em: “Em nghĩ về anh, em” rồi lại hướng nghĩ suy về biển lớn “Em nghĩ về biển
lớn”- nghĩ về tình yêu của chúng ta. Những nghĩ suy ấy tất cả là để đặt một câu hỏi lớn: “Từ nơi nào
sóng lên?”- Tình yêu của chúng ta ? . Đây cũng là khổ thơ làm tiền đề cho nỗi băn khoăn, trăn trở của
Xuân Quỳnh ở khổ thơ tiếp theo.
-Bốn câu thơ cuối, nhà thơ lý giải về nguồn gốc của sóng ,của gió, qua đó tự bâng khuâng về cội
nguồn của tình yêu:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

-Câu thơ đầu nhà thơ tự lý giải nguồn gốc của sóng:“Sóng bắt đầu từ gió”, nghĩa là sóng biển là khởi
đầu từ gió, nhờ gió mà có sóng lên. Nhưng ở câu thơ thứ hai, nhà thơ lại bất lực “Gió bắt đầu từ
đâu”. Thế là đã rõ. dẫu ra đến tận bể rồi nhưng rốt cuộc “Sóng” vẫn “chưa hiểu nổi mình”. Cũng như
“em” trong tình yêu “Em cũng không biết nữa” không thể lí giải “ Khi nào ta yêu nhau – khi nào tình
yêu bắt đầu. Bởi lẽ, tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên bởi “tình yêu đến trong đời không báo động”.
Câu thơ là lời thú nhận ngọt ngào về việc không lí giải nổi tình yêu với tâm trạng bối rối rất nữ tính và
đáng yêu. Cái lắc đầu nhè nhẹ của người con gái là biểu hiện cho niềm hạnh phúc bởi vì “ ta yêu
nhau”.
Tình yêu là vậy, khó lí giải, khó định nghĩa. Xuân Diệu - ông hoàng của thi ca tình yêu cũng đã từng
băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu:
“Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”.
- Chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho con

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 5


người đi tìm và khám phá. Càng khám phá càng thú vị, càng khám phá càng đẹp.
*Đánh giá :
- Đoạn thơ sử dụng hiệu quả thể thơ ngũ ngôn truyền thống,
- Âm điệu sâu lắng, dạt dào
- Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,…
- Thể thơ đó được nhà thơ sử dụng rất thích hợp với việc diễn tả nhịp điệu của sóng. Cùng với hình
tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. - --Sóng là
hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình.
3. KHỔ 5,6,7
KHỔ 5
- Khổ thơ lời bộc bạch về nỗi nhớ trong tình yêu của “em”:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Tình yêu là một thế giới bí ẩn nhưng có một tín hiệu dễ nhận thấy trong tình yêu là nỗi nhớ. Tình yêu
đi liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ làm nên sức sống cho tình yêu, càng xa cách nỗi nhớ càng cồn cào, mãnh
liệt. Thơ ca xưa nay đã tốn biết bao giấy mực để viết về nỗi nhớ trong tình yêu:
“ Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng
Anh xa em ,như bến xa thuyền
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên mới tái hồi”
(Ca dao)
Nhà thơ Xuân Diệu cũng viết về nỗi nhớ:
“ Anh nhớ tiếng
Anh nhớ hình
Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 6


Anh nhớ lắm em ơi”
Và với Xuân Quỳnh, nỗi nhớ trong tình yêu luôn trở thành nốt nhấn trong những bản tình ca của chị.
Ta từng bắt gặp trong “Thuyền và biển”:
“ Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”( Xuân Quỳnh)
Nhưng có lẽ chỉ đến “Sóng”, nỗi nhớ trong tình yêu mới được nhà thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất,
mãnh liệt nhất, ám ảnh nhất…Cũng giống như bao người phụ nữ khi yêu, “em” cũng mang trong
mình nỗi nhớ da diết, nỗi bồi hồi khắc khoải .
+ Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ dường như mới chỉ miêu tả sắc thái của sóng, làm hiện lên hình ảnh
những con sóng đang hăm hở trào dâng. Và trong cảm nhận của Xuân Quỳnh, đó là những con sóng
nhớ bờ cồn cào, mãnh liệt. Đó là những con sóng vì nhớ bờ mà thao thức, ngày đêm ào ạt vỗ bờ như
không cần biết đến thời gian:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
+Xuân Quỳnh nhận ra sự tương đồng kỳ diệu giữa một hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng của trời đất
với những trạng thái cảm xúc của tình yêu luôn dào dạt trong lòng mình .Ở đây nhà thơ đã mượn sóng
để thể hiện nỗi nhớ.
-Nghệ thuật nhân hóa “con sóng nhớ bờ”, đã thể hiện nỗi nhớ cồn cào da diết của tình yêu. Đến hai
câu sau nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu, trạng thái cảm xúc đặc biệt này dường như không thể
chứa đựng vừa hình tượng sóng, trào dâng thành lời tự bộc bạch vượt khỏi những khuôn khổ, mực
thước thông thường:
“Lòng em nhớ tới anh
Cả trong mơ còn thức”
+Sóng nhớ bờ cả ngày và đêm, em cũng nhớ anh mọi nơi mọi lúc. Nếu sóng vì nhớ bờ mà “ ngày đêm
không ngủ được” thì em vì nhớ anh mà “ cả trong mơ còn thức”, nỗi nhớ trong tiềm thức, nỗi nhớ
hiện hữu trong từng ý nghĩ và nhịp thở: “ Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực/ Giây phút nào tim cũng
đập vì anh( Chỉ có sóng và em)

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 7


-Em nhớ anh da diết, khắc khoải đến mức vượt qua mọi giới hạn về không gian, thời gian, trong thế
giới của ý thức và cả sự vô thức. Nỗi nhớ nhung da diết của “em” hướng đến anh không chỉ thường
trực khi còn thức, mà còn khắc khoải cả khi đã chìm vào trong giấc mơ.
Em không chỉ “ thức” trong mơ để nhớ, mà còn để “ trông giữ tình yêu”. Bởi em sợ rằng sau phút
giây chợp mắt, tình yêu sẽ vỗ cánh bay đi. Tình yêu mỏng manh như “ cánh chuồn” mà cuộc đời thì
đầy giông bão.Câu thơ cho thấy những dự cảm rất tinh tế của người phụ nữ khi yêu, đây cũng là đặc
điểm thơ Xuân Quỳnh: luôn âu lo và da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.
KHỔ 6
-Lời bộc bạch về lòng chung thuỷ trong tình yêu
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
-Hình ảnh “phương bắc”- “ phương nam” gợi không gian xa xôi - ẩn dụ chỉ những khó khăn , trắc trở
trong tình yêu .
-Biện pháp điệp cấu trúc, cách sử dụng tương quan đối lập được Xuân Quỳnh tận dụng để nói tới sự
thủy chung trong tình yêu.
+“Dẫu” là một từ có tính chất phủ định dù có xa xôi cách trở, dù cách xa với những miền đất xa tắp
“phương bắc” hay “phương nam” thì trong lòng con sóng chỉ có một phương là bến bờ, còn trong lòng
người phụ nữ thì chỉ có một phương hướng tới đó chính là tình yêu của mình, đó chính là người yêu.
+Khi sử dụng cụm từ “nơi nào”, Xuân Quỳnh đã như cất lên lời nguyện suốt đời chung thủy với người
yêu, với anh. Nếu như xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam là con đường thực tế nối những
vùng đất thì “Hướng về anh - một phương” là con đường kết nối hai trái tim con người đang tràn ngập
yêu thương .
+ Lòng chung thủy là phẩm chất đẹp đẽ làm nên sự vững bền trong tình yêu.
KHỔ 7
-Niềm tin trong tình yêu:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 8


-Nhà thơ nhìn ngắm đại dương xa xôi, rộng lớn và thấy được hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu con
sóng biển. Và những con sóng đó đang hướng vào bờ dù gặp bao nhiêu khó khăn trắc trở. Đó cũng là
ẩn dụ nghệ thuật để chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái.
-Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương “con nào chẳng tới bờ”,
cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của
lứa đôi “dù muôn vời cách trở”.
-Vượt qua khó khăn, trở ngại , ta sẽ có một tình yêu chân thành, tha thiết, thuỷ chung.
- Niềm tin trong tình yêu sẽ giúp con thuyền tình yêu cập bến bờ hạnh phúc.
- Câu thơ là điểm nhấn cho khúc ca tình yêu, cho “ lời tự hát” về tình yêu của em.
Và gian nan thử thách là những điều không thể thiếu trong tình yêu lứa đôi. Nhưng qua thử thách tình
yêu mới thực sự vững bền. Xuân Quỳnh cũng đã từng viết:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ”
(Thơ tình cuối mùa thu)
- Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng hiệu quả thể thơ ngũ ngôn truyền thống, âm điệu sâu lắng, dạt dào;
biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,…Thể thơ đó được nhà thơ sử dụng rất thích hợp với việc diễn
tả nhịp điệu của sóng. Cùng với hình tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái
tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân,
phân thân của cái tôi trữ tình> giúp tác giả thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc trong khúc
nhạc tình yêu của trái tim người phụ nữ.
3.Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:
- XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua n ỗi nhớ của
người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung
thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là một
tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu
chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông
không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám
sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát
khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”.
- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng : yêu chân thành, tha thiết , mãnh liệt, nhạy cảm, tinh tế,
thương nhớ nồng nàn, thủy chung son sắt và có niềm tin trong TY, nhiều âu lo song cũng đầy khát

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 9


vọng, biết vượt lên trên mọi giới hạn của đời người để vĩnh viễn hóa tình yêu. Đó là vẻ đẹp của một
trái tim yêu vừa truyền thống, vừa hiện đại.
=>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ XQ,
qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn.
4. KHỔ 8+9
-Nỗi âu lo, trăn trở, suy tư trước cuộc đời, trước tình yêu :
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
-Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã có một nhận xét rất hay về thơ Xuân Quỳnh như sau: “Thơ Xuân
Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc
đời... Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với
những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng.
-Có lẽ cũng là vì Xuân Quỳnh là người phụ nữ đa cảm luôn luôn dự cảm những giông bão cuộc đời dù
lòng chị vẫn tin yêu. Trong tình yêu, Xuân Quỳnh cũng gặp nhiều trắc trở, những khổ đau, cay đắng.
Bởi vậy, tình yêu đối với chị đôi khi chỉ là khoảnh khắc:
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi
(Nói cùng anh)
- Khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị.
Những từ “tuy dài thế- vẫn đi qua- dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo và những
ngậm ngùi.
+Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ của mỗi con người là hữu hạn. Cho nên không thể ngăn nổi “năm
tháng vẫn đi qua”.
+Giống như biển khơi kia “dẫu rộng” vẫn nào ngăn được một đám mây bay về cuối chân trời.
+Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nên Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời người. Ở điểm
này Xuân Diệu cũng rất đồng cảm với Xuân Quỳnh:
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
( Vội vàng)
-Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ
vượt qua tất cả.
- Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những
trắc trở, thử thách trong tình yêu đồng thời cũng tin tưởng sức mạnh của tình yêu sẽ giúp người phụ nữ
vượt qua những thử thách đến với bến bờ hạnh phúc.
Cho nên sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển
rộng để bay về xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để
Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 10
nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Trong
bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu”, chị cũng đã từng viết:
“Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại”
( Thơ tình cuối mùa thu)
Chị thường đặt tình yêu giữa không gian bao la (biển khơi đất trời, mây gió...) và thời gian bất tận
(mùa thu đi, ký ức, “thời gian trắng”, “thời gian ơi sao không đổi sắc màu”...) để đi đến tận cùng xứ
sở, đến tận cùng khổ đau của cuộc đời chị đã nếm trải. Cho nên, thật dễ hiểu cái khát vọng ngày càng
dâng lên mãnh liệt khôn cùng trong trái tim người nữ thi sĩ của tình yêu và hạnh phúc dời thường.
Phân tích khổ cuối ta sẽ thấy rõ điều đó.
-4 câu thơ cuối đã cho ta thấy một khát vọng lớn lao ,đẹp đẽ của nhân vật trữ tình :khao khát
hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình
trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
-Bốn câu thơ khép lại bài thơ “Sóng” là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Đó là khao khát muốn mình được tan ra thành trăm con sóng nhỏ.
+ Sóng sẽ không còn là sóng nếu nó chỉ biết sống cho riêng mình, sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa
chung vào muôn điệu của đại dương bao la.
+ Tình yêu của con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ tàn phai theo năm tháng. Và
tình yêu sẽ chỉ bất tử khi tình yêu đó hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.
-Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương
bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Để ngàn năm còn vỗ”.
Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh?
Vâng! Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thành,
giàu trực cảm.
+Trái tim ấy không hề nhỏ nhoi, cô đơn trước sự vĩnh cửu mà rộng lớn, khao khát sẻ chia và hoà nhập
vào cõi vĩnh hằng, vào mọi cuộc đời.
+Trái tim nồng nhiệt ấy ẩn chứa một khát vọng lớn lao được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình
yêu.
-Bài thơ đã khép lại mà những con sóng dạt dào, khắc khoải vẫn vỗ nhịp trong lòng độc giả, vẫn cất
tiếng ngân vang một tâm hồn, một tình yêu bất diệt. Sóng sẽ mãi mãi còn nổi sóng!
-Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam vào giai
đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến
nước, gốc đa, sân trường diễn ra những “Cuộc chia ly màu đỏ”. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn
cành ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 11


-Nghệ thuật: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nghệ
thuật đặc sắc: âm điệu, nhịp điệu như nhịp sóng thể hiện nhịp tâm hồn, nhịp tình cảm trong tâm hồn
người phụ nữ; hình tượng sóng, hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ với đủ mọi sắc thái, cung
bậc như tâm hồn người phụ nữ đang yêu; sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, tuy hai mà
một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức
tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.
3. Nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân Quỳnh trong
tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt .
- Không che dấu, không ngại ngùng, Xuân Quỳnh rất mạnh mẽ, rất hiện đại trong cách bày tỏ khát
vọng tình yêu: được vượt lên sự hữu hạn của đời người, được hóa thân vào con sóng bất tử, được hi
sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn.
- Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu cháy bỏng, một
tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất “người”.
( Đề có thể hỏi : Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh:
-Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ viết về người phụ nữ .Vừa mang nét hiện đại vừa có
nét truyền thống. Mạnh mẽ, tạo bạo nhưng vẫn nhưng vẫn say đắm, dịu dàng, thủy chung.
Từ đoạn trích, người đọc thấy được những quan niệm, khát vọng về tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt có
cả những dự cảm âu lo của nữ sĩ. Những câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua còn
đọng lại trên lá cây, gieo vào lòng người đọc những rung động ngọt ngào. Có khả năng khơi gợi trong
lòng độc giả về niềm tin vào hạnh phúc, kết quả tốt đẹp của tình yêu...Tất cả những yếu tố đó được thể
hiện bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo: Ngôn ngữ trong sáng, lắm khi mộc mạc như một lời nói
thường; tâm tình được bộc bạch tự nhiên, chân thành;giọng thơ biến hóa đa dạng- lúc cồn cào da diết,
khi lắng trầm suy tư, lúc cuộn dâng khắc khoải…nhưng đều hội tụ ở cái đằm thắm, dịu dàng, nữ tính.
Đó cũng chính là những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh)

Thơ ca, nếu khô ng có ngườ i tô i đã mồ cô i Page 12

You might also like