You are on page 1of 10

SÓNG

Xuân Quỳnh
A. GIỚI THIỆU CHUNG:
I. Tác giả:
- Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ. XQ cũng được xếp vào hàng
những người viết thơ tình hay nhất của cách mạng VN 1945 - 1975. Thơ tình XQ vừa sôi
nổi, trẻ trung, nồng nhiệt, vừa đằm thắm, dịu dàng, sâu sắc.
- Cuộc đời riêng nhiều vất vả, gian nan và tình yêu đa cảm của một người phụ nữ đã để
lại trong thơ XQ những dấu ấn riêng:
+ Khát vọng sống, yêu thương mãnh liệt luôn song hành với cảm thức lo âu, khắc
khoải về sự biến đổi phai nhạt và sự hữu hạn của đời người, của tình yêu:
> “Như tia nắng chúng mình không sống mãi”
> “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay”
(“Hoa cỏ may, Xuân Quỳnh)
+ Nhưng XQ chưa bao giờ chối bỏ hay trốn tránh tình yêu, trái lại, người phụ nữ trong
thơ XQ đều mạnh mẽ, can đảm, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để đến với t/y và hp:
> “Núi cao bể rộng sông dài
Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”
(“Thơ viết tặng anh”, Xuân Quỳnh)
> “Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở
Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu”
(“Thơ tình cho bạn trẻ, Xuân Quỳnh)
+ Không những thế, XQ coi t/y là phép màu kì diệu nhất, là điều đẹp đẽ, tốt lành nhất
trng cõi đời này:
“Đó tình yêu em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn”
(“Nói cùng anh”, Xuân Quỳnh)
+ Chuẩn mực yêu thương gắn với sự duy nhất, thủy chung, không chấp nhận sự ngập
ngừng, quanh co, vay mượn.
- Dù viết về t/y đôi lứa hay về đất nước, cuộc đời, thơ XQ luôn toát lên vẻ đẹp nữ tính:
+ Đó là thiên chức làm vợ, làm mẹ với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, vị tha, thiên hướng
chăm lo, vun vén và tạo dựng tổ ấm.
+ Đó là lòng trắc ẩn, niềm yêu thương trìu mến với tất cả những gì bé nhỏ, mong manh
+ Vẻ đẹp nữ tính còn toát lên từ khao khát được dãi bày, bộc bạch, được nương tựa,
chở che.
II. Tác phẩm:
1. Xuất xứ - HCST:
- Xuất xứ: Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- HCST: Được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình). Khi đó, XQ 25 tuổi nhưng đã trải qua những mất mát, đổ vỡ của t/y. Cũng
trong thời kì đó, cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Bài thơ thể hiện t/y
đẹp và là điểm tựa tinh thần vững chắc và diệu kì cho những chàng trai ra trận.
2. Vẻ đẹp của hình tượng “sóng” tỏa sáng trong bài thơ ở nhiều cung bậc:
a. “Sóng” giữ vị trí trung tâm:
- Trước XQ:
+ Ca dao:
“Chừng nào cho sóng bỏ ghềnh
Cù lao bỏ biển anh đành bỏ em”
+ “Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”
(“Biển” – Xuân Diệu)
- Với XQ, “sóng” là ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo để hát lên bản nhạc lòng đầy
rung đông, sâu sắc và thấm thía của tâm hồn người con gái đang yêu.
b. “Sóng” trở thành hình tượng trung tâm:
Sóng nổi lên từ đầu bài thơ (“Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”), vỗ dọc bài thơ
và khép lại bài thơ trong cái âm vang sóng vỗ (“Giữa biển lớn tình yêu/Để ngàn năm còn
vỗ”). Cả bài thơ điệp điệp trùng trùng những con sóng.  “Sóng” là hình tượng trung
tâm, là linh hồn của bài thơ. Bài thơ dựa vào “sóng” để tạo ý tứ, các lớp cảm xúc.
c. “Sóng” còn gắn với “em”  cặp hình tượng “sóng-em” song hành, quấn quít
để diễn tả mọi trạng thái bí ẩn mà mãnh liệt của t/y:
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu.
- “Sóng” và “em” tuy hai mà một, lúc phân thân để làm nổi bật nhau, lúc hòa nhập
để tạo ra sự âm vang, cộng hưởng.
3. Hình tượng “sóng” song hành cùng nhạc thơ  Lớp sóng ngôn từ:
- Thể thơ ngũ ngôn có khả năng tạo nhạc điệu phong phú, linh hoạt. Những câu
thơ 5 chữ liền mạch, dường như không ngắt nhịp  nhịp điệu của những con sóng
khi thì sâu lắng, dịu êm, khi lại sôi nổi, dào dạt.
- Hệ thống từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp được điệp lại; cặp hình tượng “sóng-bờ”,
“anh-em” trở đi trở lại trong các khổ thơ gợi ấn tượng về sự trùng điệp, âm vang dào dạt
của những con sóng.
- Nhà thơ tận dụng triệt để lối tổ chức ngôn ngữ thơ theo nguyên tắc tương xứng,
tương phản, hô ứng, trùng điệp; tạo các cặp từ, các vế câu liền kề, liên tiếp  gợi
liên tưởng những con sóng dào dạt nơi biển cả và cảm xúc thầm kín trong tâm hồn người
phụ nữ đang yêu.
B. PHÂN TÍCH:
I. 2 khổ đầu: Khát vọng tình yêu tha thiết, mãnh liệt được nhà thơ thể hiện qua
hình tượng sóng:
1. 2 câu đầu: Sóng giãi bày về những tâm tư, cảm xúc trong chính bản thân mình
(phức tạp mà đầy nữ tính):
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Bằng hệ thống từ ngữ tương phản, nhà thơ đã nhấn mạnh sự phong phú, phức tạp
của những con sóng:
- Đó là những con sóng ngoài biền khơi tồn tại trong sự giao thoa của những đối cực
tự nhiên: khi thì cồn lên ầm ào, dữ dội, khi lại êm đềm, lắng sâu…
- Đó còn là những con sóng yêu thương đang dào dạt vỗ, là những trạng thái cảm
xúc phong phú, phức tạp trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
- Bằng hình ảnh ẩn dụ “sóng” và sự am hiểu tâm lí người phụ nữ, XQ đã phát hiện,
khái quát một chân lí muôn đời về trái tim t/y. Trái tim ấy có thể chứa đựng biết bao
cung bậc cảm xúc khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Thật vậy, trong tình yêu, người con
gái luôn yêu mãnh liệt, hết mình với những nhớ nhung, giận hờn vô cớ… Nhưng sau cái
“dữ dội, ồn ào” ấy, họ lại thu mình về với chất nữ tính, dịu dàng, đằm thắm ẩn sâu trong
tâm hồn.
 2 câu thơ đầu là lời thú nhận táo bạo, chân thành. Sóng biển đã chuyển hóa
thành sóng lòng.
2. 2 câu tiếp: “Sóng” giãi bày trăn trở nhận thức không gian:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Hình ảnh ẩn dụ “sông” và “bể” đã vẽ nên một htrình kgian, htrình nhận thức:
+ “Sông”: cái hữu hạn, chật hẹp
+ “Bể”: cái rộng lớn, vô cùng
 Sóng không cam chịu một cuộc sống chật hẹp, tù túng nên đã thực hiện cuộc
hành trình từ cái hữu hạn sang cái vô vùng, ôm ấp khát khao thỏa sức vẫy vùng trong
kgian lớn lao.
- “Sóng tìm ra tận bể”:
+ Vẫn là câu thơ 5 chữ nhưng ta có cảm giác về một con đường xa thẳm. Đây
chính là ẩn dụ cho việc đi tìm t/y và hp – một hành trình xa thẳm, gập ghềnh.
+ T/y phải gắn liền với sự thấu hiểu, sự đồng cảm, đồng điệu của hai trái tim, hai
tâm hồn.
+ Người phụ nữ trong thơ XQ không nhẫn nhục, cam chịu như bao người phụ nữ
xưa: “Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu/ Cá cắn câu biết đâu
mà gỡ/ Chim vào lồng biết thuở nào ra”. Trái lại, người phụ nữ hiện đại dám dấn bước
trên hành trình đi tìm t/y và hp, vượt lên trên những nhỏ hẹp: “Núi cao bể rộng sông dài/
Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”.  Quan niệm tình yêu mới mẻ, tiến bộ của XQ.
3. Khổ 2: “Sóng” giãi bày trăn trở nhận thức thời gian:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Từ cảm thán “Ôi”: bày tỏ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt và nữ tính của nv trữ tình.
- Nhà thơ đã đặt những con sóng trên chiều dài vô tận của tgian “ngày xưa…ngày
sau” để khẳng định những quy luật muôn đời của tình yêu:
+ Sóng tồn tại vĩnh hằng và khát vọng t/y là bất tử. Chừng nào sóng còn vỗ trên
những dòng sông, biển cả thì những con sóng yêu thương vẫn dào dạt trong lòng người.
+ Cũng như sóng, t/y luôn phong phú, bí ẩn, biến động: “Bởi tình yêu muôn thuở/
Có bao giờ đứng yên”.
- Từ quy luật ấy, XQ đã khám phá, ngợi ca sức sống bất diệt của trái tim yêu thg:
+ Tình yêu là khát vọng muôn thuở, là mục đích sống của loài người.
+ Khát vọng yêu thương còn làm nên nhịp đập trái tim tuổi trẻ. Từ láy “bồi hồi”
và hoán dụ “ngực trẻ”  t/y đã trở thành cội nguồn nuôi dưỡng sự sống, cội nguồn của
tuổi thanh xuân. Sức mạnh kì diệu này của t/y đã được XQ nhiều lần khám phá, ngợi ca:
“Đó tình yêu em muốn nói cùng anh/ Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng/ Lòng tốt để
duy trì sự sống/ Cho con người thực sự người hơn”.
 Nếu t/y được đặt trong kgian để tìm đến cái vô hạn thì nó cũng được đặt trong
tgian để mở ra cái vĩnh hằng. Khát vọng t/y hướng tới cái vô hạn và vĩnh hằng như thế.

II. 4 khổ tiếp: Khám phá, thể hiện những cung bậc cảm xúc của tình yêu:
Nhà thơ sáng tạo htượng sóng đôi để khám phá, thể hiện tgiới phong phú, bí ẩn, kì
diệu trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Nv trữ tình ấy khi thì hóa thân thành
những con sóng, lúc lại trực tiếp giãi bày, thổ lộ nỗi niềm. Bằng sự phân thân này,
những cxúc như được nhân lên, cộng hưởng, để lại cho người đọc ấn tượng sâu đậm.
1. Khổ 3 & 4: Hành trình đi tìm cội nguồn và bản chất của tình yêu:
Đây là mong muốn, khát khao muôn thuở của con người khi đối diện với t/y, bởi lẽ
khám phá tình yêu chính là khám phá sự sống và số phận mình. Điều đó khiến nhân vật
“em” luôn đau đáu suy tư về bản chất của tình yêu. Khổ thơ mở ra với những câu hỏi
hóa thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ và t/y:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ vễ biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Hai hình tượng “sóng”, “em” đan cài, biến đổi linh hoạt, nhuần nhuyễn trong những
lời hỏi và đáp của nv trữ tình. Bằng sự kết hợp độc đáo này, XQ đã mang đến cho người
đọc những cxúc, phát hiện bất ngờ, thú vị:
- Không phải ngẫu nhiên nhà thơ lựa chọn kgian của đại dương để gửi gắm những
câu hỏi muôn đời về t/y. Biển cả mênh mông, vô tận với muôn vàn con sóng có lẽ là
hình tượng TN tương đồng với tâm hồn, trái tim t/y.
- Chính vì thế, người phụ nữ đang yêu trong thơ XQ đối diện với muôn trùng sóng
bể để cất lên những câu hỏi đầy băn khoăn, trăn trở về ngọn nguồn của những con sóng
đang vỗ vào bờ cát:
+ Có thể tìm được nguồn gốc của những con sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”.
+ Nhưng không thể lí giải đến tận cùng cội nguồn của sóng cũng như mọi sự vật,
hiện tượng trên cõi thế này: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Câu hỏi ấy cất lên rồi lại rơi vào cái
“muôn trùng sóng bể”.
- Sóng biển là sự vật hữu hình mà còn khó tìm thấy ngọn nguồn, huống chi là những
con sóng t/y đang dào dạt vỗ trong tâm hồn.
- Vì thế, người phụ nữ đang yêu không ngần ngại thú nhận sự “bất lực” trước
nhu cầu lí giải t/y: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”
+ T/y không khước từ lí trí nhưng trước hết và sau cùng nó phải là một đam mê,
phải được nhận thức bằng toàn bộ sự xúc động của trái tim. Cho nên không thể dùng lí trí
tỉnh táo để xác định thời điểm bắt đầu một mối tình.
+ Câu thơ như một cái lắc đầu dễ thương, nữ tính. Bằng lời thú nhận thành
thực và dễ thương ấy, XQ giúp ta cảm nhận t/y như một điều bí ẩn, kì diệu. Đối mặt với
nó, con người chưa bao giờ tìm được câu trả lời rõ ràng, rành mạch:
“Làm sao cắt nghĩa được tính yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu”
(“Vì sao”, Xuân Diệu)
+ Song, có lẽ những câu hỏi kia chỉ là cái cớ để nv trữ tình bày tỏ niềm hp đang
yêu và được yêu. Hp ngọt ngào ấy toát lên từ câu trả lời với chất giọng “con gái” trẻ
trung, nũng nịu, tình tứ. Trong thế giới của t/y, có được hp không phải điều dễ dàng. Trái
lại, yêu và được yêu là điều hiếm hoi, quý giá vô ngần:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”
(“Yêu”, Xuân Diệu)
 XQ đã diễn tả định luật t/y bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị và tự nhiên. Đây là nhận
thức sâu sắc, là tiếng lòng chân thật của một người phụ nữ khát khao yêu như XQ và
cũng là của bao nhiêu trái tim đang yêu khác.
2. Khổ 5: Mượn hình tượng “sóng” để khám phá, thể hiện nỗi nhớ nhung da diết,
mãnh liệt (“Sóng” – một giãi bày khắc khoải nhớ nhung):
- Miêu tả nỗi nhớ trong t/y đôi lứa không phải là điều mới lạ. Trái lại, trạng thái
cxúc đặc trưng ấy đã đi vào thơ ca với biết bao cung bậc, sắc thái phong phú, đa dạng:
+ Ca dao: “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn
vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt/ Đèn thương nhớ ai/ Mà đèn không
tắt/ Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên”.
+ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
(“Tương tư”, Nguyễn Bính)
Vậy mà ở đây, qua ngòi bút XQ, nỗi nhớ vẫn toát lên những nét đẹp riêng. Có lẽ chưa ở
đâu ta gặp một nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt đến thế:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Khổ thơ có 6 dòng thơ liền mạch, không có sự ngắt nhịp  Phải chăng những
rung cảm buộc lời thơ dài thêm để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ bao trùm cả kgian
và tgian? Nỗi nhớ trùng trùng điệp điệp như những con sóng.
- Thủ pháp nhân hóa và ẩn dụ  nỗi nhớ của sóng về bờ đồng thời cũng là nỗi nhớ
của em về anh:
+ Hình thức điệp cấu trúc & NT đối  sự điệp trùng của những con sóng.
+ Nỗi nhớ bao trùm cả kgian vô cùng của đại dương bao la, sâu thẳm: “dưới
lòng sâu…trên mặt nước”. Tưởng như ngoài biển khơi có bao nhiêu con sóng thì cũng có
bấy nhiêu nỗi nhớ thương đang trỗi dậy trong tâm hồn nv trữ tình.
+ Nỗi nhớ còn trải suốt cả dòng tgian vô tận: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm
không ngủ được”. XQ đã mượn hình tượng mang tính quy luật của tự nhiên để khám
phá, thể hiện mức độ da diết, mãnh liệt của nỗi nhớ. Ngày và đêm – lúc nào cũng có
những con sóng vỗ vào bờ cát như nỗi nhớ chẳng phút giây nào nguôi.
+ XQ cũng không phải người đầu tiên mượn hình ảnh những con sóng vỗ bờ để
miêu tả t/y. Trước XQ, đã có bài thơ “Biển” của XD với hình tượng “sóng” ào ạt vỗ bở:
“Như hôn mãi ngàn năm không thỏa/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”. Đó là những con sóng
nồng nàn, say đắm, tình tứ với niềm đam mê và khát khao gần gũi, yêu thương. Còn trng
thơ XQ, những con sóng đầy chất nữ tính với niềm thao thức khôn nguôi. Người phụ nữ
càng yêu chân thành, tha thiết bao nhiêu thì càng âu lo, khắc khoải bấy nhiêu. Đây
cũng là trạng thái cảm xúc thường trực trong thơ tình XQ.
- Nỗi nhớ còn chiếm lĩnh trọn vẹn thế giới vô biên của tâm hồn: “Lòng em nhớ
đến anh/ Cả trong mơ còn thức”:
+ “Lòng” là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người, nhất là tâm hồn người phụ
nữ. Tấm lòng là nơi kết tinh của tình cảm đã trải qua biết bao thử thách.
+ Thức trong mơ thoạt đầu nghe có vẻ phi lí nhưng đây mới là cái hữu lí của
t/y. Tgian sinh hoạt luôn có giới hạn giữa mơ và thức; còn tgian t/y dường như phá vỡ
mọi giới hạn ấy, thống trị cả cõi ý thức và cõi vô thức.
+ Con người có thể nhận biết, kiểm soát được ý thức; còn vô thức là cõi bí ẩn mà
chính bản thân ta cũng chưa nhận biết hết – nó thường hiển hiện trong những giấc mơ.
+ T/y và nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh trọn vẹn ý thức, suy nghĩ “ngày đêm
không ngủ” được mà còn nhập vào tiềm thức, tgian trong mơ – trái tim yêu thương
thao thức, khắc khoải cả ở trong giấc ngủ. Dường như nỗi nhớ luôn thường trực trong
trái tim của phụ nữ khi yêu - phải cố thức ở trong cõi mộng và cõi thực để nâng niu từng
khoảnh khắc hp. Ngỡ như chỉ sau một cái chớp mắt, khoảnh khắc yêu thương sẽ trôi qua,
người mình yêu bỗng tan biến, cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay.
 Câu thơ tựa như một con sóng đi xuyên qua hai cõi thực và mộng. Giới hạn
của sóng là cõi thực, còn người phụ nữ khi yêu thì đã xáo trộn giữa thực và mơ.
+ Trong bài thơ “Thuyền và biển”, nữ sĩ đã dựng nên một thế giới khác thường
của tình yêu qua nỗi nhớ mãnh liệt: “Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương
nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ/ Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển
chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố”.
- Hình ảnh thơ có sự đảo ngược về ý nghĩa. Ca dao xưa có câu: “Thuyền về có nhớ
bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. “Bến” là biểu tượng cho người phụ
nữ, “thuyền” là biểu tượng cho người đàn ông. XQ làm ngược lại: “bờ” tĩnh là anh,
“sóng” động là em. Người phụ nữ trong thơ XQ đã giành quyền chủ động trong t/y.
3. Khổ 6 & 7: Niềm tin vào sức mạnh của tình yêu chung thủy:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
- Điệp từ “dẫu”, những từ ngữ chỉ chuyển động ngược chiều “xuôi về…ngược về”
và kc vời vời của kgian “phương Bắc…phương Nam” được nhà thơ sử dụng để tô đậm
ấn tượng về con đường đi tìm t/y và hp:
+ Đó là con đường xa thẳm, gập ghềnh với bao gian nan, thử thách. Nhưng
người phụ nữ đang yêu trong thơ XQ chưa bao giờ nản lòng, chùn bước mà sẵn sàng
vượt qua tất cả, can đảm dấn thân trên hành trình đầy gian khổ.
+ Đây cũng là một nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ trong thơ XQ – luôn ý
thức được những khó khăn, trờ ngại, thậm chỉ cả những cay đằng nhưng chưa bao giờ
từ bỏ khát vọng tình yêu:
“Núi cao bể rộng sông dài
Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”
(“Thơ viết tặng anh”, Xuân Quỳnh)
+ Cách nói ngược “xuôi Bắc – ngược Nam”  T/y có thể làm đảo lộn phương
hướng Bắc, Nam nhưng giờ đây phương hướng không còn quan trọng, quan trọng nhất
vẫn là “phương anh”:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
- Câu thơ mộc mạc mà chắc nịch, thách thức bão giông, kđ cái bất biến giữa cái
vạn biến - t/y chân thành, thủy chung:
+ Giữa biển đời rộng lớn, người phụ nữ có thể ngược xuôi vất vả nhưng luôn
hướng về một bến bờ duy nhất. Cũng như người đi rừng có la bàn chỉ đường, người phụ
nữ có tình yêu chung thủy là la bàn dẫn lối.
+ Bến bờ của t/y đã mang đến cho nv trữ tình nguồn sức mạnh kì diệu để vượt
qua mọi kc, trở ngại, gian truân.
+ T/y trong thơ XQ mới mẻ, hiện đại nhưng không xa rời đạo lí thủy chung của
dân tộc.
- Niềm tin vào sức mạnh của t/y chung thủy còn được nhà thơ kđ bằng quy luật vĩnh
hằng, bất biến của tự nhiên:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
+ Biển cả bao la có muôn vàn con sóng. Sóng có thể nổi, chìm, có thể xuôi ngược
nhưng cuối cùng vẫn sẽ vỗ vào bờ cát.
+ Mượn quy luật của tự nhiên, XQ đã thể hiện niềm tin mãnh liệt: Dẫu có ngược
xuôi như nhưng những con sóng phải vượt qua “muôn vời cách trờ” nhưng cuối cùng
người phụ nữ đang yêu sẽ đến được bến bờ hp. XQ cũng đã từng viết:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ”
(“Thơ tình cuối mùa thu”, XQ)

III. 2 khổ cuối: Khát vọng về tình yêu bất tử, khát vọng hiến dâng:
1. Khổ 8: Những băn khoăn, lo lắng:
XQ là nhà thơ luôn ý thức sự trôi chảy của dòng đời. Trong thơ XQ tình thường
bảng lảng nỗi ám ảnh tgian. Nhà thơ sử sụng các cặp qh từ mang tính tương phản “tuy…
vẫn”, “dẫu…vẫn” để thể hiện cảm thức tgian của con người hiện đại:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
- Nhịp thơ, giọng thơ như trùng lại, thấm đẫm chất suy tư, chiêm nghiệm.
- Tgian của cuộc đời có thể dài nhưng quỹ tgian của con người luôn hữu hạn. Và
tgian ấy luôn trôi chảy, không trở lại bao giờ. Cảm thức tgian này đã được XQ nhiều lần
nói tới trong thơ: “Như tia nắng chúng mình không sống mãi”.
- Cảm thức về tgian còn được nhà thơ nhấn mạnh bằng hình ảnh ss, lấy kgian để
nói về tgian: “Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”:
+ Kgian của biển cả dù có rộng lớn, mênh mông nhưng vẫn có giới hạn. Những
đám mây vẫn có thể vượt khỏi kgian này để bay tới những miền kgian khác.
+ Nhà thơ đã hữu hình hóa sự trôi chảy, biến động của dòng tgian vô hình. Nó
cũng không vô tận mà hữu hạn như kgian biển cả. Cuộc đời con người tuy dài nhưng
không phải vĩnh hằng, dù không mong đợi nhưng năm tháng vẫn bình thản trôi qua đời
người theo quy luật tất yếu,khắc nghiệt của thời gian.
 Nhạy cảm trước sự trôi chảy của tgian, XQ tiếc cho sự hữu hạn của đời người.
Khổ thơ đầy ắp những lo âu, dự cảm về tương lai – một tương lai bấp bênh, mơ hồ.
2. Khổ 9: Khát vọng về tình yêu bất tử, khát vọng hiến dâng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
- Ý thức một cách sâu sắc sự hữu hạn và trôi chảy của tgian nên người phụ nữ trong
thơ XQ khát khao một t/y bất tử. T/y ấy sẽ giúp con người chiến thắng tgian, vượt qua
những biến đổi, phai tàn, mong manh.
- Không chỉ thế, nhà thơ còn tìm được những “phép màu” kì diệu để biến giấc mơ
kia thành hiện thực.
+ Sóng là một hình tượng TN vĩnh hằng, bất biến. Kgian rộng lớn của đại
dương chưa bao giờ thiếu vắng những con sóng. Sóng vỗ vào bờ cát, tan vào biển cả và
từ trong lòng biển cả lại hồi sinh.
+ Hiện tượng TN mang tính quy luật ấy giúp người phụ nữ trong thơ XQ tìm
thấy “phép màu” để t/y hóa thành bất tử:
 Đó là làm những con sóng nhỏ “tan ra” giữa biển lớn t/y. ĐT “tan” được sd
theo nghĩa chuyển  sự yêu thương quên mình, hiến dâng trọn vẹn cho t/y. Đây
chính là cách giúp con người chiến thắng sự hữu hạn của tgian như XQ đã từng diễn tả
qua hình tượng trái tim bất tử:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời người ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
(“Tự hát”, Xuân Quỳnh)
 Hình tượng những con sóng tan ra hòa vào biển cả còn lả ẩn dụ cho khát
vọng hòa nhập trọn vẹn vào cuộc đời rộng lớn. Sóng sẽ không còn là sóng nếu chỉ biết
sống cho riêng mình. T/y của con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ
phai tàn theo năm tháng. Con người có thể già đi nhưng t/y và tuổi trẻ mãi mãi tồn tại
trên cõi thế này. Nếu yêu thương, gắn bó thiết tha với cuộc đời, mỗi còn người đều có thể
tìm thấy “sự hồi sinh” trong những lớp người sau. Vì thế XQ luôn tin tưởng ở tuổi thanh
xuân và tình yêu bất diệt:
> “Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi
Dẫu tóc em năm tháng đổi thay màu”
(“Sẽ có mãi cô bé mười sau tuổi”, XQ)
> “Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại”
(“Thơ tình cuối mùa thu”, XQ)
- Trong bài thơ “Biển”, Xuân Diệu đã viết:
“Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em”
Con sóng trong thơ XD mang mãnh lực hưởng thụ. Con sóng trong thơ XQ giàu nữ tính
ở chỗ nó tìm hp không chỉ ở sự hưởng thụ mà còn cả dâng hiến. Hp được dâng hiến là vẻ
đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.
 Bài thơ đã khép lại mà những con sóng dạt dào, khắc khoải vẫn vỗ nhịp trong
lòng người đọc, vẫn cất lên tiếng ngân vang một tâm hồn, một t/y bất diệu. Sóng sẽ mãi
mãi còn nối sóng suốt “ngàn năm”.

You might also like