You are on page 1of 8

PHIẾU HỌC TẬP

SÓNG – XUÂN QUỲNH


Câu 1 Tác giả Xuân Quỳnh
Câu 2 XX HCST THỂ LOẠI BỐ CỤC Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG SÓNG
Câu 3 Bản chất Sóng - Hình tượng NĐPNĐY C1,2
Câu 4 Mong muốn của Sóng + Mong muốn của NĐPNĐY C3,4
Câu 5 Điểm tương đồng của Sóng và con người trong tình yêu Khổ 2
Câu 6 Tâm trạng và nỗi lòng của NPNĐY khi đứng trước biển cả K3,4
Câu 7 Nỗi nhớ của NPNĐY K5 Câu 8 Phẩm chất của NPNĐY K6
Câu 9 Điểm đến của Sóng và đôi lứa yêu nhau K7
Câu 10 Sự lo lắng suy tư của NPNĐY K8
Câu 11 Khát vọng của NPNĐY
Câu 12 GTNT
Câu 13 GTND

Câu 1
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Vốn là diễn viên múa từ năm 13 tuổi, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà
thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu
tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964). Xuân Quỳnh là một trong số những
nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự
hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...
Phong cách sáng tác
- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính
cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. 
- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa
chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

Câu2
a, Hoàn cảnh sáng tác
“Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách
thơ Xuân Quỳnh.
Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

b, Bố cục
Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.
Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái
trong tình yêu.

c, Ý nghĩa nhan đề: 


“Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu,là sự hóa
thân,phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai
hình tượng tuy hai mà một,có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa
nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.

d, Xuất xứ
Sóng là một bài thơ do Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực
tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), và sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến
hào.

Câu 3
Bản chất, quy luật của “sóng” và “em” (khổ 1,2)
- Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu
đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn.

+ "dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ": nghệ thuật tương phản.
-> Hai trạng thái tâm lí đối nghịch lại được diễn tả trong một ngữ cảnh cụ thể làm
hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực, gợi liên tưởng đến tâm
lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).

=> Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa
phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu.

+ Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời
sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm
thẳm.
=> Hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao
vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, bứt phá không gian
chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao.

+ “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế”


Thán từ “ôi” thể hiện nét nồng nàn trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng thốt
lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” - “ngày sau”
càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng
-> Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó
cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời, mãi trường tồn, vĩnh
hằng với thời gian.

+ “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ”


“bồi hồi” là trạng thái tâm hồn bất định, khắc họa thật rõ ràng những nét cảm xúc:
có cái nôn nao, xao xuyến; có nỗi khắc khoải, da diết của tình yêu muôn đời vĩnh
hằng trong “ngực trẻ”.
=> Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là
khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.

Câu 4
Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu (khổ 3,4)
- Từ “Không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc về
biển cả, về tình yêu
+ Điệp ngữ “em nghĩ về”
+ Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”
> Nhấn mạnh niềm khát khao, nhu cầu tự nhận thức bản thân, người mình yêu và
nhu cầu nhận thức, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu.
+ “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau”
-> Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn
nhiên, chân thành, cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm của Xuân Quỳnh.
- Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu,
gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.
+ Lí giải được ngọn nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”
+ “Gió bắt đầu từ đâu?”: “Em cũng không biết nữa”
-> Tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên không báo động trước.
=> Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, phân vân.
+ Câu hỏi tu từ “Khi nào ta yêu nhau”
-> nữ sĩ đang bâng khuâng và băn khoăn về câu hỏi muôn đời không ai lí giải nổi.

Câu 5
Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn
nhân vật “em”
+ Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời
+ Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình,
tình yêu thủy chung, bất diệt
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển
cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế
Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với
những con sóng
+ Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
+ Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được
+ Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương
+ Sự chung thủy, gắn bó bền chặt
→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung
bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau
→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ

Câu 7
Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu
- Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang
yêu.
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”,
“ngày đêm không ngủ được”.
Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ
còn thức”.
Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy
bỏng của mình.
=> Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác
giả.

Câu 8
Khổ 6: Tình yêu rất sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu
chân thành và trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con
sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng
em cũng thế:
Dẫu xuôi về phương Bắc…
Hướng về anh - một phương
=> Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô
thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi… Xuân Quỳnh muốn
được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống, được bất tử trong tình yêu. Sống
trong tình yêu là hạnh phúc, là khát vọng vĩnh hằng.
=> Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân
Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau…
Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong
ngực trẻ”.

Câu 9
Khổ 7: Sóng từ đại dương xa tìm vào với bờ.
“Con nào chẳng tới bờ... Dù muôn vời cách trở”
-> Quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên, cũng giống như “em” muốn được gần bên
anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn
hướng đến “anh”.
=> Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời ấp ủ biết bao hi vọng, niềm tin vào
hạnh phúc tương lai, vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng
nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”.

Câu 10
Khổ 8: Mây tìm đến với biển từ nơi xa.
Suy tư về thời gian: Cụm từ " tuy dài thế"," vẫn đi qua"," dẫu rộng " như chứa
đựng ở đó ít nhiều nỗi lo âu và sự ngậm ngùi của tác giả. Cuộc đời dài nhưng tuổi
trẻ của con người là hữu hạn nên không ngăn nổi năm tháng vẫn đi qua. Giống như
biển kia dẫu rộng cũng không ngăn nổi 1 đám mây bay về phía cuối chân trời.
Nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian nên XQ tiếc cho sự hữu hạn của đời
người, sự mong manh của hạnh phúc.
Yêu tha thiết, mãnh liệt trong tình yêu nhưng ta vẫn bắt gặp những dự cảm lo âu
đầy bất trắc của thi sĩ. Dự cảm ấy phù hợp với nguồn cảm hứng thường xuất hiện
trong thơ bà.
Câu 11
Khổ 9: Tình yêu tan trong tình yêu (tan thành trăm con sóng nhỏ).
Không phải là sự lắp ghép, hòa nhập mà phải tan vào nhau ngàn năm nồng thắm,
rạo rực.
“Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng
nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
Đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình
yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung
rộng lớn.

Câu 12
Giá trị nội dung của bài Sóng: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng
sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả
khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát
khao hạnh phúc.

Câu 13
Đặc sắc nghệ thuật
+ Thể thơ ngũ ngôn liền mạch
+ Xây dựng thành công hình tượng “sóng”
+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...
+ Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị
+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng
+ Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng
+ Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn
nhiên, nữ tính

You might also like