You are on page 1of 14

SÓNG

XUÂN QUỲNH
*** Đề tài về Sóng – biển trong thơ ca.
Biển – Xuân Diệu.
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại


Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

4-4-1962

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn


Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em...
(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh)

I. Giới thiệu chung.


1. Tác giả. (1942 – 1988)
- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê La Khê - Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
- Từng là diễn viên múa, biên tập viên nhà xuất bản và ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt
Nam khóa III.
- Xuân Quỳnh là một phụ nữ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời, là một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm,
nhân hậu, một nghệ sỹ tài năng, một con người giàu nghị lực để có thể vượt lên những gian truân,
thử thách trong cuộc đời.
Chả dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trời


Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái tim


Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em


Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão giông nhiều


Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình


Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em


Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984
b. Phong cách nghệ thuật
- Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Phong cách:
+ Tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn
+ Vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa đằm thắm, chân thành
+ Luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường
- Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm và chồi biếc, Hoa dọc chiến hào…
2. Bài thơ “Sóng”
a. Xuất xứ.
- Sáng tác 1967, trong chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nứơc sôi lửa bỏng, văn học thời đại thường âm vang
cảm hứng anh hùng ca, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, thì Sóng dường như chỉ nói về tình yêu
thuần túy, đời thường. Nhưng vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tâm hồn tình yêu of ng con
gái thể hiện trong bài thơ đẹp như một “bông hoa dọc chiến hào”.
- “Sóng” cũng là một trong những bài thơ thể hiện chân thực, gắn bó nhất vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ luôn khao khát được yêu thương, gắn bó, trái tim luôn trăn trở lo âu, luôn mong được dâng
hiến và hy sinh cho tình yêu.
b. Bố cục.
- 2 khổ đầu: Sóng - những cảm nhận về tình yêu
- 5 khổ tiếp: Sóng - suy nghĩ và trăn trở
- 2 khổ cuối: Sóng - khát vọng tình yêu và hạnh phúc
c. Đặc sắc về nghệ thuật

Dữ dội/ và dịu êm (TTBTB)


Ồn ào/ và lặng lẽ (BBBTT)
Sông/ không hiểu nổi mình (BBTTB)
Sóng/ tìm ra tận bể (TBBTT)
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

- Thể thơ 5 chữ: ngắt nhịp đều đặn, linh hoạt với những cặp từ phối thanh B – T, cặp từ sóng đôi hô
ứng tạo hiệu quả như là âm hưởng của sóng. Con sóng của tự nhiên và sau đó là sóng lòng, là nhịp
đập bồi hồi của trái tim người phụ nữ đang yêu.
- Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh thơ tác động trực tiếp đến người đọc về xúc cảm tình yêu
mãnh liệt của em.
- Giọng điệu chân thành, tha thiết; ngôn ngữ bình dị, sóng là xúc cảm tình yêu mộc mạc và
mãnh liệt minh chứng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: hồn hậu, chân
thành và say đắm.
II. Đọc hiểu.
1. Hai khổ thơ đầu – Sóng, những cảm nhận về quy luật tình yêu.
- Bài thơ dựa trên sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng chính là ẩn dụ của
em- người phụ nữ đang yêu. Sóng giống như em và sóng cũng chính là em. Với mỗi khám phá về
sóng, em lại thấy có mình ở trong đó.
- Trong đoạn thơ, sóng được vẽ bằng âm điệu, hiện lên với những diện mạo và trạng thái khác
nhau. Qua đó làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ đang yêu đứng trước biển, đối diện với cái vô
biên, cái vĩnh hằng để suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá tâm hồn mình.
*** Khổ 1:
- Sóng được thể hiện qua những trạng thái trái ngược:
Dữ dội ►◄ dịu êm
Ồn ào lặng lẽ
Trạng thái 1: Mạnh mẽ, bão tố, dữ dội, giông gió, cuộn trào đối lập với trạng thái của êm đềm, dịu
dàng, lăn tăn và thon thả.
Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi.
Cũng như sóng, người phụ nữ đang yêu tự nhận thức về biến động trong trái tim tình yêu nhiều
xúc cảm, nhiều biến đổi mạnh mẽ dữ dội, lòng luôn đối lập, phức tạp, mâu thuẫn những biểu
hiện: chân thành bộc bạch những trạng thái tâm lí, tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một
tâm hồn khao khát yêu đương: lúc giận dữ, hờn ghen; khi dịu dàng, sâu lắng. Hoặc, mâu thuẫn
giữa bên trong và bên ngoài, giữa trái tim và lý trí.
- Tới hai câu sau, “sóng” xuất hiện trong mối quan hệ với “sông” - “bể”:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
+ Có thể hiểu hai câu thơ ở những nét nghĩa khác nhau.
∞ “Sông” – tự nhiên “trăm sông đổ về biển lớn.
Ẩn dụ: nếu sông không hiểu nổi những khát vọng mãnh liệt của mình, “sóng” dứt khoát từ bỏ nơi
chật hẹp, tìm ra tận bể, nơi có sự đồng cảm lớn lao, nơi có thể tìm thấy tình yêu thật sự trong cái
cao cả bao dung của bể lớn. Người phụ nữ thường khao khát những bến bờ bình yên của tình yêu,
nhưng không vì thế mà cam chịu, nhẫn nhịn, họ chủ động, kiêu hãnh, mạnh mẽ và quyết liệt kiếm
tìm sự đồng điệu tri âm.
∞ Cũng có thể hiểu “sông” như một trạng ngữ chỉ không gian nơi chốn, “sông” là bối cảnh, là
hoàn cảnh sống, là yếu tố có sức chi phối mạnh mẽ tới tâm hồn, tính cách con người, lúc đó câu
thơ thể hiện một cố gắng không mệt mỏi của “sóng” để có thể sống với bản ngã của mình: giới hạn
chật hẹp của hai bên bờ sông làm bức bối những con sóng, trong lòng sông, sóng không thực sự là
mình, “không hiểu nổi mình”. “Sóng” tìm ra biển lớn để thỏa sức vẫy vùng, để trở thành chính
mình giữa mênh mông phóng khoáng, để nhận ra mình trong những mãnh liệt đam mê.
Trong trường liên tưởng của tứ thơ, nếu “sóng” không còn là “sóng” bởi những giới hạn chật hẹp
thì tình yêu cũng không còn là tình yêu bởi những điều kiện ràng buộc. Người phụ nữ không chấp
nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, khao khát một tình yêu lớn lao, muốn được giải phóng khỏi mọi giới
hạn, để con người thực sự là mình, tình yêu thực sự là tình yêu.
Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào, bản chất của tình yêu cũng đều mang những nét tương đồng với
sóng, cũng đều khao khát vươn tới sự lớn lao, phóng khoáng, khôn cùng.
-> Sóng - em khát khao tìm hiểu, khám phá chính mình, khám phá tình yêu, tìm kiếm một tình
yêu lớn lao, một tâm hồn đồng điệu để được cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.
*** Khổ 2:
- Nếu ở khổ đầu sóng được miêu tả trong không gian thì tới khổ hai, sóng được soi chiếu trong
thời gian:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế”
“Sóng” được đặt giữa ngày xưa và ngày sau. Những khái niệm chỉ thời gian và ý nghĩa khẳng định
của cụm từ “vẫn thế” đã đem đến một ý niệm vĩnh hằng cho sóng bởi trong thực tế, biển là một
thế giới vô biên, vĩnh viễn, xao động.
Theo quan niệm của Xuân Quỳnh, “nỗi khát vọng của tình yêu” xôn xao, rạo rực trong mỗi trái tim
là khát vọng đã có từ muôn đời của nhân loại và mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ, “khát vọng tình yêu”
của con người giống như những con sóng của đại dương, mãi trường tồn và vĩnh cửu với thời gian,
năm tháng.

- Hai câu thơ sau là một ẩn dụ tinh tế:


“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
“Bồi hồi” – bối rối, run rẩy của thuở ban đầu trong tình yêu.
“Ngực trẻ” – trái tim tìm yêu của người trẻ luôn phập phồng xúc cảm mãnh liệt, nồng nhiệt.
- tình yêu sẽ khiến trái tim mệt mỏi, chai sạn, tê liệt trở nên rung động và nồng
nàn.
Trong cảm nhận của người phụ nữ đứng trước đại dương, mặt biển tựa vồng ngực trẻ trung cường
tráng của đất trời, “sóng” tựa nhịp thở phập phồng mang khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực
biển và trong câu thơ của Xuân Quỳnh, người đọc được đến với một phát hiện thú vị: chính khát
vọng tình yêu bồi hồi khiến ngực biển muôn đời trẻ trung. Hình tượng thơ đã làm hiện ra một
tương đồng rạo rực: biển tựa như con người, sóng là nhịp đập của trái tim của trái tim yêu đương,
còn biển thì còn sóng, còn con người thì còn khát vọng tình yêu. Cũng như sóng, tình yêu là khát
vọng vĩnh hằng của con người. Con người – nhân loại luôn tìm kiếm, chờ đợi và khao khát tình
yêu. Tình yêu và phức cảm tình yêu luôn mới mẻ, nồng nhiệt, si mê với mỗi người trong bất cứ
thời điểm, hoàn cảnh, số phận nào. Tình yêu thắp sáng tin yêu, gọi lấy bao nhiêu mộng ước, tạo
lập ước mơ và làm nở hoa những ngày mới trên những trái tim đam mê tuổi trẻ. Tình yêu khiến
những mãnh đất cằn cỗi, hoang tàn và đổ nát dduwwocj hồi sinh. Ty có giá trị khởi phát, tái tạo và
hồi sinh sự sống.
2. Sóng – biểu hiện của tình yêu em, suy nghĩ và trăn trở.
2.1. Khổ 3,4 – suy tư, trăn trở về ty
– “Muôn trùng sóng bể” – không gian rộng lớn của biển cả bao la, hình ảnh ẩn dụ về đường đời
rộng rãi nhiều bất trắc.
“Trước” – là 1 sự đối diện, đối mặt và suy tư trước không gian tự nhiên, hành trình đời người.
- “Em nghĩ”: Sự chủ động/sự suy tư, trăn trở về cuộc đời mình.
Điệp từ “nghĩ về”, nhấn mạnh những suy tư, trăn trở, lo âu của tình yêu trong muôn vàn vấn đề
của đời sống.
– Tách “em” và “anh” ra: Sự độc lập, không lệ thuộc -> Cá tính, mạnh mẽ
– Câu hỏi tu từ:
+ Khao khát tìm hiểu, khao khát khám phá -> Thuộc tính muôn đời của tình yêu
+ Nét tinh nghịch hồn nhiên như trẻ con
- Nếu như ở khổ thơ 1,2 tình yêu tự dấu mình trong hình tượng sóng thì sang khổ 3,4 hình tượng
em xuất hiện trực tiếp. Trước đại dương và những con sóng bất tận, nhân vật trữ tình suy tư, đi
tìm điểm khởi nguồn của sóng. Nhân vật trữ tình không dám khẳng định mà chỉ là phỏng đoán,
hoài nghi “ Em nghĩ…, em nghĩ” về biển, về sóng về điểm khởi nguồn của tình yêu.
- “Trước muôn trùng sóng bể” của đại dương mênh mông vô tận, em nghĩ suy về quy luật của sự
sống, của đại dương, về nguyên nhân của “sóng lên”. Rồi thiếu nữ bâng khuâng nghĩ về mối nhân
duyên, về tình yêu của “anh” và “em”. Điệp ngữ, kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ nồng
nàn, say đắm, cảm xúc triền miên, đầy xúc cảm.
- Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?” khẳng định sự sốt sắng, ráo riết của người phụ nữ đang lý
giải, khám phá ty, nhưng ty vốn dĩ là 1 trạng thái tâm lý đặc biệt, nhiều cung bậc nên khó lý giải
bằng khái niệm và lý lẽ thông thường. Khổ thơ, khái quát bản chất ty, mơ hồ, trừu tượng, khẳng
định khao khát tìm kiếm ty của em, mãnh liệt, nhiều xúc cảm.
- Câu hỏi tu từ, muôn đời là lời ngỏ cho ty.
Đố ai định nghĩa được ty
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.

* Khổ 4:
– Điểm xuất phát: Những suy luận mang tính logic, khoa học có thể giải mã được
– Điểm kết thúc: Thắt nút lại vấn đề “khi nào ta yêu nhau” -> Tạo ra một bí ẩn khó có thể giải mã
– “Em cũng không biết nữa”: Sự nũng nịu, đáng yêu, nét duyên dáng rất tình của cô gái
-> Bằng những ý thơ ngắn gọn kết hợp một mê cung câu hỏi cần được giải mã Xuân Quỳnh đã
khắc họa nên một diện mạo hoàn toàn mới cho tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu.
Đó là sự chủ độc, tự tin và hoàn toàn độc lập. Đó phải chăng là nét đẹp đậm chất hiện đại của
người phụ nữ Việt Nam?

Câu hỏi khổ 3:


1. Từ nơi nào sóng lên?
----- “nguồn gốc của “sóng”? – “gió”
2. Gió bắt đầu từ đâu?
---- “gió”?
3. Khi nào ta yêu nhau?
----”ty”?

- Sự tồn tại của sóng là 1 mặc định của tạo hóa. Có đất, có trời, có biển là có sóng. Vì vậy, có con
người thì phải có tình yêu và phải truy tìm nguồn gốc của tình yêu.

- Câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?” ở khổ 3 hỏi về sóng thì ngay sau của khổ 4 đã có câu trả trời
là “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng sang khổ thơ này câu trả lời nằm giữa 2 câu hỏi, trả lời cho 2 câu
hỏi, chơi với, bí ẩn. Hỏi về nguồn gốc của “sóng” thì câu trả lời là “gió” nhưng khi hỏi về nguồn
gốc của “gió”, của tình yêu đều bí ẩn, không thể cắt nghĩa, không có lí lẽ, không có quy luật, mà
nếu có thì là lí lẽ riêng, quy luật riêng của tình yêu.

- Cấu trúc câu hỏi – đáp: Hỏi trước rồi đáp sau và câu trả lời chung là: “Em cũng không biết nữa”.
Câu trả lời chung cho gió, cho ty của XQ giống như 1 sự bối rối và thể hiện bản chất ty: ty vượt
trên mọi quy luật và lý lẽ của lý trí con người.
- Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của ty và bộc bạch 1 cách hồn nhiên, chân thành trước
câu hỏi muôn đời: “Khi nào ta yêu nhau”. Một lời thú nhận? Một cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực
cảm xuất phát từ trái tim nữ tính của phụ nữ.
Câu hỏi về nguồn gốc ty:
Làm sao cắt nghĩa được ty
Có nghĩa gì đâu 1 buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Xuân Diệu
Tình yêu đến trong đời không báo động
Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ
Viên xúc xắc mùa thu ru trong cỏ
Mắt anh nhìn sáu mặt bão mưa giông

*** Bản chất của ty là phi lý, là không lý giải, nên ty đẹp và là cái đích để con người tìm kiếm và
khám phá. Khát vọng và vẻ đẹp ty cũng là nguyên nhân khiến ty không có tuổi, ty luôn là ẩn số
giữa hai tâm hồn bí mật:

Dù tin tưởng chung một đời một mộng


Anh là anh mà em vẫn là em
Có thể nào qua VLTT
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
(Xa cách _ XD)
2.2. Khổ 5, sóng – biểu hiện cho nỗi nhớ nhung nhiều cung bậc của 1 ty da diết, mãnh liệt.
** Hình tượng “sóng” quả là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Nhưng “sóng”
trước hết được gợi ra từ âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng của thể thơ 5 chữ cùng với những câu thơ
thường không ngắt nhịp đã tạo nên nhịp điệu của những con sóng biển liên tiếp triền miên vô hồi
vô hạn, lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm chạy suốt bài thơ. Và âm hưởng chung của bài thơ
không đơn giản chỉ là âm điệu của những con sóng biển. Mà đó còn là âm điệu của một nỗi lòng
đang tràn ngập khao khát tình yêu vô hạn, lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm chạy suốt bài
thơ. Và âm hưởng chung của bài thơ không đơn giản chỉ là âm điệu của những con sóng biển. Mà
đó còn còn là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập khao khát tình yeu vô hạn đang rung lên
đồng điệu với sóng biển.
- Bài thơ “sóng” ra đời khi những con sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao
thức của một tâm hồn đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc.
“Sóng” và nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư.
- Bốn câu đầu là hình ảnh của sóng. Hình ảnh những con sóng vỗ bờ miên man điệp lại liên tiếp
trong 3 câu thơ được cảm nhận trong sắc thái nhân hóa trở thành những con sóng vì nhớ bờ mà
thao thức. Cụm từ “con sóng” điệp ở câu 1, 2, 3 và dịch chuyển vào giữa câu thơ như những con
sóng dồn dập, đang hăm hở, dào dạt hướng vào bờ.

Ty gắn liền với nỗi nhớ hay nói cách khác nỗi nhớ là thước đo, chuẩn mực của ty, yêu nhiều nhớ
nhiều, yêu mãnh liệt xúc cảm nhớ sẽ đắm say. Nỗi nhớ cũng là gam màu chủ đạo của ty.
Hai câu thơ “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước” với hình thức lặp cấu trúc cùng
với nghệ thuật đối tạo nên kết cấu trùng điệp mở rộng các chiều kích không gian của sóng:
“dưới lòng sâu” – chiều sâu thẳm trong lòng biển cả.
“trên mặt nước” – chiều rộng kéo dài trên bề mặt của sóng.
“con sóng nhớ bờ” – vừa là chiều dài không gian, vừa là chiều dài đo bằng chiều kích của tâm
trạng.
Câu thơ chuyển ý, đi từ con sóng tự nhiên, quy luật sóng vỗ bờ của tự nhiên di chuyển thành
con sóng lòng, con sóng dao động trong không gian tự nhiên cũng chính là con sóng tâm trạng nỗi
nhớ bao phủ lấy không gian sống, tác động, ảnh hưởng và làm chủ không gian sống của mỗi người.
Một nỗi nhớ tác động, bao trùm không gian.
– Phép nhân hóa cho sóng:

+ Sóng nhớ bờ, sóng không ngủ, ngày đêm sóng vẫn thao thức rì rầm

+ Nữ sĩ đã biến sóng thành một chủ thể có linh hồn, cũng yêu, cũng nhớ như em.

Sóng và em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư kéo dài trong thời gian
“ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ còn chiếm trọn ý thức, suy nghĩ và ý muốn trong trái tim
em. Lối diễn giải “không ngủ được” là thể hiện bản chất của con sóng tự nhiên, luôn vận động, di
chuyển vào đích đến của mình là “bờ”. Nên, nỗi nhớ “không ngủ được” là nỗi nhớ của 1 ty đậm
sâu, da diết.

Không còn là “sóng”, nhân vật em xuất hiện trực tiếp để nói về nỗi nhớ của mình:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Nỗi nhớ phá tan những mong ước đời thường, cất cánh đưa người phụ nữ đến một cõi mơ.
XQ dùng từ “lòng em” – diễn tả chính xác tình cảm của người phụ nữ về ty. Tấm lòng, nơi sâu kín
của tâm hồn phụ nữ, nơi bộc bạch một nỗi lòng mộc mạc, hiền lành, bật lên thành một xúc cảm da
diết “Lòng em nhớ đến anh”.
Nỗi nhớ từ ý thức thời gian đến cả “thời gian trong mơ” – vô thức.
Một biểu hiện của nỗi nhớ vừa cảm thức vừa chủ động, tự tin đến bật lên như 1 cốt lõi của tinh
thần. Đây là nét mới, nét hiện đại của XQ.
Một XQ nhiều lo âu, thao thức, nhiều dự cảm trắc trở:
- Em đâu dám mong là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi.
- Lời yêu mỏng mảnh như làn khói

Ai biết tình anh có đổi thay.


2.3. Khổ 6,7 – Niềm tin và khẳng định ty thủy chung.

- “Dẫu” – điệp từ, 1 lời khẳng định chắc nịch, vững vàng rằng, thách thức dẫu nhiều nhưng tình
yêu bền bĩ.
+ động từ “xuôi” – “ngược”: gợi bất trắc, trắc trở trên đường đời.
+ Phương bắc – phương nam: Không gian cách xa vời vợi, không gian cách trở địa lý.
Có một sự khác biệt trong cách diễn đạt ngôn từ của XQ so với quy ước cũng như tâm thế thông
thường: Người đời nói ngược bắc, xuôi Nam… thơ XQ xuất hiện những nghịch lý “xuối bắc,
ngược Nam”. Sự khác biệt ấy hé mở những trắc trở, éo le trong ty. Nhưng “dẫu” đã khẳng định
người phụ nữ vẫn vượt qua khó khăn, trắc trở ty để tới được bến bờ hạnh phúc.

– Dù muôn trùng cách trở là logic khách quan, trái tim ty chỉ có 1 logic riêng - “hướng về anh một
phương”

“Một”: Từ chỉ sự duy nhất, không đổi thay.


2 câu thơ đầu tạo phương hướng, hai câu thơ sau khẳng định sự khách quan của cuộc đời đều vô
nghĩa trước ty kỳ diệu. Người phụ nữ chỉ có 1 phương – phương anh.

Trong ty, phụ nữ chia cuộc đời này, vũ trụ này thành 2 phương: phương anh và “phương không có
anh”. “Phương anh” – bình yên, ấm áp. “Phương không anh” – lặng lẽ, u buồn.

- Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại

Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.

- Chỉ riêng điều được sống cùng anh

Niềm mơ ước trong em là lớn nhất


Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giấy phút nào tim đập chẳng vì anh.


Sự khẳng định nỗi nhớ thuơng về một “phương anh” đã thể hiện 1 ty bất di, bất dịch. Ty trong quan
niệm mạnh mẽ là thế nhưng tựu chung lại vẫn hết sức truyền thống, khẳng định vẻ đpẹ thủy
chung, sắt son.

=> Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh vẫn đậm dáng vóc của người phụ nữ xưa bởi những nét
đẹp truyền thống không dễ phai mờ: Đức thủy chung trước sau như một, một lòng một dạ không
thay đổi dù thời gian xa xôi, không gian cách trở.

* Khổ 7 – Ty gắn liền với niềm tin.


- Sóng là một hình tượng động, bất biến cũng “Như tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên”. Vì
vậy, cho nên sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Nếu XD mượn
biển để biểu tượng cho ty của anh:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại


Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
XQ mượn sóng là biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu nhiều
khao khát và biến động. Hai hình tượng sóng và em luôn đi đôi, sánh cặp với nhau. Sóng là em mà
em cũng là sóng. Sóng – em hòa quyện vào nhau, lúc tách ra, soi chiếu và tôn lên vẻ đẹp vừa đa
dạng vừa phong phú.
Thực chất khổ 7 hầu như điệp lại ý nghĩa của khổ 6. nếu ở khổ 6 thể hiện sự thủy chung son sắt
của người phụ nữ trong tình yêu thì tới khổ 7, thông qua hình tượng sóng, XQ đã mượn chính quy
luật khách quan của trời đất để kiểm chứng và khẳng định niềm tin vào sự thủy chung của mình,
niềm tin vào sự tốt đẹp của tình yêu, niềm tin vào bến bờ hạnh phúc và bến bờ cuối cùng của ty khi
“con sóng nhớ bờ” đã vượt qua mênh mông cách trở của đại dương trở thành con sóng tới bờ ở
khổ 7.
Giữa những ngược xuôi Nam Bắc của cuộc đời, người phụ nữ chỉ hướng về một phương duy nhất:
Nơi có anh, giống như giữa muôn vời cách trở của mênh mang biển lớn, mọi con sóng đều tha thiết
hướng tới bờ:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
+ “Trăm ngàn con sóng” là cụm từ chỉ số lượng. Dù có muôn vàn con sóng ở ngoài kia thì chúng
cũng đều tuân theo một quy luật bất di bất dịch của tự nhiên là tìm đến với bờ dù có xa xôi cách trở
bao nhiêu.
+ Mượn hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh như muốn khẳng định một điều rằng trái tim người phụ
nữ luôn hướng về người mình yêu “con nào chẳng tới bờ”. Đó không còn là cảm xúc nhất thời mà
nó đã trở thành quy luật cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua lòng chung thủy ấy cũng không
bao giờ biến đổi. Để rồi sau bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách chính lòng chung thủy sẽ
giúp con sóng tới được bến bờ mà nó thổn thức nhớ mong đến nỗi không ngủ yên cũng như đưa
em đến bên anh sau tháng ngày xa xôi cách trở.
+ Câu thơ như tiếng lòng hay nói đúng hơn là niềm tin mãnh liệt vào một cái kết đầy viên mãn cho
một tình yêu vĩnh cửu.
+ “Trăm ngàn con sóng” là cụm từ chỉ số lượng. Dù có muôn vàn con sóng ở ngoài kia thì chúng
cũng đều tuân theo một quy luật bất di bất dịch của tự nhiên là tìm đến với bờ dù có xa xôi cách trở
bao nhiêu.
+ Mượn hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh như muốn khẳng định một điều rằng trái tim người phụ
nữ luôn hướng về người mình yêu “con nào chẳng tới bờ”. Đó không còn là cảm xúc nhất thời mà
nó đã trở thành quy luật cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua lòng chung thủy ấy cũng không
bao giờ biến đổi. Để rồi sau bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách chính lòng chung thủy sẽ
giúp con sóng tới được bến bờ mà nó thổn thức nhớ mong đến nỗi không ngủ yên cũng như đưa
em đến bên anh sau tháng ngày xa xôi cách trở.
+ Câu thơ như tiếng lòng hay nói đúng hơn là niềm tin mãnh liệt vào một cái kết đầy viên mãn cho
một tình yêu vĩnh cửu.
Có thể nhận ra một cấu trúc đảo tinh tế trong 2 câu cuối của khổ 7. Nếu viết theo trật tự cú pháp
thông thường của một câu ghép chính phụ “Dù….nhưng” thì hai câu thơ sẽ là: “Dù muôn vời cách
trở - Con nào chẳng tới bờ” và như thế ý thơ sẽ thuận hơn, sự khẳng định sẽ chắc chắn, đầy lý trí.
Nhưng, XQ chọn 1 cấu trúc đảo khiến niềm tin dù gợi cảm thức mong manh, bất ổn, cảm tính thì
niềm tin vào ty vẫn hết sức chân thành, bền bĩ.
Việc nhấn mạnh hoàn cảnh trắc trở trong tình yêu, XQ khái quát bản chất trong nhận thức vẻ đẹp
của tình yêu: không phải là kết quả nhưng chính quá trình cũng trãi qua sóng gió cuộc đời, việc
lựa chọn cùng nắm tay và tin yêu vào tình yêu, chúng ta sẽ nhận lấy mật ngọt và hương sắc của
ty.
Một người phụ nữ từng đỗ vỡ, mất mát trong ty, XQ hiểu rõ cái giá của hạnh phúc trong khó khăn,
gian nan của đời thường. Tuy nhiên, XQ vẫn lựa chọn tin tưởng vào ty, bởi chỉ những giá trị chân
thành, niềm tin và sự khao khát đi đến cùng hạnh phúc chúng ta mới sống trọn vẹn những xúc cảm,
chúng ta mới đem lại hạnh phúc cho ty và cho chính mình.
Ba từ “Ở ngoài kia” như cánh tay XQ chỉ về khơi xa, nơi trăm ngàn con sóng ngày đêm không mỏi
đang vượt qua giới hạn không gian để ôm ấp bờ. Hải trình của sóng, một hải trình mạnh mẽ và
quyết liệt đi đến đích là bờ. Cũng như “em”, em vượt qua những trăn trở, giãi bày, khao khát và lo
âu suốt hành trình cuộc đời để đến bên ty của anh. Ty của em, cũng kể như 1 nét tương đồng với
sóng, em thể hiện 1 ty mãnh liệt, nồng nàn và tin yêu.
3. Khổ 8,9 – Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
*** Khổ 8: Sự lo lắng, hoài nghi của XQ trước cái hữu hạn của tình yêu.
Cuộc đời dài thế. Năm tháng qua đi (Thời gian vẫn vận động trong vô cùng)
Biển ( vũ trụ vận động, vô cảm, vô tâm.)
mây bay về xa
Hữu hạn Vô hạn
+ Cuộc đời chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi của một kiếp người, năm tháng chỉ dòng thời gian vô thủy
vô chung. Biển cả chỉ giới hạn không gian trật hẹp trong khi đó mây trời lại chỉ không gian rộng
lớn của vũ trụ. Cuộc đời tuy dài nhưng so với dòng chảy vô tận của thời gian nó chỉ là một cái
chớp mắt. Tương tự với đó, biển kia tuy rộng nhưng nếu đem so sánh với mây trời thì nó thật nhỏ
bé biết bao. Đem đặt cái hữu hạn cạnh cái vô hạn Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi lo âu trước sự phù
du của kiếp người. Rồi một ngày nào đó, anh và em sẽ không còn nữa đồng nghĩa với với việc
chúng ta sẽ không thể yêu nhau.
+ Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ
vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết,
mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu; đồng
thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ
hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ
bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa.
+ Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự
cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Yêu thương
mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của
mình vào biển lớn tình yêu – tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để tình
yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa.
*** Khát vọng tình yêu vĩnh cửu.
- Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu – tình yêu
bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình
yêu muôn thủa. - Câu thơ “Làm sao được tan ra” là một câu thơ mang cấu trúc cầu khiến, nghi
vấn thể hiện niềm mong ước da diết và hiện thực.
+ Tan ra là hi sinh, là dâng hiến, là mong được hóa thân. Tan ra thành trăm con sóng là mong ước
biến cái hữu hạn thành cái vô hạn. Xuân Quỳnh muốn vượt qua cái hữu hạn của đời người giống
như con sóng kia ngàn năm còn vỗ giữa biển lới tình yêu.
-> Đó là tiếng lòng của một tâm hồn giàu đức hi sinh và lòng cao thượng. Cuộc đời là biển lớn
tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan
niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng.
- Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ, cô đơn và ích kỷ sóng là sự tổng hòa
những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn.
- Song song với đó như một lẽ thường tình cái tôi ích kỷ nhỏ bé trật hẹp sẽ không thể tạo nên một
tình yêu đẹp. Chỉ có lòng bao dung và trái tim yêu thương vượt lên trên mọi ích kỷ tầm thường để
tạo ra một tình yêu vĩnh cửu.
=> Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại
dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Người yêu
người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu)..
III. Tổng kết.
1. Bình luận vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Qua hình tượng sóng bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn,
chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
- Từ đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm,
mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh
hoạt
- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu nhưng trên hết thể hiện 1 ty
mãnh liệt.
- Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của người phụ nữ.
- Kết cấu song hành: sóng và em

You might also like