You are on page 1of 6

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu
thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng
của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bài thơ “Sóng” được
thi sĩ sáng tác ở bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
Bài thơ là âm hưởng của những con sóng biển, ẩn vào đó là những con sóng lòng đang
khao khát tình yêu mãnh liệt.
Mở đầu bài thơ là những cung bậc trạng thái khác nhau của sóng, đồng thời đócũng là
những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ khi yêu:
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ ”
Bằng nghệ thuật đối lập, nhà thơ đã gợi lên vẻ đẹp của những con sóng biểnvới
những trạng thái khác nhau: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Nhữnglúc bão
tố phong ba thì biển “dữ dội”, “ồn ào” còn khi sóng gió qua đi, biển lạiquay trở về với
vẻ hiền hòa vốn có của mình “dịu êm” – “lặng lẽ”. Ẩn đằng sau những cung bậc trạng
thái đối lập nhau của sóng là cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó lànhững cung bậc cảm
xúc của em. Tính khí của người con gái khi yêu cũng như sóng vậy: lúc ghen tuông
hờn dỗi “dữ dội, ồn ào” khi lại thu mình trở về với vẻ nữ tính, duyên dáng “dịu êm,
lặng lẽ”. Để kết nối giữa những trạng thái đối lập giữa sóng vàem nhà thơ đã sử dụng
liên từ nối “và” làm cho những cung bậc cảm xúc ấy tuy đốilập nhưng lại rất hài hòa,
dễ thương.
Nhà thơ sd biện pháp nt nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm biển lớn của
sóng:“Sông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể”. “Sông” là không gian chật hẹp,
tù túng; “Bể” là biển, là khoảng không rộng lớn, bao la. Chính vì quá chật hẹp và tù
túng nên sông không hiểu nổi những đam mê, những khát vọng lớn lao của sóng, vậy
nên sóng đã quyết vươn ra đại dương bao la để thỏa sức vùng vẫy, để tìm thấy sức
sống mạnh mẽ của mình với những giá trị đích thực. Tình yêu của em cũng vậy, em
không cam chịu sự tầm thường, nhỏ hẹp, em muốn vươn tới cái lớn lao để hiểu sâu
hơn về tâm hồn mình, về tình yêu dành cho anh. Đây là một quan niệm mới mẻ, hiện
đại trong tình yêu: tình yêu của người con gái hiện đại không thụ động mà luôn chủ
động vươn tới những điều cao cả, vĩ đại.
Nỗi khát vọng tình yêu, luôn rạo rực trong trái tim con người và trong quan niệm của
Xuân Quỳnh là khát vọng muôn đời của nhân loại mà quyết liệt nhất là tuổi trẻ:
“ ôi! con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Tình yêu cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian và không gian.
Từ ngàn đời xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn cứ đến với tình yêu
như một chân lý ko thể thay đổi, như nhà thơ XD từng viết: “Làm sao sống đượcmà
không yêu – Không nhớ, không thương một kẻ nào”. Ngay đầu đoạn thơ thứ 2, tác giả
sử dụng thán từ “Ôi” như một tiếng nấc thổn thức khi nhận ra sự nhiệm màu của đất
trời. Cùng với đó, là nghệ thuật đối lập giữa “ngày xưa” – “ngày sau” lại càng
làm tôn thêm vẻ đẹp của sóng. Sóng là thế, muôn đời ko bao giờ thay đổi, vẫn “dữ
dội” - “dịu êm”, vẫn “ồn ào” - “lặng lẽ” như tình yêu tuổi trẻ, không bao giờ đứng
yên.
Đúng vậy, tình yêu luôn luôn song hành cùng tuổi trẻ, tuổi trẻ mãnh liệt nhất là khi
yêu, vì tình yêu mà sẵn sàng dâng hiến, sẵn sàng bất chấp tất cả. Bởi đó là giaiđoạn
đẹp nhất của đời người, giai đoạn mà người ta ví “thanh xuân như một cơn mưa rào,
dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn
mưa ấy lần nữa”. Nếu đại dương bao la vô tận mang nhịp đập của những con sóng
biển thì trong lồng ngực của tuổi trẻ lại thổn thức với muôn nhịp điệu của yêu
thương. Tình yêu là khát vọng, là ước mơ của biết bao người và tình yêu làm cho tuổi
trẻ phải “bồi hồi”, “xao xuyến”, phải nhớ nhung điên cuồng, mà chính xác hơn
phải nói là “cuộc sống này sẽ thật vô vị nếu không có dư vị ngọt ngào của tình yêu”.
Phải yêu, phải say đắm trong tình yêu, trong ánh mắt của kẻ si tình thì người ta mới
hiểu được cái cảm giác “bồi hồi” trong lồng ngực là như thế nào!
Đứng giữa biển rộng mênh mông, con người ta thường cảm thấy choáng ngợp, lo sợ
trước sự hùng vĩ của nó. Và chính điều đó, làm cho nữ thi sĩ cảm thấy băn khoăn, trăn
trở về tình yêu của mình.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Sự trăn trở, âu lo đó được thể hiện qua hai lần điệp ngữ “Em nghĩ... Em nghĩ...”, nghĩ
về “biển lớn” là nghĩ về những điều lớn lao, về nguồn gốc bí ẩn của tự nhiên là sóng;
nghĩ về “anh và em” là nghĩ về khởi nguồn tình yêu đôi lứa, nghĩ về tình yêu của
chúng ta. Sóng vì nhớ bờ mà vượt qua muôn trùng hải lý để hướng về bờ. Liệu rằng,
tình yêu của anh có đủ lớn để vượt qua sóng gió, khó khăn thử thách để luôn hướngvề
em được không? Những suy nghĩ ấy, những trăn trở ấy cuối cùng được dồn trong một
câu hỏi tu từ cuối khổ thơ “Từ nơi nào sóng lên?”. Đây cũng là câu hỏi làm tiền đề
cho những suy tư, trăn trở của nữ thi sĩ trong tình yêu ở khổ thơ thứ tư.
Mọi quy luật tự nhiên đều có sự minh chứng, lý giải từ các nghiên cứu khoa học:
Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ sự di chuyển của không khí, từ nơi có áp suất cao
xuống nơi có áp suất thấp, cũng như nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Vậy mà,
Xuân Quỳnh lại không thể lý giải được nguồn gốc của gió và đành lắc đầu bất lực:
“Em cũng không biết nữa”. “Không biết” ở đây không có nghĩa là Xuân Quỳnh
không hiểu gió bắt đầu từ đâu mà khi đứng trước sự bao la, rộng lớn của biển cả, đứng
trướcnhững băn khoăn vô định của tình yêu, người ta không thể giải thích được bằng
lý lẽthông thường. Tình yêu ko giống như một phép toán mà nó là một hiện tượng
tâm lý đầy bí ẩn, ko thể giải đáp được về thời điểm xuất phát hay nơi tình yêu bắt
đầu.
Xuân Quỳnh đưa câu hỏi mà bất kỳ người phụ nữ nào khi yêu cũng đều muốngiải đáp
nhưng thật tiếc là đến nay vẫn chưa ai có thể giải đáp được: “Khi nào ta yêunhau?”.
Chính vì không thể lý giải được nguồn gốc mà tình yêu trở nên huyền bí hơn, càng
huyền bí lại càng làm cho người ta khao khát khám phá, và càng khám phá lạicàng
thấy thiêng liêng cao quý. Hay nói đúng hơn, đối với tình yêu chân thành không toan
tính, không vụ lợi thì càng yêu càng say đắm càng khó lý giải.
Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ, mà xa cách thì nỗi nhớ lại càng da diết
hơn. Như thấu hiểu được điều đó, Xuân Quỳnh đã dành riêng cho nhân vật trữ tình
của mình một khổ thơ đặc biệt chỉ để bày tỏ nỗi nhớ:
“ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm ko ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
Qua phép đối và hình thức lặp cấu trúc: “Con sóng... Con sóng...” nhà thơ đã tạo nên
sự trùng trùng điệp điệp của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau.“Sóng
dưới lòng sâu” là những con sóng ngầm thể hiện chiều sâu, không ai thấy và
cũng khó có thể cảm nhận được, chỉ có nó mới hiểu mình đang cồn cào, da diết đến
mức nào; “Sóng trên mặt nước” là những con sóng nổi trên mặt biển ngày đêm gào
thét cùng đại dương bao la, nó thể hiện chiều rộng. Nhưng dù sâu hay rộng thì tấtcả
đều quy tụ lại tượng trưng cho tình yêu và nỗi nhớ của em dành cho anh. Sóng làem,
em chính là sóng, tuy hai nhưng là lại một, tuy một mà lại là hai. XQ đã vô cùng tinh
tế khi mượn hình ảnh sóng nhớ bờ để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữkhi yêu:
“yêu” da diết dữ dội; “nhớ” cồn cào mãnh liệt. Ta lại gặp thán từ “Ôi” thêm một lần
nữa trong lúc nỗi nhớ về bờ của sóng đang dâng trào. Bờ là đích đến cuố icùng của
sóng. Vì nhớ bờ mà sóng bất chấp không gian rộng lớn “muôn trùng sóng bể”, bất
chấp cả thời gian “ngày đêm” để vươn về bờ một cách nhanh nhất. Sóngkhao khát gặp
bờ đến độ “không ngủ được”. Nỗi nhớ một cách da diết, ko thể nàonguôi, cứ cuồn
cuộn trào dâng như những đợt sóng.
Dường như bốn câu thơ không đủ để bày tỏ nỗi nhớ, Xuân Quỳnh đã tự thêm vào khổ
thơ thứ 5 hai câu thơ nữa để hoàn thiện giai điệu nỗi nhớ trong chủ thể trữ tình của
nhân vật em:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khổ thơ được viết theo thể tăng dần, cảm xúc trong thơ được đun nóng đến tậncùng
dào dạt.... Phải nói rằng, trong tình yêu Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồngnhiệt,
đắm say lắm nhà thơ mới có thể làm được như vậy. Sự tương đồng giữa sóng và em,
giữa một hiện tượng thiên nhiên với trạng tháicon người đó là nỗi nhớ, sóng nhớ bờ
và em nhớ anh, đó là quy luật muôn đời của tìnhyêu: “ Làm sao sống được mà ko yêu/
Không nhớ, ko thương một kẻ nào” (Xuân Diệu).Nỗi nhớ thường trực mọi không gian
và thời gian, nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong ýthức mà còn len lỏi vào tiềm thức, xâm
nhập vào cả cõi mơ. Vậy nên, nhớ đến nỗi“cả trong mơ còn thức” là điều hoàn toàn dễ
hiểu!
Trong tình yêu, khoảng cách và thời gian sẽ chẳng là gì nếu chúng ta luôn nghĩ về
nhau. Đến với khổ thơ thứ 6, sau khi thể hiện nỗi nhớ một cách trực tiếp, chân
thànhkhông giấu diếm thì nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự thủy chung son sắt của mình.
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
Đầu mỗi câu thơ, thi sĩ Xuân Quỳnh đã đóng vào đó những từ chỉ sự đối lập “xuôi” –
“ngược”, “Bắc” – “Nam” như gợi lên sự gian nan vất vả cần phải vượt qua khi chúng
ta yêu nhau. Lại thêm “dẫu xuôi” – “dẫu ngược” nữa thì đã xa cách lại càngxa cách
muôn trùng. Ở đây có điều đáng ngẫm là: Người ta vẫn hay nói “vào Nam ra Bắc”,
tức “xuôi phương Nam, ngược phương Bắc” mới đúng, nhưng trong thơ XuânQuỳnh
chị lại nói ngược lại. Phải chăng nhà thơ muốn nhắn nhủ: Cuộc đời dẫu cóthế nào đi
chăng nữa thì em vẫn mãi yêu anh. Sóng gió có làm cho phương hướng đảo lộn thì
tình yêu của em vẫn hướng về một phương duy nhất – đó là“phương anh”.
Bài thơ “Sóng” ra đời khi nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng nếm trải sự đổ vỡ trongtình
yêu. Song, với người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết, yêu đời này vẫn luôn phơi phớimột
niềm tin vào tình yêu chân thành.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.”
Dẫu biết rằng, con người là hữu hạn so với sự bao la, vô hạn của vũ trụ. Hàng
trăm,hàng ngàn con sóng ở ngoài đại dương xa xôi, dù gặp muôn trùng khó khăn,
cách trở,hàng vạn hải lý xa xôi nhưng chúng vẫn luôn hướng về bờ, bờ là đích đến
cuốicùng của sóng. Và đó cũng là nghệ thuật ẩn dụ mà nữ thi sĩ mang tên Xuân
Quỳnh gửi gắm để chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái đang yêu. Sóng xa vời
cáchtrở vẫn tìm được bờ như tìm về cội nguồn yêu thương, cũng như anh và em sẽ
phải cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách thì mới có thể về bên nhau, để
sốngtrọn vẹn trong hạnh phúc lứa đôi.
Trong tình yêu, Xuân Quỳnh gặp khá nhiều khó khăn trắc trở, từng nếm trảinhững khổ
đau, cay đắng nên chị luôn dự cảm trước những giông bão cuộc đời.
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Những từ “tuy dài thế” – “vẫn đi qua” – “dẫu rộng” chứa đựng nỗi âu lo, sựngậm
ngùi. Bởi tương lai, hạnh phúc còn đang ở phía trước, chúng ta không thể biếttrước
điều gì sẽ xảy ra, vì thế việc ý thức được thời gian hữu hạn của đời ngườilàm cho nữ
thi sĩ có những băn khoăn, lo lắng, cùng những trực cảm, đắn đo về tìnhyêu là điều
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, qua ý thơ, Xuân Quỳnh như muốn nhắn nhủ đến tất
cả các bạn trẻ: Hãy cứ tin tưởng vào tình yêu, tình yêu chân thành sẽ vượt qua tất cả,
sẽ không vì những khó khăn, thử thách mà bị chia rẽ.
Có thể nói, Xuân Quỳnh đã yêu thì yêu rất mãnh liệt nhưng cũng rất tỉnh táo để nhận
thức những trắc trở, thách thức trong tình yêu. Đồng thời cũng rất tin tưởngvào sức
mạnh của tình yêu sẽ giúp ta vượt qua tất cả.
“ Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng đó
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Tưởng chừng như tin tưởng vào tình yêu chân thành là lời nhắn của Xuân Quỳnh gửi
tới tất cả chúng ta là đủ để nữ thi sĩ dừng bút tại đây, nhưng không cái tôitrữ tình của
nhà thơ không đơn giản như vậy. Chị còn mang trong trái tim bé bỏngcủa mình một
khát vọng to lớn, đó là khát vọng hòa mình vào cái chung rộng lớn, muốnđược bất tử
hóa tình yêu vào cái chung vĩnh hằng. Sóng khao khát “được tan ra” thành “trăm con
sóng nhỏ”, sóng chỉ thực sự là sóng khi được hòa vào nhịp vỗ của đại dươngbao la.
Tình yêu của em cũng vậy, nếu chỉ giữ riêng cho mình thì sẽ nhanh chóng tànphai
theo năm tháng, nếu được hòa vào biển lớn tình yêu nhân loại thì sẽ bất tử mãimãi.
Đây là một khát vọng vô cùng nhân văn của nhà thơ, một khát vọng mãnh liệt,
thathiết của người phụ nữ với trái tim đôn hậu, chân thành đầy trực cảm.
Qua hình tượng sóng nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung, chúng ta cảm nhậnđược
vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng của người con gái khi yêu. Họ chủ động bàytỏ
những khao khát, những mong muốn, những rung động của mình trong tình
yêu,không giấu giếm, không che đậy. Đó là nét hiện đại, là quan niệm mới mẻ của
ngườiphụ nữ trong thời đại mới. Chúng ta đã có một núi Vọng Phu, một hòn Trống
Máitượng trưng cho sự thủy chung, son sắt trong tình yêu thì nay lại có thêm “Sóng”
để tô thêm cho bức tượng đài sừng sững về tình yêu.

You might also like