You are on page 1of 9

SÓNG

I. Khổ 1
MB:
Xuân Quỳnh (1942-1988) là 1 trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại VN. XQ
đã mang đến cho bạn đọc một tình yêu vừa nồng nhiệt, táo bạo, tha thiết, nhẹ nhàng vừa giàu trực
cảm, sâu lắng, suy tư. Trong đó, bài thơ “Sóng” được viết năm 1967 in trong tập “Hoa dọc chiến hào”
(1968) đã thể hiện rõ phong cách thơ ấy của chị. Bài thơ là trái tim, là lời tự bạch của người phụ nữ
đang yêu với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, vừa phong phú, phức tạp, vừa sôi nổi thiết tha cùng với
đó là hình ảnh con sóng ẩn dụ cho tâm trạng của con người đang yêu được thể hiện bằng 1 cái nhìn hết
sức mới mẻ. Điều đó có thể thấy ở đoạn thơ sau:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
TB:
1. Vị trí CNC
- Đoạn thơ thuộc khổ thứ 1 của bài thơ là lời tự bạch êm đềm đầy nữ tính những cũng rất táo bạo
về quan niệm mới mẻ trong tình yêu
2. Phân tích
- Bài thơ được mở ra bằng những câu thơ ngũ ngôn kết hợp với chuỗi từ láy được tổ chức theo lối
tương phản trong 1 dòng thơ, theo lối tương đồng giữa hai dòng thơ cùng với hình thức NT điệp
cấu trúc đã miêu tả theo lối khái quát mà chân thực những cung bậc tự nhiên khác nhau của
“Sóng”.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
- Con sóng luôn mang trong mình những mặt đối lập. Khi bão tố, biển động sóng trào mạnh mẽ,
dữ dội; khi trời êm, bể lặng sóng chỉ dịu êm, lặng lẽ.
- Song người đọc nhận ra câu thơ không chỉ tả sóng mà đằng sau sự bất ổn của sóng là những thổn
thức của hồn người. Trong con người nhà thơ, người phụ nữ có cái gì đó không bình lặng, luôn
trăn trở day dứt. Chị đã phả hồn mình vào sóng để cho nó không còn là sóng nữa mà cựa quậy,
sống động hẳn lên. Phải chăng đó chính là tình yêu của “em”, có lúc khát khao cháy bỏng, lúc
mãnh liệt dạt dào, lúc lại dịu êm lặng lẽ như đi vào chiều sâu của sự trân trọng, nỗi nhớ thương.
 Hai câu thơ chính là những khám phá đầu tiên về sóng và cũng như là về em. Nó như một
lời tự thú, tự bạch êm đềm về khí chất táo bạo của nhà thơ.

- Hai câu thơ sau được mở đầu bằng những hình ảnh tượng trưng
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- “Sông” tượng trưng cho không gian chật hẹp, tù túng
- “Bể” tượng trung cho không gian sâu rộng, khoáng đạt
 Hai hình ảnh được đặt trong mqh tương quan đối lập như một sự lí giải, cắt nghĩa cho lựa
chọn của sóng. Con sóng ấy không bình yên, không bằng lòng với không gian tù túng nên
“sóng” đã “tìm ra tận bể”. Biển cả rộng lớn, mênh mông mới có thể hiểu thấu được tâm tư
của sóng và ở đó sóng mới có thể biểu hiện mình. Tính cách ấy của sóng cũng như bản lĩnh
chủ động, tính chất kiêu hãnh của người con gái khi yêu. Họ không chấp nhận những tình
cảm tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn biết vươn tới những chân trời cao rộng để đồng cảm với
mình. Cụm từ “không hiểu nổi – tìm ra tận” đã cho thấy sự chủ động, mãnh mẽ của người
con gái khi yêu.
LH: Người đọc có thể thấy những bước chân xăm xăm của Thúy Kiều thuở trước mà Hoài Thanh từng
bảo khiến cho bao thiếu nữ Việt Nam trước TK 20 phải giật mình, sửng sốt.
Đó là một nét mới trong quan niệm về tình yêu và về người phụ nữ trước thời đại mới: luôn khao
khát tình yêu nhưng không cam chịu, nhẫn nhục và họ sẵn sàng từ bỏ nơi dòng sông chật hẹp, tù túng để
tìm ra bể lớn, tìm đến chân trời rộng lớn, tìm tình yêu đích thích
 Đó cũng là khát vọng chân chính của tuổi trẻ, của muôn đời. Hành trình tìm ra bể của sóng
cũng là hành trình của những người phụ nữ được giải phóng. Họ sẵn sàng từ bỏ nơi dòng
sông chật hẹp của tình yêu vị kỉ để đến với chân trời bao la của tình yêu chân chính. Ra đến
bể rộng sóng mới được là chính mình, mới tìm thấy sức mạnh cũng như khát khao của nó.
Con người cũng vậy, tình yêu chính là sự tự nhận thức, tự vươn tới những cái cao rộng lớn
lao.
3. Nhận xét
- Bằng sự kết hợp giữa các hình ảnh mang tính chất đối lập đã cho người đọc thấy được một quan
niệm mới mẻ trong tình yêu của người phụ nữ trước thời đại mới.

II. Khổ 2
MB:
- Tg, gt tp
- ND: khám phá thú vị, mới về sóng
TB:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Khổ thơ được bắt đầu bằng từ cảm thán “Ôi” vừa như khẳng định vừa dồn chứa cảm xúc mãnh
liệt. “Ngày xưa – ngày sau” là trạng ngữ chỉ thời gian, tác giả đã không viết “xưa nay” mà viết
“xưa sau” gợi một quá khứ rất xa, 1 khoảng tg rất dài cùng cách nói “vẫn thế” đã cho thấy sự
khám phá mới về sóng:
+ Chừng nào còn biển thì vẫn còn sóng vỗ và nhịp sóng vỗ như nhịp đập bồi hồi trong trái tim
của biển. Sóng là hiện tượng tự nhiên vĩnh hằng, bất diệt, không thay đổi cũng không tiêu
vong qua thử thách của thời gian
- Hai câu sau như một lời khẳng định: chừng nào còn tuổi trẻ, con người vẫn còn khát vọng tình
yêu
LH: Ông hoàng Xuân Diệu đã từng nói “Hãy để trẻ em nói cái ngon của kẹo, hãy để tuổi trẻ nói hộ
tình yêu”. Phải chẳng chỉ có lồng ngực khỏe khoắn của tuổi trẻ cùng với những đam mê nhiệt huyết
mới đủ sức chứa hết cái dạt dào, rạo rực, mãnh liệt của tình yêu.
- Từ láy “bồi hồi” – tâm trạng xôn xao, miên man của cõi lòng khi yêu như từng đợt sóng ngoài
đại dương ngàn năm còn vỗ mãi

 Như vậy từ quy luật vĩnh hằng của sóng nhà thơ khẳng định niềm khát khao tình yêu là
quy luật muôn đời trong trái tim của những người trẻ tuổi đã khiến cho tình yêu được cảm
nhận sâu sắc, toàn vẹn hơn.

III. Khổ 3, 4
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
- Giọng thơ từ khẳng định đầy tự tin đã chuyển sang suy tư khiến cho người đọc hình dung về một
người phụ nữ đứng trước biển quan sát sóng và cũng như đang khám phá chính mình
- Lời thơ “Em nghĩ” gắn với “anh em”, “biển lớn” cho thấy nhân vật trữ tình đang đắm chìm
trong suy tư để tìm hiểu về nguồn gốc của sóng và tình yêu:
Bao đôi lứa, bao thế hệ yêu nhau đã tự tìm hiểu, cắt nghĩa về tình yêu. Tình yêu là gì? Nó bắt đầu từ đâu?
Vì sao ta yêu nhau? Bởi tình yêu là một hiện tượng tâm lí đặc biệt, là những rung động tình cảm có
tính chất bí ẩn và không có câu trả lời chính xác, đầy đủ. Các cụ ngày xưa đã từng trăn trở:
“Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này?
Xuân Diệu cũng từng băn khoăn “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” thì nay đến lượt Xuân Quỳnh day
dứt và cố gắng đi tìm lời giải đáp. Người đọc lại một lần nữa nhận thấy sự tương đồng giữa sóng và em.
“Sóng bắt đầu từ gió” – nơi khởi nguồn của sóng và gió đã gợi một quy luật tự nhiên XQ như tìm được
cội nguồn của tình yêu mà bao nhiêu thi nhân bấy lâu bất lực “Gió bắt đầu từ đâu?”, gió đến từ nơi nào
“Em cũng không biết nữa”. Xuân Quỳnh đã thú nhận thành thực sự hiểu biết hạn hẹp của mình về sóng,
đó cũng là 1 lời tự thú ngây thơ, bối rối, đáng yêu mà không hề đáng trách pha chút bất lực của nhà thơ và
em cũng không biết “Khi nào ta yêu nhau”.
- Hai câu hỏi tu từ liên tiếp cho ta thấy trong cảm nhận của Xuân Quỳnh, tình yêu cũng như
sóng biển, gió trời không thể nào hiểu hết được
Tình yêu cũng hồn nhiên, tự nhiên như thiên nhiên, cũng khó hiểu và nhiều bất ngờ như thiên nhiên.
Đây cũng là một cách lí giải cho tình yêu đầy nữ tính của XQ: Người phụ nữ thường ít triết lí khi yêu,
họ thường yêu bằng cả trái tim nhân hậy với nhịp đập hồn nhiên muôn thuở, họ sẵn sàng từ bỏ sự duy lí
khô khan lạnh lùng để đối lấy bao nhiêu tha thiết, ân tình chở che cho một tình yêu đích thực.
- Nhịp thơ lúc 2/3, khi 3/2 gợi những dằn vặt, trăn trở trong lòng nhân vật trữ tình. Người phụ
nữ không yêu hời hợt mà luôn thao thức, lo lắng yêu hết mình và yêu bằng cả trái tim mình

IV. Khổ 5,6


1. Khổ 5 – nỗi nhớ của người con gái khi yêu
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Bản chất của tình yêu là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của 1 trái tim trong thơ ca cổ kim đông tây đã có không biết
bao nhiêu cách, bao nhiêu lời để diễn tả, ca dao xưa đã từng viết:
“Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
-
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy đã được XQ bộc lộ một cách hồn nhiên, tự nhiên qua hình ảnh con sóng
- Bốn câu thơ đầu nhà thơ miêu tả con sóng qua nhiều điểm nhìn ở vị trí khác nhau “dưới lòng sâu
– trên mặt nước” được đặt trong thời gian “ngày đêm”.
 Từ đó phát hiện sóng vỗ bờ miên man ngày đêm vô hồi vô hạn là vì “Ôi con sóng nhớ bờ”.
Con sóng đã được nhân hóa trở nên có hồn cũng nhớ khắc khoải, da diết. Nỗi nhớ của
sóng cũng được so sánh với nỗi nhớ của con người khiến cho nó trở nên tha thiết rạo rực.
“Người đàn bà tự hát” trong 1 lần tâm sự với bạn bè đã thú nhận rằng: “Tôi có một tình yêu
rất sâu, rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu hết được phải luôn mang nó trong lòng ngày
đêm không ngủ được”. Đó là một nỗi nhớ mạnh mẽ, mãnh liệt.
Song mượn sóng để diễn tả nỗi nhớ thôi chưa đủ, chưa thỏa cho nên tác giả đã trực tiếp thông
qua hình tượng “em” để khắc họa nỗi nhớ
- Ý thơ rõ ràng, không có gì là mới, sóng nhớ bờ đến nỗi “ngày đêm không ngủ được” cũng như
em nhớ anh “Cả trong mơ còn thức”. Cô gái nhớ người yêu đến mức trong giấc mơ hình ảnh
người yêu vẫn hiện diện trong tâm hồn, không hề lắng xuống mà mạnh mẽ, khôn nguôi.
- Nhờ sự biểu hiện ý nghĩa tương đồng hai hình tượng sóng và em, tg đã chuyển từ cách nói
biểu tượng sang trực tiếp nhằm bộc bạch nỗi lòng của người con gái đang yêu. Đó cũng là
nỗi lòng của tác giả, của chủ thể trữ tình.
 Ý thơ được lặp lại nhưng thái độ, tình cảm đã khác, đó là tiếng nói đầy bạo dạn mà vẫn
chân thành, mạnh mẽ mà đầy yêu thương. Thế mới biết nỗi nhớ trong tình yêu của XQ
càng trở nên da diết, cuồn cuộn, dạt dào như những lớp sóng biển vô hồi vô hạn
 Như vậy bằng cách sử dụng song hành 2 hình tượng sóng và em, khổ thơ đã diễn tả thật xúc
động, chân thành nỗi nhớ mãnh liệt, thổn thức của người phụ nữ đang yêu. Việc đưa thêm
hình tượng em đã khiến cho khổ thơ có một sự biến đổi bất thường về mặt cấu trúc tạo ra
một khổ thơ duy nhất trong toàn bài có 6 câu thơ. Sự phá vỡ khuôn khổ, cấu trúc, kéo dài
khổ thơ nói về nỗi nhớ đã cho ta thấy được sự táo bạo, mới mẻ trong tình cảm của người
phụ nữ dám dứt khoát từ bỏ tình cảm nhỏ hẹp, vị kỉ để tìm đến chân trời rộng lớn của tình
yêu chân chính.

2. Khổ 6 – Sự thủy chung


“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Không dừng lại ở đó nỗi nhớ anh trong trái tim người phụ nữ còn bao trùm cả không gian (dẫn thơ)
- Vẫn bằng những câu thơ dùng lối diễn đạt trực tiếp, XQ đã nói lên được 1 cách giản dị, chân
thành mà không hề giấu diếm những khát vọng tình yêu cuồng nhiệt của một trái tim sôi nổi
– một điều hiếm thấy trong văn học Vn trước đây
 Đó là một tình yêu hết mình luôn đòi hỏi sự duy nhất tuyệt đối, sự gắn bó thủy chung,
em chỉ nhớ tới anh như sóng chỉ nhớ tới
- Độc đáo – trong cách diễn đạt – con gái, dễ thương:
Trong Tiếng Việt, người ta thường nói xuôi Nam, ngược Bắc chứ không mấy ai nói “xuôi Bắc,
ngược Nam” như chị.
+ Những đó là một sự nhầm lẫn rất Xuân Quỳnh vì trong trạng thái nhớ nhung tràn ngập, chị như
không còn để ý để câu chữ, cú pháp nữa mà cứ để mặc cho nỗi lòng tự nhiên vươn trải
+ Cách nói này cũng mang đậm một dấu ấn lịch sử tâm lí. Vào thời điểm chị viết bài thơ cũng là
khoảng thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ, lúc đó người Việt quan niêm về Nam là đi về
hướng có kẻ thù nên “ngược”, về Bắc là về với cội nguồn, với tự do nên là “xuôi”
+ Sự vận động trái chiều xuôi ngược ấy không chỉ gợi tác giả về sự xa cách vời vợi giữa 2 miền
đất nước ở không gian địa lí mà còn là những trở ngại, thách thức về tâm lí tình cảm con người
trong tình yêu
Những dòng thơ tự biểu hiện mình của nv trữ tình được diễn đạt bằng câu chữ mang sắc thái giả
định
- Điệp từ “Dẫu” như khẳng định sức mạnh thời gian sẽ giúp con người vượt qua trở ngại về địa lí
cũng như khoảng cách tâm lí
- Từ “em nghĩ” lại 1 lần nữa xhien thể hiện tình cảm, bản lĩnh và lòng tin của XQ
 Câu thơ như 1 lời thề, lời tự nguyện đính ước với người yêu xuất phát từ đáy lòng của nhà
thơ. Dù ở nơi nào, dù trong hoàn cảnh nào, dù cuộc đời và lòng người có nhiều biến động thì
em vẫn chỉ có một tình yêu duy nhất dành cho anh.
 Khổ thơ đã đặt ra nhiều thử thách, lắm cách trở nhưng trái tim vẫn luôn hướng về một
phương. Tình yêu chính là sức mạnh giúp con người chiến thắng tất cả, khoảng cách không
gian càng xa xôi thì sự thủy chung càng son sắt. Điều đó hoàn toàn phù hợp với trái tim đầy
khao khát của XQ bởi khi chỉ có sóng và em, chị đã thầm thì tâm sự với người yêu một cách hết
sức cảm động.
“Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào chẳng đập vì anh”
 Lời thơ giản dị, giọng điệu thơ đằm thắm mà ý tình sâu sắc, cảm động.

V. Khổ 7,8,9
1. Khổ 7 – Niềm tin vào hạnh phúc
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Nỗi nhớ của một tình yêu thủy chung càng thêm sâu sắc, bền chặt bởi nó bắt nguồn từ 1 niềm tin, niềm
hi vọng lớn của XQ. Chị viết bài thơ này vào năm 1967 khi chị đã đổ vỡ trong tình yêu song chị vẫn hồn
nhiên, tha thiết yêu đời, vẫn ấp ủ bao hi vọng, vẫn phơi phới niềm tin vào hạnh phúc vào tương lai.
Chị chưa bao giờ thôi coi tình yêu là cứu cánh, là sự cứu rỗi, chưa bao giờ thôi khát vọng được sống
hết mình với thứ tình cảm nhân bản ấy. Chị đã từng rất thành thực: “Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được
1 người tôi sẽ yêu anh ta nhiều hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm tôi yêu anh dẫu ngàn lần đắng cay”.
 Chị vừa tự động viên an ủi mình, vừa tin vào cái đích cuối cùng của 1 tình yêu lớn. Niềm
tin chính là đôi cánh giúp tình yêu vượt qua muôn vàn cách trở
- 2 câu đầu: Xuân Quỳnh lại quay về với biển cả nhưng không phải là để chất vấn nguồn gốc của
sóng, của tình yêu nữa mà là để cất lên niềm tin. (dẫn thơ)
+ 2 chữ “đại dương” – sự vô cùng, vô tận của biển cả, của yêu thương, của vũ trụ bao la
+ Cách nói “trăm ngàn” là cách ước lượng hóa: Mọi con sóng dù “dưới lòng sâu” hay “trên
mặt nước”, dù dữ dội ồn ào hay dịu êm lặng lẽ, dù ngày hay đêm thì vẫn là con sóng miên man,
dạt dào trong cuộc hành trình tìm về với bờ quen thuộc. Từ hành trình tìm về bờ của sóng tác giả
đã liên tưởng đến hành trình tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ.
- 2 câu sau – lời khẳng định
+ Câu thơ đầu như 1 lời khẳng định “Con nào chẳng tới bờ”, câu thơ thứ 2 như một điều
kiện “Dù muôn vời cách trở”
 Đó là 1 cách viết tinh tế làm cho ý thơ trở nên đầy ắp niềm tin mãnh liệt về những con
sóng. Sóng dù gặp muôn vời những khó khăn, cách trở nhưng nó vẫn một lòng một dạ hướng
tới bờ, vượt qua mọi trở ngại về không gian, thời gian giống như trong tình yêu những cặp
tình nhân nhờ tình yêu chân chính sẽ vượt qua được trở ngại, gian nan
+ “muôn vời” – từ dùng đắt, gợi cảm -> liên tưởng đến những gian nan, cách trở mà con sóng
và người phụ nữ phải vượt qua để đến với bờ. Đó là niềm tin vào một tình yêu lớn chân thực
và mạnh mẽ
2. Khổ 8 – Dự cảm, âu lo
Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã từng nhận xét về thơ XQ: “Ở đó trái tim thơ của XQ là cánh chim chuồn
báo bão cứ chao đi chao về mệt nhoài giữa biển đông và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa
bình”
 Quả thật ở khổ thơ trước chị viết với tất cả niềm tin yêu vô bờ bến nhưng ở khổ thơ này lại
đầy ắp những âu lo, dự cảm. Trong cuộc đời, chị lo nhiều thứ: cơm áo, bom đạn, bão giông,
tổ ấm không bình yên, lo già… lo âu dường như đã trở thành bản năng trong chị.
 Ở bài thơ này thế giới của không gian, thời gian được XQ đặt cạnh nhau trong sự tương
phản và đối lập với cái hữu hạn của kiếp người để thể hiện nỗi lo
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
- “Cuộc đời” và “năm tháng”, “biển rộng” và “mây trời” cùng kiểu câu điều kiện “tuy vẫn –
dẫu vẫn” kết hợp với các tính từ “dài – rộng xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh.
Nhà thơ đặt cái hữu hạn của kiếp người vào cái vô hạn của thời gian để thấy mình thật nhỏ bé, mong
manh. Cuộc đời của mỗi người có thể là dài nhưng năm tháng vẫn cứ đi qua, biển dẫu rộng nhưng vẫn
không níu nổi một đám mây bay về cuối chân trời. Giống như vậy trong dòng thời gian bất tận giữa biển
trời bao la cuộc đời con người chỉ là 1 thoáng phù vân
 Từ đó nữ sĩ đã thể hiện một nhận thức: Tình yêu dẫu có chung thủy mãnh liệt đến đâu cũng
không phải là vĩnh viễn, nó có thể đổi thay “Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”.
 Với người phụ nữ nỗi lo âu về sự tàn phai của tuổi trẻ, của nhan sắc, của tình yêu luôn
thường trực nhưng chính XQ đã từng viết cho LQV
“Em cảm thấy già rồi, già về thể chất đã đành nhưng em lại còn già về sự yên phận của đàn
bà, về những sự nhỏ nhen tầm thường của đời sống. Em nhìn mặt em trong gương em thấy
em không xứng với anh”. Thế mới biết hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó có nhan sắc và tình yêu, Điều đó cũng cho thấy tình yêu có sức mạnh vô biên
nhưng cũng mong manh
“Lời yêu mong manh như làn khối
Ai biết lòng anh có đổi thay”
- Câu thơ cuối với hình ảnh “Mây vẫn bay về xa” cũng như ám ảnh con người
Phải chăng vì biết trước không có gì là vĩnh viễn “Hôm nay yêu mai lại đã xa rồi” nên anh cũng như
đám mây trời phiêu du kia bay về bến bờ khác dù vòng tay em có rộng như biển, có dài như sông cũng
không thể nào níu giữ được chàng trai trong vòng tay ấy. Chính sự nhạy cảm và day dứt này của XQ đã
làm cho hồn thơ của chị trở nên tha thiết, mạnh liệt hơn bao giờ hết.
3. Khổ 9 - Ước muốn hòa nhập nhằm bất tử hóa tình yêu
Dự cảm về sự mong manh của cuộc sống, Xuân Diệu đã chọn cách sống vội vàng, giục giã, XQ lại khao
khát 1 tình yêu bất tử.
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Mở đầu bài thơ là hình ảnh con sóng bỏ bờ để tìm ra bể lớn thì đến đây sóng như đã hoàn thành ước
nguyện của đời mình và…
- “em” thì khao khát “Làm sao được tan ra”
+ 2 chữ “Làm sao” diễn tả những trăn trở, băn khoăn, mong mỏi, khát khao mãnh liệt được
hòa nhập, sống hết mình cho tình yêu chân chính, cao đẹp của người phụ nữ.
 Không có một tình yêu cuộc sống tha thiết, không có sự đam mê đến tột cùng, không có sự
thủy chung thì không có những câu thơ như vậy. Trong ước mong vẫn có chút băn khoăn
bởi chị hiểu 1 điều thật đơn giản “Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ bình yên”
+ Hai chữ “tan ra” có nhiều cách hiểu

 “Tan ra” không phải là mất đi, không phải là đi vào cõi hư vô mà là khát khao được hóa
thân vào hàng trăm con sóng nhỏ, biển lớn, tình yêu vĩnh hằng để bất tử hóa tình yêu, để
ngập tràn trong hạnh phúc. Đó phải chăng là 1 cách để con người vượt qua những giới hạn
mong manh của đời người.
 “Tan ra” là để vượt qua giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu –
biểu hiện của sự hòa nhập tuyệt đối, để được sống hết mình với tình yêu
LH: Cũng nói về khát vọng này, XD đã từng khao khát “Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em”, XQ
thì nhẹ nhàng, nữ tính hơn “tan ra” song người đọc vẫn cảm nhận được khát vọng yêu hết mình, sống hết
mình của chị

- 2 câu sau khép lại đoạn thơ như 1 lời kết cho 1 quan niệm về 1 tình yêu hoàn mĩ “Giữa biển lớn
tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”.
+ XQ đã đặt “biển lớn” – không gian vô tận bên cạnh “ngàn năm” – thời gian vô cùng khiến cho
ý thơ trở nên mênh mông như tình yêu nối dài không dứt
Đúng là khi hòa nhập vào biển lớn tình yêu của nhân loại thì tình yêu của mỗi cá thể sẽ không còn cô
đơn, không còn mong manh mà sẽ bất tử, trường tồn
Sự trường tồn với thời gian, không gian đó khiến cho nỗi day dứt về sự hữu hạn với những mong
manh của cõi người dường như tan biến
 Lúc này chỉ còn sóng vỗ bờ và sóng còn vỗ là còn yêu, là còn tồn tại và em sẽ còn yêu anh “Ngay
cả khi chết đi rồi”

You might also like