You are on page 1of 6

SÓNG

Xuân Quỳnh
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
- Hồn thơ của một người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa trong sáng, chân thành
vừa da diết hướng về hạnh phúc đời thường.
- Mảng đề tài được Xuân Quỳnh hướng đến bao gồm tình yêu, người phụ nữ
và thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
- Là thành quả của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình)
- Thuộc thể thơ năm chữ
- Sự kết hợp đan cài, hoà quyện giữa hình tượng “sóng” và “em” qua đó thể
hiện chân thực, tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bốn khổ thơ đầu: Nhận thức về bản thân và những khát vọng trong
tình yêu của chủ thể trữ tình
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Hai câu đầu của khổ 1 miêu tả những trạng thái chân thực của sóng đồng
thời gợi sự liên tưởng sâu xa đến những tính cách, cảm xúc của người phụ
nữ khi yêu.
- Hàng loạt tính từ đối lập lần lượt xuất hiện với sự đan xen giữa các thanh
bằng – trắc “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” đã mô phỏng hình ảnh
của sóng lúc thì mạnh mẽ, cuồn cuộn dâng trào khi lại lăn tăn, miên man ru
vỗ bờ bãi.s
- Liên từ “và” có giá trị kết nối những trạng thái đối lập của con sóng đồng
thời gợi sự liên tiếp của từng lớp sóng trên đại dương bao la.
- Hình tượng “em” hiện lên một cách gián tiếp thông qua hình ảnh sóng.
- Những tính từ đã liệt kê gợi ra những nét trạng thái tâm lí và cung bậc cảm
xúc thất thường trong tình yêu của người con gái, lúc thì nồng nàn, cháy
bỏng khi lại im lặng, dửng dưng, khi da diết, nhớ nhung nhưng lắm lúc lại
giận hơn vô cớ.
- Liên từ “và” một lần nữa như thực thi sứ mệnh đồng hiện nhiều sắc thái đối
lập đầy phức tạp, mâu thuẫn của người con gái khi yêu.
 Qua việc diễn tả những trạng thái biến động bất ngờ trong tâm lí của
người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện khát vọng được thấu hiểu, chia sẻ
trong tình yêu một cách đầy tinh tế.
*Liên hệ:
Như Kaputikian từng diễn tả tâm lí phức tạp của người phụ nữ trong bài thơ
“Em bảo anh đi đi”:

Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội đi ngay?

Ôi lời nói gió bay


Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?
- Hai câu thơ sau, hình tượng sóng được gắn với hành trình từ sông ra bể -
dòng chảy tất yếu của mọi dòng sông.
- Nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” làm cho lời thơ có
nhiều cách hiểu:
+ Ở sông, “sóng” không được làm chính mình nên phải tìm ra bể
+ Sông không hiểu được sóng
 Dù hiểu theo cách nào cũng có thể thấy rằng “Sông” tượng trưng cho
không gian nhỏ hẹp, tù túng và “bể” lại là biểu trưng cho sự mênh mông, tự
do. Vậy nên, “sóng” đã chủ động khước từ một nơi bị giới hạn để đến với
chân trời chờ đợi lớn lao hơn.
- Hành trình vượt bể của sóng mang theo nhiều khát vọng lớn lao như khát
vọng được là chính mình, được tự do trong tình yêu và cả mong muốn được
thấu hiểu – cội nguồn của yêu thương.
 Mượn hình tượng “sóng”, thi nhân đã thể hiện khao khát vươn tới sự
mạnh mẽ, lớn lao, phóng khoáng trong tình yêu của người phụ nữ.
- Nếu như ở khổ 1, sóng được tái hiện trong phạm trù không gian thì đến khố
thứ 2, sóng lại được soi chiếu trong trục thời gian:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Các cụm từ “ngày xưa” – “ngày sau” nhấn mạnh sự xuyên suốt của thời
gian từ quá khứ đến hiện tại kết hợp cùng “vẫn thế” như một sự khẳng định
về tính vững bền cho những cơn sóng trên biển đồng thời cũng chính là
khao khát trong tình yêu.
- Trên thực tế, biển là một thế giới vô biên với vô vàn những con sóng vĩnh
viễn xao động. Mượn quy luật tất yếu này, Xuân Quỳnh đã tinh tế lồng
ghép các nét nghĩa ẩn dụ cho câu thơ để từ đó tình yêu cũng giống như
sóng, mãi trường tồn với thời gian.
- Từ láy “bồi hồi” diễn tả cảm giác rạo rực, cháy bỏng trong khao khát yêu
đương mãnh liệt.
*Liên hệ: Cảm giác này thật giống với ông Hoàng thơ tình từng thú nhận:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào!”
(Xuân Diệu – Bài thơ tuổi nhỏ)
 Khát vọng tình yêu được đặt trong trục thời gian của vũ trụ như một sự
khẳng định trường tồn về mong muốn được yêu thương.
- Khác với hai khổ đầu, hai khổ tiếp theo hình tượng “em” không ẩn mình
sau sóng mà hiện diện trực tiếp giữa đại dương để bộc bạch những băn
khoăn, trăn trở của “em” về “sóng”, “gió” và tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Điệp ngữ “em nghĩ” kết hợp cùng ba câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm suy tư
về nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tự nhiên cùng tình yêu.
- Với câu hỏi về “sóng”, nhân vật “em” nhanh chóng tìm thấy câu trả lời cho
mình theo một quy luật tự nhiên “Sóng bắt đầu từ gió”, theo đó, việc gió
thổi sẽ làm cho mặt nước biển xao động, tạo thành từng con sóng.
- Tuy nhiên, khi tìm kiếm nguồn gốc của “gió” và cả “tình yêu”, nữ thi sĩ lại
không thể tìm kiếm được căn nguyên của nó. Bởi lẽ, “gió” và “tình yêu”
giống nhau ở chỗ đều là những thứ vô hình, khó nắm bắt. Vậy nên không
thể nào dùng lí trí để cắt nghĩa mà phải cảm nhận bằng trái tim.
*Liên hệ: Không chỉ có Xuân Quỳnh đi tìm định nghĩa về tình yêu, nhiều
nhà thơ cũng từng khao khát muốn hiểu thấu về điều đó nhưng dường như
câu trả lời nhận lại đều có điểm tương đồng chính là không thể lí giải chính
xác bằng ngôn từ. Như Xuân Diệu từng viết:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió đìu hiu…”
(Vì sao – Xuân Diệu)
Hay Tagor cũng từng định nghĩa tình yêu trong sự trừu tượng, mơ hồ: “Yêu
là tên gọi khác của sự hiểu nhau”
 Những trăn trở của Xuân Quỳnh như một biểu hiện chân thật rằng
những vấn đề thiêng về cảm xúc đều rất khó lí giải, trong đó có tình yêu.
Tình yêu – một thứ tình cảm vô cùng kì diệu, vậy nên khi yêu rất cần lí trí
nhưng để có thể tri nhận tình yêu một cách trọn vẹn bằng thì chúng ta phải
dùng cảm xúc của trái tim.
2. Ba khổ tiếp theo: Nhân vật trữ tình thông qua sóng để tự biểu hiện
những nỗi niềm. cảm xúc của người con gái khi yêu
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
- Điều khác biệt trong đoạn thơ này là số câu có dôi ra so với các khổ thơ còn
lại. Đây là một dấu hiệu cho thấy nỗi nhớ da diết, dâng trào trong nỗi lòng
của “em”.
- Điệp ngữ “con sóng” kết hợp cùng nghệ thuật đối lập “dưới” – “trên”,
“lòng sâu” – “mặt nước” nhấn mạnh nỗi nhớ dàn trải, bao nhiêu con sóng
ứng với bấy nhiêu nỗi lòng.
*Liên hệ: Câu thơ này làm ta liên tưởng đến nỗi nhớ của Huy Cận trước
cảnh sông nước mênh mông:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
- Nghệ thuật nhân hoá “con sóng nhớ bờ” kết hợp điệp từ “nhớ” cùng với
thán từ “ôi” và cụm từ chỉ thời gian liên tục “ngày đêm” càng làm cho tiếng
lòng thi nhân trở nên tha thiết, nỗi nhớ không chỉ bao phủ không gian mà
còn tràn ngập cả thời gian.
*Liên hệ: Dường như nỗi nhớ đã trở thành một cảm xúc quen thuộc trong
tình yêu, từ xa xưa, ông cha ta đã trải lòng qua những câu ca dao ngọt ngào:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
- Mượn hình tượng “sóng” để nói lên nỗi nhớ nhưng chưa đủ, “em” đồng
hiện để cất lên tiếng lòng. Câu thơ “Cả trong mơ còn thức” như một lời bộc
bạch về nỗi nhớ hiện hữu trong từng ý nghĩa, nhịp thở bao trùm cả tiềm
thức và đi cùng với đó là những thấp thỏm. lo âu của người con gái trong
tình yêu, luôn suy diễn về những tương lai có thể xa cách. Như Xuân
Quỳnh từng viết:
“Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay”
 Có lẽ xuất phát từ quá khứ không mấy vẹn tròn mà nỗi ám ảnh về sự đổ
vỡ vẫn tồn tại trong suy nghĩ của Xuân Quỳnh. Nhà thơ mượn hình tượng
sóng để thể hiện nỗi nhớ nhung đồng thời cũng bộc lộ cả những lo âu trong
tình yêu đôi lứa.
- Đến với khổ thơ thứ sáu, Xuân Quỳnh khẳng định về sự thuỷ chung trong
tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Nghĩ về anh – một phương”
- Một lần nữa, thi nhân mượn phạm trù không gian để tái hiện nỗi lòng của
mình. Điệp từ “dẫu” kết hợp với các cặp từ đối lập “xuôi” – “ngược”,
“phương Bắc” – “phương Nam” để gợi lên sự xa cách trong tình yêu.
*Như chính nhà thơ từng viết:
“Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc”
(Sân ga chiều em đi – Xuân Quỳnh)
- Nhận thức về sự xa cách trong tình yêu luôn khiến Xuân Quỳnh hiểu rõ một
điểu rằng khoảng cách về địa lý chính là một trong những trở lực của tình
yêu.
- Tuy nhiên, trong lời thơ của mình, Xuân Quỳnh cũng đã mạnh mẽ khẳng
định mọi khó khăn, trắc trở trên sẽ không là gì cả khi con người giữ trọn
lòng thuỷ chung.
- Nỗi nhớ ở khổ năm bây giờ đã chuyển thành động từ “nghĩ”, biểu hiện cho
sự thay đổi từ cảm xúc sôi nổi, dâng trào sang suy tư, lắng đọng của chiều
sâu tư tưởng.
- Bên cạnh đó, cụm từ “một phương” như nhấn mạnh thêm cho sự kiên định
của người con gái, chỉ nhìn về một hướng – hướng có anh, hướng có tình
yêu và hạnh phúc. Và với nhân vật “em”, những hướng còn lại đều tồn tại
sự u buồn, lãnh lẽo của cô đơn:
“Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh”
(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại – Xuân Quỳnh)
 Khổ thơ đã thể hiện sự thuỷ chung trọn vẹn của “em” dành cho tình yêu
của mình.
- Ở khổ thơ thứ 7, nhà thơ đã mượn quy luật khách quan trời của trời đất để
kiểm chứng và khẳng định niềm tin trong tình yêu:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở”
- Mượn không gian mênh mông, rộng lớn qua hình ảnh “đại dương” kết hợp
cùng với số từ không đếm được “trăm ngàn” để nói lên một quy luật tất yếu
của tự nhiên chính là bất kì con sóng nào rồi cũng sẽ chạm vào bờ. Qua đó,
nhân vật trữ tình “em” đã khẳng định một niềm tin vững bền vào tình yêu.
- Cấu trúc đảo ngược của hai câu thơ cuối như nhấn mạnh vào cái kết tốt đẹp
của tình yêu. Từ “cách trở” ẩn dụ cho những gian truân, thử thách đang tồn
tại nhưng tất cả những điều ấy cũng sẽ lùi lại nhường chỗ cho sự xuất hiện
của bến bờ hạnh phúc.
 Ở ba khổ thơ giữa, bên cạnh những cảm xúc dâng trào, Xuân Quỳnh còn
bộc lộ cả những suy tư sâu lắng của mình về tính yêu. Nữ thi sĩ đã gọi tên
những yếu tố không thể thiếu để kết tinh thành một tình yêu vĩnh cửu chính
là nỗi nhớ, lòng chung thuỷ và cả niềm tin mãnh liệt khi yêu.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Thông qua hình tượng sóng, nhà thơ đã làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ trong tình yêu, vừa mang tính truyền thống qua nỗi nhớ
nhung da diết, sự thuỷ chung son sắt vừa mang tính hiện đại qua sự chủ
động mạnh mẽ trong tình yêu.
- Sóng trong bài thơ cũng chính là những cơn sóng lòng của tác giả, trở thành
một trong những bài thơ mang đậm sự nữ tính của Xuân Quỳnh.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ với những dòng thơ không ngắt nhịp.
- Ngôn từ giản dị, giàu sức gợi hình, sử dụng một cách tinh tế các nghệ thuật
nhân hoá, ẩn dụ, so sánh kết hợp hình ảnh bình dị, gần gũi khiến cho câu
thơ trở nên sống động.

You might also like