You are on page 1of 8

Chuyên đề 5

SÓNG – Xuân Quỳnh


* Trọng tâm:
- Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phân tích bài thơ
- Nhận xét được những đặc sắc nội dung, nghệ thuật thể hiện
trong bài thơ/đoạn thơ: cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh (vẻ đẹp
nữ tính); vẻ đẹp truyền thống và hiện đại; sự độc đáo trong
hình tượng nghệ thuật “sóng”.
* NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần một: Về tác giả, tác phẩm
I. Xuân Quỳnh
- Vị trí VH: nhà thơ của tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời
thường.
- Đặc điểm thơ: in đậm vẻ đẹp nữ tính - nhiều yêu thương,
giàu khát vọng, nhạy cảm mà chân thành, hồn hậu, thủy
chung và luôn khao khát đến da diết về một hạnh phúc giản
dị, đời thường.
(“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” – Tự hát, 1984)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh – xuất xứ
- Viết 1967, tại biển Diêm Điền
- In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
2. Đề tài – chủ đề
- Đề tài: Tình yêu
- Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ khi đang yêu vừa truyền thống và
hiện đại.
3. Hình tượng “sóng”
- “Sóng” là hình tượng trung tâm của bài thơ, giàu ý
nghĩa, giàu sức gợi:
+ Nghĩa tả thực: sóng biển/ sóng nước
+ Nghĩa ẩn dụ: sóng lòng/sóng tình, những cung bậc
cảm xúc của người phụ nữ khi đang yêu (em): đắm say
mà tỉnh táo, ngại ngùng mà táo bạo, gần gũi mà cách
xa….
 “sóng” và “em” quấn quýt đan cài vào nhau, có lúc phân
tách để soi chiếu sự tương đồng, có khi hòa nhập tạo sự âm
vang cộng hưởng -> tô đậm trạng thái tâm hồn, khát vọng
của người phụ nữ khi yêu.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ ngắt nhịp linh hoạt, khi khoan thai lúc dồn
dập, gợi âm điệu chuyển động của sóng.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà giàu sức gợi
- Hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa (sóng)
- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa,
liệt kê…
Phần hai: Phân tích bài thơ
I. Khổ 1: Sự tương đồng giữa “sóng” và “em”:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ//
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
- Những trạng thái chuyển động của “sóng”:
+ Những cặp tính từ đối lập: dữ dội><dịu êm, ồn
ào><lặng lẽ, được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập
“và”: nữ sĩ liệt kê các trạng thái biến thiên khó lường,
khó đoán của sóng nước, lúc dữ dội ầm ào, khi lặng lẽ
êm ả.
 Sự phức tạp của sóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự bí ẩn, khó
hiểu, đầy nghịch lí mâu thuẫn của tâm hồn “em” khi
đang yêu: vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa lặng lẽ vừa
cuồng nhiệt, vừa nồng nàn vừa xa cách, vừa khát khao
giãi bày vừa giấu kín lòng mình mong người kia tự thấu
hiểu, chinh phục, khám phá em.
(Em bảo anh đi đi/Sao anh không dừng lại/EM bảo anh
đừng đợi/Sao anh vội đi ngay/ Lời nói gió thoảng bay/Mắt
đen huyền đẫm lệ/Sao mà anh ngốc thế/Không nhìn vào
mắt em?!)
 Sóng trở thành biểu tượng tinh tế cho tâm hồn bí ẩn,
luôn thao thức, luôn xao động không yên của em
trong TY -> khiến TY trở nên lung linh, diệu kì,
không bao giờ xưa cũ.
- Khát vọng của “sóng”:
+ “Sông” – “bể”: cặp hình ảnh ẩn dụ cho hai loại không
gian có giới hạn và không giới hạn; chật chội, tù túng và
vô tận, vô biên.
+ “Sóng” được nhân hóa như chủ thể có linh hồn, có
tình cảm, có thái độ. “Sóng” chủ động dấn thân vào
hành trình vượt sông ra biển rộng để đi tìm sự thấu hiểu,
hòa hợp, sẻ chia, rung động và đồng điệu.
+ “Tận” vừa tô đậm được khoảng cách địa lí xa xôi từ
sông ra bể, vừa nhấn mạnh được thái độ dứt khoát, quyết
liệt, khát vọng cháy bỏng, sự kiên định đến tận cùng của
sóng trong hành trình đi tìm sự đồng điệu, đi tìm tình
yêu đích thực của đời mình. (Suốt một đời biển gọi ước
mơ/Nỗi khát vọng những chân trời chưa tới).
 Khổ thơ đầu mở ra trạng thái chuyển động của sóng
để gợi sự xao động trong tâm hồn của em, miêu tả
hành trình của sóng kì thực là để làm nổi bật khát
vọng tìm kiếm tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ
đẹp táo bạo, hiện đại của “em” trong tình yêu.
II. Khổ 2: Quy luật muôn đời của sóng, của TY
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- “Ôi”: từ cảm thán mở đầu khổ thơ tạo giọng điệu giãi bày
tha thiết.
- Thủ pháp tương phản đặt con sóng trong những bối cảnh
thời gian khác nhau: ngày xưa, ngày sau, nhưng bất biến về
bản chất (vẫn thế) – vẫn muôn đời xao động, vẫn khao khát
tìm ra biển rộng.
- Cũng như thế, khát vọng tình yêu chưa bao giờ yên trong
trái tim tuổi trẻ. Từ láy “bồi hồi” diễn tả sinh động sự thao
thức không yên, khao khát muôn đời của tuổi trẻ về TY.
Chọn tuổi trẻ, XQ chọn quãng đẹp nhất của đời người để tô
đậm trạng thái viên mãn, thăng hoa, đầy đủ cung bậc cảm
xúc khi yêu – “Hãy để trẻ con nói vị ngọt của kẹo. Hãy để
tuổi trẻ nói vị ngọt của tình yêu”.
=> mượn quy luật trường tồn của sóng để khẳng định khát
vọng muôn đời mà không bao giờ xưa cũ của nhân loại, của
tuổi trẻ: khát vọng yêu và được yêu.

III. Khổ 3, 4: Nỗi băn khoăn truy tìm cội nguồn của TY
- Bối cảnh không gian: “muôn trùng sóng bể” - không
gian mênh mông bát ngát, trập trùng sóng, kì vĩ, khoáng
đạt, vô hạn.
- Nhân vật trữ tình: “em nghĩ” “em nghĩ” -> chìm vào
dòng suy tư, tiếng nói bên trong vọng lên như muôn
trùng lớp sóng, tô đậm khát khao cắt nghĩa, lí giải, truy
vấn cội nguồn của TY (anh, em), của tự nhiên (biển lớn)
-> tạo sự liên tưởng đồng đẳng, cao cả hóa tình yêu đôi
lứa.
- Điệp CHTT (Từ …sóng lên? Gió…từ đâu? Khi nào ta
yêu nhau?): cũng như các hiện tượng thiên bí ẩn, diệu kì,
TY đến tự nhiên, không thể lí giải tận cùng được. Câu
hỏi tìm về nguồn cội của TY là suy tư của muôn người,
muôn đời (Làm sao cắt nghĩa được TY/Có nghĩa gì đâu
một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/Bằng
mây nhè nhẹ gió hiu hiu – Xuân Diệu).
 Nhu cầu tự nhận thức về TY của những người đang
yêu, thấp thoáng cái lắc đầu bất lực mà nữ tính, xao
xuyến của nhân vật trữ tình trước câu hỏi ko có lời
giải đáp.
IV. Khổ 5: Nỗi nhớ trong TY
- Hình tượng “con sóng” điệp lại 3 lần, đặt trong những
bối cảnh thời gian và không gian khác nhau
(ngày><đêm; dưới lòng sâu><trên mặt nước): mở ra
trạng thái chuyển động liên hồi của sóng nước – thế giới
tâm hồn luôn xao động bởi những cơn sóng lòng.
- Phép nhân hóa: “sóng nhớ bờ”, “không ngủ được” –
cách diễn đạt sinh động, hữu tình, gợi liên tưởng về nỗi
nhớ của em.
- Dung lượng khổ thơ dài “đột biến”, cách nói vừa gián
tiếp, ẩn dụ vừa trực tiếp, tường minh, vừa khơi gợi vừa
tự thú -> chạm vào nỗi nhớ - chạm vào biểu hiện đầu
tiên, phong phú, dai dẳng, thường trực, mãnh liệt nhất
trong TY, nữ sĩ không thể ghìm giữ trái tim mình, buộc
phải thành thật với nỗi nhớ đang dâng đầy trong tim.
(Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa như ngồi
đóng than), (Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ
ảnh/Anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi!) (Tương tư –
Nguyễn Bính)
 Đặt cặp hình tượng “em nhớ anh” ngay sau “sóng nhớ
bờ”, XQ tạo ra sự đối sánh thú vị: sóng nhớ bờ đến
không ngủ được, nỗi nhớ về anh thường trực trong cả
ý thức và tiềm thức của em.
V. Khổ 6
- Điệp từ “Dẫu” mở đầu 2 dòng thơ: mở ra những liên tưởng
về sự bất trắc, gập ghềnh.
- Phép tương phản: xuôi bắc, ngược nam – cách nói trái lẽ
thường, ko thuận với tự nhiên: nhấn mạnh những trắc trở,
long đong, xô bồ, đổi thay vô thường của đất trời, cuộc đời.
(Liên hệ: tâm hồn nhạy cảm, mong manh, giàu trắc ẩn của
người phụ nữ - “Lời yêu mỏng mảnh….đổi thay” [Hoa cỏ
may, Xuân Quỳnh]. Đối lập với chiều kích xuôi ngược bắc
nam của đất trời, lòng em chỉ có một phương duy nhất mà
thôi – phương anh!
-> phần phụ chú đặt sau dấu gạch nối chính là lời khẳng định
son sắt nhất cho sự thủy chung, kiên định trong TY của em –
vẻ đẹp truyền thống.
VI. Khổ 7: Niềm tin yêu
Mượn quy luật hướng về bến bờ dù vượt bao hải lí xa
xôi của “sóng” để khẳng định niềm tin bất diệt trong TY.
Chính niềm tin sẽ chắp cho TY đôi cánh để vượt qua ngăn
cách không gian, thời gian; tiếp thêm TY sức mạnh để vượt
qua những thử thách trong cuộc đời; là chất keo để hai trái
tim luôn thuộc về nhau và cùng nhau đi đến bến bờ hạnh
phúc.
VII. Khổ 8: Cái tôi day dứt, trăn trở, lo âu
- Cuộc đời tuy dài><năm tháng vẫn qua: sự chảy trôi vô
tình của thời gian – sự hiện hữu ngắn ngủi của kiếp
người.
- Biển dẫu rộng><mây vẫn bay: không gian toát lên nỗi
buồn về sự chia li, không gì là mãi mãi – sự mong manh
của hạnh phúc.
 Sự chiêm nghiệm, trăn trở của cái tôi trữ tình về sự
sống hữu hạn, hạnh phúc mong manh.
VIII. Khổ 9: Khát vọng về TY vĩnh hằng, bất tử
(Liên hệ đến khát vọng hóa thân thành sóng của Xuân
Diệu trong bài “Biển”)
- Trăm ngàn con sóng nhỏ: những con sóng nhỏ nhoi,
khiêm nhường, tan hòa vào bể lớn mênh mông (khát
vọng về sự quên mình cho TY)
- Ngàn năm còn vỗ: tiếng lòng, khát vọng yêu đương còn
mãi với thời gian, vượt lên trên giới hạn ngắn ngủi của
kiếp người.
 Khát vọng mãnh liệt về tình yêu vĩnh hằng, thể hiện
vẻ đẹp của đức hi sinh ở người phụ nữ trong TY.
--------------------------------------------
KĨ NĂNG PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ (SÓNG – XQ)
I. MB: (gián tiếp)
(1) Suốt một đời biển gọi ước mơ
Nỗi khao khát những chân trời chưa tới
(Xuân Quỳnh)
(2) Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Xuân Diệu)
(3) Chỉ riêng điều được sống cùng anh
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh”
(Xuân Quỳnh)
 TY là khát vọng muôn thuở nhưng ko bao giờ xưa
cũ của nhân loại, là thi hứng nồng nàn của biết bao
bài thơ tình say đắm lòng người ……Sóng của Xuân
Quỳnh -> Chốt đoạn thơ
II. TB
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng sóng
2. Phân tích đoạn thơ
3.Đánh giá nội dung, nghệ thuật
III. KB
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời ko còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát,
XQ)
 Trái tim máu thịt của XQ đã ngừng đập, nhưng
những vần thơ tình của như con sóng, cứ rì rào hát
mãi những bản tình ca

You might also like