You are on page 1of 4

SÓNG (XUÂN QUỲNH)

***
I.TÌM HIỂU CHUNG: (Thuộc tác giả, HCST, cảm nhận chung ở đề cương)
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.PI: Sóng & em-những nét tương đồng: (K1->7)
“Dữ dội…ngực trẻ”
a)Đ1: (2k) Đặc điểm của sóng – đặc điểm của tình yêu
-K1: Mở đầu bài thơ là trạng thái đối cực, phức tạp, đầy bí ẩn của sóng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông ko hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tân bể”
+NT: đối lập, từ láy, tính từ, ẩn dụ, nhịp 2/3 luân phiên bằng trắc. Nhà thơ dùng “và”
mà không dùng “mà” -> diễn tả 2 trạng thái có thể dung hòa, chuyển hóa. XQ giúp ta
nhận ra đặc điểm của TY: hạnh phúc đi liền nỗi đau, niềm vui song hành cùng nỗi buồn.
+Đó chính là tâm trạng phong phú, phức tạp của người con gái đang yêu. Cũng như
sóng “dữ dội-dịu êm, ồn ào-lặng lẽ”->người con gái lúc sôi nổi, vui tươi, khi suy tư,
hờn giận...(Liên hệ: “Con gái nói có là không...” “Em bảo anh đi đi/Sao anh ko đứng
lại/Em bảo anh đừng đợi/Sao anh vội về ngay” – Kaputikian)
+Tác giả nhân hóa “sông ko hiểu, sóng tìm ra bể” ->nhịp thơ ¼ ->TY phức tạp khó
hiểu đòi hỏi khám phá ->người con gái khi yêu ko chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp ->
vươn tới cái lớn lao, đồng cảm
=>quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của nữ sĩ.
-K2: Khát vọng TY xôn xao rạo rực trong trái tim con người ->khát vọng muôn đời của
nhân loại
->mãnh liệt nhất ở tuổi trẻ
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
-Nhà thơ sử dụng từ cảm thán ‘ôi”->cảm xúc dâng trào TY mãnh liệt, phép đối xứng
“ngày xưa-ngày sau”sử dụng từ chỉ thời gian khéo léo lời thơ giản dị sâu sắc khẳng
định 1 hiện tượng thiên nhiên sóng trường tồn bất biến vơi thời gian
+Khátt vọng TY/bồi hồi ngực trẻ ->dùng từ đắt lối diễn đạt tinh tế
“Khát vong” khác “ước vọng” -> sự đam mê cháy bỏng mãnh liệt ko giới hạn
“Ngực trẻ” khác “tim trẻ” -> căng đầy sức sống TY mãnh liệt, từ láy “bồi hồi”->
trạng thái xôn xao rạo rực trong trái tim tuổi trẻ (LH: Nhớ ai bổi hổi…)
-Lời thơ chân thành tạo nên sự liên tưởng thú vị: nếu sóng trường tồn mãi với thời gian
thì khát vọng TY sẽ còn mãi với con người nhất là tuổi trẻ:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu” (Xuân Diệu)
=>TY là quy luật của muôn đời muôn người
b)Đ2: (K3->7) Biểu hiện của sóng – biểu hiện của tình yêu
“Trước muôn…cách trở”
-K3,4: Phân tích, lí giải tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh-em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng ko biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
-NT: điệp ngữ, điệp cấu trúc “em nghĩ về: anh, em , biển lớn”
- Đứng trước biển tác giả suy tư về TY, bản thân, cuộc đời rộng lớn
- Rồi đặt ra câu hỏi tu từ “nơi nào sóng lên?” “gió...từ đâu?”
-Soi vào lòng mình tác giả đi tìm câu trả lời cho câu hòi: Điểm khơi nguồn của tình
yêu?
-Đây là câu hỏi muôn đời, muôn người chưa yêu, đang yêu, đã yêu & sẽ yêu
-Tình yêu là hiện tượng tâm lí tự nhiên thường tình ->đầy bí ẩn, khó giải thích
+Xuân Diệu băn khoăn: “làm sao cắt nghĩa đươc tình yêu...”
+Xuân Quỳnh bộc bạch hồn nhiên, đầy nữ tính: “Em cũng ko biết nữa/ Khi nào ta yêu
nhau”
=>TY làm khao khát kiếm tìm thôi thúc khám phá nhân thức -> nhận ra quy luật trong
TY trực cảm đến trước lý trí LH: “Trái tim có lý lẽ mà lý trí ko hiểu nổi” (Pascal)
-K5,6,7 : Những biểu hiện của tình yêu:
-Tình yêu gắn liền nỗi nhớ khi xa cách :
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm ko ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức »
-NT nhân hóa, ẩn dụ, song hành diễn tả tình yêu sôi nổi, mãnh liệt
- Sóng dưới lòng sâu (sóng chìm), sóng trên mặt mước (sóng nổi), sóng nhớ bờ - không
ngủ ->nỗi nhớ vượt ko gian, thời gian, ăn sâu tiềm thức, len lõi giấc mơ.
Xuân Diệu cũng hòa vào sóng “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em” ->
XQuynh cho sóng là em trào dâng nỗi nhớ thương da diết “lòng em … còn thức”
->Sóng khao khát tới bờ, em khao khát có anh. (Liên hệ : Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ…”
“Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ ảnh, anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi”(XDieu)
-Xa nhau, hướng về nhau ->thể hiện lòng chung thủy :
« Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh 1 phương”
-NT : điệp từ, đối xứng « dẫu xuôi Bắc, ngược Nam »->cách nói tương phản, ko gian
cách xa người ta nói xuôi nam ngược bắc nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt lại có cách
nói khác của trái tim dù phiêu du đến đâu nỗi nhớ trong TY vẫn không lạc lối
+ Chủ thể em , động từ « nghĩ, hướng »-> XQ bộc lộ trực tiếp tâm tư mình tiếng nói
thầm thì lời thề trang nghiêm, ước hẹn vững chắc
+Hướng về anh 1 phương-> đời có 4 phương 8 hướng, em chỉ có 1 phương duy nhất
“phương anh”
=>TY đòi hỏi sự thủy chung duy nhất
(Liên hệ: «Chung thủy trong tình yêu là thước đo phẩm chất con người » “Lòng anh
như hoa hướng dương/Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời” (Nguyễn Bính)
-Sức mạnh tình yêu -> vượt thử thách dù cách trở :
« Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở »
->NT nhân hóa ẩn dụ chuyền mạch hướng nội sang hướng ngoại, tác giả miêu tả hành
trình của sóng và niềm tin vượt trở ngại của con người.
+Ý thơ như 1 chân lý sức mạnh của TY chân chính giúp con người vượt qua mọi trở
ngại
(Liên hệ : « Yêu nhau mấy núi cũng trèo… » “Tay ta nắm lấy tay người/Dẫu qua trăm
suối nghìn đèo vẫn qua”- XQuynh)
2.PII: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khao khát tình yêu bền vững:
(K8->9)
c)Đ3: (K8) Những suy tư về thời gian, cuộc đời :
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa »
- Lời thơ triết lí, cuộc đời hữu hạn, thời gian vô cùng (LH: xuân đương tơi nghĩa là…)
- Tuy khắc nghiệt ->ko có sức mạnh nào cản bước nổi TY
- Ý thơ 1 thoáng lo âu về sự mong manh khó bền chặt của TY (LH: em đã biết 1 điều
mong manh nhất/ Là TY, là TY ngát hương)
- NT so sánh “như” biển dẫu rông – mây vẫn bay -> mươn hình ảnh thiên hiên rộng lớn
bày tỏ ước mơ 1 TY vững bền tin tưởng ở tương lai (Liên hệ : 1967 XQ đổ vỡ trong tình
yêu ->gượng đứng lên găp nhà viết kịch LQV)
d)Đ4: (K9) Khát vọng tình yêu vĩnh hằng :
« Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
-câu hỏi tu từ đầy trăn trở “làm sao” tan ra, trăm sóng nhỏ -> tan ra ko phải để mất đi
mà là để tồn tại
- Khát vọng sống hết mình”biển lớn..còn vỗ” ước ao hóa thành sóng để bất tử hóa tình
yêu tình yêu vĩnh hằng muôn thuở của nhân loại, ĐN, Nhân dân
-> TY gắn liền con người, cuộc đời giá trị nhân văn cao cả.
(Liên hệ: Trước đó XD viết “Đến tan cả đất trời/ Anh mơi thôi dào dạt” -> giờ đây XQ
nói: “Để ngàn năm còn vỗ” -> sóng vẫn vỗ vào bờ cũng như thuyền và biển hiểu nhau:
«Chỉ có thuyền mới hiểu/Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi
đâu về đâu… » (Thuyền và biển) để rồi « Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt
đời thường ai chẳng có/Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa/Biết yêu anh khi đã
chết đi rồi… » (Tự hát)
*SK: Soi mình hóa thân vào sóng cái tôi XQ dã sôi nổi chân thành bộc lộ mình – một
cái tôi đang yêu nồng nhiệt, chủ động kiêu hãnh nhưng khắc khoải lo âu tự nhận thức về
mình về hành trình đi tìm hạnh phúc.
III.TỔNG KẾT: (Thuộc NT + YNVB trong đề cương)

You might also like