You are on page 1of 39

Ta từng biết đến những vần thơ yêu đương vội vàng, hối hả của ông hoàng thơ

tình Xuân Diệu:


“Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”.
Nhưng cũng không thể không nhắc đến một Xuân Quỳnh với tình yêu dịu dàng, nhưng đậm sâu, khắc khoải,
điển tình của người con gái. Tình yêu ấy đã được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất trong bài: “Sóng”.
Sóng được viết vào năm 1967, trong một chuyến công tác của Xuân Quỳnh tại biển Diêm Điền, Thái Bình,
khi ấy Xuân Quỳnh mới chỉ vừa 25 tuổi đời, là lứa tuổi mặn mà và tươi đẹp nhất của người phụ nữ. Thế
nhưng bà cũng đã phải nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu, Xuân Quỳnh cũng từng có một gia đình hạnh phúc,
một người chồng thương yêu chiều chuộng hết lòng, nhưng có lẽ sự xa cách về tâm hồn, và sự chăm chút quá
tỉ mỉ của người đàn ông ấy khiến bà cảm thấy ngột ngạt và chán nản. Hôn nhân đổ vỡ, Xuân Quỳnh không
cảm thấy thất bại hay buồn rầu mà lại càng thấm thía và khao khát có được một tình yêu đích thực, sự thấu
hiểu giữa những con người cùng chí hướng. Khi đứng trước biển Diêm Điền, với những cơn sóng dạt dào, bà
nghĩ về bóng hình người đàn ông trong định mệnh, để viết ra những vần thơ về tình yêu thật sâu sắc và chân
thành.
Trong Sóng người ta thấy quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh rất hay và rất độc đáo vừa mang tính chất
truyền thống đằm thắm, thủy chung, lại cũng mang vẻ hiện đại đầy khao khát và tự do.
1. Cảm nhận chung
- Âm hưởng bài thơi dạt dào, nhịp nhàng gợi ra nhịp các con sóng liên tiếp nối nhau, lúc trào lên sôi nổi, lúc
êm dịu lắng sâu.
+ Chính thể thơ năm chữ, dòng thơ thường không ngắt nhịp và sự trở đi trở lại của hình tượng sóng đã tạo ra
nhịp điệu và âm hưởng của bài thơ.
+ Tác giả mô tả nhịp điệu bên ngoài nhằm diễn tả nhịp điệu bên trong tâm hồn - những đợt sóng tình yêu dào
dạt, sôi nổi, da diết, khát khao của người con gái.
-> Xuân Quỳnh mượn sóng để nói khát vọng tình yêu. Đó là một hình tượng đẹp rất phù hợp.
- Kết cấu bài thơ: Ngoài hình tượng “sóng” bao trùm còn có hình tượng “em”.
+ “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân của “em”.
+ Hai hình tượng “sóng” và “em” tuy là một nhưng lại phân đôi ra để soi chiếu vào nhau và cùng cộng hưởng.
Nghĩa là tâm trạng người con gái đang yêu soi vào “sóng” để thấy mình rõ hơn, nhờ “sóng” để biểu hiện
những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của mình.
2. Cảm nhân cụ thể
a. Suy tư về sóng – tình yêu (khổ 1,2)
*/ Khổ 1:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Những tính từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” nghĩa đen nói về các đặc điểm trái ngược và thống nhất
của sóng trong tự nhiên theo không gian, theo thời gian. Lúc thế này, lúc thế khác, bề mặt dữ dội, bề sâu êm
dịu và ngược lại. Còn nghĩa bóng nói về những mâu thuẫn khó hiểu, tâm trạng thất thường của người con gái
khi yêu. Đó là quy luật của sóng nước, cũng là quy luật tâm lí của thiếu nữ.
- Mặt khác trong cảm nhận của nhà thơ, muốn hiểu được bản chất tình yêu của người thiếu nữ hay phụ nữ,
người thanh niên, nam giới nói chung cần biết vượt qua hoặc bỏ qua cái nông nổi, ồn ào bề mặt hình thức để
khám phá, chiếm lĩnh cái bản chất dịu êm, cái khiêm nhường lặng lẽ ẩn giấu bên trong.
- Cách mở đầu bài thơ bằng nhận xét, mô tả trực tiếp những đặc tính của thiên nhiên làm rõ những phẩm chất
và quy luật tâm lí của con người khiến người đọc ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến thú vị: “dữ dội - dịu êm, ồn ào -
lặng lẽ”.
- Qua hai từ “sông” và “sóng”, nhà thơ muốn nói sóng sông khác sóng biển. Sóng từ ngàn năm vốn từ sông ra
biển rộng, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn để thấy mình rõ hơn. Tương tự như thế, con người
cũng có khát vọng hiểu được bề sâu rộng của tình yêu, khát vọng tìm thấy chính mình trong tình yêu. Đó là
khát vọng muôn thuở của tuổi trẻ, đó là khát vọng muôn đòi của trái tim đang yêu. Nó trở thành điều rất
thường tình của người phụ nữ.
*/ Khổ 2:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Cái hay của khổ thơ này là tác giả đưa ra nhận xét khái quát nhưng đậm chất trực cảm, cảm xúc chân thành,
hồn nhiên và hết sức đúng đắn. “Sóng” là quy luật vận động của tình yêu, của muôn đời, vĩnh hằng. Khát
vọng tình yêu mãi mãi rung động xao xuyến, bồi hồi trái tim tuổi trẻ.
-> Nhận xét của nhà thơ thẳng thắn, mạnh bạo và chân thành.
b. Suy tư về sóng và cội nguồn tình yêu đôi lứa (khổ 3,4)
- Khi yêu, người ta hay truy tìm căn nguyên, cội nguồn tình yêu của mình nhưng thường bất lực. Bởi tình yêu
huyền diệu, khó lí giải.
+ Xuân Diệu (ông hoàng của thơ tình) đã đúc kết cái khó lí giải đó như một triết lí:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
(“Vì sao?”)
+ Xuân Diệu dùng lí trí cố cắt nghĩa tình yêu từ hiện tượng bên ngoài.
+ Còn Xuân Quỳnh nhìn thẳng vào lòng mình và thú nhận chân thật, tự nhiên sự khó lí giải của tình yêu: “Em
cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”.
+ Giọng thơ đầy nữ tính như nói trong hơi thở thổn thức, choáng ngợp.
- Điều thú vị là nhà thơ liên hệ đến quy luật tự nhiên, xuất hiện một cách tình cờ và có căn cứ hợp lí:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
+ Khi đứng trước biển, ngắm muôn nghìn lớp sóng bạc nhà thơ nảy sinh câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Nếu quy
luật của thiên nhiên là vô cùng vô tận thì quy luật của tình cảm, tình yêu cũng vậy. Sự bất lực của em trong
câu tự trả lời: “Em cũng không biết nữa” đã nói lên điều này. Tuy nhiên, điều đó cũng không có gì quan trọng
đối với những đôi lứa đang yêu. Với họ quan trọng nhất là những phút giây hiện tại.
+ Nếu đảo vị trí hai câu thơ: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” vẫn có nghĩa nhưng thiên về lí
trí, quá tỉnh táo, mà tình yêu tỉnh táo quá hóa giả dối, không thật.
c. Suy tư về sóng và bản chất của tình yêu đôi lứa (khổ 5,6,7)
*/ Nỗi nhớ như là thuộc tính của tình yêu, Có yêu nhau mới nhớ.
- Xuân Diệu từng viết:
Uống xong lại khát là tình
Gặp rồi lại nhớ là mình với ta
- Hay Nguyễn Đình Thi cũng viết:
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn
- Còn Xuân Quỳnh thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu qua nhiều cung bậc:
+ Nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu lẫn bề rộng: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”
+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian: “xuôi về phương bắc”, “ngược về phương nam”, “Nơi nào em cũng nghĩ /
Hướng về anh một phương”
+ Nỗi nhớ khắc khoải trong mọi thời gian:“Ngày đêm không ngủ được” / “Cả trong mơ còn thức”
- Tình yêu bao giờ cũng được thử thách trong không gian, thời gian. Và nỗi nhớ thương, trăn trở, khát khao
được gặp gỡ là phẩm chất đặc biệt của tình yêu. Cái hay của khổ thơ là lại liên hệ đến “sóng”, nhân hóa
“sóng”: con sóng nào cũng thao thức vỗ mãi suốt đêm ngày vì nhớ bờ không nguôi, không ngủ. Nỗi nhớ của
“em” còn hơn thế. Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt trong ý thức, cả trong tiềm thức.
- Cách diễn đạt về nỗi nhớ của “em” thật độc đáo. “Em” hóa thân vào sóng để bày tỏ cảm xúc, nhờ sóng nói
hộ tình yêu của “em” nhưng chưa đủ, “em” muốn tự mình bộc lộ nỗi nhớ thương của mình tới anh, thật da
diết, cồn cào.
*/ Lòng chung thủy vừa như một thuộc tính vừa là bản chất của tình yêu chân chính:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
- Dùng hình thức điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp với nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược “xuôi bắc”,
“ngược nam”, tác giả nhấn mạnh rằng: bất chấp sự cách trở của không gian và thời gian, người phụ nữ vẫn giữ
vững lời thề vàng đá, vẫn thủy chung son sắt.
- Xuân Quỳnh còn tạo nên một phương mới, duy nhất – phương anh, hợp quy luật tâm lí của những người
đang yêu, đang xa, đang nhớ, đang bị và đang muốn đốt cháy cả bản thân mình trong ngọn lửa thiêu đốt của
tình yêu. Xuôi hay ngược, Nam hay Bắc đâu có gì quan trọng. Với “em” lúc đó nào cần phân biệt đông, tây,
nam, bắc...bốn phương tám hướng, chỉ có một phương duy nhất - phương anh mà thôi!
- Mượn hình ảnh con sóng ngoài khơi xô vào bờ, tác giả thể hiện niềm tin vững chắc vào tình yêu: Dù cuộc
đời còn nhiều thử thách gian khổ khó khăn nhưng tình yêu đích thực rồi sẽ đến được bến bờ hạnh phúc.
- So với “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh kém vẻ nồng nàn, đắm say, cuồng nhiệt có lẽ bởi cái
kín đáo, tế nhị, sâu lắng của người con gái. Sánh với “Thuyền và biển” của chính Xuân Quỳnh thì “Sóng”
hiền lành, êm ả hơn. Còn đặt “Sóng” cạnh “Chỉ có sóng và em” (cũng của Xuân Quỳnh) tràn ngập cô
đơn: “Lời thương nhớ ngàn năm em muốn nói/ Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em...” thì “sóng” ấm áp, hòa dịu
hơn.
-> Có thể nói khát khao yêu thương của nhân vật trữ tình thật thiết tha, mãnh liệt, chân thành, sôi nổi. Khao
khát được yêu hết mình, sống hết mình cho tình yêu.
d. Sóng và khao khát tình yêu cao cả, bất tử (khổ 8,9)
- Từ những suy nghĩ về tình yêu, sự hi sinh, lòng chung thủy, nhà thơ mở rộng hơn nghĩ về mối quan hệ giữa
cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung, và thiên nhiên vũ
trụ, và thời gian vô cùng:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ Khi làm bài thơ này, Xuân Quỳnh mới 25 tuổi, cả cuộc đời còn ở phía trước nên thấy “dài thế”. Tuy vậy, tác
giả đã thấy cái hữu hạn, ngắn ngủi của nó so với thiên nhiên và thời gian vô tận.
+ Giọng thơ tiếc nuối, xót xa. Lời thơ bình thản nhưng ý thơ thật buồn. Tình yêu là sự sống nên làm sao biết
hết. Cứ tưởng tình yêu mãi mãi vô sự nhưng sóng đời cứ cuốn theo. “Sóng” trở thành biểu tượng của tình yêu
không bình yên trong nhịp điệu.
- Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, “sóng” lại nói giúp Xuân Quỳnh
khao khát ấy:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
+ Câu hỏi day dứt thể hiện khao khát tình yêu cao cả và bất tử. Nhà thơ tìm cách thực hiện khao khát ấy là
muốn được “tan ra”, được hóa thân và hòa nhập thành trăm ngàn con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu của
nhân dân và nhân loại. Khát khao, mơ ước thật cao đẹp, bay bổng tuyệt vời. Tình yêu bừng sáng, trí tuệ. Thoát
khỏi vòng luẩn quẩn của tình yêu riêng, “sóng” đã có chân trời, có bề rộng cuộc đời để chiêm nghiệm.
+ Trong bài “Tự hát”, Xuân Quỳnh cũng bộc lộ khát vọng được sống hết mình cho tình yêu và được sống mãi
với thời gian bằng tình yêu của mình:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
Dựa vào việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh đã phát hiện
ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Niềm khao khát
về tình yêu, hạnh phúc của một người phụ nữ vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tình yêu. Thể thơ năm chữ
tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ
khi yêu. Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.
Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính. Xây dựng hình ảnh ẩn dụ -
với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa,
ẩn dụ, đối lập - tương phản,...
“Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay nhất về tình yêu, qua bài thơ ta cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung,
tâm hồn trong sáng đa tình của người con gái. Người con gái ấy đã chủ động bày tỏ tình yêu những khao khát
rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu.
Nhà thơ Tố Hữu được coi là “cánh chim đầu đàn” tiên phong trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngay từ
tập thơ đầu tiên, Tố Hữu đã cho thấy một trái tim hừng hực sức trẻ đang “bừng nắng hạ” vì được “mặt trời
chân lý chói qua tim” . Và cho đến tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu đã hoàn toàn khẳng định được mình là một cây
bút cách mạng – trữ tình xuất sắc nhất trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX.
Tố Hữu là nhà thơ hiện đại lớn, được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ Cách mạng Việt Nam.
Cuộc đời nghệ thuật của ông luôn song hành cùng những chặng đường Cách mạng của dân tộc, khiến thơ ông
mang tính biên niên sử, hào hùng nhưng vẫn vô cùng sâu sắc. Lời thơ Tố Hữu giản dị, ấm áp nhưng đậm chất
chính trị.
Bài thơ “Việt Bắc” sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp, là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của
Tố Hữu. Trong đầu những năm 40 của thế kỉ trước, Việt Bắc là căn cứ địa quan trọng của cuộc chiến. Nơi đây,
nhân dân ta cùng với các chiến sĩ cùng sống, đùm bọc và chiến đấu. Đến năm 1954, sau chiến thắng vang dội,
Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện trọng đại ấy của dân tộc, tác
giả Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Thông qua lời thơ, tác giả đã gợi lại tình quân dân thắm thiết, ân
tình và sâu nặng trong cuộc kháng chiến, là tiếng lòng của quân dân ta trong máu lửa, gian lao.

1. Tìm hiểu bài thơ


1.1. Cuộc chia tay cảm động giữa người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến. (20 câu đầu)
a. Bốn câu đầu: Lời người Việt Bắc
- Bài thơ mở ra với cảnh chia tay lưu luyến đầy xúc động của những người đã từng gắn bó suốt “Mười lăm
năm ấy” có biết bao kỷ niệm ân tình. Bao trùm trong tâm trạng kẻ ở người đi là nỗi nhớ da diết mênh mang
với nhiều sắc thái khác nhau. Trong đoạn trích 90 câu đã có 35 từng “nhớ”. Đoạn này điệp từ “nhớ” sử dụng 4
lần.
- Nhà thơ để cho người ở lại lên tiếng trước:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
+ Đại từ “mình” – “ta” được lặp lại nhiều lần. Đó là cách xưng hô thân mật lấy trong ca dao, trong tiếng hát
giao duyên tình nghĩa, là lời xưng hô trong tình yêu đôi lứa, nghe tha thiết bâng khuâng. Tố Hữu sử dụng 2 đại
từ “mình” -  “ta” rất linh hoạt”
Ở đoạn thơ này, mình là người cán bộ về xuôi, “ta” là người Việt Bắc. Nhưng ở đoạn khác “mình”, “ta” có sự
chuyển hóa: tuy hai mà một, tuy một mà hai, trong “mình” có “ta”, trong “ta” có “mình” hòa hợp, thống nhất.
Ví dụ: “Mình đi mình có nhớ mình” hay “Mình đi, mình lại nhớ mình”,...
-> Nhà thơ vận dụng khéo léo, uyển chuyển tính đa nghĩa của ngôn từ, tạo cho bài thơ một cách nói, cách thể
hiện tâm tình rất riêng, rất Tố Hữu.
+ Cụm từ “mười lăm năm ấy” gợi ta nhớ câu Kiều của Nguyễn Du: “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”.
-> Đó là sự kế thừa truyền thống thơ ca dân tộc của Tố Hữu.
+ Câu hỏi tu từ: “…có nhớ ta”, “có nhớ không” nghe da diết, nhắn nhủ, tâm tình.
=> Ở bốn câu đầu, người Việt Bắc hỏi người cán bộ có nhớ Việt Bắc không  nghĩa là có nhớ quê hương cách
mạng, cội nguồn cách mạng không? Hỏi mà là nhắc nhở ,nhắn gửi người về đừng quên Việt Bắc, đừng quên
chính mình.
b. Bốn câu tiếp: Lời người cán bộ về xuôi
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
- “Tiếng ai” nghe xao xuyến, níu giữ bước chân, “tha thiết” quá khiến người về “bâng khuâng”. Đại từ phiếm
chỉ “ai” đậm chất ca dao ở đây chỉ người Việt Bắc.
-> Bốn câu thơ có tới 3 từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặc tả chính xác tâm trạng vấn
vương, lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa của người cán bộ kháng chiến trong cuộc chia tay lịch sử này.
- Từ “áo chàm” có thể hiểu đó là hình ảnh hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc vì người Việt Bắc thường mặc áo
màu chàm. Nhưng theo Tố Hữu hiểu như thế quá đơn giản và lệ thuộc. Từ “áo chàm” trong câu thơ này mang
ý nghĩa sâu rộng hơn. Màu chàm nâu trong tâm thức người Việt là màu đơn sơ, chân thật, không kiểu
cách, lòe loẹt. Nó biểu thị sự chân thành, giản dị. Hơn nữa ở đây, cả người ở lẫn người về đều chung là
một nên “áo chàm” là biểu tượng cho tấm lòng chung thủy của mọi người.
- Câu hỏi tu từ và dấu chấm ở cuối câu: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” làm nổi bật tình cảm tha thiết
yêu thương không lời nào tả xiếc của kẻ ở người đi. Ngôn ngữ của bàn tay nóng ấm gắn với trái tim đầy xúc
động hơn mọi lời nói khác, nhất là ở cuộc chia ly với chính mình.
- “Biết nói gì” không phải không biết nói gì, không có gì để nói mà là biết nói sao cho thỏa nỗi nhớ thương
đang dâng đầy.
c. Mười hai câu tiếp: Lời người Việt Bắc
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Điệp khúc “mình đi”, “mình về” và các câu hỏi từ liên tiếp: “có nhớ những ngày”, “có nhớ chiến khu”,
“rừng núi nhớ ai”, “có nhớ những nhà”, “còn nhớ núi non”, “có nhớ mình”... Diễn tả nỗi nhớ cồn cào trong
lòng người ở lại.
- Đọc hai câu “Mình về rừng núi nhớ ai” và “Mình về còn nhớ núi non”, ta cảm giác nỗi nhớ như tiếng gọi
trong thung lũng. Có một lời vang lên là có tiếng vọng lại ấm áp hơn, tha thiết hơn. Không cảm thấy cuộc
phân li nữa mà chỉ thấy nỗi nhớ lớn lên, bền bỉ và gắn kết mọi người trong kí ức chung đẹp đẽ.
- Các hình ảnh: “mưa nguồn”, “suối lũ”, “mây mù”, “cơm chấm muối”, “măng mai”, “lau xám”, “lòng
son”… là những hình ảnh rất chân thực trong những ngày gian khổ của cuộc kháng cháng chống Pháp.
- Câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” đã cụ thể hóa, vật chất hóa mối thù quân xâm lược trĩu
nặng trên vai nhân dân. Sự kết hợp hai hình ảnh này thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết, tinh thần vượt khó của
nhân dân ta.
- Nghệ thuật hoán dụ: “Rừng núi nhớ ai” diễn tả phong phú hơn nỗi nhớ tình cảm kín đáo mà tha thiết, mộc
mạc, chân tình của người Việt Bắc. Cán bộ về xuôi, còn ai hái măng, hái trám nên “Trám bùi để rụng, măng
mai để già”. Những món ăn đạm bạc thuở gian khó gợi nhớ gợi thương biết bao nhiêu.
- Câu thơ “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”: đối lập cái hiện thực gian khổ, tăm tối, thiếu thốn với tấm lòng
thủy chung son sắt và nghĩa tình sâu nặng của người Việt Bắc với cách mạng, với kháng chiến. Tấm lòng Việt
Bắc bền vững như núi rừng Việt Bắc.
- Một số câu bát ở đoạn này ngắt hai vế tiểu đối 4/4 cân xứng, hài hòa, tạo âm điệu êm ái, nhạc điệu ngân nga
thấm sâu vào lòng mình.
- Hai câu thơ cuối đoạn:
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa
- Từ “mình” ở cuối câu đa nghĩa vừa chỉ người cán bộ vừa chỉ người Việt Bắc. Hai câu này điệp lại ở đoạn
sau, khẳng định sự không thể chia cắt của “ta” và “mình”. Sự phân đôi “mình, ta” chỉ là phân đôi nỗi nhớ, một
về Hà Nội, một ở Việt Bắc. Còn sự chung thủy son sắt thì không gì có thể lay chuyển.
Tóm lại: Với cảm xúc chân thật, hiểu biết sâu rộng văn học dân tộc và tài năng thi ca, ngay ở đoạn thơ mở đầu
này, Tố Hữu đã thể hiện thành công tâm trạng, tình cảm của người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến
trong cuộc chia tay lịch sử sau bao nhiêu năm đồng cam cộng khổ đánh giặc giữ nước đã đi đến thắng lợi, chia
tay để bước vào thời kì mới, thời kì xây dựng quê hương đất nước sau chiến tranh.
1.2. Lời người cán bộ kháng chiến (70 câu còn lại)
Khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến: “Ta với mình, mình với ta… bấy nhiêu”
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
- Từ “với” đứng giữa hai từ “ta”, “mình” và được lặp lại hai lần thể hiện sự gắn bó bền chặt không gì chia cắt
được của tình quên dân thắm thiết.
- Hai từ láy “mặn mà”, “đinh ninh” diễn tả tình cảm trước sau như một của người về. Dù xa Việt Bắc, người
về vẫn luôn nhớ những gì đã là kỉ niệm thân thương với Việt Bắc. Câu thơ gợi nhớ câu Kiều của Nguyễn Du:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai miệng một lời song song”.
- “Mình đi mình lại nhớ mình”: Từ “mình” được dùng đa nghĩa thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong việc bộc lộ
tình cảm của nhà thơ. Từ “lại” ở đây như nhân tình cảm lên gấp bội. “Mình đi” mình đã nhớ, đang nhớ và sẽ
còn nhớ mãi Việt Bắc.
- Nghệ thuật so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” thể hiện cụ thể và sinh động hơn nghĩa
tình sâu đậm của người cán bộ kháng chiến với quê hương Việt Bắc. Câu thơ gợi liên tưởng câu ca dao: “ Qua
đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu.”
=> Chỉ 4 câu thơ, người cán bộ kháng chiến khẳng định chắc chắn tấm lòng thủy chung không dời đổi của
mình với Việt Bắc. Đó chính là tình cảm sắt son của cách mạng với nhân dân.
a. Nỗi nhớ da diết với nhiều sắc thái khác nhau của người cán bộ kháng chiến:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
- Nhớ Việt Bắc được so sánh với nhớ người yêu, mà nhớ người yêu thì thật da diết, cồn cào, thường trực. Ca
dao đã miêu tả nỗi nhớ người yêu: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
- Điều đó chứng tỏ Việt Bắc gần gũi, gắn bó, yêu thương biết bao. Nỗi nhớ của người cán bộ ngây ngất cả
không gian, trong mọi thời gian, bởi cảnh nào ở Việt Bắc cũng đầy ắp kỉ niệm:
b.1. Nhớ bản làng, cảnh vật ở Việt Bắc:
“Nhớ từng bản khói cùng sương… vơi đầy”
- Những hình ảnh, những địa danh quen thuộc (khói, sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy,
suối Lê…) gắn bó với người Việt Bắc. Những kỉ niệm nơi đây đã trở thành máu thịt, làm sao quên được.
b.2. Nhớ cảnh sinh hoạt trong kháng chiến: “Ta đi ta nhớ những ngày… suối xa”
- Nhớ Việt Bắc không phải là nỗi nhớ chung chung mà rất cụ thể. Nhớ những ngày gần gũi “ Mình đây ta
đó”, cùng chia sẻ “đắng cay, ngọt bùi”. Có những ngày lũ rừng về xối xả, mưa rừng ào ào, gạo và muối bị
cuốn trôi, địch phục kích sau lưng… Những đêm bị sốt rét rừng hành hạ, được bà con chăm sóc… thấm thía
vô cùng tình quân dân keo sơn gắn bó.
- Hình ảnh “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” khác nào tình yêu thương gắn bó trong gia đình trong hoàn
cảnh thiếu thốn khó khăn.
- Nhớ về Việt Bắc là nhớ những hình ảnh mộc mạc, thân thương, chân thực như nó vốn có:
Nhờ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
- Người phụ nữ hiện lên trong vẻ đẹp của người lao động, của thiên chức làm mẹ và của trách nhiệm công dân
đóng góp công sức nhỏ bé cho kháng chiến. Hình ảnh thơ thật giàu sức gợi:
Nhớ sao lớp học i tờ
……… núi đèo
- Tác giả tái hiện những công việc của người cán bộ kháng chiến: dạy lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ, vui
liên hoan văn nghệ sau những ngày làm việc vất vả, những giờ làm việc bận rộn nơi cơ quan.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
- Tiếng mõ trâu, tiếng chày giã gạo bằng sức nước và “rừng”, “suối” đã tái hiện khung cảnh Việt Bắc rất thực.
Nếu thờ ơ, bàng quan nhà thơ sẽ chẳng thấy có gì nên thơ nhưng sự lưu luyến, gắn bó yêu thương thực sự
khiến tác giả thấy có ngọn lửa lung linh, bền bỉ của sự sống.
- Điệp ngữ “nhớ sao” cho thấy chủ thể trữ tình vừa đối thoại vừa độc thoại, càng làm rõ hơn mối quan hệ gắn
bó “mình, ta” – nhân dân và cách mạng.
b.3. Nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
+ Tác giả sử dụng hai lần cụm từ “ta về”. Cùng một thời điểm chia tay nhưng ở trên là hỏi người, ở dưới là
giãi bày lòng mình.
+ Cặp từ “ta, mình” được xưng hô như cách đối đáp giao duyên của trai gái trong ca dao, dân ca khiến cho
cuộc chia tay của người cán bộ và Việt Bắc trở thành cuộc “giã bạn” của lứa đôi, nó khơi nguồn cho dòng
mạch nhớ thương tuôn chảy. Ở đây, “ta” là người cán bộ kháng chiến sắp rời Việt Bắc về lại thủ đô, còn
“mình” là nhân dân Việt Bắc đang lưu luyến chia tay.
+ Câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” được dùng làm cái cớ để bộc lộ sự bịn rịn, lưu luyến của người ra đi đối với
người ở lại.
- Nỗi nhớ cứ hiện dần lên trong tâm trí người ra đi, từ cảnh vật đến con người, cái gì cũng đáng yêu, đáng
nhớ: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Từ “hoa” thật gợi cảm và hàm súc. “Nhớ hoa” là nhớ thiên nhiên
Việt Bắc lung linh thơ mộng làm đắm say lòng người, mà cái đẹp của thiên nhiên thì không thể tách rời vẻ đẹp
của con người Việt Bắc từng cưu mang, gắn bó, đồng cam cộng khổ với người cách mạng.
# Tám dòng thơ tiếp theo là bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa đông, xuân, hạ, thu:
* Bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
- Hoa chuối rừng đỏ như son nổi bật giữa nền xanh bạt ngàn của lá. Sự tương phản giữa hai màu xanh, đỏ làm
cho cảnh núi rừng như bớt lạnh lẽo, hoang vu mà trên nên ấm áp hơn.  Theo Tố Hữu, hoa chuối nhìn ở đồng
bằng thì không có cảm giác gì, nhưng nhìn ở vùng núi, giữa đám lau lách, cỏ hoa thì lại có giá trị đặc biệt. Nó
cho cảm giác bông hoa có thật chứ không mong manh chóng tàn như những loài hoa khác.
- Vượt qua cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, con người vẫn lên rừng, lên nương. Nghệ thuật đảo ngữ “ nắng
ánh” (động từ) khác với ánh nắng (danh từ) nhằm nhấn mạnh ý chỉ các luồng sáng của nắng bỗng chối lên bởi
sự phản quang của lưới dao rừng trên thắt lưng người Việt Bắc đi rừng khai thác lâm thổ sản. Cái tình của
người cán bộ không sâu đậm làm sao phát hiện được nét đời thường giản dị như thế? Nhưng cái tư thế đứng
cao vời vợi, mạnh mẽ, tự tin của Việt Bắc - người làm chủ thiên nhiên lại càng đẹp hơn.
* Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
- Mùa xuân ở Việt Bắc có hoa mơ tinh khôi, thanh thiết phủ trắng cả cánh rừng gợi cảm giác choáng ngợp
trước cảnh thơ mộng. Âm điệu mạnh mẽ của 2 chữ “trắng rừng” bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của
con người. Câu thơ làm ta nhớ một câu thơ khác của Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác” cũng tả cảnh
rừng xuân Việt Bắc:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
- Giữa một thiên nhiên đẹp đến độ huyền hoặc khó tin như thế, dáng vẻ con người như thêm phần quyến rũ
với động tác “chuốt từng sợi giang” rất nhịp nhàng, khoan thai.
- Động từ “chuốt” là làm cho thật nhẵn sợi giang để đan nón (“Giang” là loại cây thuộc họ tre nứa nhưng
gióng dài và dày hơn nứa, mọc nhiều ở rừng Việt Bắc).
- Hai từ “chuốt” và “từng” phối hợp ăn ý, tăng sức gợi tả đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu thương, chịu khó của
người đan nó. Con người chính là chủ nhân của mùa xuân đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng
lẫy.
* Bức tranh mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Câu lục xôn xao cả sắc màu lẫn âm thanh. Khi tiếng ve râm ran, cả rừng phách (một loại cây gỗ, cao, mọc
nhiều ở rừng Việt Bắc, cuối hạ, đầu thu lá vàng rực) như hối hả, nhanh chóng thay màu, cùng đồng loạt “đổ
vàng”.
- “Đổ vàng” là ngã vàng đồng loạt. Cũng có thể hiểu “đổ vàng” là cây trút lá vàng. Hai  cách này không loại
trừ nhau, bởi từ thay màu đến trút lá là một sự tiếp nối tự nhiên của lá cây.
- Hai động từ “kêu” và “đổ” đã thể hiện thật đắt cái không khí rạo rực rất đặc trưng của mùa hạ.
- Ở câu bát, tác giả vẽ ra một hình ảnh đằm dịu hơn. Cái vẻ lẻ loi của cô gái “hái măng một mình” khơi dậy
trong ta những rung động ngọt ngào, sâu lắng.
- Đọc câu thơ ta nghe như có tiếng nhạc ngân nga bởi nghệ thuật gieo vần (“gái”, “hái”), điệp phụ âm đầu “m”
(măng một mình).
- “Hái măng” là công việc quen thuộc của người Việt Bắc. Cô gái Việt Bắc “hái măng một mình” mà không
cảm thấy cô đơn, trống vắng bởi cô đang say sưa lao động trong một không gian vui tươi trong trẻo. Sự hiện
diện của cô gái càng tăng thêm nét duyên dáng trẻ trung cho bức tranh mùa hạ. Một bức tranh vừa hoành tráng
vừa thơ mộng được vẽ bằng những nét bút vừa mạnh mẽ, vừa mảnh mai tinh tế với một trường liên tưởng
mênh mông.
* Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
- Ánh trăng vàng êm dịu trải đều lên cảnh vật, gợi không khí thanh bình, yên ả.
- Từ “hòa bình” vừa khẳng định cuộc sống êm đềm, làm chủ ở chiến khu vừa nói đến sự thanh tĩnh của rừng
khuya. Đêm trang thu huyền ảo nơi núi rừng Việt Bắc thấp thoáng ước mơ thầm kín về một cuộc sống thanh
bình êm ả. Câu thơ gợi ta nhớ câu thơ của Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh khuya”: “Tiếng suối trong như tiếng
hat xa/Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
-> Dưới ngòi bút của Tố Hữu, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên đủ cả màu sắc, âm thanh, đường nét, hình khối
rực rỡ, thi vị, lãng mạn và gợi cảm vô cùng. Bức tranh thơ sống động hài hòa, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
- Trên cái nền gợi cảm ấy văng vẳng “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của ai đó nghe thật bâng khuâng, xao
xuyến. Tiếng hát ấy chính là tấm lòng của người Việt Bắc. Dù nghèo khó nhưng các bó suốt đời với cách
mạng.
=> Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất, tài hoa nhất trong bài Việt Bắc. Nó góp phần làm
cho bài Việt Bắc nói riêng và tập Việt Bắc nói chung xứng đáng là viên ngọc sáng long lanh trong kho tàng
văn học Việt Nam hiện đại.
b.4. Nhớ Việt Bắc oai hùng:
Nhớ khi giặc đến, giặc lùng

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
- Đứng trước gian khổ, khó khăn, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta càng được nhân lên
gấp bội. Theo dòng hồi tưởng của Tố Hữu trong bài Việt Bắc này, ta như được chứng kiến sức mạnh của khối
đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp với bao chiến thắng lẫy lừng.
- “Nhớ khi giặc đến giặc lùng”: Nhớ những lần giặc càng quét, săn lùng. Chúng như bầy dã thú khát máu, tìm
mọi cách khủng bố đàn áp nhân dân ta để lại bao oán hận.
- Dù vậy, quân dân Việt Bắc đã vùng dậy. Không chỉ con người mà cả núi rừng đồng sức đồng lòng đánh
giặc:
Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
+ Nghệ thuật nhân hóa đã làm sinh động hơn hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc. Thiên nhiên cũng như những con
người Việt Bắc kiên cường, anh dũng. Trong một câu thơ, tác giả đã làm rõ sứ mệnh của rừng núi “che bộ
đội”, “vây quân thù”.
+ Các điệp từ “rừng”, “núi” và đối lập “che bộ đội” >< “vây quân thù” càng làm nổi bật vai trò của những
cánh rừng trùng điệp, nhấn mạnh một trong 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc chiến: thiên thời, địa lợi,
nhân hòa. Việt Bắc là một vùng địa linh quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho ta đánh giặc.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
- Cả núi rừng Việt Bắc cùng nhịp đập trái tim quyết hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước.
+ Cụm từ “cả chiến khu một lòng” cho thấy rõ sự đồng tâm hiệp lực của quân dân ta, sự nhất trí cao độ của ý
Đảng, lòng dân. Đó cũng là bí quyết thành công của ta trong kháng chiến.
- Chính sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm đã giúp quân dân Việt Bắc lập nên những chiến công vang dội.
+ Hàng loạt những địa danh gắn với thắng lợi vinh quang. “Phủ Thông”, “đèo Giàng”, “sông Lô”, “phố
Ràng”, “Cao Lạng”, “Nhị Hà” -> Chiến công tràn ngập không gian, trải dài theo nỗi nhớ -> Chiến công tràn
ngập không gian, trải dài theo nỗi nhớ.
+ Câu hỏi từ: “Ai về ai có nhớ không?” nghe đậm đà âm hưởng ca dao. Hỏi “có nhớ không” mà lại như khẳng
định: Người ra đi làm sao quên được những trận đánh, những chiến công. Bởi trong những vinh quang còn
bao đau thương phải trả giá bằng, máu xương của đồng đội. Nhớ về chiến công cũng là nhớ những người đã
ngã xuống để mà tự hào, để mà nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong hiện tại.
- Hình ảnh Việt Bắc oai hùng được diễn tả một cách cô đọng, hàm súc trong 8 câu thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta

Vui lên Việt Bắc đèo de núi hồng.


+ Cả núi rừng, đất trời vang dậy trong bước hành quân. Thiên nhiên chuyển mình hay chính cả nước ta đang
chuyển sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến? Hàng vạn người ra trận, từng đoàn bộ đội dân công đi như
sóng cuộn, rung chuyển cả núi rừng. Đêm đốt đuốc sáng. Tả thế không có gì là cường điệu.
+ Một loạt điệp từ, điệp âm, điệp vần và các từ láy “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng” miêu tả
cảnh hành quân thật sinh động khiến người đọc cảm thấy sự hối hả, luân chuyển không ngừng của những đoàn
quân ra trận. Dài mãi dường như không dứt. Âm hưởng thơ thật hào hùng.
+ Hình tượng người lính hành quân trong đêm gợi nhớ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
- Thơ Quang Dũng nói về cái hào hùng của người lính trong gian khổ. Còn thơ Tố Hữu như gác lại những khó
khăn để chỉ tái hiện vẻ đẹp dũng mạnh đầy tự hào của đoàn quân.
+ Hình ảnh chân thật mà đậm chất lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ gợi nhớ thơ
chính hữu: “Đầu súng trăng treo” (Đồng chí).
- Cùng với đoàn chiến binh còn có bao đoàn dân công xung phong ra tuyến lửa:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn.
+ Nghệ thuật đảo ngữ và điệp phụ âm “đ” (đỏ đuốc) tạo âm hưởng mạnh mẽ, vững vàng.
+ Nhịp thơ 2/2 như nhịp bước hành quân mạnh mẽ, sôi nổi, háo hức.
- Anh hùng, kiêu hãnh đạp bằng mọi gian nguy tiến lên phía trước. Khi phách ấy dồn nén và bật thành câu
thơ: “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Lối nói thậm xưng khắc họa sức mạnh của con người được nhân
lên gấp bội.
- Những đoàn chiến binh và dân công với sức mạnh phi thường, một lòng tin ở tương lai chính là hình ảnh con
người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hào hùng và chiến thắng.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
+ Nghệ thuật đối lập: “nghìn đêm thăm thẳm” với “đèn pha bật sáng” và nghệ thuật so sánh “như ngày mai
lên” thể hiện tinh thần lạc quan của quân dân Việt Bắc. Hình ảnh thơ giàu sức gợi vừa hiện thực vừa lãng
mạn.
- Và tin vui thắng trận vang dội khắp mọi miền đất nước:
Tin vui chiến thắng trăm miền
...
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
+ Nghệ thuật liệt kê các địa danh kết hợp điệp từ “vui” với nhiều sắc thái (“vui về”, “vui từ”, “vui lên”) diễn
tả niềm vui của toàn dân tộc khi quân dân ta đánh thắng nhiều trận trong những năm cuối của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
+ Âm điệu thơ sôi nổi thể hiện nhựng thắng lợi dồn dập và niềm phấn chấn của con người.
Các thủ pháp nghệ thuật phối hợp uyển chuyển, miêu tả tài tình những cuộc hành quân đêm nghe âm vang,
đầy ánh sáng như một cuộc biểu dương lực lượng đáng tự hào. Đoạn thơ vừa đậm chất sử thi hào hùng vừa
giàu tính lãng mạn đã thể hiện thành công khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến. Qua đó, Tố Hữu khắc họa
đậm nét hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì đầy gian
khổ nhưng nhất định thắng lợi.
c. Nỗi nhớ gắn với niềm tin vào Đảng và Bác Hồ: “Ai về ... Tân Trào”
- “Ai về ai có nhớ không?”
+ Đại từ “ai” được dùng sáng tạo, linh hoạt, đậm chất ca dao.
+ Câu hỏi tu từ là cách để gợi tâm tình, hỏi để bày tỏ cảm xúc.
- Nhớ “Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang” là nhớ hang Pắc Bó – nơi Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến làm
việc. Màu sắc tươi tắn của “cờ đỏ thắm”, sao vàng rực rỡ cũng là của lòng người tràn ngập niềm vui, niềm tin
yêu lãnh tụ. => Hình ảnh thơ tươi sáng, âm hưởng trang trọng, thiết tha, thâu tóm lại hình ảnh quê hương,
cách mạng – đầu não của cuộc kháng chiến – nơi đặt bao hi vọng và tin tưởng của người Việt Nam trên
khắp mọi miền đất nước, nhất là những nơi còn “u ám quân thù”.
- Hình ảnh Bác Hồ được ngợi cả với một niềm tin yêu thành kính: Bác là ánh sáng soi đường, là niềm tin yêu
của nhân dân Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
- Nghệ thuật tương phản: “u ám quân thù” >< “Cụ Hồ sáng soi”, “đau đớn giống nòi” >< “nuôi chí bền”  nhấn
mạnh hơn uy tín của Đảng, Bác Hồ.
- Bốn câu cuối đoạn trích nhắc lại 15 năm gian khổ không thể nào quên đã đi đến thắng lợi. Nhắc lại “Mái
đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” để khẳng định “mình” và “ta” mãi mãi gắn bó, đời đời yêu thương.

Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm
của 15 năm gắn bó gian khổ. Việt Bắc hiện lên trong những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa
mặn nồng. Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi. Trong tâm thức của
người ra đi, nỗi nhớ về Việt Bắc hiện lên với những cung bậc đa dạng, nhiều nhiều: nhớ con người, cuộc sống
Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc
lập. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc
với những người cán bộ cách mạng. Bài thơ được viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên
của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối. Cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong
ca dao với sự biến đổi linh hoạt giữa mình với ta; ngưởi ở lại có lúc là mình, có lúc là ta; người ra đi lúc là ta, lúc
là mình tạo ra tình cảm thân mật, tha thiết. Tác giả sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc của dân tộc, với
những luyến láy, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm. Đoạn
trích sử dụng nhiều từ láy, tượng hình giàu hình ảnh.
“Việt Bắc” không chỉ là câu chuyện nhỏ chứa đựng câu chuyện lớn. Nó không chỉ kể về cuộc chia tay giữa
người cán bộ kháng và đồng bào Việt Bắc mà nó còn cho người đọc thấy được mười lăm năm chiến đấu khó
khăn, gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Bởi lẽ đó mà đã bao năm nay Việt Bắc vẫn luôn có một vị trí nhất
định trong tâm chí độc giả.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Trong gia tài văn học đồ
sộ của mình tác giả đã từng thử sức qua rất nhiều thể loại như thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng...
Nhưng có lẽ đến với thể loại tùy bút đã đưa tài năng của Nguyễn Tuân lên một tầm cao mới. Điều này đặc biệt đã
được tác giả thể hiện qua tập tùy bút Sông Đà.
Có thể nói Nguyễn Tuân là một ngòi bút tài hoa và uyên bác. Tập tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi của
tác giả lên vùng Tây Bắc giai đoạn năm 1958-1960.
Hai hình tượng bao trùm, xuyên suốt tác phẩm là hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò trên dòng
sông quanh năm dữ tợn thách thức với con người. Với ngòi bút tài hoa của mình ông đã tạo nên hình tượng Đà
giang mang hai sắc thái, hai bình diện tương phản vừa hùng vĩ, hung bạo những cũng cũng không kém phần trữ
tình, thơ mộng.
Mặt sông khi nhìn từ trên cao xuống là vô vàn những hút nước như những trụ bê tông. Dòng nước kêu lên thành
những tiếng ghê rợn, khi thì kêu lên như những cái giếng đang bị sặc nước, khi lại ằng ặc như tiếng dầu sôi”. Tất
cả dựng lên trước mắt ta thế hiểm trở và đầy rẫy những thách thức, nguy hiểm mà ai đi qua cũng phải đối mặt.
Sông với tư thế hùng dũng và có phần bạo ngược của mình sẵn sàng nhấn chìm bất kể ai không vững vàng tay lái
trước từng con con sông, không làm chủ trên chiến trận chinh phục dòng sông.
Bởi vậy mà nó khiến bao con thuyền đi qua phải dè chừng, hoảng sợ, cố tránh né những cạm bẫy mà sông Đà bố
trí sẵn: “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào cũng chèo nhanh để lướt quãng
sông”, biết bao nhiêu bè gỗ đã phải chịu trận trước những hút sâu khổng lồ, biết bao nhiêu con thuyền nghênh
ngác phải tan xác dưới lòng sông.
Vốn am hiểu sâu sắc cùng sự trải nghiệm của mình Nguyễn Tuân dùng những ngôn từ mới lạ, lĩnh hoạt, độc đáo
để miêu tả một dòng sông Đà. Sông Đà cũng mang dáng dấp đẹp đẽ, dịu dàng và thơ mộng, uyển chuyển như vẻ
đẹp của người thiếu nữ chốn núi rừng Tây Bắc vậy. Sông Đà lúc này thật thơ và mơ mộng, tình yêu như đang
tràn với bao cảm xúc nồng nàn khó tả: “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình...cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân".
Vẻ đẹp của dòng sông thật yên bình, khơi gợi sự yêu thương, đưa lòng người đến với những rung cảm trong tâm
hồn mình, một sức hấp dẫn tuyệt vời quá đỗi. Đôi lúc, sông Đà cũng có những cảm xúc, cũng nhớ, cũng thương
như bao người vậy. Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông còn được thể hiện giữa thiên nhiên, mây trời tạo nên nét riêng
biệt không trộn lẫn, bởi vậy dù bất cứ lúc nào nó cũng khiến người thưởng thức bị thu hút: "Tôi đã nhìn say sưa
làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”.
Không chỉ vậy, sông Đà còn khiến người ta thích thú bởi sắc nước đổi thay theo mùa: “Mùa xuân dòng xanh
ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà
lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì
mỗi độ thu về".
Khép lại Tùy bút Sông Đà, người đọc như được trải nghiệm không gian hùng vĩ cũng như vẻ đẹp nên thơ của
cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Qua đó tác giả cũng ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân
lao động nơi đây cũng như tình yêu thương yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.

Dưới ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Tuân con sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp đối lập nhau, con sông Đà có
lúc dữ dằn “hung bạo” nhưng chốc lại dịu dàng thơ mộng, hùng vĩ. Phải có con mắt quan sát tỉ mỉ và tâm hồn tinh
tế, khéo léo lắm thì tác giả Nguyễn Tuân mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của con sông cũng như quá trình chuyển
đổi phức tạp ấy. Ngay từ đầu đoạn trích, con sông Đà hiện lên với vẻ hung bạo, dữ dằn, nhiều thác ghềnh và hiểm
trở, vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà không chỉ có nhiều thác đá mà nó còn là những cảnh đá ở 2 bên bờ sông, đá
dựng vách thành và những bức thành đá cao thành chẹt lấy lòng sông hẹp như một cái yết hầu. Với cách so sánh
rất độc đáo, mới lạ nhưng cũng rất lạ lùng khi đem cái “yết hầu” của con người ra để ví von với những bức thành
đá cao lớn ép chặt lấy lòng sông Đà.
Cái hẹp của lòng sông Đà được tác giả mô tả hẹp theo đủ cách khác nhau nào là chỉ và đúng lúc “ngọ” giữa buổi
trưa, khi mặt trời lên cao nhất và chiếu thẳng xuống lòng sông thì lòng sông mới nhận được chút tia nắng ấm áp ít
ỏi và khi thời gian trôi đi thì những tia nắng ấy cũng dần biến mất, hay là chỉ cần đứng từ bên bờ bên này nhẹ tay
ném một hòn đá nhỏ cũng có thể qua đến vách đá bên kia bờ sông, hơn nữa có quãng hẹp đến nỗi con nai con hổ
cũng có lần đã vọt từ bên bờ bên này sang được bờ sông bên kia, hay mùa hè ngồi trong khoang đò đi qua quãng
sông ấy mà cũng cảm thấy mát lạnh, thấy mình như đứng ở một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ của
một tòa nhà cao tầng nào đó. Bằng việc so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ lạ lùng tác giả Nguyễn Tuân
như đã lục lọi hết cả kho từ ngữ phong phú của mình để tìm ra được những ngôn từ đắt giá nhất có thể làm kinh
động đến hồn trí người đọc khi miêu tả những vách đá bên bờ sông Đà.
Con sông Đà không chỉ có những vách đá dựng đứng mà ở quãng Hát Loong còn có hàng dài cây số nước và đá,
nước xô đá, đá xô sóng, sóng lại xô gió như một vòng tuần hoàn tự nhiên của con sông cứ lặp đi lặp lại và dòng
nước lúc nào cũng cuồn cuộn chảy xiết với những luồng gió gùn ghè quanh năm như đòi nợ bất kì một người nào
đi qua nó, bằng lối viết rất văn hoa, cấu trúc câu trùng điệp gợi lên hình ảnh một con sông Đà lúc nào cũng cuồng
nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn nuốt chửng bất kì con thuyền xấu số nào rơi vào trận địa mà nó đã bày sẵn.
Đến quãng Tà Mường, ta lại bắt gặp “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị
làm móng cầu”, trên bề mặt cái hút ấy lúc nào cũng xoáy tít xuống tận đáy và quay lừ lừ chỉ chẹc có con thuyền
nào đi qua là “lôi tuột” ngay xuống đáy sông và đánh chúng tan xác ngay lập tức, hay âm thanh của tiếng nước kêu
và thở ừng ực như cái cống bị sặc. Với lối so sánh độc đáo, sử dung những từ ngữ miêu tả rất chân thực sống động
khiến con sông Đà hiện lên như một loài thủy quái luôn gầm gừ đe dọa với những âm thanh ghê rợn có thể khủng
bố tinh thần bất cứ ai và uy hiếp con người.
Không chỉ miêu tả hình ảnh những vách đá dựng đứng, những cái hút nước sâu hút hay hơi thở ừng ực của dòng
nước cuồn cuộn, con sông Đà còn phối hợp hài hòa với âm thanh réo rắt của những thác nước, Nguyễn Tuân như
một nhạc trưởng đang đắm mình điều khiển giàn nhạc giao hưởng hùng tráng của sông Đà với bài ca của sóng hòa
âm với tiếng gió xô nước lên những vách đá. Tiếng thác nước réo rắt nghe như ai oán, oán trách điều gì, rồi lại van
xin, khiêu khích hay gằn mình lên chế nhạo, thế rồi âm thanh được phóng đại lên bất ngờ như bừng lên cơn thịnh
nộ đỉnh điêm và “rống lên như hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa và rừng lửa
cũng gầm thét lên với nó”, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh của thác nước như một trận đánh kịch liệt, dữ
dội của tự nhiên.
Khi đến cái thác với sóng bọt trắng xóa cả một chân trời, và xung quanh đó là một trận địa đá bằng thủ pháp nghệ
thuật nhân hóa, tác giả như thổi hồn vào từng hòn đá khiến chúng trở nên chân thực và sống động. Trận địa đá với
kích cỡ đa dạng từ to đến nhỏ ấy đã “mai phục” ở lòng sông từ ngàn năm trước rồi , có hòn thì “nhổm cả dậy” khi
có chiếc thuyền nào đó nhô vào đường ngoặt của sông hay mặt hòn đá nào ở đây cũng trông “ngỗ ngược” như một
đứa trẻ bướng bỉnh hay “nhăn nhúm méo mó” hơn cả mặt nước cuộn sóng, những hòn đá muôn hình vạn trạng có
hòn “đứng” có hòn “nằm” hay “ngồi” tùy vào sở thích riêng của chúng. Qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả
thì những hòn đá vô tri vô giác ấy như được thổi hồn vào một cách chân thực sống động khiến chúng giống như
những tên du côn hung dữ của thiên nhiên hoang dại. Những “tên du côn” ấy còn hống hách bày thạch trận trên
lòng sông để giăng bẫy mọi thứ đi qua con sông này, ở thạch trận thứ nhất bày ra năm cửa trận thì có đến 4 cửa tử
và chỉ duy nhất 1 của sinh ở giữa, bọn đá đứa thì hất hàm đứa thì thách thức trêu ngươi, đến cả mặt nước cũng hùa
vào với bọn đá ùa vào bẻ gãy cán chèo, sóng nước đá trái thúc gối vào bụng thuyền và hông thuyền. Thạch trận
thứ hai với sông nước cũng bài binh bố trận ở khắp nơi trên lòng sông, tăng nhiều cửa dinh cửa tử ở phía hữu ngạn
con sông, còn thạch trận thứ ba thì trái phải đều là luồng chết, duy chỉ có luồng sống ở ngay chính giữa. Qua đó, ta
thấy con sông Đà hung bạo hống hách như một loài thủy quái hết bày thạch trận lại đến thủy trận nhằm uy hiếp,
nuốt chửng những con thuyền trên lòng sông, nó như là “kẻ thù số 1” của con người nơi vùng Tây Bắc hùng vĩ,
nhờ vậy mà có thể tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa của tác giả với cách sử dụng từ ngữ điêu luyện, độc đáo.
Hình ảnh con sông Đà hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không chỉ mang vẻ “hung bạo, dữ dằn” mà còn ẩn
chứa nét thơ mộng, trữ tình. Dòng sông Đà không chỉ có những vách đá dựng đứng, những cái giếng hút sâu hoắm
hay những trận thạch bàn nguy hiểm mà còn là bức tranh thủy mặc vấn vương lòng người. Từ trên tàu bay nhìn
xuống, dòng sông Đà như cái sợi dây thừng ngoằn ngoèo không còn nét dữ tợn hung bạo nữa mà thay vào đó nó
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, cả đầu tóc và chân tóc như đang thoắt ẩn thoắt hiện trong làn mây trời xanh
thẳm rợp trời sắc trắng của hoa ban hay sắc đỏ của hoa gạo và cuồn cuộn mù lên những làn khói của những người
đốt nương xuân chuẩn bị canh tác. Như có một người vô hình điều khiển mà dòng nước sông Đà thay đổi theo
mùa, vào mùa xuân là sắc nước màu xanh ngọc bích, có lẽ sức sống xanh mơn mởn của cây cỏ mùa xuân đã
nhuộm cho dòng sông màu ngọc bích đẹp đến nao lòng như vậy. Nhưng mùa hạ qua đi khi mùa thu đến dòng sông
như cởi bỏ lớp áo cũ để khoác lên mình chiếc áo màu lừ lừ chín đỏ như da mặt một người say rượu hay giận dữ
việc gì đó.
Cứ mỗi mùa qua đi dòng sông Đà như được thay da đổi thịt, mỗi mùa nó mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp quyến rũ
tình tứ, thơ mộng đến xao xuyến lòng người. Nguyễn Tuân nhìn con sông Đà như một người cố nhân đã lâu không
gặp lại, tác giả say mê đến mức như sắp đổ ra sông Đà, nó mang vẻ gợi cảm nhưng trong con mắt mỗi người nó lại
được cảm nhận theo cách khác nhau. Cảnh ven 2 bên bờ sông lặng như tờ nhưng lại mộng mơ, quen thuộc với
những nương ngô mới nhú lên xanh mướt, bãi cỏ gianh góc kia đang nhú lên những búp xanh mơn mởn hay những
chú hươu cái cúi đầu bứt những búp cỏ xanh non vẫn còn đẫm sương mai rồi ngẩng đầu lên khỏi những áng cỏ
sương, bờ sông mang vẻ đẹp hoang dại của một bờ tiền sử cổ kính, hay hồn nhiên như một câu chuyện cổ tích xa
xưa. Bức tranh thơ mộng về sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế bức tranh ấy có màu sắc,
hình ảnh hiện lên với nét hoang sơ nguyên thủy chưa có đôi bàn tay con người tác động.
Nếu có ai hỏi tôi hai tiếng thiêng liêng nhất mà tôi biết là gì, tôi chẳng ngần ngại mà trả lời là "Đất Nước". Chỉ
hai từ ngắn gọn nhưng mỗi khi vang lên ta thấy được sự cao cả, trang trọng nhưng lại rất đỗi bình dị và gần gũi.
Trong giai đoạn 1945 - 1975, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm như một bản giao hưởng trầm hùng bay lên
với biết bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng năm tháng. Hình ảnh thơ hiện lên xiết bao bình dị, gần
gũi, mang tính biểu tượng sâu sắc đúng với đất nước ta.
Khi nói đến Nguyễn Khoa Điềm, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều không thể
quên phong cách thơ ông là phong cách thơ trữ tình chính luận. Thơ Nguyễn Khoa Điềm lôi cuốn
người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích
cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Một trong những kiệt tác của Nguyễn Khoa Điềm phải kể đến
đoạn trích “Đất nước” thuộc chương V của “Trường ca mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn
thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
Tác phẩm đã xây dựng thành công tư tưởng “Đất nước là của nhân dân”, do nhân dân bảo vệ và gìn
giữ muôn đời trên cả 3 bình diện: chiều rộng của không gian địa lý chiều dài của lịch sử và chiều sâu
văn hóa. Nhà thơ như đứng trước hàng trăm những câu hỏi “Đất nước này là do ai làm ra? Sẽ do ai
bảo vệ và gìn giữ muôn đời?" Để trả lời cho những câu hỏi ấy, Nguyễn Khoa Điềm ngược dòng cảm
xúc của mình để đi tìm về cội nguồn của đất nước.
1. Quan niệm của nhà thơ về cội nguồn Đất Nước: (từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”)
* Cảm nhận chung:
- Đất nước là một cảm hứng lớn của thơ ca thời đại chống Mĩ. Với cảm xúc yêu mến, tự hào, đất nước được tác
giả khám phá, cảm nhận và suy ngẫm trong một cái nhìn toàn vẹn từ nhiều bình diện: Thời gian lịch sử, không
gian địa lý, chiều sâu văn hóa, phong tục, lối sống và tâm hồn dân tộc. Từ đó làm nổi bật tư tưởng lớn: Đất
nước của nhân dân, khơi dậy ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong cuộc đấu tranh của dân
tộc.
* Cảm nhận đoạn thơ:
- Câu thơ mở đầu là lời khẳng định tự nhiên, giản dị: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi. Đất Nước có từ khi ta
lớn lên”, từ khi ta chưa ra đời, xuyên suốt 4000 năm văn hiến. Như vậy, Đất Nước tồn tại như một điều hiển
nhiên. Nó có chiều sâu, cội nguồn cũng như sự hình thành phát triển bao đời nay.
- Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước thật gần gũi, hiện diện trong những câu chuyện cổ tích thường mở đầu
bằng “ngày xửa ngày xưa” mà các bà mẹ vẫn hay kể cho con cháu nghe.
- Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” thật quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Mỗi câu chuyện là một bài học đạo lý
dạy ta “ở hiền gặp lành”, biết thiện biết ác, biết sống thủy chung.
-> Ý thơ không mới, nhưng cách nói cách thể hiện có nhiều điểm mới, vừa quen vừa lạ.
Tác giả không dùng những từ ngữ, hình ảnh mỹ lệ mang tính biểu tượng thể hiện đất nước mà dùng cách
nói giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, dễ thấm vào lòng người. Tác giả giúp ta hiểu đất nước có từ nền văn hóa
dân gian, cha ông ta để lại.
- Tác giả cảm nhận đất nước gắn với phong tục tập quán, hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.:
Đất nước bắt đầu với miếng trầu, bây giờ bà ăn
- “Miếng trầu bà ăn” là miếng trầu tình nghĩa trong “Sự tích trầu cau” khiến ta rưng nước mắt về tình cảm vợ
chồng, về tình nghĩa anh em gắn bó. Từ đó, hình ảnh trầu cao trở thành thứ không thể thiếu được trong lễ cưới,
trở thành “Miếng trầu là đầu câu chuyện” tượng trưng cho tình nghĩa đằm thắm, thủy chung.
- Đất nước được cảm nhận qua truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
+ Cây tre là biểu tượng của người Việt Nam, gắn với đời sống thường ngày và có lúc trở thành vũ khí chống
giặc. Thánh Gióng từng nhổ tre đánh giặc Ân, nhà văn Thép Mới cũng từng nhận ra: “Tre giữ làng, giữ nước,
giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
+ Đó là hình ảnh đặc thù của người phụ nữ Việt Nam, thùy mị, duyên dáng và thật đáng yêu.
- Đất Nước được cảm nhận trong vẻ đẹp tình yêu của cha mẹ với lối sống nặng tình nghĩa như gừng cay muối
mặn:
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
+ Hình ảnh gợi nhớ đến câu thơ: “Tay bưng đĩa muối, chén gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
Dù cay đắng, gian nan nhưng cha mẹ vẫn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để tình cảm thêm mặn nồng, tha
thiết.
- Đất Nước còn gắn với cách gọi tên cái kèo, cái cột khi dân ta biết làm nhà để che mưa che nắng, là quá trình
lao động cần cù, vất vả của con người để mưu sinh:
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
+ Thành ngữ “một nắng hai sương” và các động từ liên tiếp “xay”, “giã”, “giần”, “sàng” gợi lên sự vất vả
triền miên của người nông dân trên đồng ruộng. Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước, lấy hạt gạo làm gia
bảo, gắn liền với quá trình lao động vất vả để có được hạt gạo, để sinh tồn. Ý thơ thật sâu sắc.
- Cấu trúc câu thơ: “Đất Nước đã có... , Đất Nước có... , Đất Nước bắt đầu... , Đất Nước lớn lên... , Đất Nước
có từ...”  cho phép ta hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành của đất nước trong tâm thức con
người Việt Nam bao thế hệ.
Đánh giá: Từ Đất Nước viết hoa diễn tả tình cảm thiêng liêng đối với Đất Nước. Giọng thơ trữ tình, câu
thơ dài ngắn đan xen thể hiện cảm xúc tự nhiên, phóng khoáng. Ngôn ngữ giản dị, sử dụng sáng tạo các
chất liệu từ văn học dân gian tạo chiều sâu cho ý thơ. Đất Nước đối với Nguyễn Khoa Điềm là những gì
bình thường, gần gũi nhất. Nó có trong cổ tích, ca dao, gắn liền với nguồn mạch quê hương để làm nên
một chân dung trọn vẹn về Đất Nước: Thân thương mà hào hùng, vất vả mà thủy chung.
2. Khái niệm Đất Nước, mối quan hệ giữa Đất Nước với mỗi cá nhân (từ Đất là nơi anh đến
trường đến Làm nên Đất Nước muôn đời)
a. Khái niệm Đất Nước: (Từ Đất là nơi anh đến trường đến Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ)
- Trong những năm tháng Mỹ ngụy còn chiếm đóng, các đô thị miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng văn
hóa nô dịch và phản động, việc nhận thức lại khái niệm Đất Nước và bản chất của Đất Nước là vô cùng cần
thiết.
- Nguyễn Khoa Điềm không giải thích một cách chung chung, trừu tượng mà dùng cách phân tách rồi tổng hợp
nhiều lần để cụ thể hóa khái niệm Đất Nước, để phát hiện ra Đất Nước trong nhiều chiều, nhiều mặt: thời gian
lịch sử đằng đẵng, không gian địa lý mênh mông, phong tục tập quán muôn màu muôn vẻ:
Đất là nơi anh đến trường
...
Nước là nơi Rồng ở
- Mỗi câu thơ là một định nghĩa, một khám phá về Đất và Nước. Có những hình ảnh giản dị đến bất ngờ khiến
ta ngạc nhiên: “nơi ánh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi ta hò hẹn”... Tác giả cảm nhận Đất Nước là kỉ niệm
tuổi thơ, là tình yêu buổi ban đầu nồng nàn, trong sáng, là nỗi nhớ sâu đậm trong lời ca dao nổi tiếng: “Khăn
thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai/Khăn thương nhớ ai/Khăn chùi nước
mắt”.
- Khái niệm Đất Nước được nhận thức ở những tầng bậc mới cụ thể mà toàn diện, sâu sắc thấm thía hơn bởi
cách nói khép lại và mở ra, liên tưởng và hồi nhớ, thực tế và sách vở hòa quyện.
- Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ nhắc đến huyền thoại “Con Rồng cháu Tiên”, “Lạc Long Quân”, “Âu
Cơ”. Đây là một sự suy ngẫm nghiêm túc, chân thành về cội nguồn của dân tộc.
- Hai câu thơ:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
+ Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính hướng về cội nguồn trong sự ngưỡng vọng.
+ Từ “Tổ” có nghĩa là cội nguồn, suy rộng ra là nòi giống dân tộc, đất nước, nói hẹp là gia đình, dòng họ. Ở
đây tác giả có cách nói mới giản dị mà sâu sắc lấy ý từ câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Tóm lại: Với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, với những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu trong văn học dân
gian, Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích khái niệm Đất Nước thật rõ ràng dễ hiểu mà không kém phần hấp
dẫn. Từ đó nhà thơ khẳng định: Đất Nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng
và cá nhân, giữa hiện thực và huyền thoại... Mỗi người không thể không có trách nhiệm với Đất Nước.
b. Bàn về mối quan hệ giữa Đất Nước và cá nhân (Trong anh và em hôm nay... Đất nước muôn đời)
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
+ “Anh” là nhân vật trữ tình nhà thơ, “em” là nhân vật tác giả tạo ra để tâm tình, chính là tuổi trẻ - đối tượng
mà nhà thơ đang hướng tới.
+ Nguyễn Khoa Điềm nghĩ về Đất Nước sâu sắc và thấm thía trong cảm xúc ân nghĩa của thế hệ sau với những
lớp người đi trước. Chúng ta được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do cha ông để lại nên trong
mỗi chúng ta “đều có một phần Đất Nước”. Bằng cách lí giải này, nhà thơ giúp ta hiểu Đất Nước thật gần gũi,
thân thiết ngay trong mỗi con người chúng ta.
+ Nói như thế cũng là để khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa, nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
+ Hình ảnh “hai đứa cầm tay” gợi tả sự gắn bó thắm thiết của đôi lứa yêu nhau, là hình ảnh tượng trưng cho
hạnh phúc tuổi trẻ, hạnh phúc gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là một phần của Đất Nước. “Sự hài hoàm
nồng thắm” ấy có tác dụng khắc sâu mối hòa hợp, thân ái giữa cái riêng và cái chung, sự thống nhất giữa tình
yêu đôi lứa và tình yêu Đất Nước.
+ Với cách sử dụng các tính từ đi liền nhau: hài hòa nồng thắm, vẹn tròn to lớn trong kiểu câu có cặp đối xứng
về ngôn từ: “Khi... Đất Nước.../ Khi... Đất Nước...”, kết hợp với nghệ thuật tăng tiến: từ hai đứa cầm
tay đến “chúng ta cầm tay mọi người, từ Đất Nước... hài hòa nồng thắm” đến “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, tác
giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: Đất Nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình
yêu Tổ quốc, giữa cá nhân và cộng đồng. Sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi thử thách,
chiến thắng mọi kẻ thù.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
+ Các cụm từ “mang Đất Nước đi xa”, “những tháng ngày mơ mộng” phác họa hình ảnh Đất Nước tươi đẹp,
huy hoàng, phồn vinh, thịnh vượng ở tương lai. Đồng thời biểu thị một niềm tin mãnh liệt vào tài, đức của thế
hệ trẻ Việt Nam. Soi vào thực tế, ta thấy khát vọng của nhà thơ đã thành hiện thực. Giữa những tháng ngày gian
khổ hi sinh chống quân xâm lược, tác giả vẫn vững niềm tin vào tương lai dân tộc. Điều đó giúp ta hiểu giá trị
của niềm tin, niềm lạc quan trong cuộc sống giúp con người đi tới thành công.
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
+ Nghệ thuật liên tưởng, liệt kê “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” kết hợp với điệp ngữ “phải
biết” và lời gọi ngọt ngào, trìu mến “Em ơi em” làm cho giọng điệu thơ giàu chất chính luận, chất trí tuệ mà
vẫn trữ tình tha thiết.
+ Các từ “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” có sức gợi rất lớn, khiến mỗi con người phải trăn trở, suy ngẫm.
      _ “Gắn bó” là biết đồng cam cộng khổ với nhân dân, không sợ khó, sợ khổ, dám đứng về phía dân chống
lại kẻ thù. Không chê nước nghèo, nước lạc hậu do chiến tranh liên miên, dám vươn lên từ trong gian khó, cống
hiến sức lực, tài năng, góp phần bảo vệ, xây dựng Đất Nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
      _ “San sẻ” là biết chia bùi sẻ ngọt, biết sống nghĩa tình Lá lành đùm lá rách, yêu thươn giúp đỡ mọi người
lúc khó khăn. Biết gánh vác trách nhiệm của một công dân với Đất Nước.
     _Từ “hóa thân” có nghĩa là biến đi rồi hiện lại thành một người hoặc một vật cụ thể khác nào đó. Cụm từ
“hóa thân cho dáng hình xứ sở” nói đến hi sinh của mỗi con người làm nên hình hài, dáng vẻ, sự trường tồn
vĩnh cửu của Đất Nước, ý nghĩa của từ này sâu sắc hơn từ hi sinh. Ý thơ gợi nhớ bài thơ “ Dáng đứng Việt
Nam” của Lê Anh Xuân:
Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Tóm lại: Đoạn thơ là lời tự nhủ, tự khuyên mình của nhà thơ, cũng là lời căn dặn, nhắn gửi thế hệ trẻ
phải có trách nhiệm với Đất Nước, phải sống hết mình, sống cho ra sống, sống để bảo vệ, tô điểm, làm
đẹp cho Đất Nước muôn đời. Giọng thơ thủ thỉ tâm tình bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước cháy
bỏng.
3. Lí giải tư tưởng Đất Nước của nhân dân (phần còn lại)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
- Để chứng minh tư tưởng Đất Nước của nhân dân, nhà thơ đưa hàng loạt dẫn chứng bằng hình ảnh, sự việc,
con người, câu chuyện dân gian, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước,
những tên làng, tên núi, tên sông... Tất cả đều có bàn tay, máu xương của lớp lớp con người Việt Nam tạo dựng,
giữ gìn và hi sinh cho sự trường tồn của Đất Nước và dân tộc.
 + Các điệp từ “những”, “góp” nhấn mạnh vào số lượng nhiều người, nhiều đối tượng cùng đóng
góp làm nên Đất Nước.
+ Những hình ảnh quen mà lạ: “núi Vọng Phu” xứ Lạng, “hòn Trống Mái” ở Thanh Hóa, “gót ngựa Thánh
Gióng” để lại ao đầm vùng Sóc Sơn, “chín mươi chín con voi dựng đất Tổ Hùng Vương”, “con rồng nằm im
góp dòng sông…” – sông Cửu Long ở miền Nam, “núi Bút, non Nghiên” ở Quảng Nam, “con cóc, con gà quê
hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”, “những người dân góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà
Điểm” được nhắc đến một cách tự nhiên, thú vị trong cảm xúc chân thành và suy tư sâu lắng của nhà thơ nhằm
khẳng định chân lí: Nhân dân chính là người làm ra Đất Nước, là chủ nhân đích thực và muôn đời của Đất
Nước.
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
- Các từ “ruộng, đồng, gò, bãi” chỉ Đất Nước, nơi nào cũng in dấu người xưa. “Dáng hình” ông cha để lại cho
cháu con phải chăng là dáng hiên ngang không khuất phục bất cứ kẻ thù nào? “Ao ước” của ông cha phải chăng
là ao ước về một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc? “Lối sống” ông cha phải chăng là lối sống cần cù, giản
dị, khiêm tốn, thật thà, thủy chung tình nghĩa...?
- Cảm xúc trào dâng khiến tác giả thốt lên thành lời khẳng định: “Và ở đâu...chẳng mang...”, thành tiếng gọi:
“Ôi Đất Nước...” để bày tỏ niềm tự hào, xúc động trước những cuộc đời, những con người đã hóa thân cho Đất
Nước.
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
...
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
- Tiếng gọi tha thiết “Em ơi em” với lời khuyên “Hãy nhìn rất xa/ Vào bốn nghìn năm Đất Nước” cho thấy tấm
lòng và dụng ý nhà thơ muốn thức tỉnh tuổi trẻ bằng lịch sử bốn ngàn năm hào hùng
của dân tộc.
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
- Nhà thơ khích lệ tuổi trẻ bằng cách so sánh kín đáo: “Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm
lụng…”. Hai từ láy đi liền nhau làm nổi bật phẩm chất “cần cù” và điều kiện sống vất vả, lam lũ “làm lụng” của
những lớp người đi trước.
- Hình ảnh “người con trai ra trận”, “người con gái trở về nuôi cái cùng con” và “giặc đến nhà thì đàn bà cũng
đánh” đã cụ thể những việc làm mang tính đặc trưng của mỗi giới. Tác giả đặc biệt ngợi ca người phụ nữ Việt
Nam “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
- Để thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả không nêu tên hoặc nhắc lại những chiến tích lẫy lừng
của các anh hùng tên tuổi mà có dụng ý chứng minh bằng những anh hùng vô danh:
Có biết bao người con gái, con trai
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
+ “Họ” ở đây là “những người con gái con trai. Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”. Họ đều trẻ
trung, tương lai phơi phới nhưng họ biết vì Đất Nước mà quên thân mình. Họ sống giản dị mà hữu ích và chết
thanh thản bởi họ biết chết cho lí tưởng của dân tộc.
+ Các cặp từ sóng đôi: “sống” và “chết”, “giản dị” và “bình tâm” tạo điểm nhấn ngợi ca những con người hi
sinh thầm lặng.
-> Đất Nước với các nhà thơ khác là của huyền thoại và anh hùng còn với Nguyễn Khoa Điềm là của
những anh hùng vô danh, của nhân dân. Bằng những cuộc đời thầm lặng, vô danh, nhân dân đã tạo nên
giá trị vĩ đại và trường cửu đó là Đất Nước.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
...
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Bằng nghệ thuật liệt kê, điệp đại từ “họ” và sử dụng nhiều động từ liên tiếp “giữ, truyền, chuyền, truyền, gánh,
đắp đập, be bờ”, nhà thơ muốn tôn vinh nhân dân và cụ thể hóa những việc làm thiết thực, lớn lao của nhân
dân, tạo nên giá trị vật chất và tinh thần để lại cho con cháu muôn đời:
+ Từ buổi sơ khai của con người, “lửa” là một nhân tố quan trọng và cần thiết đưa loài người vượt hẳn lên một
giá trị khác, tách xa loài vật. Từ “lửa” ở đây hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: lửa duy trì sự sống và ngọn
lửa văn hóa, truyền thống dân tộc.
+ Khi phát triển cây lúa nước, với người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, “lửa” và “lúa” là hai
thứ tối cần thiết cho cuộc sống. Bởi vậy giữ gìn “lửa” và “lúa” là giữ gìn sự sống còn của cộng đồng. Đó là
cuộc chiến đấu sinh tử giữa con người và thiên nhiên. Nguyễn Khoa Điềm trân trọng và biết ơn nhân dân.
+ Với tinh thần dân tộc cao cả, luôn khát vọng duy trì bản sắc dân tộc, cha ông ta mới “truyền giọng nói, gánh
theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Nghĩa là giữ tiếng nói của dân tộc mình, giữ bản sắc của làng
quê, của đất nước để con cháu biết cội biết nguồn. Nhân dân trong thời đại nào cũng vậy, lao động, chiến đấu,
sống, chết giản dị, vô danh. Đánh giặc xong lại trở về với mảnh vườn thửa ruộng, cần cù, lam lũ với con trâu,
cái cày. Nhân dân vĩ đại là ở đó. Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử, nhân dân còn sáng tạo văn hóa. Chính
nhân dân làm ra Đất Nước, Đất Nước thuộc về nhân dân.
+ Câu thơ “Đất Nước của nhân dân. Đất Nước của ca dao thần thoại.” hai lần nhấn mạnh chủ nhân của Đất
Nước này là nhân dân vì “ca dao thân thoại” là do nhân dân sáng tạo nên. “Đất nước của ca dao thần thoại”
cũng chính là “Đất Nước của nhân dân”
*  Khi nghĩ về truyền thống dân tộc, tác giả chọn ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất:
Tình yêu, tình nghĩa và tinh thần chống giặc:
+ Say đắm trong tình yêu: “Yêu em từ thuở trong nôi”
+ Quý trọng tình nghĩa: “Quý công cầm vàng những ngày lặn lội”.
+ Kiên trì, nhẫn nại, quyết liệt trong căm thù và chiến đấu:
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
-> Những câu thơ lấy ý từ ca dao càng khẳng định rõ hơn tư tưởng Đất Nước nhân dân vì ca dao nói
riêng, văn học dân gian nói chung là sản phẩm do nhân dân sáng tạo, là tâm hồn, tư tưởng, là trí tuệ,
khát vọng, là lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Đoạn thơ cuối tiếp tục gợi bản sắc văn hóa dân tộc:
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
+ Hình ảnh những dòng sông đã đi vào thơ ca từ xưa đến nay. Khi làm nông nghiệp, cuộc sống con người
thường gắn với những dòng sông.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi (ca dao)
+ Sông đi vào tâm hồn nhân dân, là biểu tượng của nước Việt. Hơn nữa từ lâu, trong ý thức dân gian, sông còn
mang ý nghĩa của sự sống, của tình yêu thương và khát vọng. Đáng tiếc ngày nay vì lợi nhuận, người ta đang
đầu độc nhiều con sông. Nó nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm góp phần bảo vệ những dòng sông, trả lại
cho dòng sông màu xanh thơ mộng, nước ngọt trong lành.
+ Câu thơ cuối bài là cách diễn đạt hình tượng của thơ ca về sự đa dạng của các dòng chảy văn hóa trên một đất
nước. Nó làm cho nền văn hóa của ta trở nên vô cùng phong phú, đa dạng: “Gợi trăm màu trên trăm dáng sông
xuôi”
-> Chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giữ gìn sự phong phú, giàu có của nền văn hóa dân tộc. Khi
viết chương thơ Đất Nước (cũng như trường ca Mặt đường khát vọng), mục đích của Nguyễn Khoa Điềm
là để thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ ở các đô thị miền Nam trong những ngày ác liệt của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mong họ dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía nhân dân, phía cách
mạng. Cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa - lịch sử, địa lí - thời gian đến không gian của đất
nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ với đất nước mình. Cái
nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh
bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước. Tác giả lựa chọn thể thơ
tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về
hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Sử dụng các
chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục - tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể
loại của văn học dân gian như ca dao - dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích,...Điều đặc biệt là tác giả sử
dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu
về thi liệu dân gian ấy. Giọng thơ trữ tình - chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng
của người trí thức về đất nước và con người.

Đề tài về đất nước luôn luôn là một cảm hứng cho mọi nền văn học nhất là nền văn học của một dân tộc mà tình

yêu nước luôn luôn bị đem ra thử thách. Thành công về đề tài này đã nhiều nhưng “Đất nước” của Nguyễn

Khoa Điềm vẫn có một tiếng nói riêng, một sự khám phá riêng với một phong cách riêng, góp vào vườn thơ về

đất nước bông hoa đẹp nhất tỏa hương thơm đến muôn đời, muôn thế hệ.
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và
gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi
sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng tác phẩm Ai đã đặt tên
cho dòng sông và hình ảnh con sông Hương mang những vẻ đẹp khác nhau.

Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của
dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên
nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích
lũy cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của
dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong
không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài
hoa, mê đắm.

a. Chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác:


Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt: văn hóa, lịch sử,
địa lí, văn học nghệ thuật… Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn
về dòng sông Hương và thiên nhiên, con người Huế.
* Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí:
– Hành trình của dòng sông: với câu hỏi gợi tìm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bằng những bước chân rong
ruổi, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm về cội nguồn và dòng chảy của sông Hương:
 Ở thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ: chảy “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, cuộn xoáy như
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…”; “phóng khoáng và man dại”
 Ra khỏi đại ngàn, sông Hương chuyển dòng, giấu kín cuộc hành trình gian truân giữa lòng Trường Sơn,
“ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” -> Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ của sông Hương
giữa rừng già ít ai biết đến.
 Chảy qua vùng rừng núi, sông Hương trở nên dịu dàng, “uốn mình theo những đường cong thật mềm”.
“Dòng sông mềm như tấm lụa”, êm đềm trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, chảy qua
những lăng tẩm đồ sộ, chảy qua chùa Thiên Mụ và “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà” .
 Sông Hương trở thành “người mẹ phù sa” mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
 Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm, in bóng cầu Tràng Tiền xa trông nhỏ
nhắn như “những vành trăng non”.
 Xuôi về Cồn Hến “quanh năm mơ màng trong sương khói”, hòa với màu xanh của thôn Vĩ Dạ, sông Hương
mang vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng. Và thật bất ngờ, trước khi rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương “đột ngột
rẽ dòng… để gặp lại thành phố lần cuối”. Nhà văn dùng biện pháp nhân hóa để nội tâm hóa hình dáng của
dòng sông: “Đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” -> Biện pháp nhân hóa đã giúp
tác giả thổi hồn vào dòng sông và hơn thế nữa là một phương thức để nhà văn kết nối sông Hương với con
người và văn hóa của mảnh đất Châu Hóa xưa và Huế ngày nay.
– Sông Hương và thiên nhiên Huế: Lần theo dòng chảy của sông Hương, ta bắt gặp những bức tranh thiên nhiên
đẹp mượt mà:
+ Thiên nhiên Huế được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian. Sông Hương phản
quang vẻ đẹp biến ảo của Huế “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Gắn liền với dòng sông, những địa danh quen
thuộc: Hòn Chén, Nguyệt Biều, Vọng Cảnh, Thiên Thai dường như sống động hơn: “sông Hương vẫn đi trong
dư vang của Trường Sơn”, “sắc nước trở nên xanh thẳm”…-> Sông Hương tôn tạo vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên
nhiên Huế và ngược lại dòng sông cũng hun đúc mọi sắc trời, văn hóa của vùng đất cố đô.
– Sông Hương và con người Huế:
 Thiên nhiên và dòng sông luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy
được tính cách con người xứ Huế: mềm mại, chí tình, “mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở”.
 Qua màu sắc của trời Huế, màu sương khói trên sông Hương nhà văn thấy cách trang phục trang nhã, dịu dàng
của các cô gái Huế xưa “sắc áo cưới màu điều – lục các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng”
* Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử:
– Từ góc nhìn lịch sử, sông Hương không còn là cô gái “Di – gan man dại”, không còn là “người đẹp ngủ mơ
màng giữa cánh đồng Châu Hóa” mà trở thành chứng nhân của những biến thiên lịch sử. Nhà văn ví sông
Hương như “sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá xanh biếc” -> Sự hòa quyện giữa chất hùng tráng và trữ tình. Sông
Hương là một bản anh hùng ca, đồng thời giữa đời thường sông Hương là một bản tình ca “Còn non, còn nước,
còn dài – Còn về, còn nhớ…”.
– Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn thấy từ dòng sông những dấu tích lịch sử; từng nhánh rẽ của dòng sông, đến
“những cây đa, cây cừa cổ thụ” cũng hàm ẩn một phần lịch sử:
+ Nhà văn đã ngược về quá khứ để khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc. Từ thời đại
các Vua Hùng, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”. Trong những thế kỉ trung đại, với tên gọi Linh
Giang, nó đã “oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”. Sông Hương gắn liền với những
chiến công Nguyễn Huệ. Sông Hương đẫm máu những cuộc khởi nghĩa TK XIX. Sông Hương gắn liền với
cuộc CMT8 với những chiến công rung chuyển. Và sông Hương cùng những di sản văn hóa Huế oằn mình dưới
sự tàn phá của bom Mỹ… -> Chất trữ tình của tùy bút giảm đi, nhường chỗ cho chất phóng sự với những sự
kiện lịch sử cụ thể.
=> Quay về quá khứ xa xưa, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông có cái tên mềm
mại, dịu dàng nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua thăng trầm lịch sử.
* Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa:
Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn, sông Hương còn hàm chứa trong bản thân nó nền văn hóa phi vật chất.
– Sông Hương _ dòng sông âm nhạc:
 Từ âm thanh của dòng sông (tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiếng mái chèo khua sóng đêm khuya,
tiếng nước vỗ vào mạn thuyền…) đã hình thành những làn điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế. Và
rồi cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế vút lên, mênh mang, xao xuyến…
 Viết về sông Hương, nhiều lần nhà văn đã liên tưởng đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đại thi hào đã từng
có thời gian sống ở Huế, những trang Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình. Đó là cơ sở
để H.P.N.T hóa thân vào một nghệ nhân già, nghe những câu thơ tả tiếng đàn của nàng Kiều, chợt nhận ra âm
hưởng của âm nhạc cung đình và bật thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh” -> Bóng dáng Nguyễn Du và những
trang Kiều nhiều lần xuất hiện trong bài kí bộc lộ một khả năng liên tưởng phong phú, một vốn văn hóa sâu
rộng và sự gắn kết với truyền thống, một sự đồng điệu tâm hồn nhà văn.
– Sông Hương _ dòng sông thi ca:
 Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm sống dậy những vần thơ biếc xanh của Tản Đà về xứ Huế: “Dòng sông trắng
– Lá cây xanh”. Hình ảnh thơ này cùng với câu chữ của tác giả “màu cỏ lá xanh biếc” là minh chứng cho sự
tương giao của những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với sắc biếc của thiên nhiên Huế.
 Nhà văn cũng làm sống dậy một sông Hương hùng tráng bất tử “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá
Quát, một sông Hương “nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan…
=> Bằng vốn kiến văn phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lay động linh hồn của con sông mà tên gọi của
nó đã đi vào văn chương nghệ thuật mà theo tác giả “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm
hứng của các nghệ sĩ”
b. Chất thơ của một ngòi bút tài hoa:
 Chất thơ toát ra từ những hình ảnh đẹp, từ độ nhòe mờ của hình tượng nghệ thuật: “những xóm làng trung du
bát ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ…” ; qua
cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những
vầng trăng non”.
 Chất thơ còn lấp lánh ở cách Hoàng Phủ Ngọc Tường điểm xuyết ca dao, lời thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà
Huyện Thanh Quan.
 Chất thơ còn tỏa ra từ nhan đề bài kí gợi mãi những âm vang trầm lắng của dòng sông : “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?”
Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với
thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với người tình
thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một  cô gái Di-gan
phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Qua đoạn trích, người đọc
cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng
sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu
biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả. Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong
tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sông

Hương trên mọi phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lí. Nhưng hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm

nhận được tình yêu Huế, yêu sông Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng thời qua bài bút kí này ta cũng

càng thấy rõ hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông.
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian

và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng

mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Quang Dũng cùng hình ảnh người lính Tây Tiến

vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng.

- Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ
biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lực giặc Pháp.
- Xuất thân lính Tây Tiến: phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng. Cuối năm
1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây).
- Chủ đề bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng
chiến chống Pháp, thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây
Bắc một thời gắn bó.

Nhớ những cuộc hành quân gian khổ gắn với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội: (14 câu đầu)
a. Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Đoạn thơ đầu diễn tả nỗi nhớ của Quang Dũng gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc, với những vùng
đất lạ, hoang sơ, hùng vĩ và đặc biệt với đoàn quân Tây Tiến trong những cuộc hành quân gian lao mà kiêu
dũng.
 Tác giả phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật để bày tỏ nỗi nhớ:
- Bài thơ mở đầu bằng một lời gọi tha thiết: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Sông Mã còn gọi là sông La, chảy
qua Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa. Con sông lưu giữ nhiều kỷ niệm về đồng đội cũ, được nhắc đến như một
cái cớ khơi gợi cảm xúc, như nhịp cầu nói ký ức của Quang Dũng với Tây Tiến. Câu hai là không gian
hoài niệm của tâm hồn: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
+ Điệp từ “nhớ” như hai nốt nhấn khiến câu thơ đong đầy nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng. + “Nhớ
rừng núi” là nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, nhớ con đường hành quân cũng là nhớ về Tây Tiến.
+ Từ láy “chơi vơi” rất sáng tạo, diễn tả cảm giác bồng bềnh, huyền ảo, lơ lửng. Dường như nỗi nhớ xóa nhòa
khoảng cách thời gian, không gian, đưa con người đắm vào quá khứ, sống với kỷ niệm. Một nỗi nhớ mênh
mang, đầy ắp.
+ Điệp vần “ơi” trong các tiếng “ơi”, “chơi”, “vơi”, “hơi” tạo âm hưởng mênh mang như kéo dài thêm nỗi
nhớ, tô đậm âm hưởng chủ đạo của toàn bài.
b. Nỗi nhớ được khắc họa cụ thể:
* Nhớ thời tiết Tây Bắc khắc nghiệt:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
- Tác giả liệt kê các địa danh “Sài Khao”, “i” không chỉ gợi bao cảm xúc nhớ thương mà còn tạo ấn tượng
về sự xa xôi, heo hút, hoang vu, bí ẩn của những vùng đất lạ, chứ đựng nhiều khó khăn, thử thách ý chí con
người.
- Hình ảnh “sương lấp” và “đoàn quân mỗi” là những hình ảnh miêu tả hiện thực. Các chiến sĩ tây tiến vất vả
hành quân trong sương mù lạnh giá. Sương giăng giăng che lấp cả đoàn quân. Chữ “mỏi” nói lên bao gian khó
mà người lớn phải trải qua.
- Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi thật đẹp”, vừa khắc họa vẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc vừa gợi nét lạc
quan ở những người lính trẻ và chất lãng mạn trong hồn thơ Quang Dũng.
=> Ngay từ bốn câu mở đầu, Quang Dũng đã tạo được âm điệu thơ sâu lắng. Nhà thơ đã kết hợp hài
hòa chất hiện thực và lãng mạn, thể hiện một ngòi bút tài hoa, phóng khoáng.
* Nhớ địa hình Tây Bắc hiểm trở:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Đây là đoạn thơ miêu tả rất thật con đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến với núi cao, vực
sâu, đèo dốc hiểm trở, cheo leo. Và sánh ngang với núi rừng hùng vĩ là tinh thần quả cảm của người lính.
- Tác giả phối hợp tài tình các biện pháp nghệ thuật đặc sắc:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”
+ “Điệp từ “dốc” và cặp từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” diễn tả sự quanh co, hiểm trở của dốc núi Tây Bắc.
Đường lên rất cao và đường xuống rất sâu.
+ Câu thơ có bảy chữ mà có năm chữ mang thanh trắc tạo âm điệu trúc trắc, vừa gợi con đường gập ghềnh,
cheo leo vừa gợi liên tưởng đến hơi thở gấp gáp của người lính khi vượt dốc.
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
+ Từ láy “heo hút” gợi nét hoang sơ, vắng vẻ, đồng thời vẽ ra thế núi hùng vĩ. Núi Tây Bắc rất cao, ngập vào
trong những cồn mây
+ “Súng ngửi trời” là một hình ảnh được nhân hóa, thật thú vị, vừa tả độ cao của núi, của dốc như cao đến tận
trời vừa thể hiện nét tinh nghịch đậm chất lính của Quang Dũng.
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
+ Điệp ngữ “ngàn thước” nhấn vào con số ước đoán phỏng chừng, gợi cái vô cùng vô tận.
+ Câu thơ như bị bẻ làm đôi bởi nghệ thuật đối diễn tả hay sườn núi dốc dựng đứng, vút lên cao rồi đổ xuống
rất sâu, nguy hiểm mà cũng thật ấn tượng.
“Nhà ai pha luông mưa xa khơi”
+ Hình ảnh mở ra một không gian. Người lính tạm dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn
mưa giăng mịt mù, những ngôi nhà sàn của người dân tộc như bồng bềnh ẩn hiện.
+ Câu thơ toàn thanh bằng gợi tả niềm vui, một chút bình yên trong tâm hồn người lính.
=> Bốn câu thơ này phối hợp với nhau thật hài hòa. Sau những câu thơ vẽ bằng những nét gân guốc là
câu thơ vẽ bằng nét mềm mại. Sự phối hợp bằng trắc của nhà thơ cũng giống như cách sử dụng những
gam màu trong hội họa. Giữa những gam màu nóng, tác giả dùng một gam màu lạnh, làm dịu khổ thơ.
Đó cũng là bằng chứng “Thi trung hữu họa” trong thơ Quang Dũng.
* Nhớ những ngày gian khổ, hi sinh của đồng đội:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
- Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về những đồng đội đã hy sinh, những hiểm nguy thường gặp, kể cả những
kỷ niệm khó quên với đồng bào Tây Bắc trên đường hành quân.
- Tác giả sử dụng các thủ pháp nghệ thuật phù hợp: từ láy “dãi dầu”, nghĩa là chịu đựng gian khổ, vất vả lâu
ngày. Người lính phải hành quân triền miên trong thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thiếu thốn đủ mọi
thứ, nhiều người kiệt sức vì đói vì, mệt mỏi quá độ.
- Nghệ thuật nói giảm “không bước nữa”, “bỏ quên đời” diễn tả cái chết nhẹ nhàng, người lính hy sinh trong
tư thế đang bước đi với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cách nói này thể hiện thái độ trân trọng,
tự hào của tác giả về đồng đội.
- Các từ láy nhấn mạnh “chiều chiều”, “đêm đêm” chỉ thời gian nhiều chiều, nhiều đêm, người lính Tây Tiến
phải đối mặt với những hiểm nguy chốn núi rừng Tây Bắc.
* Nhớ tình cảm sâu nặng của người dân Tây Bắc:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Từ cảm thán cùng phép đảo ngữ “Nhớ ôi Tây Tiến” nhấn mạnh nỗi nhớ thấm thía, sâu sắc của tác giả.
- Hình ảnh “cơm lên khói” vừa chân thật vừa trữ tình, quyện với mùi hương “thơm nếp xôi” rất đặc trưng của
vùng đất Mai Châu đã khắc họa nghĩa tình quân dân thật ấm áp.
- Cách dùng từ sáng tạo “mùa em” gợi nét trẻ trung thể hiện tình cảm sâu nặng chất chứa trong lòng nhà thơ.
=> Giữa bao gian khổ, khó khăn, thử thách khắc nghiệt đã thành ấn tượng thì niềm vui dù ít ỏi càng
đáng nhớ hơn. Khói bếp, mùi thơm cơm nếp gợi cái ấm cúng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Nỗi
nhớ “chơi vơi” đã được gợi lên thành “Nhớ ôi Tây Tiến…” - một nỗi nhớ sâu đậm chỉ có những con
người sống nghĩa tình chân thật.
Tóm lại, qua 14 câu thơ đầu, với sự kết hợp hiện thực và lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lại cảnh núi
rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội trong nỗi nhớ miên man đầy ắp. Đoàn quân Tây Tiến đã vượt qua những
chặng đường dài vô cùng gian khổ, có mất mát, hy sinh nhưng vẫn ánh lên niềm tin nét trẻ trung, kiêu
dũng.
2. Nhớ đêm liên hoan văn nghệ vui với đồng bào, nhớ cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
a. Nhớ đêm liên hoan văn nghệ vui với đồng bào:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên mang điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ vui với đồng bào địa phương được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết rất
chân thực mà cũng rất thơ mộng:
- Cả doanh trại bừng sáng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đốt, âm
thanh réo rắt của tiếng khèn, cảnh vật và con người đều như nghiêng ngả, ngây ngất.
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái vùng sơn cước. Họ bất ngờ hiện ra trong
những bộ xiêm áo lộng lẫy vừa e thẹn, dịu dàng, vừa tình tứ trong vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ, thu hút những
chàng trai Tây Tiến.
- Hai tiếng “kìa em” như một tiếng reo vui với cái nhìn ngạc nhiên thú vị, tinh nghịch của các chàng lính trẻ.
- Tuy say trong tiếng nhạc nhưng người lính không quên nhiệm vụ thiêng liêng của mình là tiến về phía trước,
phối hợp với nước bạn bảo vệ biên giới Việt Lào. Bởi thế mà “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
=> Giọng thơ vui nhộn, hóm hỉnh, trẻ trung.
b. Nhớ cảnh sông nước miền tây thơ mộng, trữ tình:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lao nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
- Cảnh sông nước Tây Bắc gợi cảm giác mênh mông, huyền ảo, xao xuyến lòng người.
- Cụm từ “chiều sương ấy” gợi nhớ về một chiều sương năm nào gắn với bao kỷ niệm.
- Điệp từ “có” và sự bắt vần giữa các tiếng “ấy”, “thấy” cùng các câu hỏi tu từ “có thấy…”, “có nhớ” cho ta
biết cảnh và người miền Tây đang hiện về trong ký ức nhà thơ. Tác giả hỏi người mà chính là hỏi lòng mình,
nói với chính mình. Hỏi mà thực chất khẳng định nỗi nhớ luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
- Các cụm từ:
+ “hồn lau” chỉ ngàn vạn bông lau phất phơ xào xạc trong gió như có hồn người.
+ “dáng người trên độc mộc” chỉ hình dáng mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái lái chiếc thuyền
độc mộc vượt dòng nước lũ trên sông Mã.
+ “hoa đong đưa” chỉ những bông hoa rừng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ. Từ “đong đưa” tình tứ
hơn, có hồn hơn so với từ “đung đưa”.
-> Những đường nét thanh thoát, sắc màu tươi tắn làm hiện lên hình ảnh dòng sông trong một buổi
chiều sương, bến bờ lặng tờ, hoang dại, nổi bật dáng uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc
mộc cùng những bông hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ.
=> Đoạn thơ như đưa ta vào thế giới của cái đẹp, của âm nhạc khiến ta say mê cùng người lính Tây
Tiến. Ở đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hòa quyện đến mức có thể tách biệt, đúng như nhà thơ
Xuân Diệu đã từng nói rằng: đọc bài thơ Tây Tiến ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng.
3. Chân dung người lính Tây Tiến
Trên cái nền hùng vĩ, dữ dội và duyên dáng mỹ lệ của núi rừng miền Tây, hình tượng người lính Tây Tiến
xuất hiện thật phi thường. Đó là một vẻ đẹp đậm chất bi tráng.
a. Phi thường ở diện mạo:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” là một hình ảnh thật chứ không phải tưởng tượng. Lính Tây Tiến,
người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc, trọc đầu. Họ
vẫn không rời đội ngũ.
- “Quân xanh màu lá” cũng là một hình ảnh thực vừa chỉ màu da xanh xao của người lính bị sốt rét rừng hành
hạ vừa chỉ màu lá ngụy trang che mắt địch của đoàn quân.
- Nghệ thuật ẩn dụ, đối lập trong câu “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” làm rõ phẩm chất kiên cường của người
lính Tây Tiến. Cái vẻ xanh xao vì sốt rét của họ, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên vẻ oai phong dữ
tợn của chúa tể sơn lâm nơi rừng thiêng. Họ không vì thiếu thốn, khó khăn mà nhụt chí chiến đấu, vẫn làm
cho kẻ thù phải khiếp sợ.
=> Không hề che giấu những khó khăn gian khổ, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hy sinh lớn lao của người
lính nhưng Quang Dũng cũng không miêu tả hiện thực một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc
lãng mạn khiến người đọc vừa cảm thương, vừa khâm phục, ngưỡng mộ những người lính dám hy sinh vì lý
tưởng cao đẹp.
b. Tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Hình ảnh “mắt trừng” là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn để chỉ sự trắn trọc khó ngủ vì nhớ nhà,
nhớ quê, nhớ người thương của các chiến sĩ Tây Tiến. Dù nhớ như vậy nhưng họ vẫn không xa rời rồi ngũ.
Cũng có người hiểu “mắt trừng” là hình ảnh hoán dụ thể hiện cái nhìn căm giận với mộng giết giặc của người
lính.
- “Dáng kiều thơm” chỉ những cô gái nơi quê nhà Thủ đô yêu dấu.
à Hai câu thơ tả tâm trạng rất thật của người lính Tây Tiến trong những đêm xa nhà, xa quê ở đất bạn Lào. Họ
nhớ da diết nhưng không hề nản chí, không tìm cách đào ngũ mà vẫn sẵn sàng chấp nhận hy sinh.
=> Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạo nên tượng đài tập thể,
khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là 2 chất liệu chủ yếu hòa quyện làm
nên vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài.
c. Lý tưởng quên mình:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
 - Cảm hứng của Quang Dũng mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đở bằng đôi cánh của lý tưởng và
tinh thần lãng mạn. Vì vậy, cái bi được giảm nhẹ đi rất nhiều. Hơn nữa, nhà thơ sử dụng rất hiệu quả những từ
Hán Việt trang trọng, cổ kính để diễn tả chân dung người lính trong chiến tranh tàn khốc.
- Từ láy “rải rác” cùng các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” khắc họa một khung cảnh nghiệt ngã, đau
lòng. Nhiều người lính Tây Tiến hy sinh trên chặng đường hành quân, phải nằm lại biên cương xa xôi. Đó là
sự khốc liệt của chiến tranh.
- Nhưng cái bi thương ấy cũng là bị mờ đi trước lý tưởng quên mình xả thân vì tổ quốc của những người lính
trẻ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
- Cách đảo ngữ “chiến trường đi” và hoán dụ “đời xanh” ca ngợi sự hy sinh quên mình vì lý tưởng của người
lính Tây Tiến. Ta như thấy tất cả sự khẳng khái rất đáng khâm phục ở những con người dám quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh.
d. Phi thường ở cái chết:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- “Áo bào” là áo dài, tay rộng, người đàn ông quý tộc thời xưa thường mặc. Ở đây, nhà thơ gọi áo người lính
Tây Tiến đang mặc là “áo bào” để chỉ sự trang trọng.
- Hình ảnh “áo bào thay chiếu” gần với hình ảnh điển tích “da ngựa bọc thây” nhưng lại nói lên sự thật đau
lòng: Nơi chiến trường khốc liệt người lính về với đất không có một manh chiếu để bọc thi hào. Dù vậy, họ đi
vào cõi chết cũng thật sang trọng.
- Nghệ thuật nói giảm “anh về đất” chỉ cái chết nhẹ nhàng vì lý tưởng của người lính.
- Nghệ thuật nhân hóa “Sông Mã” cùng từ Hán Việt “khúc độc hành” khiến nỗi bi thương như bị át hẳn đi,
tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã như khúc nhạc tiễn đưa những người đã hy sinh.
=> Bằng bút pháp lãng mạn, bằng cảm hứng bi tráng, nhà thơ đã dựng lại chân thật cái chết, sự hy sinh
oanh liệt của các chiến sĩ Tây Tiến trong âm hưởng hào hùng của thiên nhiên Tây Bắc. Sự hy sinh của
người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
- Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này trang trọng, thể hiện niềm đau vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của
nhà thơ trước những hy sinh vô giá của đồng đội.
=> Tóm lại, chân dung người lính Tây Tiến thực ra được phác họa từ đoạn một và đoạn hai. Nhưng ở
đoạn này nó là đối tượng chính và được thể hiện trực tiếp trên bức tranh thơ. Chỉ tám câu mà tác giả
thể hiện sinh động nét phi thường ở cả diện mạo, tâm hồn, khí phách, thái độ trước cái chết và vẻ hào
hoa rất Hà Nội của người lính Tây Tiến.
4. Lời thầy gắn bó với Tây Tiến và với miền Tây
Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ nói lời nhắn gửi mà như lời thề son sắt. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn
nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng:
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
- Đây là lời thề của những người lính sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trở về đất nước quê hương. Họ thề với
những đồng đội đã hy sinh, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng. Tây Tiến đã trở thành một mảnh hồn
của các anh.
 Cách nói “người đi không hẹn ước”, “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tâm trạng buồn thương,
luyến tiếc về một khoảng thời gian ôm ấp kỷ niệm, về những địa danh, cuộc hành quân tiến về phía Tây lịch
sử, giờ đây và mãi mãi suốt đời không thể nào quên.

Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng
Tây Bắc. Đặc biệt là cảnh sông nước mênh mang, mờ sương khói của Tây Bắc càng làm cho bức tranh thiên
nhiên ở đây hiện lên đầy ấn tượng và trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của những người lính Tây Tiến. Hình tượng
của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. Những chặng đường
hành quân dài qua núi non gập ghềnh, trắc trở và những trận chiến hùng tráng, sự hi sinh mất mất cũng không
làm hình ảnh của các anh mờ nhòe đi mà chỉ là những nét bút tô đậm hơn vẻ kì vĩ của những bức tượng đài ấy
mà thôi. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang
Dũng. Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như cho phong cách lãng mạn -
tài hoa của hồn thơ Quang Dũng. Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã
dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những
đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ. Bút
pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

Với nỗi nhớ Tây Tiến da diết cùng với tài năng sáng tác nghệ thuật vượt bậc của mình, nhà thơ Quang Dũng đã

mang đến cho bạn đọc hình ảnh người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vừa dũng cảm, bi tráng lại vừa hào hoa,

lãng mạn. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi nhà thơ Quang Dũng tiến xa hơn trong giới nghệ thuật mà còn góp

phần không nhỏ vào việc làm đa dạng, phong phú nền văn học nước nhà.

You might also like