You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2022

TRƯỜNG THPT QUỲNH CÔI Môn: HÓA HỌC


( Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề: 161

Câu 1: Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều làm mất màu dung dịch Br2/H2O ở nhiệt độ thường?
A. Toluen, etilen. B. axetilen, isopren. C. propan, propen. D. butađien, benzen
Câu 2: Cho các monome sau: stiren, toluen, etyl axetat, metyl metacrylat, propilen, axit ε-amino caproic,
etilen oxit (vòng 3 cạnh), caprolactam (vòng 7 cạnh), acrilonitrin. Số monome có phản ứng trùng hợp là
A. 6 B. 5 C. 7 D. 4
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:
Thuốc thử X Y Z T
Br2/CCl4 Không mất màu Mất màu Không mất Không mất
màu màu
Nước Tách lớp Tách lớp Dd đồng nhất Dd đồng nhất
Dd Không có kết tủa Không có kết Có kết tủa Không có kết
AgNO3/NH3 tủa tủa
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etyl axetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ. B. Etyl axetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic.
C. Etyl axetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic. D. Axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etylaxetat.
Câu 4: Cho Na vào dung dịch có a mol HCl. Sau phản ứng tạo a mol khí và dung dịch X. Tiến hành thí
nghiệm của dd X lần lượt với các chất: phenyl amoniclorua, natri phenolat, NaHCO 3, Na2HPO4, Al, Cl2,
CuSO4. Số thí nghiệm của dd X với các chất có xảy ra phản ứng là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 5: Cho các nhận xét sau:
(a) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
(b) Để rửa lọ đựng dung dịch anilin người ta dùng dung dịch NaOH loãng.
(c) Anilin là chất lỏng, không màu, để lâu trong không khí bị oxi hoá thành màu đen.
(d) Phenol là axit rất yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
(e) Cây thuốc lá chứa amin rất độc là nicotin.
(f) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (kèm phân hủy)
(h) Đưa đũa thủy tinh có dd HCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dd CH3NH2 đặc thấy có khói trắng. Số nhận
xét đúng là:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho dung dịch chứa 2a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(c) Sục a mol khí Cl2 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH.
(d) Cho a mol Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch chứa 2a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(h) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH.
(k) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng (không thấy có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn.
(b) Nhiệt độ càng cao khả năng dẫn điện của kim loại càng tăng.
(c) NaHCO3 được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm.
(d) Crom là kim loại cứng nhất, kim loại nguyên chất không bị ăn mòn điện hoá.
(e) Hợp kim Zn/Cu cho vào dung dịch H2SO4 loãng xuất hiện cả ăn mòn hoá học và điện hoá.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

1
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng dd NH4NO2 bão hòa.
(b) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng.
(c) Nung tinh thể KClO3 có xúc tác MnO2. (d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(e) Nhiệt phân AgNO3. (f) Dẫn khí CO đến dư qua MgO, nung nóng.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%).
(b) Do phần amilozơ có cấu tạo mạch dài xoắn lại nên tinh bột hấp phụ được iot cho màu xanh tím.
(c) Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axit, chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH.
(d) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ khi thủy phân trong môi trường axit, sản phẩm thu được đều có glucozơ.
(e) Tơ nilon-6,6; tơ capron; tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp.
(f) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70% đun nóng khuấy nhẹ, bông tan ra tạo dd đồng nhất.
(h) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen. Số phát biểu đúng là:
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 10: Một loại phân supephotphat kép có chứa 64,2% muối canxi đihidrophotphat, còn lại gồm các chất
không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:
A. 33,92% B. 39,76% C. 42,25% D. 38,96%
Câu 11: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối
so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước
brom dư thì có 0,784 lít hỗn hợp khí Z (tỉ khối hơi so với He bằng 6,5). Các khí đo ở đktc. Khối lượng bình
brom tăng là
A. 1,35 gam B. 2,09 gam C. 3,91 gam D. 3,45 gam
Câu 12: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,1 mol Na 2CO3 và 0,15 mol NaHCO3 vào V lít dung dịch HCl 1M, sau
phản ứng hoàn toàn, khí CO2 thoát ra có thể tích là 2,8 lít (đktc). Giá trị của V là:
A. 0,150 B. 0,125 C. 0,175 D. 0,225
Câu 13: Cho các dung dịch chứa các chất sau đây trộn vào nhau
(a) CH3COONa + CO2 + H2O → (b) (CH3COO)2Ca + Na2CO3 →
(c) CH3COOH + Na2SO4 → (d) CH3COOH + CaCO3 →
(e) C17H35COONa + Ca(HCO3)2 → (g) C6H5ONa + CO2 + H2O →
(h) CH3COONH4 + Ca(OH)2 → (k) NaH2PO4 + Na3PO4 →
Số trường hợp không có phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 14: Cho phản ứng: FeS2 + Cu2S + HNO3 → Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO + H2O
Tổng các hệ số của phương trình với các số nguyên tối giản được lập theo phương trình trên là:
A. 100 B. 108 C. 118 D. 150
Câu 15: Hiđrocacbon X có khối lượng mol bằng 100 gam. Cho X tác dụng với Cl 2 tạo ra hỗn hợp 3 dẫn
xuất monoclo là đồng phân của nhau. Có bao nhiêu chất X thoả mãn điều kiện trên?
A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm propan-1-ol, propan-2-ol; ancol anlylic; etyl metyl ete; metyl vinyl ete, glixerol.
Đốt m gam hỗn hợp X cần V lít oxi ( đktc), thu được 5,2416 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp X
làm mất màu tối đa 4,48 gam brom hay hòa tan tối đa 0,686 gam Cu(OH)2. Giá trị của V là
A. 7,2352 lít B. 7,1680 lít C. 7,4144 lít D. 7,3696 lít
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O 2, thu
được 4,032 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH
1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b
mol muối Z (KLPT của Y > Z). Các thể tích khí đều đó ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a:b là
A. 2:3 B. 2:1 C. 1:5 D. 3: 2
Câu 18: Hòa tan hết 1,73 gam hỗn hợp rắn gồm lưu huỳnh và photpho trong dd có 0,35 mol HNO 3 thu
được dd X và NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hòa X cần 0,19 mol NaOH. Phần trăm khối lượng
photpho trong hỗn hợp rắn đầu là:
A. 46,24% B. 62,15% C. 52,45% D. 53,76%

2
Câu 19: Cho các nhận xét sau:
(a) Trong công nghiệp nước Giaven được điều chế bằng cách điện phân dd NaCl không có màng ngăn.
(b) Sục khí Cl2 vào dd KI (có nhỏ một vài giọt hồ tinh bột) thấy dung dịch chuyển sang màu xanh tím.
(c) Tất cả phản ứng hóa học mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa - khử, trong đó oxi là chất oxi hóa.
(d) Trong thực tế người ta sử dụng lưu huỳnh để thu gom thủy ngân rơi vãi.
(e) Dãy HF → HCl → HBr → HI, tính axit và tính khử đều tăng dần.
(f) Dãy HClO → HClO2 → HClO3 → HClO4 tính axit tăng dần, tính oxi hóa giảm dần. Số nhận xét
đúng là:
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Cu(NO3)2.
(c) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.
(d) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: X Y X.
Trong số các chất CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH, C2H4. Số chất thỏa mãn với điều kiện của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) trong đó có một este hai chức và hai este đơn
chức. Cho 24,66 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các ancol no và 26,42 gam
hỗn hợp muối của hai axit cacbonxylic kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hết 24,66 gam E thì cần vừa
đủ 1,285 mol O2, thu được H2O và 1,09 mol CO2. Khối lượng của Y trong 24,66 gam E là?
A. 6,16 gam B. 5,18 gam C. 3,48 gam D. 2,96 gam
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử
chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng
phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung
dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản
ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88
gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. % khối lượng của este không no trong X là
A. 29,25% B. 40,82% C. 34,01% D. 38,76%
Câu 24: Oxi hoá m gam một ancol đơn chức, bậc một, mạch hở A thu được hỗn hợp X gồm: Anđehit, axít,
nước và ancol dư. Chia X làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ, thu được 0,2 mol H 2
và 20,2 gam chất rắn. Phần 2 cho phản ứng với NaHCO 3 dư, thu được 0,1 mol khí CO2. Phần 3 cho tác dụng
với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được 0,6 mol Ag. Nếu oxi hoá hoàn toàn m gam A chỉ tạo thành
anđehit, rồi cho phản ứng tráng gương thì số mol Ag thu được là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 1,8. B. 3,2. C. 2,4. D. 3,6.
Câu 25: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn
hợp X qua qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí
Y (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 117/7. Trị số của m là
A. 8,7. B. 10,44. C. 5,8. D. 6,96.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 26,72 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol
(trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O 2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi.
Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,76 mol Ba(OH) 2, thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại
xuất hiện kết tủa. Cho 26,72 gam X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng gần giá trị nào sau đây?
A. 24,7 gam. B. 30,1 gam. C. 26,2 gam. D. 28,9 gam.
Câu 27: Geranial (3,7–đimetyl oct–2,6–đien–1–al) có trong tinh dầu sả có tác dụng xua đuổi muỗi, sát trùng,
giảm mệt mỏi, chống căng thẳng. Để phản ứng cộng hoàn toàn với 28,5 gam geranial cần tối đa bao nhiêu
gam Br2 trong CCl4?
A. 60 B. 48 C. 80 D. 96

3
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.
- TN2: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4.
- TN3: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dd HCl.
- TN4: Nhúng thanh nhôm vào dd NaOH.
- TN5: Để một vật làm bằng thép trong không khí ẩm.
- TN6: Cho thanh Fe vào dd Fe2(SO4)3 + AgNO3
- TN7: Cho thanh Fe vào dung dịch CuCl2 + HCl
- TN8: Cho hợp kim Hg-Ag vào dung dịch HCl
Số trường hợp xảy ra cả ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hóa là:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc ăn mòn được thủy tinh vô cơ.
(b) Amophot là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
(c) Trong công nghiệp, NH3 được điều chế từ phản ứng tổng hợp N2 và H2.
(d) Cl2O7 là oxit axit, Al2O3 là oxit lưỡng tính, MgO là oxit bazơ.
(e) Các chất Cl2, N2, HCl đặc, SO2, Fe3O4, S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(f) Ngày nay, hợp chất CFC không được sử dụng làm chất sinh hàn trong máy lạnh do khi thải ra ngoài khí
quyển làm thủng tầng ozon.
(h) Từ Flo đến Iot nhiệt độ sôi chảy giảm dần.
(k) HI được điều chế bằng cách cho NaI (rắn) tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
(m) CH3CHO ở điều kiện thường là chất khí không màu tan tốt trong nước.
(k) Trong hợp chất, số oxi hóa của một nguyên tố có thể bằng không.
Số phát biểu đúng là
A. 8 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 30: Peptit X có cấu tạo Lys-gly-ala. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dd H 2SO4 loãng vừa đủ thu được
bao nhiêu gam muối
A. 50,6 gam B. 70,2 gam C. 45,8 gam D. 54,8 gam
Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X (xúc tác thích hợp) gồm: KCl, KClO 3, CaCl2, CaOCl2,
Ca(ClO3)2 thu được chất rắn Y và 5,6 lít O 2 (đkc). Nếu cho Y tác dụng với dd Na 2CO3 dư thu được 15 gam
kết tủa, còn nếu cho Y tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 31,02 gam B. 32,10 gam C. 30,12 gam D. 30,21 gam
Câu 32: Cho các dd sau có cùng giá trị pH: HCl; NH4Cl; C6H5NH3Cl. Thứ tự tăng dần nồng độ mol/lít của
các dung dịch là
A. HCl < NH4Cl < C6H5NH3Cl B. HCl < C6H5NH3Cl < NH4Cl
C. C6H5NH3Cl < NH4Cl < HCl D. NH4Cl < HCl < C6H5NH3Cl
Câu 33: Để làm sạch khí clo (có lẫn HCl, H2O) khi điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần
lượt qua các bình:
A. Bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa nước B. Chỉ cần qua bình đựng H2SO4 đặc
C. Bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa dd NaCl D. Bình (1) chứa dd NaCl, bình (2)
chứa H2SO4 đặc
Câu 34: Cho các cặp chất sau
(a) dd Na2CO3 + dd AlCl3 (b) Cho bột lưu huỳnh + thuỷ ngân (c) H2SO4 đặc + Ca3(PO4)2
(d) HBr đặc + FeCl3 (e) PbS + dung dịch HCl (f) Cl2 + O2
(g) Ca3(PO4)2 + H3PO4 (h) Al + dung dịch NaOH (k) H3PO4 + K2HPO4
Số cặp chất xảy ra phản ứng là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 8
Câu 35: Cho các hợp chất: HNO3, CO2, NH4Cl, NH3, CO. Số chất có liên kết cho nhận là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 36: Trong phương trình phản ứng: Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3  K2CrO4 + K2SO4 +
K2MnO4 + NO + CO2
Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng nguyên, tối giản là
A. 36. B. 34. C. 32. D. 38.

4
Câu 37: Khi đun nóng Toluen với dung dịch KMnO4 rồi axit hóa thì thu được axit hữu cơ X. Sục khí etilen
vào dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường thu được ancol Y. Thực hiện phản ứng este hóa giữa X và Y thu
được este Z không có khả năng tác dụng với Na. Công thức phân tử của Z là
A. C16H18O4. B. C16H16O2. C. C16H14O4. D. C9H10O3.
Câu 38: Đun 2,72 gam hỗn hợp gồm 2 ancol với H 2SO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn
hợp khí gồm 2 anken liên tiếp. Trộn 2 anken này với 24,64 lit không khí (đo ở 0 oC và 1atm) thành 1 hỗn hợp.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp đó trong bình kín. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, khí còn lại chiếm thể tích là
15,009 lit (đo ở 27oC và 1,6974atm). Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Công thức phân tử của 2
ancol là:
A. C2H5OH và C3H7OH B. C2H5OH và C4H9OH C. CH3OH và C2H5OH D. CH3OH và C3H7OH
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (b) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(c) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (d) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(e) Dẫn khí NO2 vào dung dịch NaOH. (f) Nung Mg và CO2 trong bình kín.
(h) Làm mất nước của axit fomic. (k) Cho HCOOH vào dung dịch nước brom
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa- khử xảy ra là:
A. 4 B. 6 C. 5 D. 7
Câu 40: Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở (không chứa chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần
dùng vừa đủ 1,165 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng NaOH thu được hỗn hợp các
muối và ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối thu được 11,66 gam Na2CO3 thu được 0,31 mol CO2, còn nếu
đốt cháy hoàn toàn lượng ancol thu được thì cần vừa đủ 0,785 mol O2 thu được 0,71 mol H2O. Giá trị m là
A. 18,16 B. 20,26 C. 24,32 D. 22,84
Câu 41: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm
xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ a mol  O2. Sản phẩm
cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dd có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu
cho Y đi qua bình đựng lượng dư dd brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít
(đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần với giá trị nào sau đây nhất
A. 0,94 B. 0,84 C. 0,74 D. 1,04
Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng
trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna. D. Tơ visco, tơ axetat thuộc loại polime tổng
hợp
Câu 43: Hòa tan hết 17,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Zn, ZnCO3 và Fe, FeCO3 trong hỗn hợp dung
dịch chứa 0,62 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít hỗn hợp khí Y
(đktc) gồm CO2, NO, H2 (trong đó có 0,03 mol H2) và dung dịch Z chỉ chứa m gam các muối sunphat trung
hòa. Giá trị của m là
A. 78,28 B. 80,62 C. 84,52 D. 86,05.
Câu 44: Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure. (b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím
thành xanh.
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn
amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (g) Metyl metacrylat làm mất màu
dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3
Câu 45: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (to), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa
ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,10.
Câu 46: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y
có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s. Tổng số electron trên hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết
rằng X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y tương ứng là
A. 13 và 15 B. 18 và 11 C. 17 và 12 D. 11 và 16

5
Câu 47: Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa có khả
năng tác dụng với dung dịch X là (biết sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất)
A. 4,48 B. 2,24 C. 3,36 D. 5,6
Câu 48: Thí nghiệm xác định nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành như sau:
Bước 1: Trộn khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống
nghiệm khô (số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có
rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá rồi nhúng ống dẫn khí vào dd Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (số 2)
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó tập trung vào phần phản ứng). Cho các
phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi đưa ống dẫn khí ra khỏi dd trong ống số 2. Số
phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol
(trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O 2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi.
Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2; thu được 49,25 gam kết tủa và dd Z. Đun nóng Z lại xuất hiện
kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dd KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 18,68 gam B. 14,44 gam C. 13,32 gam D. 19,04 gam
Câu 50: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín không có không khí,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và chất khí Z có tỷ khối so với H2 là 22,5. Cho Y
tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng) thu được dung dịch chỉ chứa
21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỷ khối so với H 2 là 8, trong đó có một khí hóa
nâu ngoài không khí. Giá trị của m là:
A. 13,92 B. 19,16
C. 11,32 D. 13,76.

……….Hết…….

You might also like