You are on page 1of 4

LỚP HÓA HỌC HT KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023 – 2024 KHỐI 12 (lần 1)

(Đề chính thức) Môn thi: Hóa học


Ngày thi: 31/01/2024 Thời gian làm bài: 60 phút
Họ và tên học sinh:…………………………………….. Điểm:…………… Mã đề: 01
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P =
31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127;
Ba = 137).
Các khí đều đo ở đktc (00C, 1 atm). Bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước.

Câu 1: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít. Thứ tự độ dẫn điện nào sau đây đúng?
A. Ba(OH)2 > Ba(HCO3)2 > KHCO3 >KOH. B. Ba(HCO3)2 > Ba(OH)2 > KOH > KHCO3.
C. Ba(HCO3)2 > Ba(OH)2 > KHCO3 >KOH. D. Ba(OH)2 > KOH > Ba(HCO3)2 >KHCO3.
Câu 2: Photgen được biết đến là một vũ khí hoá học đáng sợ của Phát-xít sử dụng trong chiến tranh thế giới
lần 2. Công thức của photgen là
A. Cl2. B. COCl2. C. PH3. D. F2.
Câu 3: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al. B. ZnSO4. C. NH4NO3. D. AlF3.
Câu 4: Cặp este nào sau đây được tạo thành từ các ancol cùng bậc?
A. Isopropyl fomat và isobutyl axetat. B. Benzyl axetat và sec-butyl benzoat.
C. Neopentyl benzoat và tert-butyl axetat. D. Isoamyl axetat và benzyl fomat.
Câu 5: Polime nào sau đây thuộc loại chất nhiệt rắn?
A. Polietilen. B. Tinh bột. C. Poli(vinyl clorua). D. Thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 6: Kim loại nhẹ nhất là
A. Li. B. Cs. C. Al. D. Os.
Câu 7: Công thức của quặng ximentit là
A. FeCO3. B. FeS2. C. Fe3C. D. Fe2O3.
Câu 8: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự kim loại sinh ra là
A. Mg, Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Cu, Fe, Mg. D. Fe, Cu.
Câu 9: Kim loại nào sau đây phản ứng với H2SO4 loãng hay đặc nguội đều tạo cùng 1 muối?
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng giống với thi nghiệm cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào
dung dịch Al2(SO4)3?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
B. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch bão hoà SO2 vào dung dịch NaAlO2.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2.
Câu 11: Loại tơ có thành phần hoá học giống protein là
A. tơ olon. B. nilon 6,6. C. tơ clorin. D. tơ visco.
Câu 12: Loại cao su nào sau đây có khả năng chống thấm dầu tốt?
A. Cao su thiên nhiên. B. cao su buna – N. C. Cao su buna – S. D. Cao su buna.
Câu 13: Amin nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?
A. Benzenamin. B. Dimetylamin. C. Etylamin. D. Metylphenylamin.
Câu 14: Chất nào sau đây không phải hợp chất tạp chức?
A. Trilinolein. B. Glucozơ. C. Glyxin. D. Axit lactic.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG?
A. Dùng nước Br2 để phân biệt glucozơ và fructozơ.
B. Trong 1 phân tử tripanmitin có chứa 48 nguyên tử C.
C. Trong 1 phân tử xenlulozơ có chứa 10 nguyên tử H.
D. Dùng Cu(OH)2 để phân biệt glucozơ và fructozơ.
Câu 16: Thuỷ phân không hoàn toàn peptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly–Ala. Số peptit sản phẩm tạo
thành có thể hoàn tan Cu(OH)2 tạo phức màu tím là
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 17: Số đồng phân thơm tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng có công thức
phân tử là C9H8 là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 18: Cho một số ứng dụng của muối clorua như sau:
1. ZnCl2 được dùng làm sạch vết gỉ trước khi hàn.
2. AlCl3 được dùng làm chất cầm màu trong nhuộm vải, làm trong nước.
3. BaCl2 được dùng làm chất trừ sâu bệnh cho cây trồng.
4. NaCl được dùng làm nguyên liệu sản xuất xút, nước gia-ven.
Số ứng dụng ĐÚNG là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Trong phản ứng Al + KOH + H2O →KAlO2 + H2l;. Chất oxi hoá là
A. H2O. B. KOH. C. H2O và KOH. D. Al.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
1. Brom hoá isopentan thu được tert-pentyl bromua.
2. Hidrat hoá isobutilen thu được ancol iso-butylic.
3. Clo hoá axit benzoic thu được axit p-clobenzoic.
4. Dehidrat hoá ancol tert-pentylic thu được 2-metylbut-2-en.
Số phát biểu tương ứng với phản ứng tạo thành sản phẩm chính là
A. 1. B. 3. C. 2 D. 4.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
1. Quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể người là phản ứng cắt mạch polime.
2. Mỡ động vật, dầu dừa và dầu thực vật đều được dùng để sản xuất xà phòng.
3. Quá trình làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra quá trình đông tụ protein.
4. PVA, tơ olon dễ bị cắt mạch polime khi đun nóng với dung dịch kiềm.
5. Dung dịch của mật ong có thể làm nhạt màu dung dịch Br2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22: Peptit X có công thức phân tử là C17H31O7N5 thoả mãn sơ đồ phản ứng sau:
X + 5KOH → 2Y + Z + T + 2H2O (1) X + 3H2O + 5HCl → 2G + J + L (2)
Y + HCl → G (3) J + KOH → Z (4)
Biết MY+MZ = 10(ML – MT). Cho các phát biểu sau:
1. X có phản ứng màu biure.
2. 1 mol Z phản ứng với tối đa 3 mol HCl.
3. 1 mol T phàn ứng với tối đa 3 mol KOH.
4. MJ – MG = MZ – MY.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Cho các phát biểu sau:


1. Kết thúc thí nghiệm cần tắt nguồn nhiệt trước rồi rút ống dẫn khí khỏi bình NaOH để hạn chế khí độc
thoát ra.
2. Có thể thay cồn 960 bằng rượu trắng 200.
3. Nếu không dẫn khí qua dung dịch NaOH thì khí thoát ra không làm mất màu nước Br2 hoặc KMnO4.
4. Đá bọt trong thí nghiệm thường dùng là calcium carbonate.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(X) + NaOH → (Y) + (Z) (1)
(A) + 3NaOH → (Y) + (T) + (G) + H2O (2)
(Y) + Br2 + H2O → (I) + 2HBr (3)
(I) + NaOH → ( M) (4)
(M) + NaOH ⎯⎯⎯→ (N) + Na2CO3
CaO ,t 0
(5)
Biết (X) và (A) là 2 este có % khối lượng các nguyên tố trong phân tử như nhau và phân tử khối không
vượt quá 200. X có cấu tạo mạch hở và % khối lượng oxi là 33,33%. (T) và (N) có cùng số cacbon. Cho các
phát biểu sau:
1. (X), (A), (Y), (Z), (T) đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
2. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol (G) thu được 6 mol CO2.
3. Đốt cháy hoàn toàn cùng 1 số mol (Y) và (G) thì thu được lượng H2O như nhau.
4. Đốt cháy hoàn toàn (T) thì số mol CO2 = số mol H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 100ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được 1,792 lít khí.
Nếu cho hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, sản phẩm duy nhất thoát ra là SO2 có thể tích là bao
nhiêu?
A. 3,808 lit. B. 4,984 lít. C. 4,704 lít. D. 2,016 lít.
Câu 26: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp X. Chia
X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí. Phần 2 cho vào dung
dịch HCl dư thu được 2,016 lít khí. Giá trị của m là
A. 23,52. B. 13,26. C. 10,14. D. 13,92.
Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH a M thu được dung dịch X. Cho từ từ
đến hết dung dịch X vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2 M và H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y và 2,016
lít CO2. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thì thu được 25,8 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,5. B. 1,6. C. 1,2. D. 1.
Câu 28: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và tinh bột (cả 2 phản ứng đều có hiệu suất 80%).
Toàn bộ hỗn hợp hữu cơ sau phản ứng nếu cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 60,48 gam Ag;
nếu cho vào dung dịch Br2 thì làm mất màu tối đa 0,2 mol Br2. Giá trị của m là
A. 37,44. B. 54,45. C. 58,50. D. 50,40.
Câu 29: Cho 300 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,25M và Al2(SO4)3
a M thì thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,375. B. 0,875. C. 0,75. D. 0,4375.
Câu 30: Cho 3,105 gam Al vào 250 ml dung dịch X gồm Fe(NO3)3 0,3 M và Cu(NO3)2 0,36 M sau khi phản
ứng kết thúc thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,84. B. 8,04. C. 9,96. D. 8,28.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm các triglixerit và các axit béo tự do. Trong X cacbon chiếm 77,371% về khối lượng.
Thuỷ phân hoàn toàn m gam X trong 60 gam dung dịch NaOH 24%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
a gam rắn Y và phần hơi Z. Ngưng tụ Z thì thu được dung dịch có chứa 15,215% khối lượng ancol. Biết m
gam X làm mất màu tối đa 54,4 gam Br2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 7,945 mol O2. Khối lượng xà
phòng có trong Y là
A. 93,52 gam. B. 91,12 gam. C. 94,06 gam. D. 91,66 gam.
Câu 32: Cho 5,16 gam một este đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được dung dịch
chứa 5,64 gam muối khan. Phát biểu nào sau đây SAI?
A. X được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
B. X làm mất màu nước Br2.
C. X có tham gia phản ứng tráng bạc.
D. X có thể tham gia trùng hợp tạo polime tương ứng.
Câu 33: Đun nóng m gam ancol đơn chức với CuO sau một thời gian ngưng tụ sản phẩm thu được hỗn hợp
lỏng X đồng thời khối lượng chất rắn giảm 2,72 gam. Cho X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được
47,52 gam kết tủa. Mặt khác cho Na dư vào X thì thu được 2,688 lít khí. % Ancol bị oxi hoá là
A. 60% B. 75%. C. 50%. D. 65%.
Câu 34: Dimer hoá axetilen với hiệu suất 40% thu được hỗn hợp khí X. Trộn X với H2 theo tỉ lệ thể tích là
1 : 2 rồi đun nóng với Ni sau một thời gian thu được 14,56 lít hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với He là 73/13.
Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa và 12,32 lít hỗn hợp khí Z thoát ra. Z
làm mất màu tối đa 0,13 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,68 lít CO2. Giá trị của m gần nhất với
A. 18. B. 20. C. 19. D. 21.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Nung hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp khí có tỷ khối
hơi so với O2 là 4/3. Hoà tan 22,6 gam X vào nước rồi cho tiếp 1,68 gam Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thì khối lượng chất rắn (tính theo gam) thu được gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,7. B. 6,3. C. 4,9. D. 5,4.
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn m hỗn hợp X gồm Mg, Al2O3, Fe(NO3)2 và Fe3O4 (nguyên tố oxi chiếm 34,1679%
khối lượng) vào dung dịch Y gồm H2SO4 và KNO3 sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa (3m-8,78)
gam các muối trung hoà và 1,344 lít hỗn hợp khí T gồm NO, N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 18,5. Cho
Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần dùng 0,6025 mol Ba(OH)2 và
thu được (6m – 2,205) gam kết tủa và dung dịch G chỉ gồm các muối. Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào Z
đến khi thu được kết tủa cực đại thì cần dùng 1,125 mol NaOH và thu được (1,3m + 0,042) gam kết tủa. Giá
trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 31. B. 28. C. 25. D. 27.
Câu 37: Hỗn hợp T gồm 2 amino axit X, Y đều no, mạch hở có cùng số cacbon (MX<MY). Đốt cháy hoàn
toàn 10,26 gam T thì cần dùng 11,088 lít O2 và thu được 8,96 lít CO2. Mặt khác cho 0,24 mol T vào 100 ml
dung dịch A gồm HCl 0,7M, H2SO4 0,5M thì thu được dung dịch G. Để tác dụng hết với dung dịch G cần
dùng 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,8M và KOH 1,2M thu được dung dịch chứa 54,035 gam muối
khan. % Khối lượng của Y trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 51%. B. 38% C. 45%. D. 43%.
Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân
dung dịch X với cường độ dòng điện 5A. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa a gam Al2O3. Mối quan hệ
giữa thời gian điện phân và a được cho theo bảng sau:
Thời gian điện phân (s) t 1,5t 2t
a (gam) 0 3,06 7,65
Biết tổng thể tích khí thu được khi điện phân 1,5t giây là 4,704 lit. Giả sử hiệu suất quá trình điện phân là
100%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62. B. 98. C. 85. D. 76.
Câu 39: Trộn V mL dung dịch X gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,4M với V’ mL dung dịch Y gồm Ba(OH)2
0,3M và KOH 0,5M thu được 400 mL dung dịch Z có pH=13 và m gam kết tủa. Cô cạn dung dịch Z thì khối
lượng chất răn khan thu được là
A. 20,44 gam. B. 19,72 gam. C. 8,79 gam. D. 6,46 gam.
Câu 40: Hỗn hợp T gồm 1 este X 3 chức, mạch hở và 1 este Y đơn chức (X, Y có cùng số liên kết π). Thuỷ
phân hoàn toàn 36,04 gam T trong dung dịch KOH (dư 20% so với lượng phản ứng) thu được hỗn hợp rắn
Z (có chứa 3 muối, trong đó có 2 muối có cùng số cacbon) và 1 ancol đơn chức M. Đốt cháy hoàn toàn Z
thu được 34,776 gam muối khan; 1,278 mol CO2 và 0,922 mol H2O. Cho Toàn bộ lượng M vào bình chứa
Na dư thấy khối lượng bình tăng 6,8 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 36,04 gam T thì cần dùng 2,18 mol
O2. Cho các phát biểu sau:
1) % Khối lượng của Y trong T lớn hơn 35%.
2) % Khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong Z lớn hơn 30%.
3) 36,04 gam T có thể làm mất màu tối đa 27,2 gam Br2.
4) M có 3 công thức cấu tạo có đồng phân hinh học.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì!

You might also like