You are on page 1of 14

UBND TỈNH NAM ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn thi: Hóa học 12
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 05 trang)

Họ và tên học sinh :....... Số báo danh : ……….………………….


Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn (Thí sinh ghi đáp án vào ô tương ứng của tờ giấy thi)

Câu 1: Etanol là thành phần chính có trong nước rửa tay khô. Công thức Etanol là
A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C3H6(OH)2. D. C2H5OH.
Câu 2: Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z đều chứa các nguyên tố C, H, O trong phân tử và phân tử
khối mỗi chất đều bằng 60. Thực hiện các thí nghiệm sau
+ X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.
+ Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.
+ Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Z có nhiệt độ sôi cao hơn X. B. Y là hợp chất hữu cơ đơn chức.
C. Y và Z đều tham gia phản ứng tráng bạc. D. Một mol X tác dụng tối đa hai mol NaOH.
Câu 3: Trong các quá trình sau, quá trình nào ion K bị khử thành K?
+

A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.


B. Dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
C. Điện phân nóng chảy KCl.
D. Dung dịch KCl tác dụng dung dịch AgNO3.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu dung dịch Brom.
(b) Isoamyl axetat có mùi thơm của dứa.
(c) Hợp chất C2H4O2 có 2 công thức cấu tạo mạch hở có khả năng tham gia tráng bạc.
(d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Tổng số phát biểu sai là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5: Cho các chất sau: axit axetic, đồng sunfat, axit photphoric, saccarozơ. Số chất điện li yếu là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 6: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6, poli(vinyl clorua), poli(metyl metarylat), tơ lapsan, tơ visco, tơ
nitron, poli (butađien – stiren), tơ axetat. Số polime điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5
Câu 7: Cho các chất : Na3PO4, Ca(OH)2, BaCO3, HCl, K2CO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm
thời là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Kim loại Na khử được Cu2+ trong dung dịch CuCl2.
B. Au là kim loại dẫn điễn tốt nhất trong các kim loại.
C. Điện phân dung dịch NaCl thu được Na.
D. Kim loại Ag chuyển màu đen khi đưa vào bình chứa Ozon.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 6,84 gam hỗn hợp X gồm tinh bột, xenlulozo, glucozo, saccarozo cần vừa đủ
5,376 lít O2 (đktc) rồi hấp thụ hết sản phẩm vào 1 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thu được kết tủa, khối
lượng dung dịch sau phản ứng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị m là
A. 31,52. B. 14,52. C. 32,76. D. 17,00.

Trang 1/5 – Mã đề 001


Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Bột nhôm bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(b) Hợp kim liti-nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không.
(c) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) là chất rắn màu trắng, tan rất tốt trong nước.
(d) Cắt một miếng tôn (sắt tráng kẽm) để ra ngoài không khí ẩm, xảy ra ăn mòn điện hóa.
(e) Nhiệt phân hoàn toàn muối NH4NO3 thu được chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
Tính tổng số phát biểu đúng?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử
(b) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa gồm hai chất.
(c) Nhỏ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2 chỉ thu được một chất kết tủa.
(d) Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư được 7m gam muối thì dung dịch sau tăng m gam.
Tổng số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic, trong đó axit axetic
chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít khí CO 2
(đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO 2 (đktc) trên vào 500 ml dung dịch NaOH x
mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 2,0. B. 1,44. C. 1,6. D. 1,8.
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (2) X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(3) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O (4) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Biết X3 ở thể khí trong điều kiện thường. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. X2 có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu. B. X6 tạo kết tủa với dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch X5 làm quỳ tím chuyển màu xanh. D. X2 không tác dụng với dung dịch X6.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Hàm lượng glucozơ chiếm khoảng 30% trong mật ong.
(b) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
(c) Tơ nilon-6,6; tơ visco, tơ olon đều thuộc tơ hóa học.
(d) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ thu hỗn hợp khí thoát ra.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 15: Cho các nhận xét sau:
(a) Có 4 peptit có cùng công thức phân tử là C6H12O3N2.
(b) Cây thuốc lá chứa amin rất độc là nicotin.
(c) Dung dịch axit α-aminoisovaleric có khả năng đổi màu quỳ tím sang màu đỏ.
(d) Có 3 chất trong số các chất sau: ancol etylic, metanol, axetanđehit, axetilen, etyl axetat, có thể điều
chế ra axit axetic bằng một phản ứng trực tiếp.
Tổng số nhận xét đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 16: Điều chế este etyl axetat trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau
INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2019/04/pleiku222019.png" \*

MERGEFORMATINET
Cho các phát biểu sau:
Trang 2/5 – Mã đề 001
(a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
(b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước.
(c) Etyl axetat sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat.
(e) Có thể thêm ít bột CaCO3 vào ống nghiệm thay cho đá bọt để tăng hiện tượng đối lưu.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este đơn chức trong dung dịch NaOH dư đun
nóng, thì có 0,6 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được 50 gam hỗn hợp muối và x gam hỗn hợp
Y gồm các ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,4 mol O 2 thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá
trị của m là
A. 35,8. B. 50. C. 38,5. D. 45,8.
Câu 18: Cho các phát biểu sau đây:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi hiđro thu được hợp chất sobitol.
(b) Thủy phân hoàn toàn saccarozo trong môi trường axit thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc.
(c) Tinh bột là chất rắn, màu trắng, dạng bột vô định hình không tan trong nước lạnh.
(d) Hàm lượng glucozo chiếm 1% trong máu.
(e) Trong mật ong có trên 85% hàm lượng fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 19: Cho bảng thống kê sau:
Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi ( C)
o
182 184 -6,7 -33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin)
và các tính chất được ghi trong bảng bên. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Phân biệt dung dịch X với dung dịch Y bằng quỳ tím.
B. X, Y tạo kết tủa trắng với nước brom.
C. X có tính axit; Y, Z, T có tính bazơ.
D. Z, T làm xanh quỳ tím ẩm.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,91 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước thu được 1,68 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 4,38 gam chất tan. Phần trăm khối lượng của Al có trong X gần nhất với
giá trị
A. 27,84%. B. 34,51%. C. 25,45%. D. 66,67%
Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho CaC2 và dung dịch CuCl2. (b) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(c) Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl dư. (d) Đun sôi nước cứng tạm thời.
Xác định tổng số thí nghiệm vừa tạo chất khí, vừa tạo kết tủa?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ
4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Đốt cháy a gam X cần vừa đủ 38,976 lít O 2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2
(đktc). Mặt khác cho a gam hỗn hợp X tác dụng dung dịch HCl dư sau phản ứng thu m gam muối. Giá trị
của m có thê là
A. 65 gam. B. 60 gam. C. 70 gam. D. 75 gam.
Câu 23: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + 2X2 (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (3) X2 + X3 → X4 + H2O
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh. B. 1 mol X3 tác dụng tối đa với 2 mol NaOH.
C. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử. D. X2 có 1 nguyên tử O trong phân tử.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol tripeptit X mạch hở trong 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được
dung dịch Y. Trung hòa kiềm dư có trong Y bằng 100 ml dung dịch HCl 1M và H 2SO4 1M, thu được
Trang 3/5 – Mã đề 001
dung dịch T. Cô cạn T, thu được 67,95 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Oxi có trong X gần nhất
với giá trị nào?
A. 38,4%. B. 14,4%. C. 19,2%. D. 25%.

Phần II: Thí sinh tự ghi câu trả lời vào giấy thi theo hàng dọc.

Câu 25: Hỗn hợp X gồm chất Y (C5H10O7N2) và chất Z (C5H10O3N2). Đun nóng 7,12 gam X với 75 gam
dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước có khối lượng
70,44 gam và hỗn hợp rắn T. Tính phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong
rắn T? (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.
(b) Nhỏ dung dịch chứa a mol KHSO4 vào cốc đựng dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(c) Nhỏ dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 vào cốc đựng dung dịch chứa 3a mol NaOH.
(d) Hòa tan hỗn hợp gồm Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào cốc đựng nước dư.
(e) Đun nóng dung dịch gồm NaHCO3 và CaCl2 (tỉ lệ mol 2:1) đến phản ứng hoàn toàn.
Liệt kê các thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa hai chất tan có số mol bằng nhau?
Câu 27: Hòa tan hết a gam bột Fe trong 100 ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch X và 0,896 lít
H2 (đktc). Cho X tác dụng lượng dư dung dịch AgNO 3 sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí NO
(sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc) và b gam chất rắn. Tính giá trị của b?
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Al, Mg, Fe 2O3 trong V lít dung dịch HNO3 0,5M. Sau
phản ứng thu được dung dịch B và 0,672 lít hỗn hợp khí D gồm hai khí không màu, không hóa nâu ngoài
không khí có tỉ khối so với Hiđro là 14,8. Đem dung dịch B tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch C
và 47,518 gam kết tủa E. Đem lọc kết tủa E nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
38,92 gam rắn F. Để hòa tan F cần dùng 1,522 lít dung dịch HCl 1M. Sục CO 2 dư vào dung dịch C thu
được 13,884 gam kết tủa trắng. Tính khối lượng muối có trong B? (Các khí đo ở đktc, các phản ứng xảy
ra hoàn toàn)
Câu 29: Có các quy trình sản xuất các chất như sau:
(1) 2CH4 → C2H2 + 3H2 (2) (C6H10O5)n → C6H12O6
(3) CH3OH + CO → CH3COOH (4) CH2=CH2 → CH3-CHO
Có bao nhiêu quy trình sản xuất ở trên là quy trình sản xuất các chất trong công nghiệp?
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Al 2O3, Mg, Na2O bằng 800 ml dung dịch Y
chứa H2SO4 0,5M và HCl 0,625M vừa đủ thu được dung dịch Z và 5,6 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch
Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Câu 31: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, amilozo, xenlulozo bằng lượng oxi dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm
65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
Câu 32: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được
75,6 lít khí CO2 (đktc) và 58,05 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 180 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa b gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của b là
Câu 33: Hợp chất khí X thu được khi cho Canxi cacbua vào nước. Thực hiện các phản ứng sau (theo
đúng tỉ lệ mol các chất)
(1) X tác dụng với H2O (1:1) có xúc tác là HgSO4/80°C thu được chất hữu cơ Y.
(2) Y tác dụng với H2 (1:1) có Ni/t0 thu được chất hữu cơ Z.
(3) Z tác dụng với axit glutamic/ khí HCl dư theo tỉ lệ 1:1 thu được chất hữu cơ T.
Phân tử T có bao nhiêu nguyên tử Hiđro ?
Câu 34: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe 3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H 2SO4 loãng vừa đủ
thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm
dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
45,05 gam chất rắn E. Tìm giá trị của m?

Trang 4/5 – Mã đề 001


Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 23,9 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và etilen
glicol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O 2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí
và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 mol Ca(OH) 2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng
Z lại xuất hiện kết tủa. Nếu cho 23,9 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch chứa đồng thời KOH
1M và NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có
khối lượng là bao nhiêu?
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp (Ba và NaHSO4) vào H2O dư.
(b) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho Na2O vào dung dịch CuSO4.
(d) Đun nóng một mẫu nước cứng toàn phần.
(e) Cho NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(f) Cho NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 và đun nóng.
Liệt kê những thí nghiệm sau phản ứng vừa thu được chất rắn vừa có khí thoát ra?
Câu 37: X là hỗn hợp gồm một ancol no, hai chức Y, một axit đơn chức Z, không no (có một liên kết đôi
C=C) và este T thuần chức tạo bởi Y và Z ( tất cả đều mạch hở). Biết tỉ khối của X so với hiđro là 70,2.
Đốt cháy hoàn toàn 14,04 gam X thu được 0,5 mol H 2O. Mặt khác, cho K dư vào lượng X trên thấy thoát
ra 0,035 mol khí H2. Tính phần trăm khối lượng của Z có trong X?
Câu 38: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al, Fe 3O4 (ở nhiệt độ cao, không có Oxi) được chất rắn B. Chia B
thành hai phần: Phần I tác dụng dung dịch NaOH dư thì có 0,3 mol NaOH phản ứng thu được V lít khí H 2
và chất rắn D. Cho chất rắn D tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 3V lít khí H 2 (đktc). Phần II
tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 10V lít khí H 2 (đktc). Tính giá trị m? (phản
ứng xảy ra hoàn toàn.)
Câu 39: Cho 0,3 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,525 mol hỗn hợp khí A
gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ A qua dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na2CO3 thu được
dung dịch B chứa 41,1 gam chất tan, khí thoát ra chứa CO và H 2. Cô cạn dung dịch B rồi nung chất rắn
đến khối lượng không đổi thu được 31,8 gam chất rắn. Giá trị của a là?
Câu 40: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl, thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện
phân được biểu diễn theo đồ thị bên.
INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2019/06/1436rs.png" \*

MERGEFORMATINET
Nếu cho dung dịch AgNO3 đến dư vào X, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất
của N+5) đồng thời thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?

Trang 5/5 – Mã đề 001


⇒ Đáp án phần 1:

1D 2C 3C 4D 5A 6B 7B 8D
9D 10C 11C 12B 13B 14B 15B 16B
17C 18B 19A 20A 21A 22B 23C 24A

⇒ Đáp án phần 2:

Câu 25 26 27 28 29 30 31 32
Đáp án 14,55% a,b,c,d 18,3 142,322 4 69,05 12,48 54,96
Câu 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án 14 8,97 25,4 a,d,f 5,128 101,43 0,15 91,5

Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn (Thí sinh ghi đáp án vào ô tương ứng của tờ giấy thi)

Câu 2:
M = 60 —> C2H4O2 hoặc C3H8O
+ X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2 —> X là axit CH3COOH
+ Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc —> Y có -OH và -CHO —> Y là HO-CH2-CHO
+ Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na —> Z là este HCOOCH3
—> Y và Z đều tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 4:
(a) Đúng:
CH3COOCH=CH2 + Br2 —> CH3COOCHBr-CH2Br
(b) Sai, mùi chuối chín
(c) Đúng: HCOOCH3 và HO-CH2-CHO
(d) Đúng

Câu 5:
Có 2 chất điện ly yếu là axit axetic (CH3COOH), axit photphoric (H3PO4)
Còn lại, đồng sunfat (CuSO4) là chất điện li mạnh và saccarozơ (C12H22O11) là chất không điện li.

Câu 6:
Có 2 polime điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
tơ nilon-6,6, tơ lapsan.

Câu 7:
Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
Na3PO4, Ca(OH)2, K2CO3.

Câu 9:
Quy đổi X thành C và H2O
Trang 6/5 – Mã đề 001
—> nC = nO2 = 0,24
—> nH2O = 0,22
nCO2 = 0,24 và nBa(OH)2 = 0,2 —> nBaCO3 = 0,16
m = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 17

Câu 10:
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Sai, chất này ít tan
(d) Đúng
(e) Sai: NH4NO3 —> N2O + H2O

Câu 11:
(a) Đúng
(b) Sai, kết tủa chỉ có BaSO4
(c) Sai, kết tủa chứa 2 chất AgCl, Ag
(d) Đúng
Tự chọn m = 24 (1 mol Mg) —> nNH4NO3 = (7m – 148)/80 = 0,25
Bảo toàn electron: 2nMg = 8nNH4NO3 thỏa mãn nên không còn sản phẩm khử dạng khí.
—> Dung dịch tăng m gam.

Câu 12:
Hỗn hợp X gồm C2H4O, C4H8O2, C2H6O2 và C2H4O2. Do C4H8O2 = 2C2H4O nên gom X thành C2H4O
(a mol), C2H6O2 (b mol) và C2H4O2 (0,07)
—> mX = 44a + 62b + 0,07.60 = 15,48
và nH2O = 2a + 3b + 2.0,07 = 0,66
—> a = 0,2 và b = 0,04
—> nCO2 = 2a + 2b + 2.0,07 = 0,62
Nếu Y chứa NaHCO3 (84) và Na2CO3 (106) thì MY = 54,28/0,62 = 87,55 (Thỏa mãn)
—> nNaHCO3 = 0,52 và nNa2CO3 = 0,1
—> nNaOH = nNaHCO3 + 2nNa2CO3 = 0,72
—> x = 1,8

Câu 13:
X2 là sản phẩm điện phân có màng ngăn nên X2 là kiềm, từ phản ứng X2 + X4 —> X2 là NaOH
X3 là Cl2; X5 là NaClO
X4 là Ba(HCO3)2, X6 là KHSO4.

Câu 14:
(a) Đúng
(b) Đúng
Trang 7/5 – Mã đề 001
(c) Đúng
(d) Đúng, thu được CO2, SO2, hơi H2O.

Câu 15:
(a) Sai, C3-C3; C2-C4; C4-C2, do C4 có 2 đồng phân nên công thức này có 5 peptit.
(b) Đúng
(c) Sai, axit α-aminoisovaleric (Valin) không đổi màu quỳ
(d) Sai, có 4 chất thỏa mãn: ancol etylic (lên men giấm), metanol (+CO), axetanđehit (+O2), etyl axetat
(+H2O/H+)

Câu 16:
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng, tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn khí để tránh hơi este chưa thoát ra hết bắt lửa cháy.
(e) Sai, do hỗn hợp phản ứng chứa H2SO4 nên không dùng CaCO3 làm đá bọt, phải chọn 1 chất trơ để làm đá
bọt, ở đây có thể dùng vụn thủy tinh, vụn gạch…

Câu 17:
Bảo toàn O —> nO(Y) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,3
—> mY = mC + mH + mO = 9,8
nNaOH phản ứng với este của ancol = nO(Y) = 0,3
—> nNaOH phản ứng với este của phenol = 0,6 – 0,3 = 0,3
—> nH2O = 0,15
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mY + mH2O —> mX = 38,5

Câu 18:
(a) Sai, glucozơ bị khử bới H2
(b) Đúng, sản phẩm thủy phân là glucozơ + fructozơ có tráng bạc
(c) Đúng
(d) Sai, glucozơ chiếm 0,1%
(e) Sai, khoảng 35% fructozơ

Câu 20:
X + H2O —> Chất tan + H2
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,09
Bảo toàn H —> nOH- = 0,03
Phần chất tan chứa Na+, K+, Ca2+, OH-, AlO2- (Tách thành Al và O)
—> nO = (4,38 – 2,91 – 0,03.17)/16 = 0,06
—> nAl = 0,03
Trang 8/5 – Mã đề 001
—> %Al = 27,84%

Câu 21:
(a) CaC2 + H2O —> Ca(OH)2 + C2H2
Ca(OH)2 + CuCl2 —> Cu(OH)2 + CaCl2
(b) Ba(HCO3)2 + NaHSO4 —> BaSO4 + CO2 + H2O + Na2SO4
(c) Fe + HCl —> FeCl2 + H2
(d) M(HCO3)2 —> MCO3 + CO2 + H2O

Câu 22:
Dễ thấy A có 2 nhóm -NH2, B có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH.
Trong a gam X chứa nA = u và nB = 2u
A = ?CH2 + 2NH + H2
B = ?CH2 + 2CO2 + NH + H2
Quy đổi X thành: CO2 (4u), NH (4u), H2 (3u) và CH2 (v)
nN2 = 4u/2 = 0,24 —> u = 0,12
nO2 = 4u/4 + 3u/2 + 1,5v = 1,74 —> v = 0,96
—> mX = 42,48
nHCl = nNH = 0,48
—> m muối = mX + mHCl = 60

Câu 23:
X là CH2(COOCH3)2
X1 là CH2(COONa)2
X2 là CH3OH
X3 là CH2(COOH)2
X4 là HOOC-CH2-COOCH3.

Câu 24:
nX : nNaOH = 1 : k
nHCl = nH2SO4 = 0,1 —> nH+ = 0,3
—> nNaOH = 0,1k + 0,3 = 0,8 —> k = 5
—> X tạo bởi 1 amino axit có 1COOH và 2 amino axit có 2COOH
—> X có 8 oxi
nH2O = 3nX + nH+ = 0,6
Bảo toàn khối lượng:
mX + mHCl + mH2SO4 + mNaOH = m muối + mH2O
—> mX = 33,3
—> %O = 0,1.8.16/33,3 = 38,44%

Trang 9/5 – Mã đề 001


Phần II: Thí sinh tự ghi câu trả lời vào giấy thi theo hàng dọc.

Câu 25:
Trong dung dịch kiềm: nNaOH = 0,15 và mH2O = 69 gam
—> nH2O sản phẩm = (70,44 – 69)/18 = 0,08
Y là NH3NO3-C3H5(COOH)2 (a mol)
Z là Gly-Ala (b mol)
—> mX = 210a + 146b = 7,12
nH2O = 3a + b = 0,08
—> a = 0,02 và b = 0,02
Bảo toàn khối lượng —> mT = mX + mddNaOH – mH2O = 11,68
Muối nhỏ nhất là NaNO3 (0,02 mol)
—> %NaNO3 = 14,55%

Câu 26:
(a) 2nFe < nAg+ < 3nFe nên tạo 2 muối Fe2+ (0,5x) và Fe3+ (0,5x)
(b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 —> K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
(c) Ba(HCO3)2 + 2NaOH —> BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
(Thu được Na2CO3 (a) và NaOH dư (a)
(d) Tạo NaAlO2 (1) và NaOH dư (1)
(e) 2NaHCO3 + CaCl2 đun nóng —> CaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O

Câu 27:
nHCl = 0,12
nFeCl2 = nH2 = 0,04
Bảo toàn Cl —> nHCl dư = 0,04
nNO = nH+/4 = 0,01 —> V = 0,224 lít
Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO + nAg —> nAg = 0,01
Bảo toàn Cl —> nAgCl = 0,12
—> b = mAgCl + mAg = 18,3 gam

Câu 28:
D gồm N2O (0,003) và N2 (0,027)
E gồm Mg(OH)2 (a), Fe(OH)2 (b) và Fe(OH)3 (c)
mE = 58a + 90b + 107c = 47,518
mF = 40a + 160(b + c)/2 = 38,92
nHCl = 2a + 6(b + c)/2 = 1,522
—> a = 0,125; b = 0,3; c = 0,124
C + CO2 —> nAl(OH)3 = 0,178
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = nFe2+ + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4+

Trang 10/5 – Mã đề 001


—> nNH4+ = 0,02375
Muối gồm Mg(NO3)2 (0,125), Fe(NO3)2 (0,3), Fe(NO3)3 (0,124), Al(NO3)3 (0,178) và NH4NO3 (0,02375)
—> m muối = 142,322

Câu 29:
Cả 4 quy trình đều dùng để sản xuất các chất trong công nghiệp (C2H2, C6H12O6, CH3COOH,
CH3CHO)

Câu 30:
nH2SO4 = 0,4 và nHCl = 0,5
Bảo toàn H: 2nH2SO4 + nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nH2O = 0,4
—> m muối = 19,3 – 0,4.16 + mSO42- + mCl- = 69,05 gam

Câu 31:
HCOOC2H3 = 3C + 2H2O
CH3COOH = 2C + 2H2O
(C6H10O5)n = nC + 5nH2O
Quy đổi hỗn hợp thành C (a) và H2O (b)
nCO2 = a = nBaCO3 = 0,47
Δm = mCO2 + mH2O – mBaCO3 = -65,07
—> nH2O = b = 0,38
m = 12a + 18b = 12,48

Câu 32:
nNaOH = 0,18 —> nO = 0,36
nCO2 = 3,375; nH2O = 3,225
mX = mC + mH + mO = 52,71
n muối = 0,18 và các muối đều 18C nên bảo toàn C:
nC = 3,375 = 0,18.18 + 3nC3H5(OH)3
—> nC3H5(OH)3 = 0,045
nNaOH = 3nC3H5(OH)3 + nH2O —> nH2O = 0,045
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
—> m muối = 54,96

Câu 33:
X là C2H2
Y là CH3CHO
Z là C2H5OH
T là NH3Cl-C3H5(COOH)(COOC2H5)
Trang 11/5 – Mã đề 001
—> T có 14H

Câu 34:
nCuO = nFe3O4 = 0,15
—> Dung dịch A chứa Cu2+ (0,15), Fe3+ (0,3), Fe2+ (0,15)
Nhận xét: Nếu hỗn hợp (CuO; Fe3O4) —> (CuO; Fe2O3) thì khối lượng tăng lên, nhưng theo bài thì 45 <
46,8. Vậy phải có một phần kim loại đã bị Mg đẩy ra.
Mg + 2Fe3+ —> Mg2+ + 2Fe2+
0,15….0,3………0,15……….0,3
Mg + Cu2+ —> Mg2+ + Cu
Nếu toàn bộ Cu2+ đã bị đẩy ra thì B chứa Mg2+ (0,3); Fe2+ (0,45)
—> mE = mMgO + mFe2O3 = 48 > 45 gam
Nếu Cu2+ chưa hết thì m rắn > 48 (Do CuO thế chỗ MgO thì khối lượng càng tăng). Vậy phải có một phần Fe
bị đẩy ra.
Mg + Fe2+ —> Mg2+ + Fe
x……..x…………..x………..x
Lúc này B chứa Mg2+ (0,3 + x) và Fe2+ (0,45 – x)
—> mE = 40(0,3 + x) + 160(0,45 – x)/2 = 45
—> x = 0,075
—> nMg = 0,3 + x = 0,375
—> m = 9 gam

Câu 35:
nCaCO3 = 0,5 —> nCa(HCO3)2 = 0,7 – 0,5 = 0,2
Bảo toàn C —> nCO2 = 0,9
nC4H6O2 = nC2H4O2 —> Gộp thành C6H10O4
X gồm C6H10O4 (a) và C2H6O2 (b)
nCO2 = 6a + 2b = 0,9
mX = 146a + 62b = 23,9
—> a = 0,1; b = 0,15
nC6H10O4 = 0,1; nNaOH = nKOH = 0,15 —> nH2O = 0,2
Bảo toàn khối lượng:
mC6H10O4 + mNaOH + mKOH = m rắn + mH2O
—> m rắn = 25,4 gam

Câu 36:
(a) Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + NaHSO4 —> NaOH + BaSO4 + H2O
(b) Mg dư + FeCl3 —> MgCl2 + Fe

Trang 12/5 – Mã đề 001


(c) Na2O + H2O —> NaOH
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
(d) M(HCO3)2 —> MCO3 + CO2 + H2O
(e) NaHCO3 + Ba(OH)2 dư —> BaCO3 + NaOH + H2O
(f) NaHCO3 + CaCl2 đun nóng —> NaCl + CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 37:
Quy đổi X thành C2H4(OH)2 (a), C2H3COOH (b), H2O (c) và CH2 (d)
mX = 62a + 72b + 18c + 14d = 14,04
nX = a + b + c = 14,04/140,4
nH2O = 3a + 2b + c + d = 0,5
nEste = -0,5c —> nAxit trong X = b + c và nAncol trong X = a + 0,5c
—> nH2 = (b + c)/2 + (a + 0,5c) = 0,035
—> a = 0,09; b = 0,13; c = -0,12; d = 0,09
Do a = d nên ancol là C3H6(OH)2 và axit là C2H3COOH.
nC2H3COOH = b + c = 0,01 —> %C2H3COOH = 5,13%

Câu 38:
H2 của phần 2 gấp 2,5 lần H2 tổng của phần 1 nên lượng chất trong phần 2 gấp 2,5 lần phần 1.
Phần 1: nH2 = x —> nAl dư = 2x/3
Có Al dư nên D là Fe —> nFe = nH2 = 3x
—> nAl phản ứng = 8x/3
—> nNaOH = 2x/3 + 8x/3 = 0,3
—> x = 0,09
Vậy phần 1 gồm Al (0,3), Fe (3x) và O (4x)
—> m phần 1 = 28,98
—> m = 28,98 + 28,98.2,5 = 101,43 gam

Câu 39:
nC phản ứng = 0,525 – 0,3 = 0,225
Bảo toàn electron —> 4nC = 2nCO + 2nH2
—> nCO + nH2 = 0,45
—> nCO2 = nA – 0,45 = 0,075
Khi nung chất rắn thấy khối lượng giảm —> B chứa Na2CO3 (u) và NaHCO3 (v)
—> 106u + 84v = 41,1 và u + 0,5v = 31,8/106
—> u = 0,15; v = 0,3
Bảo toàn Na —> a + 2b = 2u + v
Bảo toàn C —> a + b + 0,075 = u + v
—> a = 0,15; b = 0,225
Trang 13/5 – Mã đề 001
Câu 40:
Khi điện phân 772s thì catot mới bắt đầu tăng khối lượng nên X chứa Fe3+.
Catot tăng sau đó không đổi một thời gian chứng tỏ dung dịch X chứa cả H+ dư.
X chứa Cu2+ (a), Fe2+ (3b), Fe3+ (3c), Cl- (0,6) và H+ dư.
nFe3O4 = b + c —> nH2O = 4b + 4c
Bảo toàn H —> nH+ dư = 0,6 – 8b – 8c
Bảo toàn điện tích cho X:
2a + 2.3b + 3.3c + 0,6 – 8b – 8c = 0,6 (1)
m catot tăng max = 64a + 56(3b + 3c) = 12,64 (2)
Để điện phân hết Fe3+ cần 772s
Để điện phân hết Cu2+ và H+ dư cần 4632 – 772 = 3860s
Dễ thấy 3860 = 5.772 nên bảo toàn electron:
2a + (0,6 – 8b – 8c) = 5.3c (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,04; b = 7/150; c = 1/75
Vậy X chứa Cu2+ (0,04), Fe2+ (0,14), Fe3+ (0,04), Cl- (0,6) và H+ dư (0,12)
—> nAgCl = 0,6
nH+ dư = 0,12 —> nNO = 0,03
Bảo toàn electron:
nFe2+ = 3nNO + nAg —> nAg = 0,05
—> m↓ = 91,5

Trang 14/5 – Mã đề 001

You might also like