You are on page 1of 2

SÓNG – XUÂN QUỲNH

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 155 – 156)
BÀI LÀM:
Nhà văn Victor Hugo đã từng nói rằng: “Biểu hiện đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là sự rụt
rè, còn ở người con gái là sự táo bạo.” Xuân Quỳnh-nữ thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại đã
chứng minh sự thật cho câu nói này. Thơ của bà mang một sự táo bạo độc đáo, mạnh mẽ và can đảm tự đi
tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân nhưng cũng mang tâm hồn của một người phụ nữ giàu trắc ẩn, một trái tim
hồn hậu, chân thành và luôn khao khát được yêu thương. Phong cách ấy được biểu hiện rõ ràng qua bài thơ
“Sóng”. Bài thơ đã đưa độc giả đến với những chân trời của những cảm xúc vui buồn, lắng lo, hạnh phúc và
cả chân trời của sự thủy chung trong tình yêu. Đặc biệt, điều này được thể hiện rõ trong hai khổ thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
...
Hướng về anh - một phương”
Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền và được đưa vào
tập thơ "Hoa dọc chiến hào" - tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh vào năm 1968. Khi viết bài thơ này Xuân
Quỳnh chỉ 25 tuổi, độ tuổi trẻ trung, nhiều mơ mộng lãng mạn, khát khao tình yêu. Vào thời kì đó đất nước
ta vẫn còn đang phải chiến đấu, và trên đất nước vẫn phải chịu những cuộc chia ly màu đỏ. Vậy nên những
tác phẩm trong thời kì đó đều thường nói về chiến tranh nhưng người con gái đó lại viết về tình yêu đôi lứa.
Chính điều đó mà bài thơ được coi là bông hoa lạ " nở dọc chiến hào " trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
cứu nước vô cùng khó khăn và khốc liệt. Hình tượng xuyên suốt trong bài thơ là hình tượng "sóng" - mượn
hình ảnh sóng để bày tỏ tâm tình của người con gái đang yêu,với khát khao tình yêu cháy bỏng. Song hành
với hình tượng "Sóng" là hình tượng " em". "Em" cũng là "sóng" mà "sóng" cũng chính là "em". "Sóng" và
"em" khi thì hoà nhập vào m một khi thì phân đôi ra soi chiếu vào nhau. Với cấu trúc song hành, thể thơ 5
chữ và cách ngắt nhịp linh hoạt đã tạo chiều sâu nhận thức và nét độc đáo riêng cho bài thơ. Những đặc
điểm của những con sóng cũng là đặc điểm của tình yêu. Tình yêu cũng như những con sóng , người ta chỉ
nhìn thấy những con sóng ngày đêm vỗ vào bờ. Nhưng sóng biển không chỉ có những con sóng hiện hữu
như vậy mà có cả những con sóng âm ỉ dưới lòng đại dương sâu thẳm:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức"
Xuân Quỳnh đã sử dụng điệp từ “con sóng” lặp lại liên tiếp nhiều lần. Qua đó không chỉ tạo một giọng thơ
sôi nổi phù hợp với mạch cảm xúc mà còn nhấn mạnh hình tượng con sóng đang cuộn chảy, trào dâng trong
nỗi nhớ. Dưới ngòi bút tinh tế của nữ thi sĩ, những con sóng ấy trở nên có hồn hơn, chất chứa những suy tư,
tình cảm như một con người thực sự. Đó là nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ cồn cào về bến đỗ thân thương “bờ”.
Bằng biện pháp nhân hóa đặc sắc với động từ “nhớ”, người đọc dường như có thể cảm nhận được một nỗi
niềm đau đáu ẩn hiện trong hình hài con sóng biển. Đặc biệt hơn nữa, Xuân Quỳnh còn sử dụng cặp từ đối
lập giàu sức gợi “trên mặt nước” - “dưới lòng sâu”, “ngày” - “đêm” vừa tạo nên cấu trúc song hành, đối
xứng vừa khiến cho ngôn ngữ thơ cân xứng hài hòa, nhạc điệu thơ nhịp nhàng nhưng trên hết là để nhấn
mạnh nỗi “nhớ bờ” khôn nguôi của sóng. Dù ở bất cứ nơi đâu, dù đang ngủ yên dưới lòng biển sâu thẳm hay
vận động trên đại dương bao la thì con sóng vẫn luôn “nhớ bờ”, vẫn luôn hướng về nơi phương xa, về nơi
dừng chân bình yên của mình. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong hình tượng con sóng và nó dường như bao
trùm lấy cả không gian mênh mông của biển cả, kéo dài miên man không dứt theo thời gian.Tình yêu bao
giờ cũng đi liền với nỗi nhớ, có lẽ vì thế mà mỗi lần viết về tình yêu thì các thi nhân lại diễn tả hết sức tinh
tế các cung bậc cảm xúc của nỗi nhớ: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi-Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Dù trong ngày êm ả hay đêm vắng lặng, con sóng vẫn thao thức “không ngủ được”. Nỗi “nhớ bờ” ấy phải
cồn cào, da diết như thế nào mới có thể khiến con sóng “không ngủ được”? Từ “sóng” với “bờ” đã chuyển
sang thành “anh” với “em”. Và “em” ở đây cũng vậy. Nỗi nhớ trong em cũng không thua kém gì với sóng.
Nếu như “sóng” ngày đêm không ngủ, thao thức thì em ở một cấp độ cao hơn đó là thức ở chính trong giấc
mơ của mình: “Cả trong mơ còn thức” Ý nói rằng dù thức hay ngủ thì nỗi nhớ vẫn xâm chiếm. Nỗi nhớ ấy
còn được nhấn mạnh hơn nữa trong bốn câu tiếp theo:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Tác giả đã sử dụng phép đối lập giữa “Bắc và Nam”, giữa “xuôi và ngược” để thể hiện nỗi nhớ và tình yêu
tha thiết của cô gái với chàng trai. Thông thường người ta thường nói “xuôi Nam”, “ngược Bắc” nhưng
Xuân Quỳnh đã nói ngược lại qua đó cho thấy tình yêu không theo một quy luật chủ thể, có thể đi ngược lại
với thực tế. Thế giới trong trái tim em, chỉ có một phương anh duy nhất. lời khẳng định chắc nịch ấy của một
trái tim yêu vừa tha thiết mà cũng thật mãnh liệt biết bao. Đó chẳng phải là tấm lòng thủy chung, son sắt của
người phụ nữ Việt Nam muôn thuở trong tình yêu ư? Do đó, ta thấy ở đây, Xuân Quỳnh đã đi vào hồn mình,
tự hát điệu hồn mình, nhưng lại chạm đến hồn muôn người, muôn nẻo, khơi gợi sự đồng cảm mãnh liệt
trong tâm hồn người đọc.
Với hai khổ thơ, Xuân Quỳnh một lần nữa khắc họa tình yêu người phụ nữ. Thể thơ 5 chữ và cách ngắt
nhịp linh hoạt đã tạo âm điệu phong phú cho bài thơ. Cách sử dụng các biện pháp tu từ, đối lập, tương phản,
điệp, cách sử dụng từ cảm thán và cách mượn hình tượng sóng đã góp phần tạo nên thành công cho tác
phẩm.
Trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã thể hiện cụ thể và sinh động từ
những trạng thái phức tạp đến những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ đang yêu: đó là nỗi nhớ da diết,
khát khao chân thành, mãnh liệt về sự chung thủy trong tình yêu. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận về vẻ
đẹp của “em” trong tình yêu vừa mang vẻ đẹp truyền thống nhưng cúng rất hiện đại.

You might also like