You are on page 1of 7

SÓNG

_Xuân Quỳnh_
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: (1942 – 1988)
- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Quê quán: xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà
Nội).
- Bà xuất thân trong một gia đình công chức trung lưu, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa
gđ, nên Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
- XQ ko chỉ là một nhà văn nổi tiếng trên văn đàn VN mà còn là vũ công của Đoàn múa Văn Công
Nhân dân TW.
- XQ làm thơ từ rất sớm nhưng mãi đến năm 1963 thì người đọc mới biết đến danh tiếng của bà qua
bài thơ đầu tay “Tơ tằm – chồi biếc”. Từ sau năm 1963, bà làm biên tập viên, phóng viên báo Văn
nghệ.
- Cuộc đời XQ trải qua nhiều trái đắng; chính lần đổ vỡ hôn nhân lần 1 đã khiến abf ko còn niềm tin
vào tình yêu hôn nhân. Sau đó bà tự biệt lập mình với tg xung quanh, sống nội tâm cùng với những
khúc mắc ko đc giải tỏa. Vì thế nữ sĩ đặc biệt thành công ở mảng thơ tình nhuốm màu triết lý nhân
sinh. XQ được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu cùng với những băn khoăn, trăn trở về bi kịch số
phận của 1 người phụ nữ trong XH hiện đại.
- Cuộc đời đưa đẩy bà quen biết và yêu Lưu Quang Vũ. Một năm sau 2ng chính thức lấy nhau,
sống hạnh phúc trong gđ nhỏ của riêng mình. Đến năm 88, trong một lần cả nhà đi nghỉ mát ở
vùng biển Thái Bình, xe gặp sự cố, xảy ra TNGT, cả nhà đều mất. Biến cố đó đã làm chấn động cả
giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ, cũng là một mất mát to lớn với nền VN hiện đại, đặc biệt ở mảng thơ
trữ tình và kịch nói.
- Tp tiêu biểu: “Tơ tằm – chồi biếc” (1963), Hoa dọc chiến hào (68), Gió Lào cát trắng (74), Tự hát
(84), Hoa cỏ may (89),…
- XQ còn sáng tác truyện thiếu nhi, dựng hoạt cảnh. Năm 2001, XQ được trao tặng giải thưởng
Nhà nước về VNNT. Với những thành tựu cống hiến cả đời mình, năm 2017, bà đc truy tặng giải
thưởng HCM về VNNT.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ Sóng được trích trong trong tập thơ Hoa dọc chiến hào 1968 do hội nhà văn VN xuất
bản. Tác phẩm được đánh giá là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ khao khát yêu thương của nữ sĩ XQ
trong thời kì đất nước đang chuyển mình của quá trình hiện đại hóa văn học VN.
3. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ “Sóng” được XQ sáng tác vào ngày 29/12/1967 trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), và sau đó được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ này được đánh
giá là “một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của XQ”. Bài thơ Sóng
được sáng tác vào thời điểm ly hôn chồng được 1 năm, nên chứa đựng nhiều biến động trong TG nội
tâm của tác giả.
4. Chủ đề: Trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng “Sóng” và “em”, bài thơ
diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của tgian
và sự hữu hạn của đời người. Từ đó ta thấy được một tình yêu cao thượng, một bến bờ hạnh phúc,
yêu thương mà con người luôn hướng đến.
5. Ý nghĩa nhan đề:
- Tác giả sử dụng cặp hình ảnh ẩn dụ sóng đôi “sóng - em”, để nói lên quan điểm về tình yêu của
Xuân Quỳnh trong thời kì đổi mới. Cặp hình ảnh “sóng - em” luôn chuyển hóa cho nhau, hợp nhất
thành một chủ thể trữ tình. Bài thơ mượn quy luật vận động tất yếu của hiện tượng tự nhiên “sóng”
nói đến quy luật vận động của tình yêu đôi lứa.
- Sóng vốn là hiện tượng tự nhiên của biển cả và được dùng để nói đến những biến động to lớn trong
thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình (phụ nữ đang yêu). Còn hình tượng “em” chính là sự hóa thân
của tác giả, bà lấy chính chất liệu của cuộc đời mình để đúc kết thành quan niệm sống về tình yêu-
hôn nhân-gia đình rất mới mẻ, tiến bộ.
Cả sóng và em đều chứa đựng những biến động lớn về đời sống tinh thần, tình cảm và khát vọng yêu
đương nồng cháy mãnh liệt, trông chờ vào hạnh phúc của hôn nhân.
- Những con sóng trên mặt biển như gợi lên trong lòng của nhân vật “em” những suy tư, trăn trở, sự
day dứt hoài nhớ về một bến bờ yêu thương của một tình yêu cao thượng.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1: Thế giới nội tâm đầy biến động của nhân vật trữ tình:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
- Ở hai câu thơ mở đầu, tgia đã sử dụng hai cặp tính từ đối lập nhau về ý nghĩa “dữ dội >< dịu êm”,
“ồn ào >< lặng lẽ” được đặt trong thế tương phản để miêu tả cụ thể những trạng thái khác nhau của
sóng nước đang xao động trên mặt biển. Lúc biển động, sóng to gió lớn mưa bão gào thét. Khi biển
lặng, gió êm sóng nhẹ, hiền hòa, đằm thắm. Nhà thơ đã vay mượn những biểu hiện của sóng biển để
nói đến những biến động rất phức tạp trong tâm trạng, tính cách, tâm lý của người phụ nữ đang yêu.
Lúc giận dữ hờn ghen, khi dịu hiền sâu lắng, lúc sục sôi mãnh liệt nhưng có lúc âm thầm, kín đáo,
tinh tế mà ý nhị.
- Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã đặt hai khái niệm đối lập nhau trong cùng một chủ thể trữ tình để khẳng định
sự nhất quán 2 mặt mâu thuẫn trở nên hài hòa, nhịp nhàng trong cùng một con người. Điệp liên từ
“và” để khẳng định mối quan hệ đẳng lập giữa các tính chất được nhất quán trong cùng một chủ thể.
- Xuân Quỳnh đã tạo nên một biểu tượng mới cho tình yêu thời hiện đại chính là sóng và em, còn nữ
sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ từng mượn hình ảnh ngôi sao để nói đến tình yêu:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
- Trong bài thơ “Nhớ” Nguyễn Đình Thi đã từng thổ lộ:
Anh vẫn yêu em như lửa dữ
Như gió mùa xuân quạt dịu hiền

“Sông không hiểu nỗi mình


Sông tìm ra tận bể”
- Hình ảnh ẩn dụ “sông” để nói đến một không gian nhỏ bé, chật hẹp, tù túng, gò bó, không còn đủ
sức để chứa đựng những con sóng đang vồ vập vỗ bờ. Vì thế, dòng sông đã trở nên rất ích kỉ, hẹp hòi
khi tìm mọi cách để kìm hãm, khống chế, ràng buộc sóng nước trong một không gian nhỏ hẹp. Và nó
cũng giống bản chất của tình yêu đôi lứa là phải biết dung hòa, hòa hợp và thấu hiểu cùng nhau.
Hình ảnh “sông” đã ẩn dụ cho những những rung cảm, cảm xúc, tâm lý, tâm trạng của những người
đang yêu trong cuộc hành trình đi tìm kiếm và chinh phục chân ái cho cuộc đời mình. Hình ảnh
“sông” đã ẩn dụ cho những những rung cảm, cảm xúc, tâm lý, tâm trạng của những người đang yêu
trong cuộc hành trình đi tìm kiếm và chinh phục chân ái cho cuộc đời mình. Hình ảnh “dòng sông”
tượng trưng cho một thứ tình yêu vị kỉ, ích kỉ, hẹp hòi mang tính độc chiếm, sở hữu, toan tính, lợi
dụng lẫn nhau.

* Mở rộng: GS. Nguyễn Đăng Mạnh từng viết: Nhịp điệu trong bài Sóng thật đa dạng, mô phỏng cái
đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ), 1/2/2 (Sông không hiểu nổi mình -
Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - Từ nơi nào sóng lên)...
Ngoài ra, các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt
sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt.
- Xuân Quỳnh muốn tạo ra một sự bứt phá ngoạn mục để tự giải phóng chính mình trong một tình
yêu cao thượng. Nữ sĩ cho muốn tìm được tình yêu đích thực thì bản thân mỗi người phải biết vượt
lên trên những thói dung tục tầm thường, dục vọng bản năng, để vượt qua không gian chật hẹp, tù
túng, khuôn mẫu của một thứ tình yêu trần tục, thực dụng; tiếp tục vươn tới cái cao cả, vĩ đại của một
tình yêu chân thành, cao khiết.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập và nhân hóa “sông-bể” khái quát thành hai quy luật đan xen với
nhau:
+ Quy luật tự nhiên của sóng nước: những con sóng luôn tìm mọi cách để thoát khỏi không gian
chật hẹp hạn tù túng của dòng sông để vươn mình đến với biển khơi, hòa mình vào biển lớn bao la để
có thể thấu hiểu và dung nạp cùng nhau.
+ Quy luật vận động của tình yêu: theo nữ sĩ Xuân Quỳnh, một tình yêu chân thành cao thượng là
phải vượt lên thói dung tục tầm thường của sự ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, sự độc đoán, gia trưởng của
một cái tôi thực dụng hướng đến vẻ đẹp cao quý, thanh khiết của tình yêu thiêng liêng và vĩnh cửu.

+) Liên hệ : Bài thơ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh:


“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
- Trong bài thơ “Biển”, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát chinh phục tình yêu:
“Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ
Nỗi khát vọng những chân trời chưa đến”

- Hành trình con sóng tìm ra tận biển khơi phải chăng đó cũng là quá trình nhận thức của người phụ
nữ đang yêu về giá trị đích thực của một tình yêu chân chính cao thượng, phải chủ động nắm bắt, tạo
tính đột phá và cả những xao động trong tâm hồn đầy nữ tính, đáng yêu.

2. Khổ 2: Khát vọng sống của người phụ nữ khi yêu:


Ôi con sông ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
- Nhịp thơ 1/2/2 đã tách thán từ “ôi” đứng biệt lập khỏi câu thơ nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ cho
người đọc về cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc cho cuộc đời mình. Thành phần cảm thán
“ôi” đã khơi mạch nguồn cảm xúc, dâng trào trong lòng hoài niệm, suy tư của tgia. Tgia đặt hình
tượng “sóng” vào vị trí trung tâm của câu thơ để nói đến quy luật vận động của sóng nước của ngày
xưa những lớp sóng vẫn ngàn năm vỗ bờ. Những nhịp sóng tiếp tục gối lên nhau, lan tỏa đến ngày
sau, sẽ kbh thay đổi. Nữ sĩ XQ đã mượn quy luật vận động của sóng nước để kđ tính tất yếu, bất di
bất dịch của tình yêu đôi lứa. Tình yêu vốn vô thủy vô chung mà con người cần phải sống trọn tình
vẹn nghĩa. Thủy chung, son sắt, mặn nồng thì mới

4. Khổ 5: Nỗi nhớ mãnh liệt da diết trong tình yêu:


Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Cả trong mơ còn thức
- Khổ thơ thứ 5 có kiểu cấu trúc rất đặc biệt đó là khổ thơ 5 chữ nhưng có đến 6 câu và cấu trúc trùng
điệp tạo nên thế đối xứng cân bằng hài hòa nhằm để tạo hiệu ứng cho người đọc liên tưởng từng lớp
sóng vỗ bờ dạt dào xao động đến ngàn năm. Khổ thơ thứ năm đã khái quát trọn vẹn quá trình vận
động của sóng nước từ lúc khởi phát trong tận lòng sâu của biển cả, cuồn cuộn trào dâng và dạt dào
trên mặt biển, từng lớp sóng gối lên nhau vồ vập vỗ bờ. Nghệ thuật điệp ngữ “con sóng’’ 3 lần đã
khiến người đọc liên tưởng đến những con sóng lòng đang dâng trào mạnh mẽ trong cuộc hành trình
đi tìm kiếm tình yêu cho riêng mình.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật tiểu đối: “dưới lòng sâu>< trên mặt nước” để khái quát quá trình hình
thành và phát triển của từng lớp sóng, hay đó cũng chính là những con sóng tình xao động, dạt dào
nỗi nhớ trong tâm hồn của người con gái đang yêu. Nỗi sầu tương tư vốn đã là một trong những đặc
trưng tiêu biểu nhất cho tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ tương tư da diết như chiếm trọn cả ý thức lẫn vô
thức đến mức khiến cô gái “ngày đêm không ngủ được”. Và nỗi nhớ nhung đó cũng lấp đầy trong cõi
vô thức của tâm hồn “cả trong mơ còn thức”. Câu thơ chính là lời khẳng định nỗi nhớ luôn thường
trực trong tâm trí của đôi lứa yêu nhau. Phải chăng sự đợi chờ cũng là một dạng thức của hạnh phúc
trong tình yêu?
- Thán từ “ôi” đặt ở đầu câu thơ tạo nên giọng thơ da diết, sâu lắng trong tình yêu. Nữ sĩ Xuân
Quỳnh đã nhân hóa cặp hình ảnh “sông và bờ” như một đôi tình nhân đang rong ruổi trong cuộc
hành trình đi tìm kiếm về nhau. Vì thế nỗi buồn tương tư cũng trở thành một xúc cảm tiêu biểu cho
một tình yêu chân chính.
+) Liên hệ: Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên nói đến tình yêu đôi lứa trong thời
chiến thật đẹp:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
- Truyện Kiều - Nguyễn Du :
Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu chập lại một ngày dài ghê
- Tương tư - Nguyễn Bính :
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng
- Nỗi sầu tương tư của đôi lứa yêu nhau khi bị chia cắt bởi không gian địa lý khiến con người luôn bị
giày vò và đau khổ “nhất nhật bất kiến như tam thu hề” :
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương
- Trong ca dao VN cũng từng nhắc đến nỗi nhớ tương tư da diết khi 2 người xa cách:
Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề

5. Khổ 6: Tình nghĩa thủy chung son sắt trong tình yêu
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
- Sử dụng quan hệ từ “dẫu” + nghệ thuật điệp cấu trúc câu “Dẫu… về phương...” để khẳng định dù
có bất cứ trở ngại nào đi nữa nhân vật trữ tình “em” luôn trong một tâm thế chủ động, sẵn sàng đối
diện và vượt qua những chướng ngại vật, sự ngăn cách về không gian địa lý và thời gian. Điệp từ
“dẫu” thể hiện cái nhìn mới mẻ về tình yêu mà người con gái đã dành trọn vẹn cho người tình của
chính mình. Bởi vì tình yêu thực chất là một cuộc hành trình đi tìm kiếm về nhau của hai con tim
cùng đập một nhịp, cùng hướng về nhau không có gì có thể chia cắt được.
- Xuân Quỳnh sử dụng nghệ thuật đối lập “xuôi về phương Bắc >< ngược về phương Nam” để khẳng
định dù có muôn vàn cách trở, buộc phải xa nhau thì người con gái cũng dành trọn vẹn tình yêu và
nỗi nhớ của mình cho người yêu. Sự xa cách như một phép thử để tình yêu và nỗi nhớ càng trở nên
sâu đậm, bền chặt gắn bó hơn.
+) Liên hệ : Xuân Quỳnh đã mượn ý tưởng của hai bài ca dao sau:
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc anh tìm biển nam
Yêu nhau mấy núi cũng đèo
Mấy sông cũng lội thất bát đèo anh cũng qua
- Cách nói “một phương” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh để thể hiện một tư tưởng mới mẻ,
tiến bộ về tình yêu-hôn nhân-gia đình của kiểu người phụ nữ trong thời kì hiện đại. Xuân Quỳnh chịu
ảnh hưởng rất lớn từ chủ nghĩa hiện sinh trong thơ ca hiện đại phương Tây khi tác giả khẳng định
phương hướng duy nhất của con tim chính là luôn nghĩ về người mình yêu. Để có được một chân ái
thì cả hai bên phải cùng bồi đắp vun vén cho nhau, phải biết hi sinh những gì tốt đẹp nhất cho người
yêu của mình.
+) Liên hệ: Trong bài thơ “Tương Tư Chiều”, Xuân Diệu đã khắc sâu nỗi nhớ cồn cào da diết:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em , anh nhớ em lắm em ơi
- Trong bài thơ” Nửa vầng trăng” nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng tương tư:
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi
- Nữ sĩ Xuân Quỳnh tiếp tục khẳng định tính bất biến của tình yêu giúp con người vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để tìm đến được với nhau. Sóng biển rì rào ,dạt dào vỗ bờ hay chính là những con
sóng lòng đang cuồn cuộn trào dâng trong tâm hồn của một người phụ nữ si tình. Một lần dang dở
hôn nhân, Xuân Quỳnh lại càng khao khát có được tình yêu và hạnh phúc. Bà muốn được hòa nhập
và dung nạp vào biển tình bao la để tìm được con đường cập vào bến bờ yêu thương của đời mình.
- Nữ sĩ Xuân Quỳnh tiếp tục khẳng định tính bất biến của tình yêu giúp con người vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để tìm đến được với nhau. Sóng biển rì rào ,dạt dào vỗ bờ hay chính là những con
sóng lòng đang cuồn cuộn trào dâng trong tâm hồn của một người phụ nữ si tình. Một lần dang dở
hôn nhân, Xuân Quỳnh lại càng khao khát có được tình yêu và hạnh phúc. Bà muốn được hòa nhập
và dung nạp vào biển tình bao la để tìm được con đường cập vào bến bờ yêu thương của đời mình.
6. Khổ 7+8+9 : Khát vọng mãnh liệt về một tình yêu trường tồn, vĩnh cửu
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng lớn
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
- Khi đứng trước một không gian bao la, bất tận của biển khơi, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã trầm ngâm suy
ngẫm về cuộc đời và tình yêu của chính mình. Không gian bất tận, kì vĩ của sóng nước miên man,
khiến cho tác giả cảm thấy mình quá nhỏ bé, đơn độc, lạc lõng giữa một cuộc đời đầy mảnh vá đau
thương. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh muôn trùng lớp sóng dạt dào trên đại dương để khẳng
định khát vọng mãnh liệt được hòa nhập lòng mình vào biển tình bao la bất tận đó. Để có được một
tình yêu cao thượng, nó đòi hỏi ta phải có lòng kiên định, ý chí mạnh mẽ để cùng vượtbqua mọi
giông bão của cuộc đời, thì mới có thể tìm đến được với nhau, con thuyền mới cập được bến bờ yêu
thương giữa dòng đời nghiệt ngã.
+) Liên hệ: Bài thơ “Biển” của Xuân Diệu
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
- Bài thơ “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh cũng từng viết:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
- Tác giả sử dụng kiểu cấu trúc nguyên nhân hệ quả “Chẳng... dù…” để khẳng định khát khao mãnh
liệt trong tâm hồn Xuân Quỳnh muốn tìm được tình yêu chân thành cao đẹp, muốn có được hạnh
phúc yêu thương và đó cũng chính là khát vọng muôn đời của người phụ nữ.
Khổ 8:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
- Nhà thơ sử dụng kiểu câu ghép nguyên nhân hệ quả “Tuy... vẫn…” đặt trong thế so sánh với cấu
trúc “như... vẫn” để khẳng định đời người là một kỳ quan của tạo hóa, là một tâm hồn rộng mở để
đón nhận tình yêu thương. Và Xuân Quỳnh quan điểm rằng đời người là một cõi vô thường mà dòng
thời gian khắc nghiệt sẽ tiêu diệt tất cả, duy nhất chỉ có tình yêu đôi lứa là trường tồn, vĩnh cửu. Tình
yêu như một chất keo kết dính những mảnh đời nhỏ bé với nhau để tạo nên bức tranh cuộc sống đa
dạng phong phú. Đời người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mà con người có sự từng trải nghiệm một tình
yêu đẹp, một cuộc hôn nhân mỹ mãn, chứ không phải được đo đếm bằng chiều dài của năm tháng
tồn tại vô nghĩa.
+) Liên hệ : Trog bài thơ “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh có viết:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải xa cách anh
Em chỉ còn bão tố
Khổ 9:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
- Khổ thơ cuối như một lời tuyên ngôn táo bạo mới mẻ về tình yêu của kiểu người phụ nữ truyền
thống Á Đông. Nữ sĩ muốn hòa hợp cuộc đời mình với đất trời, muốn

được hóa thân thành trăm ngàn con sóng nhỏ để mãi mãi dâng sóng vỗ bờ đến ngàn năm. Tác giả
khẳng định một tình yêu cao thượng không có nghĩa là người con gái phải chủ động dâng hiến cuộc
đời mình cho người mình yêu. Tình yêu chỉ thực sự đáng quý khi đó là sự hòa hợp của cả hai tâm
hồn đồng điệu, đồng cảm để nó có thể trường tồn, bất biến. Nhưng khi yêu, ta không thể tự đánh mất
bản ngã của mình, phải vượt lên trên tính thực dụng, sự vị kỉ, tính đố kỵ và độc hữu. Vì thế, đôi lứa
khi yêu cần có một cái đầu lạnh và trái tim nóng để trải nghiệm tình yêu một cách trọn vẹn nhất.
+) Liên hệ: Trong bài thơ “Yêu”, nhà thơ Xuân Diệu viết:
Yêu, là chết trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ, chẳng biết.

You might also like