You are on page 1of 5

Tên thành viên: Lớp: 11B18

34. Cao Thị Minh Thư

36. Cao Thủy Tiên

40. Trần Ngọc Thanh Trúc

Đề: Thuyết minh tác phẩm “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh.

THUYỀN VÀ BIỂN

Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, Kiều Vân đã viết: “Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ Đông, Tây,
kim, cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của mình trên mọi phương diện: những khát khao,
những tình cảm, những suy nghĩ và cả “sự sống” của người phụ nữ. Vì lẽ đó, thơ của chị hầu hết là thơ trữ
tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua lăng kính trữ tình đó”. Và
một lần nữa, trái tim thơ rất mực nồng hậu ấy đã gửi gắm những suy tư về tình yêu của mình vào câu
chuyện “Thuyền và biển”.

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê ở xã La Khê, thị xã
Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ
mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội. Xuân
Quỳnh từng kết hôn hai lần. Lần thứ hai, bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) vào năm 1973.
Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau
một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ. Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ
tai nạn năm 1988. Không chỉ là một nhà thơ, Xuân Quỳnh còn là một nhà văn đa tài, viết tác phẩm kịch
và phê bình văn học. Phong cách sắc bén, nhạy cảm và chất phác của bà luôn thu hút độc giả và tạo ra ấn
tượng mạnh mẽ. Tất cả những tác phẩm của Xuân Quỳnh đều thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật
và nhân văn. Những bài thơ của bà lãng mạn, tràn đầy cảm xúc và miêu tả đa dạng cung bậc cảm xúc
trong tình yêu luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và là nguồn cảm hứng vô tận cho những
người yêu thơ. Năm 2001, nhà nước Việt Nam đã tôn vinh Xuân Quỳnh bằng việc trao tặng giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật, công nhận sự đóng góp vĩ đại của bà đối với văn học quốc gia. Vào năm
2017, Chủ tịch nước đã ra quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố
nhà thơ Xuân Quỳnh, vinh danh tài năng và tác phẩm của bà thông qua hai tập thơ quan trọng của bà, đó
là “Lời Ru Mặt Đất” và “Bầu Trời Trong Quả Trứng”.

Bài thơ “Thuyền và biển” được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc
(1963). Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng
tên. Bài thơ được viết theo thể thơ Ngũ Ngôn Trường Thiên, 7 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Tác dụng giúp diễn
đạt rất nhịp nhàng âm điệu của sóng biển cũng như sóng lòng của người đang yêu. Với thể thơ năm chữ,
giai điệu khi trầm lắng, chậm rãi khi dạt dào mang sức sống biển khơi. Lời thơ chân thật, sâu sắc. Hình
tượng thơ có tính hàm súc cao. Tình thuyền – biển, anh – em là tình muôn đời. Bão tố hay bình yên, khổ
đau hay hạnh phúc? Tất cả cóp nhặt cho phong phú thêm cung bậc tình yêu.

1
“Thuyền và biển” là tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Về giá trị tư tưởng, bài
thơ khắc họa một tình yêu chân thành và mãnh liệt, không thể tách rời dù có bao nhiêu khó khăn và trắc
trở. Đó cũng như một lời nhắn gửi cho những ai đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững
niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng. Về giá trị nghệ thuật, bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm
chữ, với lời thơ chân thực, sâu sắc và giàu cảm xúc. Xuân Quỳnh đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
như so sánh, nhân hóa, điệp từ, để tạo nên những hình ảnh đẹp và sinh động về tình yêu giữa thuyền và
biển. Đặc sắc nhất là việc sử dụng hình ảnh thuyền và biển để ẩn dụ cho tình yêu giữa anh và em. Thuyền
và biển là hai đối tượng có sự tương phản về tính chất, nhưng lại có sự gắn bó về mặt tình cảm. Về ngôn
ngữ, bài thơ sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhưng không kém phần giàu sức hấp dẫn và thuyết
phục. Bài thơ có sự chọn lọc và sắp xếp từ ngữ hợp lý, tạo nên một sự hài hòa và duyên dáng trong cách
diễn đạt. Hơn thế, tác phẩm cũng có sự phối hợp giữa các câu thơ, tạo nên một sự liên kết và nhịp nhàng
trong cảm nhận.

Nhân vật trữ tình - người kể chuyện, đã đồng nhất bản thân với nhân vật trong câu chuyện. Hình
ảnh thuyền và biển chính là hình ảnh ẩn dụ của người con trai với con gái trong tình yêu. Tác giả thấy
mình giống như “em” ở trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu như thuyền từ giã biển thì với cô
sẽ chỉ còn bão tố, nỗi trông đợi, mong nhớ và buôn tủi. Tác giả thấy hình ảnh của chính mình trong đó, vì
quá yêu mà không muốn phải cách xa, chia rẽ, chỉ muốn được ở bên nhau và tận hưởng niềm vui hạnh
phúc.

Tình yêu luôn đem đến cho ta sự ngọt ngào, hạnh phúc nhưng khi lìa xa nó lại khiến ta đau khổ,
nỗi ở trong nồi buồn, luyến tiếc về tình yêu ấy:

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

Những dòng thơ đầu tiên được tác giả viết như những lời tâm tình ngọt ngào của người con gái
muốn chia sẻ với chàng trai, mở đầu cho một câu chuyện tình lãng mạn. Bài thơ bắt đầu với hình ảnh của
thuyền và biển. Từ lâu, thuyền và biển đã là hai hình tượng gắn liền với nhau, hòa quyện với nhau và
chẳng thể tách rời, mang đến vẻ đẹp trữ tình giản dị và tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ. Xuân Diệu đã từng
viết trong bài thơ “Biển”:

Anh không xứng làm biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

2
Bờ cát dài bằng phẳng lặng

Soi ánh nắng như pha lê…

(Biển – Xuân Diệu)

Hay câu ca dao:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Qua đó ta thấy, biển và thuyền thường xuất hiện trong những bài thơ về tình yêu đôi lứa. Đó là
câu chuyện của một tình yêu chung thủy “Từ ngày nào không biết/Thuyền nghe theo lời biển khơi”. Câu
thơ như một sự thú nhận ngần ngại, e ấp, rằng từ lâu em đã thích anh, sẵn sàng xây dựng hạnh phúc lứa
đôi với anh. Không biết từ khi nào em đã yêu anh, nhưng tình yêu ấy là chân thành và vĩnh cửu. Câu
chuyện tình yêu rộn ràng hạnh phúc:

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi

Hai câu thơ cho chúng ta cảm nhận được âm vọng của sóng biển rộng lớn, bảo vệ tình yêu của
mình. Câu thơ hiện ra như một bức tranh tĩnh lặng - cánh hải âu bay, sóng vỗ, nhẹ nhàng như những cảm
xúc ban đầu của tình yêu. Mỗi câu thơ về thuyền cũng tương ứng với một lời thơ về biển, tạo nên một sự
đồng điệu như cái cách mà thuyền và biển hòa hợp. Tình yêu tìm kiếm một không gian và thời gian lãng
mạn:

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa

Biển tình mênh mông, thuyền thì căng buồm ra khơi nghe theo lời vẫy gọi của biển cả. Vì thuyền,
biển sẵn sàng vỗ sóng “đưa thuyền đi muôn nơi” đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu đó. Nếu
thuyền có thật “nhiều khát vọng” thì biển cũng “bao la”. Và cứ thế, cũng chẳng biết tự bao giờ thuyền và
biển lại phải lòng nhau, nhưng vẫn còn ngại ngùng e thẹn, khi cạnh nhau. Khi đứng trước biển khơi, Xuân
Quỳnh như hòa mình vào biển cả để thấu hiểu tâm tư của biển:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ


3
Thông thường, biển thường tượng trưng cho người con trai. Không những vì sự rộng lớn, bao la
và hùng vĩ, mà còn vì sức mạnh của nó. Nhưng trong bài thơ “Thuyền và Biển”, Xuân Quỳnh đã tạo ra
một sự đảo ngược, sử dụng hình ảnh của biển để biểu hiện người con gái, vì biển cũng có sự dịu dàng,
chân thật, đặc biệt là với sự rộng lớn như tình yêu của nhà thơ. Hình ảnh biển rộng lớn nhưng giờ đây
được ví như “cô gái nhỏ” dễ thương, đáng yêu. Cô ấy đang thầm thì chia sẻ tâm tư, bao bọc “Quanh mạn
thuyền sóng vỗ”.

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

Hình ảnh “biển ào ạt xô thuyền” cũng phần nào khắc họa những cảm xúc thực tế khi yêu. Đây là
những cảm xúc mạnh mẽ và đầy bất ngờ, không thể dự đoán được hướng đi. Trong tình yêu, con người ta
thường theo đuổi theo cảm xúc, lắng nghe con tim rung động và để tình yêu dẫn đường. Cảm xúc của đôi
lứa không ngừng chuyển động, không bao giờ có thể nén trong vài câu từ, nó là một thế giới sống động và
tuyệt vời, tình yêu không phải ai cũng có thể diễn đạt được, nhưng Xuân Quỳnh đã thực hiện nhiệm vụ đó
rất tốt. Với Xuân Quỳnh, tình yêu được định nghĩa bởi sự cảm thông, sự thấu hiểu và lòng hy sinh:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Xuân Diệu đã từng nói: “Làm sao sống mà không yêu không nhớ một kẻ nào”. Khi họ thực sự
yêu nhau thì luôn đặt nhau tong tâm trí, là luôn hiểu được ý nghĩa của đối phương. Chỉ đơn giản là một cử
chỉ, một lời nói, một cái nhìn đều mang một ý nghĩa đặc biệt mà chỉ có những người thực sự yêu nhau
mới hiểu được. Nhà thơ đã rất khéo léo khi tách từ” hiểu biết” và sử dụng thêm biện pháp điệp từ để
khẳng định chuyện này là của riêng giữa tình anh và em và không có thêm một người nào nữa. Đấy chính
là sự hãnh diện, cảm thấy bản thân được trân trọng trong tình yêu. Tất cả tượng trưng cho một tình yêu
bền chặt, không gì có thể tách rời được. Có lẽ chính vì vậy mà những vần thơ của bà luôn ngọt ngào, da
diết và dào dạt cảm xúc. Ngay lúc ấy, trái tim Xuân Quỳnh lại khao khát một tình yêu lí tưởng, được yêu
chân thành, và trọn vẹn trong từng giây phút:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau - rạn vỡ

4
Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

Một lời khẳng định tựa như hơi thở, thiếu anh chẳng khác gì cá thiếu nước, giống như em cũng
không thể thiếu được anh. Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và cao thượng. Chính vì vậy, mà
thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ, nó đã làm xao xuyến biết bao trái tim của người
nghệ sĩ. Sự xa cách tính từng ngày làm cho “kẻ đầu bạc thương nhớ” ngươi thì “rạn vỡ” tâm can. Trái tim
em làm sao có thể đập nếu thiếu anh? Đó còn là một lời nhấn mạnh về sợi dây liên kết giữa “thuyền” và
“biển”, sợi dây đó vẫn mãi lành lặn mà không bị đứt lìa, cũng giống như tình yêu của cô gái và chàng trai
sẽ chẳng bao giờ nhạt phai.

Nhịp và vần là một phương tiện quan trọng, không thể thiếu để cấu thành hình thức nghệ thuật
trong văn học. Nhịp trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện trong từng câu thơ phụ thuộc vào từng thể loại cụ thể.
Với thể thơ 5 chữ của “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khéo léo trong việc sử dụng đan xen nhịp 3/2 và
2/3. Với lối ngắt nhịp tuy có phần đơn giản nhưng lại thể hiện được tính nhịp điệu cho bài thơ cũng như
sự nhẹ nhàng, dịu dàng trong câu chuyện tình yêu hai người. Ngoài ra, cách Xuân Quỳnh gieo vần khi sử
dụng vần chéo xuyên suốt cả bài thơ đã tạo ra sự liên kết và đồng điệu của từng dòng thơ, đồng thời cũng
khắc họa nên sự gắn kết hòa quyện của hai hình ảnh “thuyền” và “biển”. Bằng việc sử dụng một cách tinh
tế biện pháp tu từ ẩn dụ, nhà thơ đã thành công mượn hình ảnh “thuyền” và “biển” để thể hiện tình cảm
đôi lứa. Hình ảnh “thuyền” (người con trai) và “biển” (người con gái) đã làm nổi bật một tình yêu ngọt
ngào, da diết và đầy mãnh liệt. Ta cũng không thể không kể đến biện pháp điệp cấu trúc câu: “Chỉ có ...
mới hiểu...” và “Những ngày không gặp nhau'” ở những đoạn thơ cuối. Nó góp phần khẳng định sự thủy
chung, son sắt trong nỗi nhớ qua thời gian. Để từ đó thấy được sự thấu hiểu, thông cảm cùng tình yêu sâu
sắc của nhân vật trữ tình.

Qua bài thơ ta cảm nhận được sự bình dị, gần gũi cũng như sự tinh tế về cái nhìn tình yêu đôi lứa.
Tuy nhiên, ẩn sau đó chính là những triết lí sâu sắc được hình thành từ cuộc sống hàng ngày. Tình yêu
trong Xuân Quỳnh vẫn mãi nồng nàn, thật say đắm, nhưng ẩn sâu bên trong là những bão tố, rạn nứt. Đối
với thi sĩ luôn khao khát một tình yêu được bất tận như đại dương xanh bao la kia. Bà muốn vượt qua giới
hạn của người phụ nữ, muốn trải lòng với mặt biển bao la, nơi tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ với
tâm hồn nhạy cảm, thổn thức. Xuân Quỳnh đã đóng góp cho văn học Việt Nam và cho đời sống muôn
ngàn những mảnh ghép của tình yêu. Niềm khao khát yêu mà bà đã thắp lên trong lòng người đọc sẽ vẫn
xanh tươi qua thời gian, kéo dài như hành trình miên viễn của thuyền và biển…

You might also like