You are on page 1of 9

Đề bài: Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ sóng.

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn con sóng vỗ

Bài làm
Với chủ đề tình yêu, đã không ít bài thơ sử dụng những vần thơ để
nói lên tiếng lòng nhớ thương da diết
"Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi tới non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"
(Chinh phụ ngâm khúc)
Hay:
"Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai”
Đều là nỗi nhớ thương trong tình yêu, nhưng mỗi nhà thơ có một
cách thể hiện nỗi lòng mình rất khác nhau. Chiếc khăn tay, chiếc vòng
kỉ niệm hay những bức thư tình, với Xuân Quỳnh, bà sử dụng hình
ảnh ngọn sóng để diễn tả tình yêu của mình, tiếng sóng như tiếng
lòng lúc "dữ dội" lúc "dịu êm" lúc "ồn ào" khi "lặng lẽ"

Khổ thơ thứ nhất, nhà thơ thể hiện niềm tin của vào tình yêu đích
thực:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
DÙ muôn vời cách trở.
Nhà thơ nhìn những con sóng ngoài đại dương và thấy được hàng
trăm hàng ngàn hàng triệu con sóng biển. Và những con sóng đó
đang hướng vào bờ dù trải qua biết bao nhiêu khó khăn trắc trở.
Hình ảnh sóng ấy chính là hình ảnh ẩn dụ cho em- người con gái khi
yêu cũng như tình yêu mãnh liệt đang cuộn trào trong lòng em, "đại
dương" mênh mông ấy chính là cuộc đời rộng lớn ngoài kia, ẩn chứa
biết bao nguy hiểm khó khăn. . SÓng dù xa vời cách trở vẫn tìm được
tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương “con nào chẳng tới bờ”. Tác
giả đã dùng sự tương đồng về đặc điểm của những vật thể hữu hình
để nói về cái vô hình. Để đến được bến bờ hạnh phúc, để cảm nhận
được niềm vui trọn vẹn của tình yêu đôi lứa sẽ phải trải qua muôn
vàn những thách thức, khó khăn, đó có thể là sự xa nhau về khoảng
cách, thời gian, những những dỗi hờn vội vã, những trách móc vô
cớ,...Nhưng nếu biết vượt qua tất cả những "cách trở" ấy, biết giữ
niềm tin và sự thuỷ chung để nuôi dưỡng tình yêu thì mọi khó khăn
sẽ có thể xoá nhoà. Tình yêu cũng sẽ đơm trái ngọt như con sóng tìm
tới vỗ bến bờ, vỗ về một mái ấm gia đình như Chế Lan Viên đã viết:
“Cây nối đầu cây chạy đến em
Đếm cây hoài lại mọc cây thêm
Tình anh làm cái cây sau chót
Về tới quê em mọc tận thềm”
Bởi như ông bà ta từng nói”
“Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng trèo mấy đèo cũng qua”
Và gian nan thử thách là những điều không thể thiếu trong tình yêu
lứa đôi. Chỉ có “lửa thử vàng, gian nan thử sức” mới có thể giúp lứa
đôi hiểu nhau và yêu thương nhau hơn.Qua những khó khắn, thử
thách tình yêu mới thực sự vững bền. Xuân Quỳnh cũng đã từng viết:
“Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ”
(Thơ tình cuối mùa thu)
Nếu như những khổ thơ trước nhà thơ nói về niềm vui sướng dào
dạt , những nhung nhớ giận hờn thì đoạn thơ này nhà thơ lại thể
hiện những băn khoăn, lo lắng. Bởi vì quá tha thiết với tình yêu, khao
khát sống một cuộc sống trường tồn với tình yêu nên nhà thơ mới lo
lắng về dòng chảy của thời gian. Cũng giống như Xuân Diệu đã nhận
định trong bài thơ “Vội vàng” , Xuân Quỳnh cũng nhận ra đời người
thật mong manh và hạnh phúc của trái tim Xuân Quỳnh cũng vậy.
Nhung nhớ da diết là thế nhưng song hành với nó là nỗi lo âu khắc
khoải. Xuân Quỳnh lúc nào bà cũng thổn thức với chồng qua từng
câu chữ, trong một bức thư gửi chồng bà có nhắn: "Cuộc sống ngắn
ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất
vĩnh viễn." Sống cùng nhau ngần ấy năm nhưng có lẽ với bà chưa bao
giờ là đủ.
Đó chính là trực cảm của người con gái khi yêu:
Cuộc đời tuy dài
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Đời người trăm năm ngỡ dài thăm thẳm nhưng con tàu thời gian cứ
vun vút lao đi không chờ đợi chúng ta. Bằng sự chiêm nghiệm của
một trái tim đầy nhạy cảm nhà thơ nhận ra vũ trụ mãi vĩnh hằng -
cuộc đời con người thì hữu hạn
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua”
Nhà phê bình Chu Văn SƠn đã có một nhận xét rất hay về thơ Xuân
QUỳnh như sau :”Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn
bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời... Thế
giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc
nghiệt và yêu lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn
cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn
báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định,
bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình
yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu dạt và trụ vững kiên
gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con
tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, thủy chung và trắc
trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm...” Có
lẽ cũng là vì Xuân Quỳnh cũng giống như bao người phụ nữ đa cảm
khác luôn luôn dự cảm những giông bão trước cuộc đời dù lòng vẫn
chung thủy, tin yêu. Trong tình yêu, Xuân Quỳnh cũng gặp nhiều trắc
trở, những khổ đau, cay đắng. Bởi vậy, tình yêu đôi khi chỉ là những
khoảng khắc.
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt”
(Giục dã)
Tác giả đã sử dụng phép so sánh: lấy cái không gian để nói cái thời
gian. Xuân quỳnh qua khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận
thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Những cặp từ đối
lập nhau “tuy dài thế”-”vẫn đi qua”-”dẫu rộng” như chứa đựng ở ít
nhiều nỗi lo âu và những ngậm ngùi. Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ
của mỗi con người là hữu hạn. Cho nên không thể ngăn được dòng
thời gian cứ lao đi vun vút “năm tháng vẫn đi qua”. Cũng giống như
biển khơi kia “dẫu rộng” vẫn không cách nào ngăn được một đám
mây bay về cuối chân trời. Nhạy cảm trước sự luân chuyển của dòng
thời gian nen Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời người trong
vũ trụ rộng . Ở điểm này Xuân Diệu cũng rất đồng cảm với Xuân
Quỳnh:
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng nhưng lòng người cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Tuy thể nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình
yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả. Ở đây có sự cân bằng
giữa tình yêu và lí trí. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết
mãnh liệt nhưng cũng đủ tỉnh táo nhận thức, dự cảm những trắc
trở, thử thách trong tình yêu đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh
tình yêu sẽ giúp những người phụ nữ vượt qua thử thách đến với
bến bờ hạnh phúc. Tình yêu như con sóng trên biển: "Dữ dội êm - Ồn
ào và lặng". Có lúc "em" lại cảm thấy cô đơn trong xa cách:
"Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em".
("Chỉ có sóng và em")
Lại có lúc tràn ngập nỗi nhớ khắc khoải chờ mong:
"Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu".
("Thời gian trắng")

Vì vậy dù có thế nào sóng cũng sẽ về bờ, năm tháng sẽ đi qua thời
gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay
về cội nguồn. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ
thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và
niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Trong bài
thơ “Thơ tình cuối mùa thu”, chị cũng đã từng viết:
“Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại”
Chị thường đặt tình yêu giữa không gian bao la (biển khơi, đất trời,
mây gió,…) và thời gian bất tận ( mùa thu đi, ký ức, “thời gian
trắng”,” thời gian ơi sao không đổi sắc màu”...) để đi đến tận cùng xứ
sở, đến tận cùng khổ đau của cuộc đời chị đã nếm trải. Câu thơ “CHỉ
còn em và anh ? Cùng tình yêu ở lại” như một điềm báo cho tình yêu
đẹp của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Cho nên, thật dễ hiểu cái khát
vọng ngày càng dâng lên mãnh liệt khôn cùng trong trái tim người nữ
thi sĩ của tình yêu và hạnh phúc đời thường. Phân tích khổ cuối ta sẽ
thấy sẽ thấy rõ điều này.
Khổ thơ cuối nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ
của mình vào biển lớn tình yêu bao la, rộng lớn- để sống hết mình
trong tình yêu, để tình yêu riêng hóa than vĩnh viễn thành tình yêu
muôn thuở:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Bổn câu thơ khép lại bài thơ “Sóng” là khát vọng mãnh liệt của nhà
thơ khép lại bài “sóng” là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ XUân
QUỳnh. Đó là khao khát muốn mình “được tan ra” thành “trăm con
sóng nhỏ” Hai tiếng "làm sao" gợi lên một niềm mong ước cháy bỏng
tâm hồn "em". Sóng trên đại dương trường tồn bất diệt. "Trăm con
sóng nhỏ" rì rào vỗ, xôn xao reo "giữa biển lớn tình yêu" mang vẻ
đẹp nhân văn cao quý của tình yêu. Vâng! Cong sóng sẽ không còn
là sóng nếu nó chỉ biết sống cho riêng mình. SÓng chỉ thực sự là sóng
khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương bao la. Tình yêu của
con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ phai tàn
theo năm tháng, Và tình yêu sẽ chỉ bất tử khi tình yêu đó hòa vào
biển lớn của tình yêu nhân loại. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng
mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao
la, để hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu
thương.”Để ngàn năm còn vỗ” Phải chăng đó là khát vọng mãnh
liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thành, giàu
trực cảm. Tình yêu không hề khiến trái tim ấy ích Trái tim ấy không
hề nhỏ nhoi, cô đơn trước sự vĩnh cửu mà rộng lớn, khao khát se
chia và hòa nhập vào vĩnh hằng, vào mọi cuộc đời. Trái tim nồng
nhiệt ấy ẩn chứa một khát vọng lớn lao được sống mãi trong tình
yêu, bất tử với tình yêu. Bài thơ đã khép lại mà những con sóng dạt
dào, khắc khoải vẫn vỗ nhịp trong lòng độc giả, vẫn cất tiếng hát
ngân vang một tâm hồn, một tình yêu bất diệt SÓng sẽ mãi mãi còn
nối sóng.
Con số "ngàn năm", "nghìn năm", hơn một lần đã từng làm ta xúc
động:
"Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề"
"Thề non nước"
Tản Đà
Nói đến thơ là nói đến nhạc điệu, vần điệu. Đoạn thơ trên đây có
điệu thơ nhẹ nhàng, đằm thắm. Vần thơ phong phú, nhạc điệu dư
ba. Sự phối hợp giữa vần bằng và vấn trắc, giữa vần liền và vần cách
rất tinh tế, nhịp nhàng. Từ "qua" bắt vần với "xa" và "ra"; chữ "nhỡ"
hiệp vẫn với "vỗ", đọc lên nghe rất thú vị.

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng
chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác lietj, khi thanh niên
trai gái ào ào ra trận “Xé dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga,
bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những “Cuộc chia li màu đỏ”
CHo nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ
nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện qua
những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: âm điệu, nhịp điệu như nhịp sóng
thể hiện nhịp tâm hồn, nhịp tình cảm trong tâm hồn người phụ nữ,
hình tượng sóng, hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ với đủ
loại sắc thái, cung bậc như tâm hồn người phụ nữ đang yêu, sự kết
hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, tuy hai mà một, có lúc phân
chia, có lúc lại hòa nhập để nói lên những nét, nhwuxng phương tiện
phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong
tâm hồn người con gái đang yêu.

You might also like