You are on page 1of 4

Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận

Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:


Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ đang yêu được thể hiện qua đoạn trích.

BÀI LÀM
A. MỞ BÀI
“Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa vòng đời;
Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi,
Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng”
Xuân Diệu – ông hoàng của thơ ca tình yêu – đã từng thể hiện cái khát vọng được
yêu một cách kì lạ như thế. Yêu khi còn được sống, đó là lẽ tất nhiên, nhưng ngay cả
khi không còn tồn tại, ông vẫn muốn làm một kẻ đa tình. Đó chính là cái khát vọng
được bất tử hóa tình yêu. Đến Xuân Quỳnh, một lần nữa ta lại bắt gặp cái khát vọng
tha thiết ấy. Hai khổ cuối của bài thơ “Sóng” đã nói cùng ta những nỗi lo âu trăn trở
trước sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của kiếp người, đồng thời thể hiện niềm
ước mong cháy bỏng, muốn dâng hiến, muốn hy sinh để mãi mãi được sống trong tình
yêu, để tình yêu còn mãi, đó cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu:
“Cuộc đời tuy dài thế
(…)
Để ngàn năm còn vỗ”.
B. THÂN BÀI
1. Khái quát tác giả, tác phẩm
Xuân Quỳnh được mệnh danh là “bà hoàng của thơ ca tình yêu”. Thơ Xuân Quỳnh
in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực
và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh để lại cho đời nhiều tập
thơ có giá trị với nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “Sóng” được xem là một trong những
tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ của bà. Bài thơ “Sóng” được sáng tác nhân chuyến đi
thực tế ở bãi biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Ở bài
thơ này, thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách cụ thể, sinh
động khát

Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 1


Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận

vọng tình yêu với những cung bậc cảm xúc phong phú, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
của người phụ nữ đang yêu.

2. Cảm nhận đoạn thơ


Đoạn thơ trên có thể được chia làm hai phần: phần một, bốn câu thơ đầu, nói về nỗi
lo âu trăn trở của nhân vật trữ tình em trước sự hữu hạn của đời người. Phần hai, bốn
câu thơ cuối, nói về khát vọng muốn được bất tử hóa tình yêu.
Phần một, bốn câu thơ đầu, thể hiện một nỗi lo âu trăn trở:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”.
Khổ thơ có bốn hình ảnh được chia thành hai cặp đối lập: cuộc đời – năm tháng;
biển – mây. Nếu cặp đối lập thứ nhất nói về thời gian thì cặp đối lập thứ hai nói về
không gian. Các cặp đối lập có cấu trúc tương đồng, là hình thức rút gọn của lập luận
so sánh tương phản: Nếu vế thứ nhất đưa ra một luận đề thì vế thứ hai đưa ra một phản
đề. Cuộc đời con người tuy dài, nhưng so với dòng chảy vô thủy vô chung của thời
gian thì nó chỉ là một cái chớp mắt. Cũng như vậy, biển kia dẫu rộng lớn, nhưng so
với đường bay của mây trời, với sự không cùng của vũ trụ thì nó cũng thật là nhỏ hẹp.
Cái hữu hạn được đặt bên cạnh cái vô hạn, làm nổi bật tính chất tạm thời, thoáng chốc
của kiếp nhân sinh.
Việc đặt cái hữu hạn bên cái vô hạn cũng hé lộ cho ta thấy một nỗi lo âu trăn trở
khôn nguôi của nhân vật trữ tình: cuộc đời là ngắn ngủi, đồng nghĩa rằng đến một
ngày, chúng ta sẽ chẳng còn sống để yêu nhau được nữa. Chúng ta sẽ trở thành hư vô,
tình yêu của anh và em cũng sẽ biến mất như chưa hề tồn tại. Thật là một phát hiện
khiến ta không khỏi ngậm ngùi nuối tiếc. Nó làm ta nhớ đến những lời thở than cũng
não lòng không kém của Xuân Diệu:
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
Từ nỗi ngậm ngùi nuối tiếc ấy, nhân vật trữ tình em khát khao một sự hóa thân:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng
nhỏ Giữa biển lớn tình
yêu Để ngàn năm còn
vỗ”.

Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 2


Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận

Mở đầu bài thơ là hình ảnh những con sóng, và kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh
những con sóng. Tuy nhiên, nếu ở bảy khổ thơ trước, hình ảnh sóng luôn xuất hiện
song hành với hình tượng em, dù tương đồng nhưng vẫn tách bạch, thì đến đây, em lại
muốn hòa nhập với sóng, muốn tan ra thành sóng.
Vì đâu lại có cái nỗi khát vọng được hóa thân này? Vì em rồi sẽ mất đi, nhưng sóng
thì còn mãi. Em là hữu hạn, tình yêu của em là hữu hạn; còn sóng là vĩnh hẳng, sự dạt
dào của sóng là vô thủy vô chung. Muốn được “tan ra thành trăm con sóng nhỏ” là
tâm thế sẵn sàng hy sinh, để biến cái hữu hạn thành vô hạn, biến cái ngắn ngủi thành
cái thiên thu, để mãi mãi được yêu, để tình yêu vĩnh cửu như những con sóng kia, giữa
biển khơi ngàn năm còn vỗ. Đó quả là khát vọng cao đẹp của một tâm hồn luôn tràn
đầy tình yêu sống. Trong một bài thơ khác, Xuân Quỳnh cũng đã từng thể hiện cái ý
nguyện đáng trân trọng này:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Khát vọng “được tan ra thành trăm con sóng nhỏ” cũng là khát vọng muốn sống
đẹp, yêu hết mình, để dâng tặng cho cuộc đời này một chút sắc hương, làm cho “biển
lớn tình yêu” của loài người luôn dạt dào say đắm; để cho cõi nhân sinh mãi mãi tươi
trẻ, không rơi vào già cỗi, buồn tẻ, câm lặng. Đó là nỗi ước mong của một tâm hồn
cao thượng, vị tha.
3. Nghệ thuật
Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn thơ là ở việc sử dụng thể thơ năm chữ ngắn
gọn, cô đọng và đầy uyển chuyển; nhịp thơ linh hoạt: lúc sôi nổi da diết, lúc nhẹ
nhàng sâu lắng; vận dụng tài tình các thủ pháp nghệ thuật như điệp, đối, ẩn dụ…;
giọng thơ vừa trữ tình nhưng cũng đậm chất triết lí… Tất cả đã góp phần làm nên nét
đặc sắc cho đoạn thơ.
4. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu:
Thơ là tiếng nói của con tim, là hình ảnh phản chiếu của tâm hồn. ‘Sóng” có thể
được coi là một thi phẩm kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Chỉ
qua hai khổ thơ trên, ta đã thấy được điều đó. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang
yêu thể hiện trước hết ở những suy tư về sự hữu hạn của cuộc đời. Cuộc đời ngắn
ngủi, mà khát khao yêu đương thì quá rộng dài. Đấy là nỗi trăn trở của một tấm lòng
luôn cháy bỏng khát vọng tình yêu. Không ý thức hết được giá trị của tình yêu, không
yêu đương một cách say đắm, mãnh liệt, hẳn nhà thơ sẽ không có nỗi trăn trở ấy.
Nhưng đẹp nhất có lẽ vẫn là cái khát vọng được dâng hiến, được hy sinh, được “tan
ra” để chiến thắng cái hữu hạn, để mãi mãi còn được yêu, để làm cho tình yêu thành
bất tử.
C. KẾT BÀI
Nhận định về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, giáo sư Trần Đăng Suyền có viết:
“Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình

Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 3


Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận

yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn
hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở”. Nhận định đó đã bao quát được được
toàn bộ hành trình cảm xúc của bài thơ. Những con sóng biển khơi, những con sóng
tình yêu, qua tâm hồn nhạy cảm và cao đẹp của Xuân Quỳnh, đã vận động, xao động,
kiếm tìm, để rồi cuối cùng vút lên thành thành một nỗi ước mong cháy bỏng: ước
mong được dâng hiến cho sự trường tồn vĩnh viễn của tình yêu muôn thuở. Đọc bài
thơ “Sóng”, đặc biệt là hai khổ thơ cuối, ta không khỏi suy ngẫm về mình, về những
tháng năm ta đã phí hoài vô nghĩa, về một cuộc sống quá đỗi nghèo nàn vô vị. Tiếng
thơ Xuân Quỳnh, lúc dịu dàng đằm thắm, lúc sôi nổi thiết tha, đã đánh thức tâm hồn
ta, khiến con tim ta náo nức, khiến ta muốn một lần được sống, được yêu thật mãnh
liệt hết mình, để dâng hiến cho khu vườn trần gian này những sắc màu tươi đẹp nhất.
Nó khiến ta nhớ đến lời giục giã của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 4

You might also like