You are on page 1of 9

SÓNG

Mở bài
Trôi theo dòng chảy thời gian, hình tượng con sóng đã đi vào trong thơ ca Việt Nam và trường tồn qua
bao thế hệ. Ta từng bắt gặp “con sóng” qua những bài ca dao dân ca Việt Nam:
“Dời chân bước xuống dưới ghe
Nước xuôi vỗ sóng lòng tê tái buồn”
Hay trong những vần thơ hiện đại Huy Cận từng viết:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”
Thì đến những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, một bài thơ xuất sắc thuộc tập thơ “Hoa dọc chiến hào” của nữ thi
sĩ Xuân Quỳnh đã ra đời, đó là tác phẩm “Sóng”- một bài thơ chứa đầy khát khao mãnh liệt trong tình yêu của người
phụ nữ thời kì kháng chiến.

Thân bài
Khổ 1: Ở khổ thơ đầu tiên, những cung bậc cảm xúc cùng khát khao tìm được tri âm tri kỉ của người phụ
khi yêu đã được bộc lộ qua ngòi bút tài hoa của Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sống không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ở những câu thơ đầu, Xuân Quỳnh đã đưa người đọc đến thế giới của những con sóng. Sóng hiện ra qua
những đối cực với phép liệt kê những các từ ngữ độc đáo “dữ dội, ồn ào” và “dịu êm, lặng lẽ”. Đó chính là những
trạng thái của biển khơi. Khi biển yên, sóng lặng, những con sóng trôi dịu dàng, êm đềm, thế nhưng khi biển động
lại trái ngược hoàn toàn, nó mãnh liệt, sôi nổi và hung dữ hơn bao giờ hết. Giữa hai trạng thái đối cực ấy, thay vì sử
dụng quan hệ từ "nhưng" để khắc họa thêm sự tương phản của sóng, Xuân Quỳnh dùng quan hệ từ "và" làm cho
những đối cực ấy trở nên hài hoà, cân bằng như hòa làm 1. Thực chất, sóng chính là hình ảnh ẩn dụ cho “em’ - tâm
hồn người phụ nữ khi yêu. Tình yêu là một thứ tình cảm quyến luyến, bồi hồi đến lạ thường, là những cung bậc
cảm xúc chẳng thể diễn tả bằng lời khiến ai rơi vào nó đều phải nhớ nhung và khắc khoải. Vì thế, “em” cũng
như sóng, khi yêu tâm hồn em trở nên mâu thuẫn, phức tạp và bất biến đến lạ thường. Người phụ nữ trở nên “dữ dội,
ồn ào” như biển động khi họ ghen tuông, nhớ nhung. Nhà thơ từng nói rằng:
Có nhưng khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên
Sôi nổi và ồn ào như thế đấy nhưng đó mới thực là tính cách của người phụ nữ khi yêu. Thế nhưng, cũng có lúc
“em” trở nên đằm thắm, dịu dàng, và yếu đuối như lúc con sóng “dịu êm và lặng lẽ”. Trong tình yêu, lúc thì người
con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất
với nhau, đó chính là biểu hiện quen thuộc của một trái tim yêu chân thành, mãnh liệt, chính vì vậy tình yêu đó sẽ
không chấp nhận việc gò bó trong không gian chật hẹp mà luôn đi theo tiếng gọi của trái tim để vươn tới hạnh phúc:
Sống không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng nói rằng, khi yêu, người ta thường ra đứng trước biển, bởi lẽ chỉ có
biển mới có thể sánh ngang được với sự mênh mông bát ngát của tình yêu. Các hình ảnh sông, sóng, bể là những
chi tiết bổ sung cho nhau, chính sông và bể sinh ra sóng. Nếu sông chính là hình ảnh ẩn dụ cho không gian tình yêu
nhỏ hẹp, chật chội, nơi chứa đầy sự ích kỉ, bế tắc thì bể lại ẩn dụ cho không gian tình yêu rộng lớn, nơi chứa đựng sự
yêu thương, thấu hiểu. Đứng giữa “sông” và “bể”, sóng phải lựa chọn giữa việc đi hay ở. Nếu ở lại nhưng “sông
không hiểu nổi mình” thì đến một ngày nà đó, sông ngừng vỗ và rồi sóng sẽ mất đi, vì thế “sóng tìm ra tận bể”. Với
nghệ thuật nhân hóa, Xuân Quỳnh đã mở ra một hành trình mới- hành trình đi tìm kiếm tình yêu ngoài biển lớn, và
đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho một tâm hồn người phụ nữ luôn khát khao tìm được tình yêu đích thực. Với
người phụ nữ, tình yêu đích thực chính là sự đồng điệu giữa 2 tâm hồn, sự bao dung, vị tha và yêu thương đến từ 2
cá thể. Chính vì thế, không muốn yêu một cách trói buộc và gượng ép, người phụ nữ đã bắt đầu cuộc hành trình đầy
khó khăn và gian khổ của mình ra những nơi xa hơn, rộng hơn, thoát khỏi nơi chật hẹp, tù túng để tìm kiếm tri kỉ đời
mình. Qua ngòi bút của Xuân Quỳnh, dường như ta thấy được tâm hồn người phụ nữ qua những con sóng, họ không
cam chịu ở những nơi chật hẹp mà chủ động vươn mình ra những nơi rộng lớn hơn để tìm kiếm tình yêu, qua đó
cũng đã khắc họa nét tiến bộ và hiện đại trong thơ của bà. Những câu thơ của Xuân Quỳnh đã thoát ra khỏi những
định kiến cũ nát ngày xưa rằng người phụ nữ phải nhất mực e thẹn, kín đáo khi yêu, cũng chính vì thế mà nhiều thân
phận nhỏ bé phải thốt lên lời than thân:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày
Nhưng Xuân Quỳnh không như thế, bà táo bạo và luôn chủ động đi tìm kiếm hạnh phúc cho đời mình, điều ấy như
lời cỗ vũ cho những người phụ nữa hãy dũng cảm tìm kiếm hạnh phúc của bản thân.

Khổ 2: Ở khổ thơ thứ hai, sự chung thủy, sắc son của người phụ nữ khi yêu đã được khắc họa thông qua quy
luật bất biến của con sóng:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày nay vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nếu ở khổ thơ đầu tiên, sóng được đặc trong phạm trù không gian sông và bể thì đến khổ thứ hai,
sóng hiện lên qua phạm trù thời gian xưa và nay. Thán từ “ôi” mở đầu cho khổ thơ thứ hai như bộc lộ sự xuýt xoa,
bất ngờ khi nhận ra sự tương đồng giữ “sóng” và “em”. Như một quy luật tự nhiên, sóng luôn vỗ mãi, vẫn dữ dội và
dịu êm như thế dù cho là có trãi qua ngàn năm đi nữa. Sự đối lập giữa “ngày xưa”, “ngày nay” cùng cụm từ “vẫn
thế” khẳng định sự bất biến, muôn đời của con sóng, và của “em”. Dù là khi còn xuân sắc, trẻ dại, hay khi đã đứng
tuổi, trung niên, trải qua bao đắng cay trong cuộc đời, thì em muôn đời vẫn thế, vẫn khao khát tình yêu, thứ bao đời
khiến con người ta say mê níu giữ, thứ khiến cho con người cảm thấy cuộc đời càng có thêm ý nghĩa, càng thêm yêu
đời và muốn phấn đấu vì tương lai, muốn kiếm tìm cho mình một niềm hạnh phúc tốt đẹp.
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Xuân Quỳnh sử dụng từ láy “bồi hồi” để miêu tả trạng thái rung động, rung cảm của con người khi
yêu. Đó có thể là những cảm xúc xao xuyến, ngại ngùng khi ở bên người yêu, hoặc cũng có thể là tâm trạng nhớ
nhung, lưu luyến khi không được bên cạnh người yêu của mình. Tình yêu là khát vọng của toàn nhân loại. Sống là
phải yêu và yêu để tận hưởng cuộc sống, và có lẽ con người ta yêu nồng nhiệt và sâu đậm nhất là vào tuổi trẻ của
mình. Họ mang trong mình khát vọng có được tình yêu, khát khao yêu và được ở bên cạnh người bạn của mình. Thế
nên Xuân Diệu mới từng có câu thơ ví von về tình yêu tuổi trẻ hay như thế này:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
Với Xuân Quỳnh, tình yêu đem đến sự trẻ trung và nhiệt huyết, vì thế, cái đam mê khao khát trong tình yêu đã được
thể hiện một cách thật đẹp, thật tài tình và chân thành, đó chính là khát vọng lớn lao và sẽ mãi luôn vĩnh hằng trong
mỗi một con người.

Khổ 3, 4: Ở hai khổ thơ sau, hành trình đi tìm nguồn gốc hình thành của những con sóng được gợi ra với sự
khó khăn thử thách, từ đó khắc họa lên nét bí ẩn, khó tả của cội nguồn tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về em anh
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh con sóng vẫn còn ẩn hiện qua từng câu thơ thì đến khổ thứ ba, hình
tượng sóng đã xuất hiện một cách trực tiếp và rõ ràng. Đối diện với không gian rộng lớn, bao la, nhà thơ bất giác đối
so chiếu với cái mệnh mông, vô hạn của tình yêu. Nhưng đâu chỉ mênh mông, đâu chỉ vô tận, đại dương đầy bão tố
kia chứa đựng biết bao bí ẩn, khiến cho trong lòng người phụ nữ lúc này dâng lên bao trăn trở, băn khoăn, mong
muốn kiếm tìm lời giải đáp. Nghệ thuật điệp cấu trúc “em nghĩ về” càng thêm nhấn mạnh nỗi bâng khuân, trắc trở
trong nội tâm người phụ nữ, không dám khẳng định mà chỉ hoài nghi về biển cả và những con sóng, về điểm khởi
đầu của tình yêu. Trong sự suy tư ấy, ta bõng thấy được nỗi khó khăn, cách trở của một hành trình đi tìm kiêm cội
nguồn của những con sóng, thế nên trong “em” giờ đây phải hiện lên một câu hỏi đầy bâng khuân: “Từ nơi nào sóng
lên”. Câu hỏi tu từ không chỉ nhấn mạnh sự sốt sắng, ráo riết trên hành trình đi tìm kiếm cội nguồn của sóng mà còn
mở ra một chân trời mới, một chặng đường không kém phần khó khăn, gian khổ chính là hành trình đi tìm kiếm
nguồn gốc của tình yêu.
Nối tiếp cho câu hỏi phía trên, giờ đây thắc mắc ấy đã được giải đáp: “Sóng bắt đầu từ gió”. Thật
vậy, sự tồn tại của sóng chính là mặc định của tạo hóa. Có đất, có trời, có biển, có gió sẽ có sóng. Và có con người
thì sẽ có tình yêu, vì thế người ta sẽ xua nhau đi tìm nguồn gốc của thứ tình cảm ấy. Thế nhưng khi đến câu thơ tiếp
theo “Gió bắt đầu từ đâu”, tác giả dường như chẳng thể lý giải được. Cũng như sóng, người phụ nữ cũng luôn đi tìm
kiếm hạnh phúc cho bản thân mình, luôn khát khao tìm được cội nguồn của tình yêu, thế nhưng hành trình của “em”
cũng như “sóng”, luôn chứa đầy sự khó khăn, trắc trở nhưng người phụ nữ luôn nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc vì
hạnh phúc của đời mình. Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu vừa đáng yêu vừa bất lực trước sự
bí ẩn và không tài nào cắt nghĩa của tình yêu, vì vậy mà “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu cũng phải thốt lên rằng:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Thế nhưng, tình yêu đích thực thì không cần cắt nghĩa, không cần lý lẽ vì nó lớn lao và bất chấp hết mọi quy luật
trong cuộc đời. Ở câu thơ cuối, sự bí ẩn và khó lý giải của tình yêu đã được dâng trào đến tột độ “Khi nào ta yêu
nhau”. Câu hỏi vừa bộc lộ sự băn khoăn của người phụ nữ chẳng biết bao giờ mình mới tìm kiếm được tri kỉ của
mình, vừa bộc lộ theo nghĩa khác một cách hạnh phúc xen lẫn ngây ngô vì chẳng biết mình yêu từ bao giờ. Một câu
hỏi rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào nũng nịu. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì sự
bí ẩn, khó đoán ấy đã khơi dậy bản tính muốn tìm tòi và khám phá của con người, điều ấy khiến tình yêu trở nên thi
vị và đẹp hơn bao giờ hết.

Khổ 5: Đến với một khổ thơ đặc biệt chứa đựng sáu câu thơ, đoạn trích sau đây đã đặc tả chi tiết một trạng
thái thường trực trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, đó chính là nỗi nhớ cồn cào, da diết:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Khác với những khổ thơ khác, khổ thơ trên hiện diện tới tận sáu câu thơ bởi lẻ chỉ bốn câu thôi thì
không tài nào diễn tả hết được những cung bậc cảm xúc của một người khi yêu, đặc biệt là khi nỗi nhớ ùa về.
Mượn hình tượng của Sóng, Xuân Quỳnh như đang bộc lộ cảm xúc dạt dào, da diết của mình qua từng ý thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Hai câu thơ với hình thức điệp từ hòa quyện cùng nghệ thuật đối tạo nên vẻ trùng điệp trong nỗi nhớ của những con
sóng với nhiều hình thức khác nhau. Nỗi nhớ của sóng cồn cào lặn sâu dưới lòng đại dương qua thanh bằng cuối câu
thơ. Nỗi nhớ dữ dội tung bọt trắng xóa trên mặt biển với thanh trắc. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của
sóng biển. Tác giả đã sử dụng điệp từ “con sóng” lặp lại liên tiếp nhiều lần, qua đó không chỉ tạo một giọng thơ sôi
nổi mà còn nhấn mạnh hình tượng con sóng đang cuộn chảy, trào dâng trong nỗi nhớ. Dưới ngòi bút tinh tế của nữ
thi sĩ, những con sóng ấy trở nên có hồn hơn, chất chứa những suy tư, tình cảm như một con người thực sự. Sóng là
em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm, khi
nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt.
Nỗi nhớ thương ấy không chỉ hiện qua trong không gian mà còn bao trùm lấy thời gian vô tận:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Thán từ “ôi” cùng nghệ thuật nhân hóa “sóng nhớ bờ” và “không ngủ được” càng làm tăng thêm
nỗi da diết, cồn cào của nỗi nhớ, một nỗi nhớ thổn thức, triền miên mà chẳng thể nào nguôi. Có lẽ nỗi nhớ chính là
thước đo, là chuẩn mực trong tình yêu thế nên:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”
Vì thế mà khi yêu càng nhiều sẽ nhớ càng nhiều, yêu càng sâu nỗi nhớ càng thêm cồn cào da diết. Đặc biệt, với cách
nói tài tình của Xuân Quỳnh, câu thơ như đang khẳng định vị thế chủ động của người phụ nữ trong tình yêu. “Sóng
nhớ bờ” vì sóng muôn đời vẫn thế, nó luôn tìm đến bờ, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào. Và XQ đã
lấy hình tượng sóng để nói đến người phụ nữ để bộc lộ sự chủ động, táo bạo trong tình yêu. Khác với thơ ca xưa, bờ,
bến dùng để chỉ cái tĩnh lặng, chờ đợi ám chỉ người con gái trong tình yêu:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Thì trong thơ XQ, người con gái chính là “sóng”, là thứ di chuyển và chủ động tìm đến bờ. Điều ấy đã khẳng định
bản lĩnh của nhà thơ qua cách giành quyền chủ động đầy táo bạo để được thể hiện tình yêu và cảm xúc của bản thân,
đồng thời phá bỏ mọi định kiến về người phụ nữ trong tình yêu từ xưa đến nay.
Nỗi nhớ không chỉ dừng lại ở ý thức của người phụ nữ, nó còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, giấc
mơ khiến họ chẳng thể yên lòng:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Sóng bây giờ dường như cũng đã không còn đủ sức chuyên chở nỗi lòng người phụ nữ. Nỗi nhớ như thiêu, như đốt,
như phá tan những phàm tục đời thường, cất cánh đưa người phụ nữ đến một cõi mơ. Yêu là nhớ, nhớ đến độ “ngày
đêm không ngủ được”, nhớ đến độ cả khi đã bước vào giấc ngủ êm đềm, mà hình bóng của tình nhân vẫn còn in đậm
trong những giấc mơ triền miên không dứt:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm.
Ở đây Xuân Quỳnh dùng từ “ lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. Lòng là chốn
sâu kín nhất của tâm hồn, lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử
thách. Vì vậy mà tấm lòng ấy không chút hời hợt mà đã là gan, là ruột của người phụ nữ rồi. Với chủ đề tình yêu, đã
không ít bài thơ sử dụng những vần thơ để nói lên tiếng lòng nhớ thương da diết
"Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi tới non Yên”
Lòng em nhớ đến anh” là câu nói khẳng định giản dị, chân thành mà nồng nàn, da diết và đầy táo bạo. Điều này
chứng tỏ nỗi nhớ và tình yêu của người phụ nữ phải rất cháy bỏng, tha thiết và mãnh liệt mới có thể có đủ can đảm
để khẳng định được tấm lòng của mình một cách chủ động như vậy. Đây cũng chính là vẻ đẹp của tình yêu tự do,
hiện đại.

Khổ 6: Đến với nhưng dòng thơ sau đây, tình yêu của người phụ nư được làm bật lên qua đức tính thủy
chung, son sắt :
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Trước hết ở hai câu thơ đầu, chúng ta thấy cách diễn đạt của Xuân Quỳnh thật thú vị:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam”
Trong cách nói quen thuộc của người Việt Nam, người ta thường chỉ nói “xuôi Nam ngược Bắc”. Thế nhưng Xuân
Quỳnh lại viết “xuôi Bắc ngược Nam”. Tại sao tác giả không viết theo quy luật thông thường mà bất ngờ đảo ngược
như vậy? Lúc ấy, phương Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương mà ta thường nói xuôi về tiến tuyến, ngược về
hậu phương. Điều này khẳng định rõ hơn những gian nan, tất tả, ngược xuôi cách trở éo le mà “em” phải đối diện.
Cùng với nghệ thuật điệp từ “dẫu”, phải chăng nhà thơ còn muốn khẳng định cho dù vạn vật luôn đổi thay, cuộc đời
luôn điên đảo, lòng người dễ thay đen đổi trắng, dễ biến ngược thành xuôi, thì người phụ nữ vẫn luôn thủy chung
son sắt trong tình yêu, thật mãnh liệt như ca dao:
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Từ “nghĩ” không chỉ dùng để nhấn mạnh tới suy nghĩ đơn thuần bên trong đầu óc con người mà còn muốn nhắc tới
cả những ý chí, niềm tin cùng với khát vọng. Trong trời bể vừa sâu vừa rộng ấy, người con gái vẫn giữ nguyên vẹn
một bến đỗ duy nhất, đó chính là “phương” anh. Dấu “-” đặt giữa câu thơ, tách hai chữ “một phương” riêng thành
một vế. Chính điều đó đã tạo nên điểm nhấn, sâu lắng, nồng nàn của xúc cảm thơ. Xuân Quỳnh quả thực đã rất tự tin
và chân thành bày tỏ tình cảm thủy chung của mình trước anh. Đó là sự tự tin của người phụ nữ bản lĩnh dám yêu và
cũng dám đi đến tận cùng để đạt tình yêu của cuộc đời. Chính điều đó đã khiến cho bài thơ có thêm nét dễ thương và
chân thật, nữ tính hơn. Khổ thơ đã làm rõ nét vẻ đẹp thủy chung của những người phụ nữ khi yêu. Nó không đơn
thuần là vẻ đẹp ở riêng nhà thơ Xuân Quỳnh mà còn là vẻ đẹp chung của tất cả con người Việt Nam.

Khổ 7: Ở những câu thơ sau đây, một phạm trù nữa của tình yêu đã được Xuân Quỳnh khắc họa lại qua
những gian nan, cách trở mà người con gái phải trải qua:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Nếu khổ thơ trước thể hiện sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu thì đến khổ thơ
này, qua hình tượng “Sóng” XQ đã khẳng định sự chân thành và niềm tin của mình vào bến bờ hạnh phúc. Như một
quy luật của của tự nhiên, con sóng nào “chẳng tới bờ” cũng như con người chẳng ai mà không đi tìm tình yêu cho
dù muôn vời khó khăn, cách trở. Cụm từ “ở ngoài kia” như cánh tay mềm mại của XQ đang chỉ ra phía a xa nơi đại
dương bao la rộng lớn, nơi những con sóng không biết mỏi mệt ngày đem vẫn cứ vượt bao trở ngại để đến được bến
bờ hạnh phúc. Con sóng vượt qua mọi trở ngại để đến được bờ cũng như em tìm cách thoát ra khỏi những khó khăn,
ra khỏi những định kiến để đén được bên anh. Nhưng vì sao “em” lại có can đảm để làm như vậy? Đó là do niềm tin
mãnh liệt vào tình yêu, điều ấy chính là chiếc chìa khóa vàng ban cho người phụ nữ sức mạnh, lòng dũng cảm và
bản lĩnh, giúp họ vượt qua bao sóng gió cuộc đời để cập đến bến bờ tương lai của hạnh phúc, vì vậy mà Chế Lan
Viên đã từng nói về niềm tin, sự nỗ lực vươn tới nhau trong tình yêu như thế này:
“Cây nối đầu cây chạy đến em
Đếm cây hoài lại mọc cây thêm
Tình anh làm cái cây sau chót
Về tới quê em mọc tận thềm”
XQ- một người phụ nữ đã từng mất mát, từng đổ vỡ trong tình yêu nên luôn hiểu rằng con đường đi đến hạnh phúc
vô cùng khó khắn, trắc trở, vì thế mà bà càng thêm trân trọng, yêu quý từng khoảng khắc được yêu và yêu trong
cuộc đời mình hơn bao giờ hết. Thế nên câu cuối cùng “dù muôn vời cách trở” như một lời nói để tự dặn lòng mình
rằng đừng bao giờ đánh mất đi niềm tin nhưng cũng đừng quá ngây thơ, dễ dãi trong tình cảm, điều đó khiến cho
tình cảm của người phụ nữ trở nên đáng quý và trân trọng hơn.

Khổ 8: Đến với những câu thơ sau, trái tim nhạy cảm giàu suy tư của Xuân Quỳnh còn gợi ra những trăn
trở khi dòng suy tư xuất hiện những hình ảnh của thời gian và không gian:

“Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Nếu như những khổ thơ trước nhà thơ nói về niềm vui sướng dào dạt, những nhung nhớ giận
hờn thì đoạn thơ này nhà thơ lại thể hiện những băn khoăn, lo lắng. Thời gian và không gian được đặt ra trong hai
phương diện đối lập nhau “cuộc đời” ,“năm tháng” với “biển”, “mây”. “Cuộc đời” chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi, hữu
hạn của mỗi kiếp người, còn “năm tháng” là dòng thời gian vô tận; “biển” là không gian mênh mông nhưng vẫn là
hữu hạn, còn “mây” trôi lại gợi sự phiêu du trong sự vô cùng vô tận. Cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng sẽ đi hết
cuộc đời, biển tuy rộng nhưng mây kia sẽ bay qua biển rộng, sẽ đến với những không gian bao la trong vũ trụ khôn
cùng. Khổ thơ thoáng nỗi lo âu trong cái hữu hạn của tình yêu, của cuộc đời. Cảm giác hữu hạn này thường xuất
hiện ở những con người từng trải, từng chịu sự mất mát, tổn thương như nữ thi sĩ XQ và vì thế bà luôn khát khao sự
bình yên, sự vĩnh cửu, vô hạn. Cũng có thể nhận ra vẻ thoáng buồn bã, tiếc nuối của nhà thơ khi tình yêu và khát
vọng tình yêu của loài người tồn tại vĩnh hằng như biển cả, nhưngcuộc đời mỗi con người lại ngắn ngủi, mong manh
như một áng mây phù du. Ý thơ Xuân Quỳnh ở đây như có sự gặp gỡ cảm xúc thơ trong “Vội vàng” của nhà thơ
Xuân Diệu:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Đây là nỗi trăn trở của Xuân Quỳnh, cũng là tiếng lòng của bao người con gái đang yêu khác. Mặc dù dẫu cho yêu
hết mình, một lòng son sắc, nhưng cuộc đời thì ngắn ngủi làm sao sống mãi trong tình yêu. Vì thế mà khổ thơ khép
lại cũng chính là sự mở ra cho những khát vọng, ý nghĩ muốn được hòa nhập vào trong tình yêu ấy trong những câu
thơ sau.

Khổ 9: Đặc biệt, khổ thơ đã được khép lại với những khát khao được hòa nhập vào một tình yêu
trường tồn và vĩnh cữu:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Ở khổ thơ trước, Xuân Quỳnh cũng sớm nhận ra và thấm thía sự hữu hạn của cuộc đời, nhưng khác với
Xuân Diệu luôn khát khao tận hưởng và chiếm lĩnh:
Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích
Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài
trái tim người phụ nữ trong Xuân Quỳnh lại có một khát khao đầy nữ tính: “Làm sao được tan ra”. Câu thơ
ấy mang cấu trúc nghi vấn thể hiện bao trăn trở và niềm mong ước của người phụ nữ thật da diết và thành
thực. “Tan ra” là hy sinh, là dâng hiến, là mong được hóa thân thành “trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình
yêu”; mong ước được hi sinh và dâng hiến cũng là mong được sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình
yêu. Bởi vì chỉ có như vậy mới có thể chiến thắng được thời gian, chiến thắng được không gian hữu hạn
của cuộc đời. Khao khát đó lớn dần, như muốn phá tan không gian và thời gian, muốn được tan ra hòa
quyện trong tình yêu đó. Hai câu cuối mở ra cảm giác mênh mang của không gian “biển lớn” cùng sự vĩnh
hằng của thời gian “ngàn năm”. Tình yêu bây giờ đã hòa nhập vào cái vô biên, vĩnh hằng, bất tận nên
không còn là tình yêu của riêng tự nữa mà là biểu tượng cho tình yêu nói chung, hiện tồn cho mọi cung bậc
tình yêu bất kì kẻ nào biết yêu trên đời.. Vậy là, con người sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được
cái hữu hạn của cả thời gian và không gian, sẽ vĩnh viễn hóa tình yêu ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng
chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hy sinh trọn vẹn cho tình yêu. Đó cũng là tâm nguyện cao đẹp
thường xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

Cuối phần phân tích:


Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền
Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi
sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những “Cuộc chia ly màu đỏ”. Cho nên có đặt bài thơ vào
trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu là biết hy sinh
quên mình để hòa cùng tình yêu cộng đồng, tình yêu quê hương, tổ quốc. Đây là lẽ sống đẹp về quan niệm
tình yêu, tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ qua bài thơ “Sóng” mãi mãi là sức sống, giá trị cho thi
phẩm. (Đoạn này viết ở phần kết khổ nào cũng được, tùy cách viết lại cho hợp lý với nội dung khổ
đó)

Cuối thân bài: (Nghệ thuật)


Với thể thơ năm chữ, lời thơ dịu dàng và đằm thắm cùng hình tượng sóng đôi giữa “sóng”
và “em”, Xuân QUỳnh đã khiến cho người đọc không thể quên về hình ảnh người con gái luôn luôn yêu
mãnh liệt, và muốn sống mãi cùng tình yêu. Bằng cả tấm lòng mình, Xuân Quỳnh đã ghi dấu vào lòng độc
giả về một tình yêu vô cùng chân thành, da diết với một cái tôi luôn luôn mãnh liệt với tình yêu, dẫu vẫn
mang trong mình những lo âu bất ổn.Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được tinh thần và sự lạc
quan của tuổi trẻ Việt nam trong thời kỳ mưa bom bão đạn.

Kết bài:

“Thi sĩ không phải là người, họ là Người Mơ, Người Say. Người Điên" (Chế Lan Viên), mơ trong cái khát
vọng biến những thứ tầm thường thành những điều lớn lao, say trong cái men rượu ngây ngất của cuộc đời
và điên trong thế giới của chính họ. Trong thế giới ấy, họ một mình thống trị cả bầu trời và biến chúng
thành những tác phẩm tươi đẹp đến nỗi ai ai cũng say sưa nhìn ngắm. Trải qua nhiều thập kỷ, "Sóng" của
Xuân Quỳnh vẫn là một áng văn bất hủ trong lòng người đọc, vừa bộc lộ được cái tôi muốn yêu và được
yêu mãnh liệt, say đắm của bản thân, vừa như một lời cỗ vũ đến những người phụ nữ trong xã hội rằng hãy
chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, hãy yêu khi mình còn có thể vì đó là một thứ tình cảm cao
đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Lí luận văn học:

1. Phương Lựu- Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo
phong cách mới lạ, thu hút người đọc.

Vì chẳng ai yêu những áng văn cũ mòn, nhàm chán vì vậy mà sự sáng tạo là rất quan trọng => tác giả đã
tạo nên sự mới mẻ, độc đáo…….

2. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư)
3. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

You might also like