You are on page 1of 6

Việt Bắc

Mở bài:
Chế Lan Viên đã từng nói rằng:
“ Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở
Khi ta đi, đất bỗng hoá linh hồn.”
Thật vậy, từ khi rời chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu mới nhận ra được vị trí quan trọng của miền đất
ấy trong lòng mình. Bao kí ức về một thời chinh chiến hào hùng, bao kỉ niệm của một mối tình thiết tha
đầy lưu luyến giữa những người cán bộ kháng chiến và người dân đồng bào Việt Bắc đã đong đầy trong
tâm hồn người chiến sĩ Tố Hữu, và rồi khúc tình ca về nỗi nhớ da diết của nhà thơ mang tên “Việt Bắc”
được ra đời.
Thân bài:
1. Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã tái hiện niềm yêu thương, nỗi nhớ mong bồi hồi lưu luyến của người dân
Việt Bắc với cán bộ Cách mạng qua cảnh chia tay đầy bồi hồi, lưu luyến
“ Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuân trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã đánh dấu một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Việt
Nam. Chính sự kiện này đã khơi nguồn cảm hứng cho Tố Hữu viết lên bản hùng ca vĩ đại về cuộc kháng
chiến của đất nước, chính vì thế từng câu, từng từ trong bài thơ Việt Bắc đều chất chứa biết bao nỗi nhớ
nhung, lưu luyến. Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta”, đây là lời ướm hỏi của người
ở lại dành cho người về xuôi để bộc lộ nét lo âu, thấp thỏm liệu khi những người cán bộ ra về, họ có quên
những con người ở lại, quên núi rừng VB, hay quên những năm tháng chiến đấu cùng nhau bất kể vui buồn
Thế nhưng câu hỏi cũng chỉ là cái cớ để giãi bày nổi nhớ dâng tràn của nhân dân VB dành cho người
chiến sĩ cách mạng. Cùng nhìn sang những vần thơ sau này, trong tác phầm “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn
Duy đã có một thời gắn bó với trăng, xem nó như người bạn tri kỉ:
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
nhưng sau khi người lính quay về thành phố, ánh trăng ấy cũng chỉ là người dưng qua đường:
“Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Có lẽ đối với nhà thơ Nguyễn Duy, khoảng thời gian xa cách ấy đã khiến ông cùng vầng trăng tri kỉ trở nên
như 2 người dưng xa lạ, thế nhưng đối với người ở lại, kẻ về xuôi trong tác phẩm Việt Bắc, dù họ có cách
xa muôn trùng gian khó thì trong thâm tâm của mỗi người luôn luôn chất chứa biết bao nỗi niềm nhớ
nhung da diết. Tác giả đã sử dụng lối xưng hô "mình - ta" mang đậm tính dân gian mà ta vẫn thường hay
bắt gặp trong ca dao dân ca để thể hiện một tình cảm gắn bó đầy yêu thương khiến cho nỗi nhớ ngày càng
khôn nguôi khó tả:
“ Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ”
Hay:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Cách sử dụng kết cấu “mình-ta” khiến mối quan hệ giữa chiến sĩ CM và nhân dân VB tuy hai mà một, tuy
một mà hai, luôn hài hoà và nồng thắm. Không những bày tỏ nỗi lòng của mình qua lời ướm hỏi thâm tình,
nhân dân VB còn gợi cho cán bộ về xuôi về khoảng thời gian 15 năm chinh chiến:
“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Tố Hữu là một người chiến sĩ cách mạng làm thơ, ông rất khéo léo trong việc đưa lịch sử vào trong thơ ca
một cách rất nhuần nhuyễn, sâu lắng. Đối với một đời người, 15 năm có lẽ chỉ là khoảng thời gian ngắn
ngủi nhưng đối với nhân dân VB và chiến sĩ cách mạng, khoảng tgian ấy không chóng vánh mà thậm chí
còn là những kí ức tuyệt đẹp nhất mà người đi và kẻ ở có thể nhớ về. Họ nhớ đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
năm 1940 và vào năm 1941, Bác Hồ đã chọn VB làm căn cứ địa Cách Mạng cho cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân, những sự kiện ấy chắc hẳn là năm tháng không bao h quên của người dân VB cùng
người chiến sĩ CM. Bằng cách lập lại cấu trúc “Mình về mình có nhớ” cùng nghệ thuật điệp từ “nhớ”,
người ở lại không những gợi nhớ cho cán bộ Cm về con người miền đất VB mà còn nhắc đến thiên niên,
núi rừng nơi đây:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Câu thơ hiện lên mang lại một nỗi nhớ mênh mang cho những chiến sĩ về thiên nhiên núi rừng VB. Chính
những khu rừng, những con sông trùng điệp ấy đã gắn bó với người lính nần ấy thời gian kháng chiến, che
chở và bảo bọc cho người bộ đội đánh giặc, là nơi cho rau, cho măng, cho suối ngọt để những người lính
có thể tiếp tục chiến đấu. Thế mới thấy, cả con người lẫn thiên nhiên ở miền đất VB ấy đều dành cho
những anh lính cụ Hồ một niềm yêu thương, đùm bọc, để rồi mai đây chia cắt, trong lòng người ra đi lẫn
kẻ ở lại đều dấy lên nỗi xót xa, thương nhớ.
Nếu như 4 câu thơ trên là những câu hỏi của người ở lại thì 4 câu thơ sau đây chính là lời hồi
đáp của những người ra đi, nhưng họ đã không đáp lại một cách trực tiếp mà lại trl gián tiếp thông qua việc
giải bày tình cảm để rồi qua đó khẳng định nỗi nhớ tha thiết trong lòng mình:
“ Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Nếu người VB gửi theo bước chân người về xuôi biết bao nhiêu nỗi nhớ qua kết cấu “mình-ta” thì người
về xuôi lại sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” để khẳng định sự gắn bó không rời với người ở lại. Ta cũng
thường xuyên bắt gặp đại từ “ai” trong ca dao VN:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Đó là những chữ “ai” đầy yêu thương cùng nỗi nhớ khôn xiết của người ở lại nhìn bước chân của kẻ ra đi.
Câu thơ “Tiếng ai tha thiết bên cồn” đã cho thấy sự đồng điệu giữa người đi với kẻ ở. Người đi đã lắng
nghe và đã thấu hiểu lòng “tha thiết”, lưu luyến, bịn rịn của người ở lại để hiểu rằng họ rất nặng lòng với
mình. Đáp lại tình cảm sâu nặng của người ở lại, người ra đi cũng bộc lộ cảm xúc của mình qua những từ
láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” để khắc họa một nỗi nhớ đến ngẩn ngơ, lạ thường, không nỡ rời xa nơi với
nơi đã lưu giữ biết bao kỉ niệm vui buồn của mình. Nỗi nhớ tha thiết của người ra đi còn được khơi gợi qua
hình ảnh hoán dụ “áo chàm”. Trong cuộc chia ly ở tác phẩm “CHinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, hình
ảnh áo chàm cũng đã được sử dụng để đem đến màu sắc cho cuộc chia ly tiễn đưa:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Tố Hữu đã mượn hình ảnh áo chàm để khắc họa lên khung cảnh nhân dân VB tiễn đưa cán bộ về xuôi với
một tâm trạng khong thể lưu luyến, bịn rịn hơn nữa. Đặc biệt, sự xúc động nghẹn ngào ấy còn được thể
hiện qua cách nhắt nhịp ở câu thơ cuối cùng:
“Cầm tay nhau/ biết nói gì hôm nay”
Nhà thơ đã vô cùng độc đáo và sáng tạo khi chuyển đổi cách ngắt nhịp truyền thống của câu bát trong thơ
lục bát từ 4/4 sang 3/4 khiến câu thơ như có một khoảng dừng, đó chính là phút giây bịn rịn, lưu luyến nhất
của nd VB cùng cán bộ CM, họ không thể nói nên lời mà chỉ có thể nắm tay nhau trong nỗi xúc động
nghẹn ngào của cuộc chia ly.
Với thể thơ lục bát quen thuộc cùng lối viết nhẹ nhàng mà da diết ân tình, Việt Bắc như một
khúc tâm tình đầy thương nhớ của người cách mạng với con người và núi rừng Việt Bắc. Sáu câu thơ tuy
không dài nhưng chất chứa bên trong là biết bao nỗi nhớ thương da diết của cuộc chia ly đầy lưu luyến, bịn
rịn giữa người đi và kẻ ở, những điều đó đã hòa lên bức tranh tiễn đưa nhuốm màu đượm buồn trong kí ức
người về xuôi lẫn nhân dân VB. Qua đó, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu còn được khắc họa đậm nét bởi tấm
lòng yêu nước, tinh thần tự hào cùng trái tim chung thủy hướng về Việt Bắc, về đất nước:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

2. Nếu ở tám câu đầu, nhà thơ đã tái hiện lại khung cảnh chia ly đầy lưu luyến, bị rịn giữa người đi và kẻ
ở thì tiếp đến những dòng thơ tiếp theo, những kỉ niệm về sự gian khổ, thiếu thốn trên con đường
kháng chiến tiếp tục hiện về qua lời kể của người ở lại:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã đánh dấu một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính sự kiện này đã khơi nguồn cảm hứng cho Tố Hữu viết lên bản hùng ca vĩ đại về cuộc
kháng chiến của đất nước, chính vì thế từng câu, từng từ trong bài thơ Việt Bắc đều chất chứa biết bao nỗi
nhớ nhung, lưu luyến. Đọc đến những dòng thơ này, ta sẽ thấy được nỗi da diết qua lời kể của người ở lại
về kỉ niệm thiên nhiên, con người và cuộc kháng chiến nơi rừng núi Việt Bắc. Cụm từ “mình đi, mình về”
và điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần tạo nên âm hưởng thơ trùng điệp, khắc sâu thêm những kỉ niệm
không thể nào quên. Hàng loạt những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ đã diễn tả tình cảm tha thiết của người
Việt Bắc dành cho các cán bộ về xuôi:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những cây cùng mù”
Người ở lại nhắc đến những ngày tháng chiến đấu ở Việt Bắc là những ngày biết bao gian lao
vất vả, đó là lúc người lính vừa chiến đấu chống giặc lẫn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây.
Quả thật, “văn chương chính là tấm gương phản chiếu hiện thực và thời đại”, hình ảnh “ mưa nguồn suối
lũ, những cây cùng mù” vừa nói lên được sự khắc nghiệt của thiên nhiên mang nét đặc trưng riêng của Việt
Bắc, vừa nói lên sự khó khăn mà những người lính phải hứng chịu khi không chỉ đối mặt với thiên nhiên
mà còn đối mặt với bao thử thách khó khăn dồn dập khác. Ý thơ Tố Hữu ở đây gợi nhắc ta nghĩ đến lời thơ
Quang Dũng trong “Tràng Giang”:
“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Tố Hữu tả thực để từ đó khắc họa thiên nhiên dữ dội, sự vất vả gian lao của con người còn
Quang Dũng lại lựa chọn cách nói sự lãng mạn để từ đó thể hiện cái đẹp. Dẫu có những cách thể hiện khác
nhau nhưng cả hai nhà thơ đều khắc họa thành công và cảm động cái gian khó, nhọc nhằn của người Cách
mạng ở buổi chiều kháng chiến. Đó là những gian truân của người ở lại và những người ra đi đã từng trải
qua, từng trải qua trên mảnh đất Việt Bắc suốt cuộc trường kì kháng chiến. Không chỉ thế, nỗi nhớ về cuộc
sống sinh hoạt và vẻ đẹp tâm hồn của người lính còn được Tố Hữu khắc họa qua những khó khăn, thiếu
thốn:
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” với cách ngắt nhịp 4/4 kết hợp với hai vế tiểu đối đã
tạo nên cấu trúc vô cùng hài hoà, nó nói lên cuộc sống kháng chiến vô cùng khó khăn, gian khổ và thiếu
thốn. Dù vậy, giữa cái nghèo cái khổ và sự cơ cực ấy thì nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng chung thuỷ, lúc
nào cũng kề vai sát cánh cùng với các cán bộ cách mạng chiến đấu với một lòng căm thù giặc sâu sắc. Bác
Hồ có câu:
“Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
Hình ảnh trong đoạn thơ trên cũng thế, như một biểu tượng về sự đồng lòng, đoàn kết và tinh thần đồng
cam cộng khổ giữa quần chúng kháng chiến với các cán bộ cách mạng. Cụm từ “mối thù nặng vai” vừa thể
hiện cách dù từ độc đáo của Tố Hữu mà vừa thể hiện được tinh thần quyết liệt của nhân dân chống lại tối
ác của kẻ thù. Tác giả đã biến cái cảm xúc vốn trừu tượng thành cái cụ thể đo bằng sức mạnh để biểu đạt
lòng câm thù rất lớn với kẻ thù xâm lược. Trong tâm trạng lưu luyến khi chia xa, người ở lại tiếp tục gợi
nhắn những kỉ niệm một thời từng gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi:
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Câu thơ miêu tả tình cảm chân thành, mộc mạc của nhân dân Việt Bắc với cách mạnh qua hai vế tiểu đối
“hắt hiu lau xám” và “đậm đà lòng son”. Cuộc sống cành gian khổ, khó nhọc bao nhiêu thì nhân dân Việt
Bắc lại hết lòng chung thuỷ bấy nhiêu. Vì ân tình quá sâu nặng cho nên khi người cán bộ kháng chiến về
xuôi dường như cả núi rừng Việt Bắc cũng trở nên hoang vắng, hiu quạnh. Núi rừng cũng hụt hẫn, một nổi
nhớ khôn nguôi. Tràm và măng là những món ăn thường nhật của bộ đội ở chiến khu. Đó cũng là đặc sản
của núi rừng Việt Bắc. Phép hoán dụ trong câu thơ “mình về, rừng núi nhớ ai” gợi nhiều cảm xúc. Cán bộ
về xuôi rồi, trám không có ai hái để rụng khắp rừng, măng không ai ăn để già khắp núi. Đại từ phiếm chỉ
“ai” trong “nhớ ai” làm cho nỗi nhớ của người Việt Bắc càng thêm tha thiết. Người ở lại tiếp tục gợi nhắc
về kỉ niệm về cuộc kháng chiến. Đó là nhắc đến chiến khu Việt Bắc gắn liền với sự kiện trọng đại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam:
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Cụm từ nhớ những nhà - biện pháp hoán dụ - gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng lo lắng
không biết rằng: Cán bộ có nhớ những người dân Việt Bắc hay không? Chứ nhân dân Việt Bắc nhớ cán bộ
nhiều lắm,nhớ đến nỗi hắt hiu lau xám. Từ láy hắt hiu kết hợp với hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt
Bắc lau xám càng làm nổi bật hơn khung cảnh hoang vắng, đơn sơ, im lặng nơi núi rừng. Nhưng đối lập
với khung cảnh ấy là tấm lòng son, tấm lòng ấm áp và chân thành của con người Việt Bắc. Ngoài ra, nhân
dân Việt Bắc còn muốn biết thêm rằng: Cán bộ về xuôi có nhớ núi non, nhớ thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ
hay không? Có nhớ khoảng thời gian cùng nhau kháng Nhật, thuở còn Việt Minh hay không ? Trong
những câu câu hỏi cuối, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật điệp từ “mình” ba lần. “Mình” thứ nhất và
thứ hai để chỉ người ra đi là những các bộ chiến sĩ cách mạng . Thế còn từ “Mình” thứ ba? Có lẽ đó dùng
để chỉ những người dân VB. Mình và ta giờ đã không còn phân biệt là ai với ai được nữa rồi. Mình là ta, ta
và mình hòa quyện lại vào nhau, cùng sống, cùng lí tưởng, cùng chiến đấu , cùng đùm bọc lẫn nhâu để
cùng tận hưởng niềm vui của sự chiến thắng.Việt Bắc không chỉ có vai trò quan trọng trong kháng chiến
chống Pháp mà cả trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám trước đó. Việt Bắc từng là nơi diễn ra
những sự kiện chính trị quan trọng khi lực lượng cách mạng còn non trẻ những lại có tính chất quyết định
mọi thắng lợi cho cuộc cách mạnh trên cả nước. Địa danh “ Tân Trào”, “Hồng Thái”, “mái đình cây đa” đã
trở thành những nhân chứng lịch sử cho thời kì vất vả nhưng hào hùng của cách mạng Việt Nam.
Với thể thơ lục bát quen thuộc cùng lối viết nhẹ nhàng mà da diết ân tình, Việt Bắc như một
khúc tâm tình đầy thương nhớ của người cách mạng với con người và núi rừng Việt Bắc. Sáu câu thơ tuy
không dài nhưng chất chứa bên trong là biết bao nỗi nhớ thương da diết của cuộc chia ly đầy lưu luyến, bịn
rịn giữa người đi và kẻ ở, những điều đó đã hòa lên bức tranh tiễn đưa nhuốm màu đượm buồn trong kí ức
người về xuôi lẫn nhân dân VB. Qua đó, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu còn được khắc họa đậm nét bởi tấm
lòng yêu nước, tinh thần tự hào cùng trái tim chung thủy hướng về Việt Bắc, về đất nước:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

You might also like