You are on page 1of 2

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, một hồn thơ trong nền văn học

Việt Nam. Nói


đến ông, người đọc sẽ liên tưởng đến cảm giác lay động từng chút, từng câu chữ độc đáo mang
nét trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc. Điều này được thể hiện rõ ở bài thơ “Việt Bắc”,
một thi phẩm đặc sắc đậm đà tính dân tộc, ca ngợi con người chống cuộc kháng chiến chống
Pháp gian khổ cùng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt sắc. Trong đó 12 câu đầu là kỉ niệm về Việt
Bắc được nhắc nhở qua hoài niệm người ở lại.
Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ vững chắc bộ đội ta trong kháng chiến. Nơi
đây sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội ta phải chuyển lực lượng và chia tay với chiến khu
Việt Bắc. Kẻ ở người đi không khỏi nhớ thương, nuối tiếc tình quân nhân trong những năm
kháng chiến. Nhân sự kiện trọng đại, Tố Hữu đã viết nên Việt Bắc.
Kỉ niệm Việt Bắc được tác giả vận dụng tài tình và khai thác triệt để ưu điểm thể thơ lục
bát. Cả khổ thơ là điệp khúc “Mình đi có nhớ”, “Mình về có nhớ” làm tạo tính nhạc trầm bổng,
nhịp nhàng mà sâu lắng. Sự khắc khoải, băng khoăn về nỗi nhớ khiến ông xem như cái cớ để
gợi nhắc lại kỷ niệm đã qua. Qua lời nói mộc mạc giản dị, như thủ thỉ đã rót về gợi nhớ những
kỉ niệm đong đầy nhớ thương người Việt Bắc:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
Tác giả đã liệt kê ra những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng
Việt Bắc. Hơn nữa nghệ thuật đối lập mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù đã gợi lên hình
ảnh thiên nhiên việt bắc rất đỗi thơ mộng và trữ tình. Trong khung cảnh quen thuộc ấy hình ảnh
miếng cơm chấm muối mối thủ nặng vai gợi ra những ngày tháng khó khăn gian khổ và đầy
thiếu thốn. Mặc trong gian lao thế những họ cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng, đó là
mối thù sâu nặng đối với những kẻ thù. Câu thơ thấp thoáng niềm tự hào, bởi mình và ta đã
cùng nhau sát cánh trải qua những tháng ngày gian khổ sống chết bên nhau.
Tố Hữu đã gợi thêm những dòng kỉ niệm thương nhớ:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Thâm bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Tất cả những điều đó như lần lượt theo dòng hồi ức mà tràn về trong nỗi nhớ của cả người đi
lẫn người ở. Câu hỏi với sự ám ảnh của người đi người về cứ xoáy sâu vào tâm trí người đọc.
Qua nghệ thuật nhân hóa “rừng núi”, “trám”, “măng” với nỗi nhớ như bao trùm lan tỏa khắp
không gian của núi rừng Việt Bắc, dường như cũng ngẩn ngơ trước nỗi buồn chia xa. Nhà thơ
Tố Hữu thật tinh tế khi lấy trăm bụi và măng để gợi tả nỗi nhớ. Cảnh vật như hòa lệ cùng chữ
“rụng”, “già” gợi nhiều man mác, bơ vơ. Ngoài ra, thủ pháp đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ
“Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” đã thể hiện đậm nét sự thủy chung, son sắt bền lòng của tình
quân dân trên mảnh đất này. Nhìn từ xa đó là cảnh heo hút, nghèo nàn, đơn sơ nhưng ẩn sâu bên
trong lại là trái tim ấm áp và tình cảm sắt son của đồng bào Việt Bắc. Hơn cả là hình ảnh “tấm
lòng son” gợi cho ta hình ảnh người phụ nữ phong kiến như thơ Hồ Xuân Hương:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Những năm tháng chiến tranh vẫn in sâu vào tiềm thức, nó sẽ luôn cháy mãi trong tìm
thức nhà thơ:
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Câu lục tác giả đã sử dụng cách xưng hô vô cùng độc đáo ba từ “mình”. Đó là cách nói của ông
về tư tưởng ta với mình tuy hai mà một quấn quýt gắn bó không thể tách rời. Ngoài ra, Tố Hữu
đã dùng phép liệt kê những địa danh, địa điểm vô cùng quen thuộc, có ý nghĩa đặc biệt trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Có lẽ tác giả nhắc lại những địa danh lịch sử nhằm nhấn mạnh
câu hỏi để nhắc nhở và khẳng định Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, thủ đô của kháng
chiến.
Có thể nói, khổ thơ đã thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật. Về nghệ thuật, khổ
thơ đã vận dụng hình ảnh sáng tạo, tượng trưng, tương phản, liệt kê những địa danh núi non, lời
gợi nhớ tha thiết, tâm tình, cách xưng hô mình thân thiết. Về nội dung là kỉ niệm ân tình đồng
thời là niềm yêu mến, tự hào của Tố Hữu.
Tóm lại Việt Bắc không chỉ là khúc tình ca mà còn là khúc hùng ca thiết tha, ân tình nhà
thơ với cách mạng Việt Bắc. Không sai khi nói “Việt Bắc” là đỉnh cao thơ ca kháng chiến chống
Pháp từ đó thể hiện tình yêu quê hương cách mạng.

You might also like