You are on page 1of 3

Khổ 3 Việt Bắc

( Chế Lan Viên đã từng khẳng định: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho
người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim”. Và tác phẩm của Tố Hữu đã làm
rung động lòng người bởi những hình ảnh thân thương gần gũi và triết lý về con người
và cuộc đời. Bởi tình người thắm thiết đậm đà không phôi pha theo thời gian. Bài thơ
“Việt Bắc” là một trong những minh chứng tiêu biểu cho khả năng lay động trái tim con
người tiêu biểu cho tài năng thơ phong cách thơ Tố Hữu - một thi sĩ được mệnh danh
là lá cờ đầu thơ ca cách mạng Việt Nam )

Bài thơ Việt Bắc được sáng tác nhân một sự kiện chính trị - xã hội. Đó
là việc Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển về thủ đô khi thủ đô được
giải phóng. Suốt mười lăm năm gắn bó với Việt Bắc, trong giờ phút chia
tay bịn rịn, Tố Hữu rất xúc động và đã viết nên bài thơ. Bài thơ có dáng
dấp là một bản tổng kết lịch sử. Tựa đề bài thơ được lấy làm tựa đề cho
cả tập thơ kháng chiến của Tố Hữu và được tôn vinh là một trong một
trăm bài thơ hay nhất thế kỉ XX của Việt Nam.
Đoạn thơ mang âm hưởng chung của bài thơ với thể lục bát ngọt ngào,
kết câu đối đáp, các thi liệu và cách nói quen thuộc của ca dao. Đoạn
thơ là nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi, và là lời của người ra đi.

Câu thơ đầu của đoạn thơ chứa đựng một sự so sánh đáng chú
ý: “Nhớ gì như nhớ người yêu". Câu thơ không phải đang nói tới nỗi nhớ người
yêu mà là nỗi nhớ Việt Bắc. Nhớ Việt Bắc mà giống như nhớ người yêu.
Tố Hữu là người ít viết về tình yêu lứa đôi, nhưng không có nghĩa là
không có những cảm xúc đó. Câu thơ thật đúng với tâm trạng người
đang yêu. Nhớ Việt Bắc mà đến độ ngất ngây, nồng nàn, say mê mà dịu
ngọt. Thơ Tố Hữu chứa đựng những tình cảm lớn: hướng về đất nước, về
nhân dân, nhưng khi thể hiện những tình cảm này ông đã nói bằng ngôn
ngữ của đôi tình nhân say đắm. Nỗi nhớ ấy cứ ám ảnh trong tâm trí suốt
cả thời gian, không gian khiến người ra đi thốt lên nửa như cảm thán,
nửa như so sánh, nửa như nghi vấn khiến câu thơ có sức gợi cảm đặc
biệt. Trong những câu tiếp theo, bức tranh Việt Bắc với những cảnh sắc
thân thuộc đã được thể hiện rất sinh động:
“Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm trưa bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thìa, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
Ở đây nhà thơ không tả chi tiết mà chỉ gợi nhắc. Vì đối với những người
trong cuộc thì chừng ấy thôi cũng khiến họ bồi hồi. Hình ảnh “trăng lên”,
“nắng chiều” vừa nói nỗi nhớ xuyên suốt cả thời gian vừa như gợi lại kí ức
một cuộc hẹn hò nào đó và những khoảnh khắc cuối ngày đong đầy niềm
xao xuyến...
Hình ảnh bếp lửa gợi sự sum họp ấm cúng của người thương. Hình
ảnh “bản khói cùng sương” đã thức dậy trong ta bao tình cảm với những bản
làng xa xôi của Việt Bắc quanh năm mây mù bao phủ. Cụm từ “nhớ
từng” được lặp lại nhằm khẳng định người đi không quên bất cứ nơi nào,
bất cứ sự việc gì, địa danh nào, từ “ngòi Thìa, sông Đáy, suối Lê...” Tất cả đều
có chỗ đứng trong tâm hồn của người ra đi. Suối Lê có lúc vơi lúc đầy
nhưng tình cảm với Việt Bắc lúc nào cũng tràn đầy.
Dù xa cách nhưng người ra đi không thể quên những ngày gian kh ổ s ống
giữa lòng Việt Bắc:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi,
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

Những sự chia sẻ trong lúc khó khăn bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu
đậm nhất. Tình người sáng lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo.

Việt Bắc đã chia sẻ từ nửa bát cơm, củ sắn rất cụ thể của đời sống vật
chất đến ngọt bùi, cay đắng, không tả xiết trong đời sống tinh
thần. “Mình đây, ta đó” lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, có “mình” ắt sẽ
có “ta”. Các chi tiết vừa tả thực lại vừa có ý nghĩa tượng trưng. Tất cả
đều hướng người đọc nhận thức dược cái giá trị của “đồng cam, cộng
khổ” mà Việt Bắc và người kháng chiến cũng nêu cao. Chi tiết “Chăn sui
đắp cùng” gợi lên không khí kháng chiến. Chi tiết này đã từng xuất hiện
trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Tấm “chăn sui” tuy chưa đủ
chống lại cái lạnh thấu xương của mùa đông Việt Bắc, nhưng thực tế nó
đã sưởi ấm được lòng người, đã gắn kết được tình người, cũng như nửa
bát cơm, nửa củ sắn chưa làm no lòng nhưng lại ấm lòng bằng vị ngon
tinh thần ngọt bùi của nó.
Hai câu tiếp là nỗi nhớ người Việt Bắc:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
Với người mẹ, tấm lưng trần cháy nắng đã nói lên tất cả. Chi tiết này
vừa thực lại gợi rất chính xác cuộc sống còn khó khăn của người Việt
Bắc trong cuộc mưu sinh. Thế mà họ đã “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa’’ cho
cách mạng. Thật đáng quý biết bao những tấm lòng cửa bà mẹ Việt Bắc,
người dân Việt Bắc.
Những câu thơ còn lại tiếp tục nói về những gian khổ nhưng nghiêng về
tinh thần lạc quan của người kháng chiến.
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo...”
Các câu thơ còn lại gợi lên khá chi tiết, khá điển hình về đời sống ở
chiến khu: có cơ quan, có tiếng học bài, tiếng ca, có ánh đuốc bập bùng
giữa đồng khuya, có không khí liên hoan vui tươi phấn khởi. Quả là tư
tưởng kháng chiến đã chi phối cách tổ chức cuộc sống một cách khoa
học, quy củ, nề nếp, cũng như trạng thái tinh thần phấn chấn của người
kháng chiến. Đằng sau đó, điều đáng nói hơn là tâm trạng nôn nao khó
tả của con người. Điệp ngữ “nhớ sao” chỉ mức độ cao của nỗi nhớ lại vừa
nói lên người đi thực sự sống trong nỗi nhớ, chứ không kể lại một cách
khách quan, đơn thuần.
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Hai âm thanh rất Việt Bắc vọng mãi trong tâm hồn người ra đi. Đó là
tiếng mõ trâu về bản lúc chiều tà, tiếng chày thậm thình bên suối trong
đêm khuya, thật khó quên. Chúng vừa thân thuộc lại vừa hoang dã, vừa
gần gũi bên tai lại như vừa vọng lên từ một cõi xa xôi nào.
Đoạn thơ đã khép lại nhưng lại để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng về hình ảnh
thiên nhiên Việt Bắc với những hình ảnh giản dị, đó là khói của bếp lửa, là hình ảnh
suối đèo, bờ tre thân thuộc… Tất cả đã để lại một hoài niệm khó quên trong lòng người
ra đi về cái nghĩa, cái tình của đồng bào thân thương cùng nhau chia sẻ miếng cơm,
manh áo trong những giây phút ngặt nghèo, từ đó cũng cho thấy sự đoàn kết của hậu
phương và tiền tuyến trong giai đoạn lịch sử thăng trầm bấy giờ. Nó cũng là lời nhắc
nhở cho thế hệ hôm nay đang được sống trong hòa bình cần trân trọng lịch sử, trân
trọng những thành quả của cha ông để lại, phát huy những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.ược sự cộng hưởng của âm
điệu. Đọc lên ta như nghe một dạ khúc thiết tha.

You might also like