You are on page 1of 4

VIỆT BẮC

Họ không chỉ trải qua khó khan, mà họ còn chia nhau “củ sắn lùi” ,”bát cơm sẻ nửa” “chăn sui”
qua liệt kê một loạt các hình ảnh phong phú sinh động và chân thực. Dường như tác giả đã vẽ lên
bức tranh cuộc sống kháng chiến không chỉ ác liệt với kẻ thù, mà còn thiếu thốn trong đời sống
sinh hoạt. Và có lẽ các động từ “chia sẻ” “đắp cùng” đã thể hiện chân thực cảm động tình cảm
giữa người dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến. Họ chia sẻ với nhau từng miếng ăn ngày đói,
hơi ấm trong những đêm đông giá lạnh. Chính những điều đó đã tiếp thêm động lực để cán bộ
kháng chiến có thể chiến đấu để có thể vượt qua những gian khổ. Đó cũng chính là cội nguồn
của nỗi nhớ. Nhưng cảm động hơn ở một khía cạnh khác đó là hình ảnh của người mẹ trong
kháng chiến:

Bên cạnh đó còn là tình cảm yêu mến của nhà thơ và sự trân trọng biết ơn đối với những người
mẹ kháng chiến. Hình ảnh của họ từng hiện lên rất xúc động trong thơ Thu Bồn.
“Mẹ quạt con bằng gió nồm lòng mẹ
Mẹ ấp con bằng lồng ngực không còn mùa đông
Mẹ xoa đầu con
Bằng bàn tay mẹ xoa cánh đồng”

Hơn hết không chỉ là những con người cao cả ấy mà cả cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc cũng để
lại ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ của nhà thơ:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Điệp ngữ nhớ sao được nhắc lại hai lần thể hiện một nỗi nhớ da diết mãnh liệt khôn nguôi đang
chào dâng ăm ắp trong lòng. Đó là hình ảnh của lớp học " i tờ " là hình ảnh của những lớp bình dân
học vụ xóa nạn mù chữ trong những ngày đầu kháng chiến. Cụm từ ấy đã gọi xa cách đánh vần
ngọng nghịu những nét chữ vụng về. Nhưng đằng sau đó là cả một sự cố gắng và tinh thần giác ngộ
cách mạng của con người Việt Bắc. Bởi có lẽ biết chữ họ mới có thể tiếp cận được với thông tin
kháng chiến để góp một phần công sức nào đó vào sự độc lập của dân tộc. Hình ảnh những giờ liên
hoan cũng được hiện lên với không khí vui tươi phấn khởi náo nức. Đó là những phút giây khiến
cho con người kháng chiến quên đi những mệt nhọc để tiếp tục chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Khó
khăn gian khổ là thế nhưng đâu đó vẫn vang vọng tinh thần lạc quan yêu đời tin tưởng vào ngày
mai tươi sáng của những con người Việt Bắc qua âm thanh tiếng hát ca vang. Hai câu cuối âm
thanh hiện lên vô cùng sinh động đã xua đi cái im lặng của núi rừng tiếng mõ rừng chiều chạy
đêm nện cối suối xa. Đó là những âm thanh quen thuộc của Việt Bắc mang nét đặc trưng của núi
rừng, gợi cuộc sống em đềm thanh bình êm ả.

Những từ ngữ “chia- sẻ - cùng” cùng những hình ảnh vật chất bình dị: bát cơm, củ sắn, chăn
sui…đã nói lên được sự đồng lòng, chung sức, sát cánh bên nhau của đồng bào Việt Bắc và
những đồng chí bộ đội. Sự đùm bọc, sẻ chia, tinh thần đoàn kết, hi sinh tất cả vì kháng chiến ấy
là một nét đẹp quý giá của người dân Việt Bắc. Khai thác và đi sâu vào những nét đẹp truyền
thống của dân tộc chính là một trong những nét đẹp của thơ Tố Hữu. Đã trải qua chặng đường
kháng chiến gian khổ, đã sống những năm tháng nơi chiến trường Việt Bắc như vậy nên Tố Hữu
nhắc đến những kỉ niệm với tất cả niềm biết ơn, xúc động, chân thành tự đáy lòng.

. Tưởng như không có gì đáng giá nhưng cái đáng trân trọng nhất lại là ở những hành động việc
làm, cử chỉ giản dị mà thấm đượm nghĩa tình. Đó là biểu hiện cụ thể, thiết thực của tình thương.
Những người dân Việt Bắc sẵn sàng cưu mang, đùm bọc, đồng cam cộng khổ với những người
cán bộ cách mạng để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.

Nhớ Việt Bắc là nhớ đến những người mẹ cơ cực, vất vả, lam lũ: “nhớ người mẹ nắng cháy
lưng/Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” .Trong muôn vàn tình cảm mà người dân Việt Bắc đã
dành cho những người cách mạng, ấn tượng sâu đậm nhất trong nỗi nhớ của người ra đi là hình
ảnh của người mẹ nghèo Việt Bắc. Hình ảnh “nắng cháy lưng” không chỉ diễn tả sự khắc nghiệt
của thiên nhiên, hoàn cảnh lao động vất vả, cơ cực mà còn gọi lên được sức chịu đựng bền bỉ,
dẻo dai của người mẹ. Mẹ trong cái nắng hè chói chang gay gắt mẹ vừa địu con, vừa lên rẫy bẻ
từng bắp ngô. Chắt chiu từ những giọt mồ hôi để nuôi con, nuôi người cách mạng. Hình ảnh câu
thơ còn gợi lên bao nỗi xúc động, bùi ngùi, vừa xót xa, vừa cảm phục của người ra đi. Mẹ đã trở
thành biểu tượng cho những người mẹ Việt Bắc nói riêng và những người mẹ Việt Nam nói
chung: lam lũ, tảo tần, giàu tình yêu thương và đức hy sinh vô hạn. Dường như hình ảnh người
mẹ Việt Bắc đã để lại trong lòng người chiến sĩ cách mạng những ấn tượng sâu sắc. Ta nhớ đến
hình ảnh người mẹ tóc bạc bên bếp lửa hồng trong thơ Chế Lan Viên: Con nhớ mế lửa hồng soi
tóc bạc/ Năm con đau mế thức một mùa dài hay bà mẹ Vân Kiều địu con giã gạo, địu con lên
nương bẻ bắp trong thơ Nguyễn Khoa Điềm sau này: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ/ Em ngủ cho
ngoan đừng rời lưng mẹ”. Và đến đây hai câu thơ của Tố Hữu góp thêm 1 bức họa nữa về hình
ảnh người mẹ Việt Bắc. Biết bao gian khó, cơ cực, biết bao xót xa, yêu thương vô hạn, biết bao
trân trọng, biết ơn của người cán bộ cách mạng dành cho những hi sinh của người mẹ Việt Bắc
trong lao động góp phần nuôi giấu cán bộ, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc.
“Nhớ sao lớp học i tờ….núi đèo”, nhớ về Việt Bắc, những cán bộ cách mạng còn nhớ tới những
sinh hoạt văn nghệ ấm áp tình quân dân. Âm thanh i tờ ngượng nghịu của những “bình dân học
vụ”, tiếng ca hát tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời vang khắp núi đèo cùng ánh sáng của những
bó đuốc tạo nên một bức tranh rực rỡ, vui tươi, át cả những bom đạn, át cả những gian khổ hi
sinh và để lại trong lòng người chiến sĩ những kỉ niệm không thể nào quên. Không khí ấm áp tình
quân dân ấy khiến ta nhớ đến 1 Tây Tiến trong những đêm liên hoan mừng công , những đêm hội
đuốc hoa rực rỡ giữa chiến trường Tây Bắc: Doanh trại bừng lên hội đuối hoa, kìa em xiêm áo tự
bao giờ…..

Có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất đọng lại trong lòng người ra đi là hình ảnh một Việt Bắc thanh
bình, yên ả: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. Hình ảnh gợi ra
là từ thời điểm hoàng hôn buông xuống cho đến lúc bản làng chìm vào trong bóng đêm, sự hòa
quyện nhịp nhàng của tiếng mõ lốc cốc quen thuộc khi đàn trâu về nhà cùng với tiếng chày nện cối
giã gạo đều đều tạo thành một bản nhạc thanh bình, yên ả. Âm thanh của thiên nhiên hòa vào âm
thanh nhịp sống của con người “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” thổi hồn vào bức tranh thiên
nhiên, thổi hồn vào không gian, thời gin lung linh kỉ niệm. Tất cả kỉ niệm như một cuốn phim quay
chậm, in dấu đậm nét những gì đáng nhớ nhất. Biết bao hình ảnh, địa danh, kỉ niệm, con người
được nhắc đến trong dòng hồi tưởng. Nhưng dù kỉ niệm có dài rộng bao nhiêu cũng quy tụ trong
một mạch cảm xúc chung của chủ thể trữ tình chính là nỗi nhớ da diết, sâu nặng. Điệp từ nhớ trở
đi trở lại đã diễn tả, tô đậm điều đó. Điệp từ “nhớ” được sử dụng linh hoạt ở các đầu câu: Nhớ
gì, nhớ từng, nhớ những, nhớ sao liên tiếp, hô ứng với điệp từ “có nhớ” trong lời hỏi của người
ở lại. Và mỗi câu trả lời ứng với mỗi câu hỏi. Và như thế kỉ niệm lại được nhắc lại được nhắc
lại lần thứ hai trong một chủ thể khác vừa lặp lại vừa biến đổi linh hoạt thú vị hơn. Nỗi nhớ ấy
được tác giả khái quát, so sánh bằng một câu thơ: Nhớ gì như nhớ người yêu. Nỗi nhớ trong lòng
lòng ra đi cồn cào, da diết, ám ảnh được so sánh với tình cảm thiêng liêng, thường trực của con
người là tình yêu.Và dưới con mắt của người tình nhân nên Việt Bắc hiện lên càng lung linh, sinh
động hơn. Cái hay là ở chỗ “như nhớ người yêu” chứ không phải là nhớ người yêu. Đó là nỗi
nhớ trăng, nhớ nắng, nhớ gió, nhớ bản làng, rừng núi, nhớ bếp lửa…nhưng tất cả được phản
chiếu qua độ mãnh liệt của cảm xúc và một giọng điệu dìu dặt, tha thiết, xốn xang khiến đọc lên
vẫn cảm nhận thấy đó là nỗi nhớ của tình nhân, của những đôi lứa đang yêu. Bên cạnh điệp từ
“nhớ”, giọng điệu mượt mà, tha thiết thì việc sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi, gợi cảm,
mang đậm sắc thái thiên nhiên Việt Bắc, cách diễn tả đậm màu sắc trữ tình phù hợp với cấu tứ
của cuộc chia tay …góp phần khắc họa một không gian Việt Bắc sinh động và đầy cảm xúc. Việt
Bắc là khúc hùng ca, tình ca cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ
lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian….tất cả nhằm khắc sâu lời nhắn nhủ của
tác giả: hãy nhớ và phát huy những truyền thống quý báu, giàu ân nghĩa thủy chung với cách mạng.

Không chỉ gợi lại những kỉ niệm về tình người với những ân tình sâu nặng, cuộc sống sinh hoạt
nơi chiến khu cách mạng cũng được tái hiện một cách chân thực cụ thể:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Điệp khúc “Nhớ sao” được lặp đi lặp lại đã tô đậm nỗi nhớ về Việt Bắc mỗi lúc càng thêm bâng
khuâng, da diết. Những kỷ niệm đã lùi xa theo thời gian nhưng trong tâm trí của người đi nó vẫn
hiện lên rõ nét, tươi mới, sinh động từ hình ảnh, âm thanh, sắc màu. Đó là hình ảnh những lớp
bình dân học vụ nhộn nhịp những đêm liên hoan văn nghệ tưng bừng náo nức, rực sáng rừng đêm
thắm thiết nghĩa tình quân dân. Đó là những buổi sinh hoạt cơ quan với những bài ca vang vọng
tràn đầy hi vọng niềm lạc quan tin tưởng. Đó là những âm thanh đều đều của tiếng mõ rừng chiều
khi bầy trâu về bản, tiếng chày nện cối nơi suối xa. Những âm thanh quen thuộc đó đã tạo thành
một bản hòa ca náo nức báo hiệu cuộc sống hòa bình, êm vui nơi chiến khu cách mạng.

Anh còn thấy xao xuyến bồi hồi khi nhớ lại hương vị của củ sắn lùi, bắt cơm sẻ nửa tuy bình dị
nhưng nồng thắm nghĩa tình. Hình ảnh người mẹ địu con lên rẫy làm việc là hình ảnh tiêu biểu
cho phong trào nuôi quân của hậu phương nơi núi rừng Việt Bắc. Nhớ những lớp học i tờ, nhớ
khúc hát ca vang rừng núi của đoàn dân quân… Những kỉ niệm ấy quả thực vô cùng đẹp đẽ và
đã trở thành một phần máu thịt của anh. Qua đây ta thấy được những tấm lòng của cả hai bên
dành cho nhau vô cùng nồng ấm và tha thiết. … Những kỉ niệm ấy quả thực vô cùng đẹp đẽ và
đã trở thành một phần máu thịt của anh. Chẳng cần những lời nói chia tay lưu luyến nhưng qua
việc tái hiện lại một loạt các câu hỏi như thế ta cũng đủ thấy được tình cảm sâu đậm, sự gắn bó
tha thiết giữa những người cán bộ và người dân.

Mỗi lời thơ viết ra là lời của ruột gan, của sâu thẳm nghĩa tình. Đó là những kỷ niệm
kháng chiến gợi lên những ký ức khó phai mờ về Việt Bắc về những năm tháng đã
qua. Qua đó khẳng định, Việt Bắc là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy
chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

You might also like