You are on page 1of 3

* 12 câu thơ sau.

Nhớ khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến:


Ý1: Cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:
Ta đi ta nhớ những ngày
….chăn sui đắp cùng
- Cuộc sống vật chất: Người đi nhớ về những ngày khó khăn gian khổ tuy thiếu thốn
mọi đường.
+ Bữa ăn hàng ngày thật hiếm hoi mới có được bát cơm, chủ yếu là ăn khoai,ăn sắn.
Nhưng đâu phải lúc nào khoai sắn cũng đầy đủ, thế nên mới có cảnh:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bộ đội ta chỉ có củ sắn lùi nướng vội trong bếp để chia nhau cùng ăn cho qua cơn đói.
+ Giấc ngủ hàng đêm trong rừng sâu để chống chọi với những ngày đông tháng giá nơi
núi cao lạnh lẽo đó là tấm chăn làm từ vỏ cây sui đập dập, chẳng đủ ấm đâu nhưng quân
dân vẫn cùng nhường nhau tấm chăn hẹp ấy.
- Cuộc sống tình cảm: Những hình ảnh mới đọc lên người đọc ngỡ tưởng là hình ảnh
tượng trưng nhưng đâu phải. Đó chính là hiện thực trần trụi, gian khó của cuộc chiến
đấu: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" .
+ Cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng": diễn tả được mối tình cảm "chia ngọt sẻ
bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong
"củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"... mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây
là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.
=>Sự sẻ chia của tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân đã góp thêm sức mạnh
cho nhân dân ta đánh thắng kẻ thù. Cao hơn cả là tinh thần đoàn kết dân tộc, tình
hữu ái giai cấp luôn thấp thoáng ẩn hiện trong những vần thơ.
Ý2: Nhân dân VB hết lòng cho cuộc chiến:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Chỉ bằng hai câu thơ thôi mà cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp và tình nghĩa
chan hòa:
+ Thiên nhiên VB: Có lẽ hình ảnh này được nhà thơ chụp lấy trong một khoảnh khắc
ngắn ngủi của cái nắng trưa hè lúc đúng ngọ, khi mặt trời nắng gắt và chói chang nhất,
với một không gian thoáng đãng mênh mông trên nương rẫy cao. Cái vàng chói của
nắng hè với màu vàng óng của những bắp ngô già đã bóc áo, phơi khô dười nắng như
vàng hơn, làm cái nắng đã chói chang lại thêm rực vàng. Một không gian lớn lao, kì vĩ
và có phần lung linh.
+ Con người VB: Trên nền không gian kì vĩ, khoáng đạt ấy là nền để con người VB
xuất hiện. Không phải một anh hùng lao động hay chiến đấu mà là hình ảnh giản dị,
quen thuộc thậm chí là quá đỗi thân thương: Người mẹ địu con lên rẫy. Nhưng chính
khung cảnh ấy đã làm cho người mẹ bình dị kia đẹp lung linh như một huyền thoại.
Hình ảnh thơ này không phải chỉ lần đầu xuất hiện trong thơ TH mà nó còn được nhắc
tên và hát mãi trong Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

1
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng vừa địu con vừa bẻ từng bắp ngô gợi
người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong
kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu
cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức
của người về xuôi .
Ý3: Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao……
rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh
hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc.
- Nhớ lớp học i tờ: Một không khí, một tinh thần của một thời đi không trở lại. Nếu ai
đó lật giở lại những trang sử của dân tộc sẽ thấy bất ngờ khi một dân tộc có đến 90%
dân số mù chữ nhanh chóng được xóa mù bởi phong trào Bình dân học vụ rộng khắp,
học mọi lúc, mọi nơi, người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa
biết. Những lớp học râm ran tiếng i tờ không chỉ là ý thức tự vươn lên của mỗi người
dân VB mà còn là tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc.
- Nhớ những giờ liên hoan: Sống, lao động, chiến đấu nhưng quân và dân VB không
thể quên được những món ăn tinh thần, đó là nguồn động lực vô cùng cần thiết để nhân
dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng mọi kẻ thù. Những buổi
sinh hoạt, liên hoan văn nghệ tập thể như chất keo gắn kết tình quân dân, đồng bào,
đồng chí diễn ra quây quần bên đống lửa trại dựng giữa cánh đồng. Người đọc như nhìn
thấy những cái nắm tay thật chặt, những điệu nhảy, điệu múa, những tiếng ca rộn rã theo
nhịp chân đung đưa, tất cả toát lên một không khí tưng bừng của đêm hội liên hoan văn
nghệ để mai này khi xa rồi, người về xuôi không khỏi xốn xang khi nhớ về kỉ niệm đó.
- Nhớ những ngày tháng cơ quan: Nghệ thuật tương phản đối lập: Gian nan đời vẫn
ca vang núi đèo mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng
dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn nhưng với tinh thần “tiếng hát át tiếng bom”
của một thời oai hùng đã làm cho những khó khăn đó bỗng chốc vơi đi chỉ còn lại
những thanh thản, bình yên trong lòng, chút bình yên của người chủ động trong cuộc
chiến đấu vẫn còn trường kì kia.
- Nhớ những âm thanh quen thuộc của cuộc sống núi rừng VB:
+ Âm thanh "tiếng mõ rừng chiều": Tiếng mõ quen thuộc mỗi buổi chiều theo đàn
trâu thong thả về nhà sao bình dị, thân thương đến thế.
+ Tiếng"chày đêm nện cối đều đều suối xa": là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc.
Những chiếc cối giã gạo chạy bằng sức nước cứ đều đặn, miệt mài chảy, giã, phản ánh
sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng và gợi nhớ một thời đã qua. Đó là những âm thanh
bí ẩn, thiêng liêng và huyền diệu nơi núi rừng VB, đã thấm sâu vào trái tim nhà thơ, để
giờ đây khi chia xa đã thăng hoa thành những câu thơ ngân nga rung động lòng người.

2
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói ra rằng: “Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở .. Khi ta đi đất
bỗng hóa tâm hồn”. Và cũng từ đó bỗng có một có một mảnh đất tình người đã hóa
thân thành hồn thành nỗi nhớ trong lòng người cán bộ về xuôi. Nơi là mảnh đất Việt
Bắc chan chứa ân tình – quê hương của kháng chiến, quê hương của những con người
khoác áo chàm nghèo khó mà “đậm đà lòng son” khiến những ai mà đã từng đặt chân
đến nơi đây cũng phải bồi hồi và xao xuyến. Mảnh đất Việt Bắc đã trở thành niềm
thương và nỗi nhớ thương, thành cảm hứng bùng cháy cho thơ ca. Và có một bài thơ
từ đó đã ra đời vì mảnh đất Việt Bắc yêu thương nghĩa tình ấy – đó ai cũng biết chính
là bài thơ Việt Bắc của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.

You might also like