You are on page 1of 7

Viet Bac

Đề 1
1, Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả: lá cờ đầu, gắn bó từ ngày đầu đến vững bước đi lên, Việt Bắc là đỉnh
cao thơ Tố Hữu.
- Hoàn chánh sáng tác: 10/1954, kháng chiến kết thúc, TW Đảng & Chính Phủ rời
chiến khu VB. Khúc giao thời. Bài thơ là lời nhắn gửi sâu lắng, nhắn nhủ kịp
thời:

Mình về thành thị xa xôi


Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ ánh trăng giữa rừng…

- 2 phần: phần đầu giai đoạn gian khổ, vẻ vang trở thành kỉ niệm, phần sau sự gắn bó
hai miền qua viễ cảnh hoà bình và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn.

2, Phân tích
a, Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào, tình tứ của người ở lại, vì
ngươi ở lại bao giờ cũng nghĩ, nhạy cảm về sự đổi thay sợ bạn mình thay đổi:
Mình về có nhớ ta chăng
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng,
- Mở đầu như một câu ca dao. Ngọt ngào khéo léo, không chỉ để hỏi cảm nghĩ người đi
mà thực chất còn nhắc nhở, gợi nhớ về quá khứ, kỉ niệm đã qua, khẳng định tấm lòng
thuỷ chung của con người.
- Sử dụng kiểu xưng hô mình-ta, mang tính chất của những câu hát giao duyên mềm
mại ,thiết tha gợi ra cuộc chia tay đầy cảm xúc:

Minh về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười


Mình về để áo lại đây

Phòng khi em đắp gió tây lạnh lùng.

+ “Mình” trong ca dao đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 chỉ bản thân chủ thể, mang tính
chất thân mật, nhưng trong bài thơ chỉ người ra đi (ngôi thứ 3) chỉ người lính, cán bộ
Việt Bắc rời nơi đây lên thủ đô.
+ Ta đại từ nhân xưng ngôi thứ nhát chỉ người ở lại đồng bào Tây Bắc miền núi
những con người thuỷ chung sâu nặng
- Cách xưng hô mình-ta không chỉ gợi tả mối quan hệ tha thiết mà còn hơn thế làm
sống lại cả một giai đoạn lịch sử, sự kiện trong lòng tác giả như đang thực sự đứng
trước con người Tây Bắc trong ngày chia li.
+ 15 năm thời kháng chiến Nhật đến khi người kháng chiến trở về thủ đô. Không dài
bằng chiến tranh vệ quốc nhưng đủ để khắc hoạ tình cảm khăng khít.
+ “Thiết tha mặn nồng” tình cảm thuỷ chung son sắt “muối mặn gừng cay”
+ Đại từ “ấy” và cách sử dụng từ ngữ chỉ sắc thái tình cảm gợi lại chặng đường gian
lao, tình nghĩa.
+ Không gian kỉ niệm: “cây, núi, sông, nguồn”
 Là hình ảnh thực gợi tả thiên nhiên trở thành căn cứ kháng chiến
 Tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó. Không chỉ biểu tượng cho sự bền vững
qua thời gian mà còn biểu tượng cho cội nguồn và sinh tồn. Ca ngợi công ơn
cha mẹ người xưa viết:

“Công cha như núi Thái Sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

+ Tố Hữa vận dụng sáng tạo hình ảnh núi nguồn biểu hiện tình cách mạng. VB là
chiếc nôi kháng chiến.
- Các câu hỏi tu từ khơi mở cảm xúc, đại từ, điệp ngữ ngân vang làm cho nỗi nhớ da
diết nhấn mạnh tình cảm con người.

b, Bốn câu sau là tiếng lòng của người ra đi:


“ Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- Người ta không trực tiếp trả lời, độc thoại nội tâm. Cách có giá trị biểu cảm nhất, chân
tình nhất.

Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuân trong dạ bồn chồn bước đi
- “ai” là đại từ phiếm chỉ nhưng gợi sự thân thương gần gũi đặc biệt:

Ai đi đường ấy xa xa

Để ai ôm bóng trăng tà năm canh

- Đặt trong hoàn cảnh cụ thể “ai” là người từng gắn bó, chia sẻ với người đi kỉ
niệm buồn vui suốt “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Tiếng ai tha thiết
khiên người đi “bâng khuâng trong dạ bồn chông bước đi”.
+ “Cồn” chỉ không gian gần gũi, thân thương đặc trưng của núi rừng Việt Bắc.
+ “Bâng khuâng” trạng thái đặc biệt của tâm lí khi con người tạm thời thoát li
hiện tại để dắm chìm vào hoài niệm nào đó. Nỗi niềm bâng khuâng của người
trí thức trẻ tuổi lên đường tìm lí tưởng:
“ Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi.”
- Trong kháng chiến chống Mĩ, khi đi qua quê hương Nguyễn Du:
“ Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều”
- Nếu nỗi bâng khuâng của người tri thức đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời và
thương cụ Nguyễn Du, thương thân nàng Kiều cũng những người đau khổ thì
niềm bâng khuâng trong VB là nỗi niềm của nhà thơ và nhân dân.
+ Không chỉ bâng khuâng, người ra đi còn thấy bồn chồn trong dạ. Bồn chồn
diễn tả sự đan xem cảm xúc không nói thành lời.
 Chỉ nghe tiếng ai tha thiết mà người ra đi đã bâng khuâng, lưu luyến.
- Cách sử dụng ngôn từ ý tứ. “thiết tha”, “tha thiết” sự hô ứng tạo mạch ngầm tri
âm. Các từ láy đứng cạnh nhau mang nhiều cung bậc cảm xúc. Im lặng là đỉnh
cao ngôn ngữ, cách trả lời đồng tình, kín đáo, sâu sắc.
- Trong cuộc chia tay có hình ảnh của “áo chàm”:

Áo chàm đưa buổi phân li


Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
+ Màu chàm là màu cây lá.
+ Áo chàm là trang phục người dân đồng bào Tây Bắc, ngày tiễn cán bộ không
chỉ có nhân dân mà còn có núi rừng Việt Bắc:
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người
+ Tình cảm thiên nhiên, con người vô cùng xúc động.
+ “Biết nói gì” không phải là không biết nói gì mà là có quá nhiều thứ để nói,
chỉ có cái cầm tay nói lên tất cả.
 Nỗi nhớ nói lên lòng thuỷ chung son sắt của người kháng chiến với quê
hương, cách mạng.
Đề 2
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa.
2, Phân tích
a, Hai câu thơ đầu là kỉ niệm của một thời vận động đấu tranh cách
mạng gian nan, khổ cực:

“ Mình đi có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”
- Tiếp nối mạch cảm xúc người ở lại hỏi người ra đi: “Mình đi có nhớ những
ngày”
+ Mình xưng hộ quen thuộc của ca dao, dân ca: “nt”
+ Mình chỉ người cán bộ kháng chiến.
+ Mình có nhớ ta là câu hỏi không để hỏi mà để khơi gợi kỉ niệm. Kỉ niệm như
sống dậy: “mưa nguồn”, “suối lũ”, “mây mù”
- Các hình ảnh đặc trưng cho thiên nhiên Việt Bắc, vùng thiên nhiên hùng vĩ,
nên thơ nhưng không ít dữ dội. Vũng núi non có địa thế hiểm yếu là nơi che
bộ đội và vây quân thù.
- Hình ảnh tương trưng cho bao gian nan nhất là vào những ngày đầu kháng
chiến. Kỉ niệm ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm hồn, kí ức người đi.
b, Sáu câu tiếp, người gợi nhắc kỉ niệm những ngày sống ở chiến
khu:
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
- Cuộc sống chiến khu thiếu thốn, cực khổ:
+ Ăn uống đạm bạc: miếng cơm, măng mai.
+ Nhà ở là những túp lều đơn sơ lợp bằng lá lau xám, bạc màu qua thời gian.
Từ láy hắt hiu đảo lên gợi chân thực, xúc động, nghĩa tình hình ảnh mái tranh
nghèo hắt hiu đượm buồn giữa mênh mông. Liên tưởng đến bài Bao giờ trở lại
của Hoàng Trung Thông.
“Làng tôi nghèo nho nhỏ bên sông
Gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi”
- Những mái rạ, ngôi nhà trở thành hình ảnh thân thương của “dân tộc đói
nghèo trong rơm rạ” nhưng tình nghĩa, anh hùng.
- Nhưng thiên nhiên vẫn đồng cam cộng khổ một lòng một dạ thuỷ chung với
cách mạng.
- Sử dụng bpnt tiểu đối:
+ Dù khó khăn, gian khổ hắt hiu lau xám và đậm đà lòng son vừa gợi nhớ mái
tranh nghèo vừa khẳng định tấm lòng son đỏ của nhân dân cho chiến sĩ cách
mạng. Sắc đỏ đậm đà và tươi thắm là biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung,
chung thành tuyệt đối và niềm tin vào tương lai.
+ Giờ đây tất cả đề là kỉ niệm:

Mình về rừng núi nhớ ai


Trám bùi để rụng măng mai để già
- Trám bùi, măng mai là sản vật Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc côi cút, lặng lẽ
trong niềm xúc động hay chính người lặng đi vì xúc động? Cả thiên nhiên và
con người cùng hoà trong niềm xúc động. Khó ai có thể diễn tả tình cách mạng
như Tố Hữu.

c, Bốn câu cuối là nỗi nhớ về quá trình kháng chiến gắn liền với
những dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa.
- Đoạn thơ là cuốn phim tư liệu lịch sử về quá trình kháng chiến. Sự kiện được
hồi tưởng sống động, 1940 phát xít Nhật chiếm nước ta để mở thêm căn cứ
đánh Đồng minh. Sau 30 năm hoạt động ở nước mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
về nươc thành lập mặt trận Việt Nam phát động phong trào kháng Nhật cứu
quốc. Tháng 12-1944, tại cây đa Tân Trào, quốc dân đại hội đã phát động tổng
khởi nghĩa giành chính quyền, nước ta bước sang kỉ nguyên mới.
- Cách sắp xếp các từ ngữ, hình ảnh “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây
đa” tạo giao điệu ngọt ngào, tha thiết như khúc hát ru kỉ niệm và nhấn
mạnh các địa danh lịch sử.
- Tố Hữu tâm sự: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”, “là điệu hồn đi
tìm những tâm hồn đồng điệu”. Cái gốc của Tố Hữu là những sự kiện chính trị.
Cái tình của Tố Hữu là tình cảm cách mạng. Các từ mình đi, mình về; các điệp
ngữ kết hợp các địa danh lịch sử được gợi nhắc tự nhiên mang đến cảm xúc tự
hào về quá khứ mà còn khiến ta xúc động vì nghĩa nặng tình sâu mà nhân dân
dành cho cách mạng.
3. Đánh giá
- Nội dung:
- Nghệ thuật:

You might also like