You are on page 1of 7

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGUYỄN CHÍ THANH


===000===

Thuyết trình bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu


Từ câu 9 đến câu 20

Môn: Ngữ Văn


Lớp: 12A11
Thành viên:

MS Tên Phân chia công việc


01 Nguyễn Thị Ngọc Anh Trình bày Power Point; Tìm nội dung phần ( )
03 Phạm Thiên Ân Thuyết trình phần ( )
12 Hồ Minh Huy Trình bày Word; Tìm nội dung mở đầu, mở rộng, liên hệ.
27 Ngô Thị Diệu Linh Thuyết trình phần ( )
31 Nguyễn Trầnh Khánh Nhi Trình bày Power Point; Tìm nội dung phần ( )
39 Phạm Tuấn Tú Thuyết trình phần ( )
MỤC LỤC
NỘI DUNG
A Phân chia nội dung – Tóm tắt ý chính
1. Tổng quan – Lời dẫn
2. Nỗi nhớ của người ở lại về cuộc kháng chiến đầy khó khăn
3. Con người Việt Bắc trọn vẹn, thủy chung với Cách mạng
4. Nhớ về cuộc kháng chiến và những sự kiện trọng đại của dất nước
5. Tiểu kết
B Nội dung thuyết trình – Bài văn hoàn chỉnh
ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH
NỘI DUNG
A Phân chia nội dung – Tóm tắt ý chính
1. Mở đầu
Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
- Kết thúc 8 câu đầu bằng dấu “...”: Chấp chứa biết bao điều muốn nói chưa kể hết giữa kẻ ở (nhân
dân Việt Bắc) và người đi (cán bộ kháng chiến) với khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn. Ta
đến với khổ 3, cảm xúc dường như tuôn trào dữ đội bởi những kỉ niệm, nỗi nhớ da diết ùa về đối với
người ở lại.
- Những nỗi nhớ về thiên nhiên, cuộc sống, tình người Việt Bắc:
+ Mưa nguồn, suối lũ, mây mù: Thiên nhiên khắc nghiệt.
+ Cơm chấm muối, mối thù nặng vai: Nhớ một chiến khu đầy gian khổ, lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Trám bùi, măng mai: Nhớ những sản vật miền rừng.
+ Nhớ những mái nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người, tình cách mạng.
+ Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa Nhớ những năm đầu kháng Nhật với những địa danh lịch sử.
- Sau mỗi cụm “Mình đi”, “Mình về” là dấu “,”: Tố Hữu tinh tế đưa vào tạo nên nhịp ngắt
=> Đây là giây phút ngưng đọng để kỷ niệm ùa về trong tâm tưởng.
2. Nỗi nhớ của người ở lại về cuộc kháng chiến đầy khó khăn
Bốn câu thơ đầu khổ 3 là nỗi nhớ đưa người ở lại trở về với những kỉ niệm của cuộc kháng chiến
gian nan, vất vả, thiếu thốn:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
- Thời gian “những ngày”, không gian “chiến khu”
- Đoạn thơ sử dụng phép điệp ngữ liên hoàn kết hợp với hình thức điệp từ, điệp cấu trúc để diễn tả
những cảm xúc dồn dập trong lòng người ở lại trong giờ phút phân li. Câu lục có hình thức câu hỏi,
câu bát trả lời nhằm tái hiện những kỉ niệm trong cuộc kháng chiến. Đại từ “mình” được sử dụng
linh hoạt, có lúc là là người ở lại, có lúc là người về xuôi tạo cảm giác quấn quýt yêu thương giữa
nhân dân và cách mạng.
- Thiên nhiên ở Việt Bắc thật khắc nghiệt: những cơn mưa nguồn xối xả, những trận lũ quét bất ngờ,
sương mù đậm đặc, giá lạnh bao phủ quanh năm. Hình ảnh mưa, lũ, mây, mù vừa là hình ảnh tả thực
vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian khổ, thử thách mà quân và dân ta phải vượt qua.
- Cuộc sống thời kháng chiến đạm bạc, thiếu thốn. Bữa ăn ngày ấy thường là sắn, khoai, cháo bẹ, rau
măng, thiếu trước hụt sau. Thủ pháp hoán dụ được nhà thơ Tố Hữu đặt trong thế tiểu đối mang ý
nghĩa sâu sắc. Tác giả lấy cái cụ thể “Miếng cơm chấm muối” để tô đậm cái trừu tượng “mối thù
nặng vai”. Cuộc sống càng vất vả, gian nan thì mối thù đế quốc, thực dân càng sâu nặng.
- Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng, hô ứng về câu trúc, nhạc
điệu: Mưa nguồn suối lũ/những mây cùng mù; Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai… Có những
cặp tiểu đối khắc ghi những sự kiện, có những cặp tiểu đối vế đầu nói về hiện thực gian khổ, vế còn
lại khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc gắn bó son sắt cùng với lối sống ân nghĩa thủy
chung. Phép tiểu đối đã khiến khó khăn thử thách càng khơi dậy quyết tâm, ý chí của con người.
3. Con người Việt Bắc trọn vẹn, thủy chung với Cách mạng
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
- Hoán dụ “rừng núi” và phép nhân hóa “rừng núi nhớ ai” đã khẳng định tấm lòng nhung nhớ của
người Việt Bắc.
- Tố Hữu đã vận dụng khéo léo chất liệu của ca dao truyền thống qua đại từ phiếm chỉ “ai” để thể
hiện kín đáo và duyên dáng nỗi nhớ lòng người ở lại:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?”
“Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.”
- Hình ảnh “Trám bùi” và “măng mai” là những sản vật, là nguồn thực phẩm mà núi rừng Việt Bắc
đã ban tặng cho con người trong những năm kháng chiến chống Pháp. Hiểu theo nghĩa khác khi
chiến tranh kết thúc, khi người chiến sĩ cách mạng về xuôi thì cuộc sống nơi đây như dừng lại, con
người nơi đây như cảm thấy chênh vênh. Núi rừng trống vắng hay chính người ở lại đang trống vắng,
héo úa vì nỗi “nhớ ai”? Những sản vật thắm đượm ân tình kia giờ đã bị lãng quên do nỗi nhớ nhung
đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người ở lại.
- Hai dòng thơ sau chứa đựng nghệ thuật tương phản, đảo ngữ và ẩn dụ. Hình ảnh “Hắt hiu lau xám”
vừa gợi khung cảnh hoang vu của núi rừng vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống nghèo khó.
Ẩn dụ “lòng son” và từ láy “đậm đà” là lời khẳng định tấm lòng thủy chung, gắn bó sâu nặng của
nhân dân Việt Bắc đối với cách mạng. Cuộc sống dù có khó khăn, vất vả nhưng người dân Việt Bắc
vẫn giàu lòng yêu nước, một lòng đi theo Đảng. Đó chính là đạo nghĩa thủy chung, là cội nguồn
chiến thắng của dân tộc.
=> Câu thơ đã kết hợp khéo léo nghệ thuật tiểu đối, phép đảo ngữ và biện pháp ẩn dụ để khẳng định
tình nghĩa sắt son dành cho kháng chiến, dành cho cách mạng.
4. Nhớ về cuộc kháng chiến và những sự kiện trọng đại của dất nước
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
- Hai chữ “núi non” gợi đến không gian hùng vĩ và hiểm trở ở Việt Bắc. Núi non trùng trùng, điệp
điệp trở thành tấm áo giáp, bức tường thành che chở bộ đội, bao vây quân thù. Đây là căn cứ địa
vững chắc, là quê hương của cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân ta:
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
- Ba chữ “mình” được điệp lại trong cùng một dòng thơ “Mình đi, mình có nhớ mình” gợi hai đối
tượng, vừa là người ra đi và người ở lại tạo nên sự quấn quýt, gắn bó không rời giữa người Việt Bắc
và người cách mạng.
- Một loạt các địa danh có thực ở Việt Bắc được liệt kê như “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
gợi nhắc những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Cây đa Tân Trào là nơi làm lễ xuất quân của
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội. Những
tên gọi ấy vang lên kiêu hãnh, tự hào vì sự trưởng thành của quân đội.
- Đoạn thơ có 6 cặp câu lục bát đều là câu hỏi tu từ mà chỉ có 2 cặp câu xuất hiện dấu chấm hỏi.
Trước hết ta có thể thấy dấu chấm hỏi được sử dụng hai lần trong đoạn thơ không giản chỉ mang
chức năng nhận biết nữa, mà nó được sử dụng hết sức phù hợp với tứ, giọng điệu của đoạn thơ, với
mạch cảm xúc của tác giả. “….Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?” ; “….Tân Trào, Hồng
Thái, mái đình cây đa?” Cả đoạn thơ là lời nhắn gửi của người ở lại với người ra đi, của đồng bào
Việt Bắc với các đồng chí cán bộ miền xuôi. Dấu chấm hỏi được đặt cuối hai dòng thơ trên như
muốn nhấn mạnh hơn các anh đừng quên những tháng ngày kháng chiến gian khổ, cùng nhau trả mối
thù cho đất nước, đừng quên những ngày sôi sục nhiệt huyết cách mạng, đứng lên giành chính quyền.
Từ “…Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?” đến “…Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
là cả một quá trình đi từ hiện thực gian khổ đến tương lai thắng lợi của cách mạng, từ “bùn đen”
vươn tới ánh sáng chói lòa. Không chỉ có thế, dấu chấm hỏi được sử dụng còn tạo nên giọng điệu đầy
tính nhạc cho đoạn thơ, khi vang khi trầm, khi dồn dập lại có khi lắng đọng. Điều này cũng hết sức
phù hợp với thơ Tố Hữu – một lối thơ giàu nhạc tính. Việc này cũng từng xuất hiện trong “Nhớ
đồng” – Bài thơ số 7 của phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy”:
“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi ?”
5. Tiểu kết
Nỗi nhớ được thể hiện bằng những dòng thơ lục bất đậm chất dân gian, những cặp câu thơ lục bát có
sự phối hợp thanh điệu hài hòa. Sáu dòng lục tào thành một điệp khúc âm thanh đan dày thành những
cấu trúc thanh bằng – trắc – bằng tạo ra nhạc điệu ngân nga trầm bổng nhẹ nhàng, khoan thai. Đoạn
thơ đã tái hiện chân thực những kỉ niệm đầy ắp yêu thương của nhân dân Việt Bắc và những người
cách mạng miền xuôi trong cuộc kháng chiến chống Pháp vất vả, gian nan mà sâu nặng nghĩa tình.
“Việt Bắc” đã trở thành khúc hùng ca, bản tình ca biểu dương tình cảm gắn bó của người cách mạng
và nhân dân Việt Bắc. Chiều sâu của tình cảm ấy chính là lòng yêu nước và đạo nghĩa thủy chung
của dân tộc.
B Nội dung thuyết trình – Bài viết hoàn chỉnh
Tố Hữu đã từng tâm sự: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân tôi
như viết về người đàn bà tôi yêu”. Thật vậy mỗi trang thơ của Tố Hữu là một bản tình ca về quê
hương Tổ quốc và người dân đất Việt. Đặc biệt hơn, đó chính là vùng đất Việt Bắc, nơi “đậm đà tình
son” đối với người chiến sĩ cách mạng - Tố Hữu. Vùng đất ấy đi vào thơ ca của ông một cách nhẹ
nhàng mà sâu lắng biết bao. Thi phẩm được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha
đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc:
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

You might also like