You are on page 1of 8

Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ Việt Bắc.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng


.....
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà.
Bài làm:
Thơ ca muôn đời nay luôn là tiếng lòng của người nghệ sĩ, là nơi họ giải
bày tâm sự, là bản nhạc muôn điệu đa bậc cảm xúc khác nhau. Thơ ca
cũng là cầu nối giữa trái tim với trái tim, đi tìm chân trời của một người
đến chân trời của triệu người. Cũng giống như mỗi người luôn có một
dấu vân tay khác nhau, cách thức hành văn, bày tỏ cảm xúc của mỗi nhà
văn nhà thơ cũng khác nhau hoàn toàn. Vì thế khi ta đọc những tác
phẩm văn chương,, ta không thể trộn lẫn Bà Huyện Thanh Quan và Hồ
XUân Hương mặc dù đề tài chung của cả hai người là về tình yêu và phụ
nữ. Và nổi lên trong phong trào dân tộc dân chủ, cùng sự phát triển của
văn học nước nhà, ta nhớ tới Tố Hữu, Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính
trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông chất phác,
mộc mạc giàu chất trữ tình. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã
để lại nhiều tác phẩm có giá trị tiêu biểu là bài thơ “Việt Bắc”. Nổi bật
lên trong bài thơ là tám câu thơ đầu với lời của kẻ ở, người đi đầy lưu
luyến xúc động
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành huyện Phù Lai,
nay thuộc Thừa Thiên Huế. Ông thân sinh Tố Hữu là nhà nho nghèo, bà
mẹ nhà thợ cũng là con một nhà nho, cả hai đã truyền cho ông tình yêu
tha thiết với văn học dân gian. Năm 12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ, một
năm sau học trường Quốc học Huế.Bước vào tuổi thanh niên, Tố Hữu
tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo
chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân Chủ ở Huế, rồi được kết nạp vào
Đảng Cộng Sản Đông DƯơng. CUối tháng 4-1939, Tố Hữu bị thực dân
Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên Huế, rồi lần lượt bị giam giữ
trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3-1942,
Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với tổ chức cách
mạng, tiếp tục hoạt động. Trong Cách mạng tháng 8, Tố Hữu là chủ tịch
ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, TỐ Hữu công
tác ở Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc, đặc trách về văn hóa văn nghệ ở cơ
quan Trung ương Đảng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và
cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ
máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước . Năm 1996, ông được tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.Ông là một trong những
lá cờ đầu tiên của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường
thơ ông luôn gắn bó và phản ánh những chặng đường cách mạng đầy
gian khổ hi sinh nhưng cũng thắng lợi vinh quanh của dân tộc. Về nội
dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc và mang
đậm tính sử thi.
Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940,
gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà”. Nơi đây, cán bộ
chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn,
nghĩa tình. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải kí hiệp định Giơ
ne vơ trả lại Hà Nội Nay cán bộ phải về xuôi tiếp tục nhiệm vụ cách
mạng. Buổi chia tay ấy biết bao kỉ niệm cứ ùa về xoắn xuýt vào lòng
khiến người đi kẻ ở day dứt, bồn chồn không yên. Nhân sự kiện lịch sử
ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ
Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc ra đời vào lúc giao thời của
lịch sử. Cuộc sống yên vui sắp tới dễ làm người ta quên đi những năm
kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm bọc, chở che cho mình. Ra
đời vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ như một lời nhắn gửi chân
thành về tình nghĩa thủy chung.
Cả khổ thơ tái hiện hoàn cảnh chiến tranh vô cùng căng thẳng và đày
khó khăn.Trong mạch hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm thời kháng
chiến cứ dần dần hiện lên trong tâm trí nhà thơ trong đó có nỗi nhớ về
những ngày tháng cách mạng còn trong trứng nước, về con người Việt
Bắc ân tình, thủy chung và cả những nỗi nhớ về những trận đánh:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây


Nhớ khi giặc đến giặc lùng – một cảm xúc bao trùm đoạn thơ. Khác với
những đoạn trước, nỗi nhớ tràn ngập yêu thương da diết và đều là
những cảm xúc hạnh phúc, bình yên. Thì trong câu thơ này, nỗi nhớ
mang âm điệu sôi sục của này kháng chiến. Thời gian chiến đấu khắc
nghiệt, hình dung ra cảnh giặc lùng từng chiến sĩ, căng thẳng vô
cùng.Làm sao quên được cái cảnh càn quét, săn lùng của kẻ thù như
một bầy chó săn khát máu. Đã bao lần chúng tắm nhân dân ta trong
những bể máu, trong tiếng kêu khóc đau thương dậy cả đất trời. Quân
giặc tìm mọi cách đàn áp, khủng bố hòng làm nhụt chí vùng lên tự giải
phóng của nhân dân ta. Không chỉ trong thơ Tố Hữu mà trong tác
phẩm của những nhà thơ khác, bao tiếng thơ ai oán, căm hờn đã nêu
bật tội ác quân xâm lược:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn


Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang.

(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)


Đọc đoạn thơ mới biết quân dân ta anh dũng như thế nào trong những
cuộc kháng chiến.Những âm mưu nham hiểm và dã tâm của kẻ thù
không thể cản trở tấm lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân ta.
Trong giờ khắc quyết định số phận của mình, quân dân ta đã vùng lên.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.

Điều đáng nói, khi giặc đến lùng thì từ con người đến thiên nhiên đều
trở thành “thần hộ vệ” cho các chiến sĩ. Cả rừng cây, núi đá đều cùng
các chiến sĩ cách mạng đánh giặc, núi thì giăng thành lũy sắt dày, rừng
thì che cho bộ đội ẩn mình để chống giặc. Những dãy núi trùng điệp
dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm che chở bộ đội, dân
quân, du kích,… Núi rừng vừa bao vây quân thù, vừa chở che bộ đội.
Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, trong
cuộc kháng chiến trường kì toàn dân, toàn diện, núi rừng thiên nhiên
cũng trở nên có ý chí, có tình người. Chúng cùng quân dân ta tham gia
chiến đấu. Tư thế hiên ngang kiêu hùng của những vách núi làm cho kẻ
thù bất lực. Cái dáng ngay thẳng của tre nứa đầy dũng khí đâm thẳng
lên trời xanh như thách thức kẻ thù. Với nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu
đã biên núi rừng, thiên nhiên thành những người lính anh dũng kiên
cường.So với những đoạn thơ trước, đoạn thơ đã tạo nên một âm điệu
sử thi hào hùng. Cả quân và dân và thiên nhiên núi rừng như hòa vào
với nhau, tạo nên một khối sức mạnh vô cùng vững chãi, đồng lòng
đánh quân xâm lược. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc không hề vô tri vô
giác mà vô cùng sống động, thể hiện sự gắn bó, đồng lòng, đoàn kết
cùng con người Việt Bắc bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp giải phóng đất nước.Núi giăng thành lũy sắt dày

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.


Cả câu thơ mở ra một không gian vô cùng lớn.
Khung cảnh chiến đấu vừa hào hùng vừa thơ mộng, đất trời bao la chìm
trong sương mù dày đặc. Màn sương ấy như che chở cho quân ta và
cản bước quân thù. Khung cảnh có phần uy linh nhưng cũng không
kém phần lãng mạn.
Hình ảnh “Mênh mông bốn mặt sương mù” cũng thể hiện sự phát
triển của kháng chiến, chiến khu giải phóng ngày càng rộn lớn hôn. Cả
núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng chung một nhịp đập trái tim. Tất cả
đang hướng về cuộc chiến đấu , hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ quê hương yêu dấu. Đặc biệt, không chỉ thiên nhiên núi rừng mà
ngay cả đất trời cũng đều là của ta, đều một lòng chống giặc.
Hàm ý câu thơ thứ hai chính là khẳng định chủ quyền của vùng giải
phóng. Sông núi này là của chúng ta, đất trời này là của chúng ta và
thực dân Pháp đang xâm phạm chủ quyền cần phải đánh đổi.Cụm từ
“cả chiến khu một lòng” đã nhấn mạnh tình đoàn kết quân dân, sự gắn
bó giữa con người và thiên nhiên. Tất cả bừng lên ngọn lửa căm hờn,
ngọn lửa hừng hực tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Qua câu thơ
này, Tố Hữu thể hiện lòng tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta. Khi Tổ
quốc, quê hương cần, tất cả thiên nhiên và con người đều sẵn sàng
chiến đấu, sẵn sàng hi sinh. Sáu câu thơ đã phần nào thể hiện lòng yêu
mến, tự hào và cảm phục của nhà thơ trước mảnh đất và con người
Việt Bắc nói riêng cũng nhân dân Việt Nam nói chung.
Ai về ai có nhớ không ?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.


Trong đoạn thơ này tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, hỏi mà như không
hỏi. Đọc qua thôi chúng ta cũng cảm nhận nỗi nhớ của người đi và kẻ ở.
Các chiến sĩ cách mạng về xuôi không nguôi nhớ những người dân Việt
Bắc đã bao bọc, cưu mang, che chở trong những năm gian khó. Và
ngược lại, những con người Việt Bắc cũng không thể quên những người
chiến sĩ cộng sản gan dạ, dám hi sinh vì tổ quốc. Người ra đi làm sao
mà quên được những trận đánh, những chiến công ấy bởi trong những
vinh quang đó có máu của đồng đội, bạn bè. Nhớ về những chiến công
cũng là tường nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống để hôm nay,
đồng đội, bạn bè và con cháu được sống và được tự hào về thắng lợi,
về sức mạnh anh hùng của dân tộc. Sau câu hỏi tu từ là đại từ “Ta”,
một đại từ thể hiện sự rộng lớn, đại diện cho một thế hệ, và khẳng định
nỗi nhớ của Ta – những người chiến sĩ về xuôi dành cho đồng bào Việt
Bắc là lớn lao, là cụ thể. Nhớ từ Phủ Thông đến đèo Giàng, từ sông Lo
đến Phố Ràng, từ Cao lạng sang Nhị Hà. Nỗi nhớ trải dài khắp miền Việt
Bắc, cho thấy một tình cảm thâm sâu và in đậm trong trí nhớ.

Đây cũng là những địa danh ghi lại những chiến công hào hùng của dân
tộc. Đó là sự kiện Phủ Thông – Đèo Giàng – nơi diễn ra các trận hồi đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp. Sông lô – phố Ràng nơi đánh tàu chiếm
Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn Phố Ràng. Riêng địa
danh Cao Bằng, lạng sơn thì ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt
trung. Như vậy, trong nỗi nhớ còn chứa đựng niềm tự hào về những
chiến công hào hùng, càng khẳng định vai trò của con người quan trọng
biết nhường nào. Điệp từ nhớ nghe nhẹ nhàng mà sâu lắng, lúc trầm,
lúc bổng, lúc mãnh liệt, và trong khổ thơ này đây nỗi nhớ là sự biết ơn
đến những người đã hi sinh trong các trận chiến và sự tự hào về Việt
Bắc – cái nôi cách mạng đã nuôi dưỡng những con người lý tưởng của
Đảng. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cùng ý chí quyết chiến
quyết thắng đã tạo nên sức mạnh của nhân dân ta, làm nên những
chiến công anh hùng. Hàng loạt những địa danh được nhắc tới. Mỗi nơi
đều gắn với một thắng lợi vinh quang. Đây Phủ Thông, kia đèo Giàng,
rồi những trận thủy chiến trên sông Lô… Cuộc kháng chiến đã nổ ra
khắp mọi nơi. Những chiến thắng đó không những trải dài theo chiều
rộng không gian mà còn trải cả trong chiều dài nỗi nhớ. Nhà thơ đặt câu
hỏi, nói đúng hơn là người ở lại hỏi người ra đi: “Ai về ai có nhớ
không?”. Bằng biện pháp liệt kê, nhà thơ đã nhắc lại những chiến công
hào hùng của quân và dân ta. Thật tự hào và đáng trân trọng xiết bao.
Tóm lại, bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, qua nỗi nhớ của người cán bộ
về xuôi đã mang lại cho đọc giả không khí nóng hổi từ những cuộc
kháng chiến đỉnh điểm của dân tộc ta trong thời kì kháng chiến chống
Pháp. Đoạn thơ cũng khắc họa được hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trù
phú, giữ dội nhưng cũng rất lãng mạng và “bao la” khắc họa được hình
ảnh người cán bộ về xuôi có tình cảm sâu nặng gắn bó với thiên nhiên,
với cách mạng. Đồng thời thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng
của quân và dân ta và khẳng định một điều: Việt Bắc chính là cái nôi,
nuôi dưỡng cách mạng
Như vậy, qua tám câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định: "Với
giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính
dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng
người". Câu chuyện cách mạng, kháng chiến mang tính chính trị, gắn
với sự kiện lịch sử cụ thể vì thế khi đi vào trang thơ "Việt Bắc" vẫn chất
chứa cảm xúc và da diết, bồi hồi. Điều này đã thể hiện rõ đặc trưng
chính trị - trữ tình trong phong cách thơ Tố Hữu. Đồng thời tạo nên nét
đặc sắc và sức hấp dẫn của bài thơ.

You might also like