You are on page 1of 19

VIỆT BẮC

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập
lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về
Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa
nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng
tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư
tưởng, là cánh chim đầu đàn của thơ ca CMVN, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc
hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư
tưởng trong hoà bình.

- Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến
giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm
kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa.

- Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và
hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình.

 Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là
cuộc chia tay của một đôi bạn đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.

Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất
tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra
đi:
“Mình về mình có nhớ ta 
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

- Cách xưng hô “mình – ta” ở đây không phải là sự xưng hô thông thường của
những đôi lứa yêu nhau hay của những cặp vợ chồng mà là sự tâm tình, thủ thỉ
xưng hô của những người cách mạng với những người dân Việt Bắc. => Cách
xưng hô thân thiết, gần gũi mà đầy luyến lưu trong giây phút chia tay giống như
đôi lứa yêu nhau phải cách xa mà lòng thì không nỡ
- Người ở lại đặt câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” để nhắc nhớ người ra đi,
gợi trong người ra đi những kỷ niệm về ” mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
- “Mười lăm năm”: khoảng thời gian từ 1940 các chiến sĩ bắt đầu tham gia cách
mạng, chiến đấu hết mình vì nước vì dân trên núi rừng Việt Bắc đến cuối năm
1954 – là thời điểm những người cách mạng quay lại thủ đô, rời xa Việt Bắc.
=> Đó là quãng thời gian rất dài, gắn liền với cuộc đấu tranh ác liệt của quân và
nhân dân ta với thực dân Pháp tàn bạo. Đó cũng chính là quãng thời gian mà
tình cảm giữa quân và dân vô cùng tha thiết, mặn nồng

- Bốn từ “thiết tha mặn nồng” cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và cán bộ thật
thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Có lẽ vì thế nên nhà nghiên cứu Nguyễn
Đức Quyền đã cho rằng: “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời
gian mà còn đo bằng thước đo tình cảm con người

- Đến câu thơ thứ ba cũng là một câu hỏi. Câu hỏi: "Mình về mình có
nhớ không" cũng có sự lặp lại gần giống câu thơ đầu. Tuy vậy, đối
tượng hỏi không chỉ còn bó hẹp trong mối quan hệ giữa "ta - mình"
và nỗi nhớ dường như không còn chỉ hướng tới "ta", mà nỗi nhớ đó
đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là không
gian "núi rừng" và "sông nguồn". Câu hỏi gợi về không gian có "núi",
có "nguồn" ở núi rừng Việt Bắc. Đây chính là không gian quen thuộc
gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Không gian đó
với người ra đi và người ở lại không còn là không gian vô hồn, vô
cảm mà là không gian chứa đầy kỉ niệm, nó góp phần tạo nên tình
cảm cho người ra đi.
- Ở trong câu thơ xuất hiện hai động từ chỉ hành động "nhìn" và "nhớ". Một hành
động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành
động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa các
hành động đó là để muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên về quá
khứ, sống ở miền xuôi đừng quên miền ngược, đừng quên về những kỉ niệm của
một thời đã qua. Đó chính là mong muốn của người ở lại nhắn nhủ tới người ra
đi. Càng về cuối thì từ "nhớ" xuất hiện càng nhiều đã thể hiện cường độ nhớ
ngày một tăng, một nỗi nhớ dâng trào da diết, mãnh liệt luôn thường trực trong
tác giả. và nó đã tạo nên âm hưởng chủ đạo cho bài thơ. Đó là âm hưởng nhớ
thương, ân tình tha thiết
 Giờ đây, cả người ra đi và người ở lại tràn ngập nỗi nhớ thương, nhìn đâu đâu
cũng thấy bóng dáng của những điều xưa cũ, còn vẹn nguyên và tinh khôi ở
trong lòng.

 Tố Hữu dường như đã gieo vào lòng người đọc cái cảm giác vấn vương một
cách lạ lùng.

Nếu như bốn câu thơ đầu lột tả tình cảm của người Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi
thì những câu thơ sau nói lên tình cảm đáp lại của chiến sĩ, cán bộ với người chiến khu:
- “Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- Người chiến sĩ định bước đi, nhưng bỗng nghe tiếng “ai tha thiết” khiến cho họ bước
đi mà trong lòng bâng khuâng, bồn chồn. Nhà thơ thật khéo léo khi chỉ qua hai câu thơ
nhưng vẽ lên được sự bịn rịn quyến luyến không muốn chia xa của cả người ở lẫn
người đi. Chỉ có những ai gắn bó với nhau lắm, yêu nhau lắm thì mới khó lòng chia xa
đến như vậy. Bởi cả hai người ở và người đi đều biết, chiến tranh sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Sự gặp lại biết đến bao giờ. Bởi thế, họ càng thấy nuối tiếc xót xa. Giống như chân lý
mà Chế Lan Viên từng khẳng định: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa
tâm hồn”. Tác giả sử dụng 2 cụm từ láy “bâng khuâng” và “bồn chồn” càng nhấn mạnh
thêm sự day dứt, lưu luyến của người đi. Người đi là các cán bộ về xuôi. Họ ra đi
nhưng vẫn mang trong mình nỗi lo lắng và nhung nhớ. Họ thương người dân chiến
khu. Họ lo lắng rồi đây, trong những năm tháng tiếp theo, người dân nơi đây sẽ như thế
nào. Thật sự, chưa nơi đâu mà tình cảm quân dân lại thắm đượm đến như thế!
- Hình ảnh buổi chia ly đầy nước mắt, nghẹn ngào con tim diễn ra chiến sĩ cách mạng và
người Việt Bắc được lột tả đậm nét ở hai câu thơ cuối:
- “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- Nói đến “áo chàm” là người ta nghĩ ngay tới hình ảnh chiếc áo màu nâu, là màu
áo của bà con nông dân lam lũ, cực khổ đã lao động cần mẫn phục vụ cho Cách
mạng. Nhà thơ sử dụng hình ảnh hoán dụ “áo chàm” chính là nói về người dân
Việt Bắc. Áo chàm không dành cho riêng ai, mà nói về tất cả những người dân
chiến khu. Họ và các cán bộ cầm tay nhau mà không biết nói gì. Không phải họ
không có gì để nói với nhau mà là trong lòng quá nhiều thứ để nói. Họ muốn nói
với nhau nhiều lắm nhưng không bắt đầu từ đâu. Trong giây phút chia xa, mọi
người đều xúc động, cảm xúc nghẹn lại nơi cổ họng để rồi không nói nên lời,
không biết phải trao nhau những câu nói gì hơn nữa ngoài cái cầm tay , đầy yêu
thương, luyến tiếc, truyền cho nhau…. Họ hiểu rằng, không còn cách nào khác.
Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc chia li. Nhưng chia li trong nước mắt hạnh phúc
vẫn hơn là trong đau khổ. Dù là phải xa nhau nhưng người dân Việt Bắc và các
chiến sĩ vẫn có niềm vui của chiến thắng.

- Dấu chấm lửng ở cuối câu như càng làm tăng thêm cái tình cảm mặn nồng, dạt
dào, vô tận. Nó như nốt lặng trong một khuôn nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân
dài sâu lắng. Qua đó con người Việt Nam hiện lên thật đẹp với những phẩm chất
tiêu biểu cho phẩm chất dân tộc: ân nghĩa, thủy chung, son sắt.

- Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc, của
quần chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế thừa tình cảm,
đạo lý sống của con người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa
thủy chung.

8 câu đầu bài Việt Bắc không thể không nhắc tới các biện pháp nghệ thuật được
nhà thơ Tố Hữu sử dụng. Đầu tiên là về thể thơ lục bát. Với thể loại này, khiến
độc giả vô cùng dễ nhớ dễ thuộc, bởi đây là thể thơ mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, lối hát đối đáp mang âm hưởng ca dao, dân ca
giúp bài thơ thêm phong phú về giai điệu. Kết hợp với nhiều biện pháp tư như
như hoán dụ, câu hỏi tu từ… giúp bức tranh buổi phân ly thêm rõ nét và nhiều
cảm xúc.
Qua 8 câu thơ đầu độc giả vô cùng cảm động trước tình cảm chân thành sâu sắc
giữa bà con chiến khu Việt Bắc với các cán bộ, chiến sĩ Cách mạng. Nếu như,
15 năm người ta sống trong sung sướng, sang giàu chưa chắc đã gắn bó, nghĩa
tình như khi người ta sống trong gian khổ hiểm nguy. Bởi thế, khi phải nói lời
chia tay, mối thâm tình ấy của người đi và người ở càng thêm day rứt, luyến lưu.

+ Bức tranh tứ bình:


Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và
con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo
đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp
phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt
trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài
thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”.

Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh
trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy
thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ
về xuôi.
Đất nước
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ
nhà thơ trẻ trong những năm tháng trường kì chống Mĩ cứu nước. Thơ
ông hấp dẫn đọc giả bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu
lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Nổi lên cho
phong cách sáng tác của ông là “Trường ca Mặt đường khát vọng”, được
ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về trách nhiệm với non sông
đất nước và sứ mệnh thế hệ mình , hơn cả là hòa mình với cuộc đấu
tranh chống Mĩ xâm lược. 9 câu thơ mở đầu của đoạn trích là 9 câu thơ
nói lên quan điểm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa
để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ
lệ, có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần
gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng
liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn
màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua
những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm
dấu ấn con người Việt.

Tác giả mượn chất liệu văn học dân gian để diễn tả về Đất Nước. Đối
với trẻ thơ, Đất Nước thân thương qua lời kể “Ngày xửa ngày xưa” của
bà của mẹ… Có nghĩa là Đất Nước đã có từ lâu đời. Đất Nước có từ
trước khi những câu truyện cổ ra đời rồi khi những câu truyện cổ có mặt
trong đời sống tinh thần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong
truyện cổ. Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với
những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết. Chính những câu
chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt
lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mỹ và lớn lên ta biết yêu đất nước
con người.

Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần

Không chỉ “có trong những cái ngày xửa ngày xưa”, Nguyễn Khoa
Điềm còn xác định cái buổi ban đầu ấy qua một nét sống giản dị nhưng
đậm đà của những người mẹ, người bà Việt Nam. Đó là phong tục ăn
trầu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. 

Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm
phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếng trầu là
biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm
linh của người Việt. Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng ra
đời. Hoàng Cầm trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” cũng đã từng nhắc
đến nét đặc trưng ấy:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng

Một Đất Nước không thể thiếu truyền thống mà một trong những truyền
thống quý báu của dân tộc ta là truyền thống đánh giặc giữ nước: “Đất
Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. “9:02”
Vẻ đẹp ấy song hành với hình ảnh cây tre Việt Nam. Cây tre hiền hậu
trên mỗi làng quê. Nó như là sự đồng hiện những phẩm chất trong cốt
cách con người Việt Nam: thật thà chất phác, đôn hậu thuỷ chung, yêu
chuộng hoà bình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong tranh đấu. 
Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời
cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh
đất thân yêu. Ở đó đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống
ngàn đời của dân tộc: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp:
“Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc trong
câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình. Nó gợi lên được ân
nghĩa thủy chung ở đời. Quy luật của tự nhiên là gừng càng già càng
cay, muối càng lâu năm càng mặn. Quy luật trong tình cảm con người là
con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy. Từ cha
mẹ thương nhau mới đi đến “Cái kèo cái cột thành tên”.
Câu thơ gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt.
Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững
chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm
cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp dồn thành sự
sống. Từ đó, tục đặt tên con cái Kèo, cái Cột cũng ra đời.

Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất
liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống
đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân
gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà
không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ
nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.
bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm đã
mang đến cho chúng ta một hình ảnh Đất Nước bình dị nhưng không
kém phần tươi đẹp. Đọc đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta cảm
nghe như cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa đang thấm vào tận từng
mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm ta thêm yêu thêm quý quê
hương Tổ quốc mình.

KB:
Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ cùng với bản trường ca “Mặt
đường khát vọng” vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của
nó và để lại ấn tượng đẹp đẽ, đọng lại trong tâm tư của bao thế hệ con
người Việt Nam trước đây, bây giờ và cả sau này. Bản trường ca của tác
giả Nguyễn Khoa Điềm làm ta thêm hiểu và yêu Đất nước đồng thời thôi
thúc bản thân hành động để bảo vệ và phát triển đất nước này.
TÂY TIẾN
Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và
xứ Đoài quê mình. Trong các sáng tác của ông thì Tây Tiến là bài thơ
xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Bài
thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn
ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về
những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây
hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây
Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc họa bức
chân dung người lính Tây Tiến:

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (xuất bản năm
1986) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm
đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh
khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một
đơn vị khác. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng; chiến
sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh
viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh
gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và
chiến đấu anh dũng. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến,
nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi
nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ
là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.

Nhớ Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng mà còn nhớ những
người đồng đội cùng trèo đèo lội suối, vượt qua muôn ngàn thử thách,
vào sinh ra tử. Nhà thơ đã hồi tưởng và vẽ lại bức chân dung của họ với
vẻ đẹp đậm chất bi tráng. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu
nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể,
khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân.
Người lính ấy phải sống trong điều kiện sinh hoạt, chiến đấu thiếu thốn
nên:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Hai câu thơ đã đề cập đến một hiện thực, đó là căn bệnh sốt rét hiểm
nghèo mà người lính thường mắc phải. Nhà thơ Chính Hữu trong bài
Đồng chí cũng đề cập đến căn bệnh này: “Anh với tôi biết từng cơn ớn
lạnh-Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Quang Dũng trong bài thơ
cũng không che giấu những gian khổ, khó khăn, căn bệnh quái ác đó và
sự hi sinh lớn lao của người lính tây tiến, “Đoàn binh không mọc tóc” là
hình ảnh đoàn quân bị rụng hết tóc, hậu quả của những cơn sốt rét rừng
hoặc phải sống miền “rừng thiêng nước độc”; “quân xanh màu lá” nghĩa
là đoàn quân có nước da xanh như tàu lá - đây cũng là hậu quả của
những cơn sốt rét rừng cả, do gian khổ và thiếu thốn; thế nhưng đoàn
binh vẫn toát lên vẻ “dữ oai hùm”, nghĩa là vẫn dữ tợn như loài hổ báo
của rừng xanh.  Hiện thực nghiệt ngã ấy lại được nhìn qua một tâm hồn
lãng mạn. Những cái đầu cạo trọc để thuận lợi cho việc đánh giáp lá cà,
những cái đầu bị rụng tóc, vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những
người lính qua cái nhìn của Quang Dũng lại trở nên oai phong, dữ dằn,
lẫm liệt như những con hổ chốn rừng thiêng

Những người lính ấy một mặt đầy oai hùng, một mặt lại rạo rực tình yêu
thương:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 Hình ảnh “mắt trừng” thể hiện ý chí quyết tâm ngùn ngụt của ngọn lửa
chiến đấu bảo vệ biên cương. Hình ảnh ấy cũng biểu hiện hoài bão, khát
vọng lập công và cháy bỏng căm thù của người lính Tây Tiến. Và ngay
trong cuộc sống chiến đấu gian khổ dữ dằn đó, những người lính vẫn để
tâm hồn cho những hình ảnh thật dịu hiền, thân thương: “Đêm mơ Hà
Nội dáng kiều thơm”.
Chiến tranh thật tàn khốc nhưng chiến tranh không thể cướp được chất
hào hoa của những chàng trai Hà thành. Không gì có thể ngăn được
những phút giây mơ mộng trong tâm hồn người lính. 
Quang Dũng với cái nhìn nhiều chiều, đã khắc hoạ chân dung người lính
không chỉ ở dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được thế giới nội tâm,
tâm hồn mộng mơ lãng mạn, phong phú của họ.

Trong chiến tranh, mất mát hi sinh là không tránh khỏi. Quang Dũng đã
nêu lên hiện thực này không che giấu theo cách riêng của ông:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Ba chữ “mồ viễn xứ" gợi cảm giác buồn thầm lặng - sự hy sinh thầm
lặng của những chiến sĩ vô danh. Ý nghĩa câu thơ mở ra thật lớn: “rải
rác” đây đó nơi “biên cương”, những nấm mồ “viễn xứ” không một
vòng hoa, không một nén hương, thật lạnh lẽo, thê lương. Bức tranh
chiến trận sẽ trở nên ảm đạm nếu nhìn bi quan như vậy. Nhưng hồn thơ
Quang Dũng mỗi khi chạm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bởi đôi
cánh lí tưởng. Câu thơ sau như một lực nâng vô hình đã đưa câu thơ
trước lên cao. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cái bi thảm bỗng
trở nên bi tráng. Với tinh thần dấn thân, tự nguyện, quãng đời thanh
xuân tươi đẹp nhất họ đã hiến dâng cho một lý tưởng cao đẹp nhất. Họ
ngã xuống thanh thản không chút vướng bận, không mảy may hối tiếc,
cái chết được xem “nhẹ tựa lông hồng”.
Viết về chiến tranh, nhiều nhà thơ đã né tránh cái chết. Còn Quang Dũng
cảm nhận cái chết như là một hiện thực tất yếu của chiến tranh. Cái chết
của những người lính qua con mắt thơ Quang Dũng rất đỗi hùng tráng
mà không hề giả dối. Cái bi tráng của câu thơ đã khẳng định được
phương châm sống của cả một thế hệ cha anh trong những năm tháng
chống Pháp gian khổ: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có hiểu được
ý chí sắt đá của một dân tộc mới thấy hết được cái hay trong câu thơ
Quang Dũng.
Quang Dũng ghi lại cảnh tượng bi tráng giữa chiến trường miền Tây
thuở ấy:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
“Áo bào” là sự kết hợp hai từ: “áo vải” và “chiến bào” khiến cho “áo
bào” vừa bình dị vừa sang trọng. Đây là cách nói mà theo Quang Dũng
là để “an ủi linh hồn những người lính”. Xuất phát điểm là tình yêu đồng
đội. Chính tình yêu thương đã khiến hồn thơ hào hoa Quang Dũng tìm
được hình ảnh đẹp để “sang trọng hóa” cái chết của người lính. Người
lính ngã xuống với chiến bào đỏ thắm trong vầng hào quang lồng lộng
của các chiến binh xưa. “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ mang
sức mạnh ngợi ca. Không thể tìm được từ nào hay hơn để thay thế cho từ
“về đất” trong câu thơ này. Nhà thơ không dùng từ "chết", từ "hi sinh"
mà lấy cụm từ "về đất" để ca ngợi sự hy sinh cao cả mà bình dị, thầm
lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng .Người chiến binh Tây Tiến đã sống và
chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Về đất” cũng
là hòa vào linh hồn đất nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và
trường tồn cùng đất nước. Dòng sông Mã đã tấu lên “khúc độc hành” dữ
dội hùng tráng để tiễn đưa hương hồn người chiến sĩ với bao tiếc
thương, cảm phục. Những mất mát đau thương như dồn nén, tích tụ
trong tiếng gầm vang rung chuyển cả núi rừng của dòng sông Mã. Các
anh đã hi sinh cho mảnh đất nảy nở đầy thơ, đầy nhạc và cùng với thiên
nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành.

Đặc sắc của đoạn thơ không chỉ ở thủ pháp đối lập mà còn bộc lộ trong
việc dùng từ, đặc biệt là dùng các động từ. Cộng hưởng với các động từ
là các từ Hán - Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, sông
Mã, khúc độc hành). Nhà thơ đã đưa người đọc vào một không gian cổ
kính, trang trọng. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đã bộc lộ được sự
hài hòa giữa cái bi và cái hùng tạo nên chất bi tráng trong bức tượng đài
cao cả về người lính Tây Tiến.
Bài thơ là khúc ca bi tráng và tinh thần lãng mạn về hình tượng người
lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tuy gian khổ, thiếu thốn mà vẫn gợi lên phẩm chất anh hùng hào hoa,
lãng mạn.

ĐẤT NƯỚC
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ
trẻ trong những năm tháng trường kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn đọc
giả bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức
về đất nước và con người Việt Nam.Nổi lên cho phong cách sáng tác của ông là
“Trường ca Mặt đường khát vọng”, được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên
năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về
trách nhiệm với non sông đất nước và sứ mệnh thế hệ mình , hơn cả là hòa mình
với cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược

Đoạn thơ là sự nhận thức sâu sắc của một người công dân, một tri thức
về sự trách nhiệm với đất nước, là sự thức tỉnh và kêu gọi những thanh
niên trí thức ở các vùng đô thị tạm chiến miền Nam xuống đường đấu
tranh chống Đế quốc, chống xâm lược. Đoạn thơ trên là suy tư của tác
giả về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái
tập thể, giữa nhân dân và đất nước. Đoạn thơ mở đầu với một lời khẳng
định:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước ” 
Dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm, khái niệm Đất nước đã được cụ thể hóa. Không
phải là những triều đại, những vị anh hùng mà chính chúng ta là chủ nhân của Đất nước.
Đất nước có trong máu thịt của ta, của mỗi người dân vô danh, bình dị và mộc mạc
nhất.

Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm qua mối quan hệ giữa đất
nước với con người:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
“Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân thiết, của tình
đoàn kết dân tộc. “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm
cho Đất Nước bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta hòa vào mọi
người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì “Đất Nước vẹn tròn to
lớn”. Bằng việc kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn
tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối
xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước /Đất Nước), nhà thơ muốn gửi
đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa
giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca : “Mặt đường khát vọng” trong thời
kì chống Mĩ ( 1971). Hiện thực diễn ra là dân tộc bị chia rẽ, đất nước bị
chia cắt. Từ đó, ta thấy được các hình ảnh “hai đứa cầm tay”, “cầm tay
mọi người”, đất nước “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn” là những
hình ảnh ẩn dụ, gợi ra suy nghĩ : có tinh thần đoàn kết toàn dân tộc sẽ có
một đất nước thống nhất vẹn toàn, vững mạnh. Như vậy, cá nhân không
thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết
toàn dân được mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng
lớn và vĩnh cửu không gì có thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó số phận
cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời đại.

Mai này con ta lớn lên


Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở
thành cao trào, giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm. Sử dụng hình ảnh
gợi cảm, tác giả khẳng định đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống
cho mỗi con người. Điều đó thật đúng và đã được lịch sử chứng minh
một cách sinh động. Khi đất nước bị ngoại xâm thì dân tộc trở thành nô
lệ,. Chỉ khi đất nước có độc lập, tự do, chúng ta mới được trở lại cuộc
sống của con người.
đất nước là máu xương của tổ tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc
ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược. Vậy mới thấy được giá trị và
sự thiêng liêng của mỗi tấc đất, dòng sông trên đất nước này.

You might also like