You are on page 1of 8

 8 dòng thơ đầu - a.

Lời người ở lại Mình về mình có nhớ ta/Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Mình về mình có nhớ ta
+ Đoạn trích mở đầu bằng lối xưng hô mình – ta vô cùng quen thuộc của văn học dân gian. Đó là âm hưởng vang
vọng của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
Mình về có nhớ ta chăng/Ta về ta nhớ hàm răng mình cười ;Mình về ta chẳng cho về/Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ
+ Hơn thế nữa, trong ngôn ngữ Việt, lối xưng hô này chỉ được dùng khi hai người có mối quan hệ cực kì gắn bó và
thân thiết, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Hóa ra, chỉ một lời thơ nhưng chất chứa trong đó là biết
bao tình cảm giữa người ở lại và người ra đi, giữa người dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến về xuôi.Người ở lại cất
lên một câu hỏi tu từ. Hỏi không phải để hỏi mà là để gợi nhắc, để nhắn nhủ.Tố Hữu đã vô cùng tinh tế khi đặt câu
hỏi này vào lời của người ở lại. Theo qui luật tâm lí, vào thời điểm chia li, sự trở trăn, bất an, lo lắng thường nhiều
hơn ở người chờ đợi. Giờ đây, mới chỉ là khoảnh khắc chia li, chưa hề chia xa mà nỗi nhớ dường như đã hiện hữu
trong lòng người dân Việt Bắc. Không có ân tình sâu nặng thì làm sao có được những câu chữ này?!
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ Nơi trang thơ xuất hiện con số “mười lăm năm”. Phải chăng thi nhân đang muốn gợi lại cả một chặng đường
kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh dũng tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn 1940?! Tố Hữu đã cố ý thêm vào
một chữ có tính chất xác định “ấy”. Mười lăm năm không còn là dòng chảy vô tình của thời gian tạo hóa mà đã trở
thành một miền kí ức đong đầy kỉ niệm không bao giờ quên và khó có thể quên giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ
về xuôi.Sự cộng hưởng ngữ nghĩa của hai từ “thiết tha, mặn nồng” đã tô đậm, nhấn mạnh, khắc sâu ân tình đậm
đà, nỗi nhớ nồng nàn về những tháng năm đã qua với biết bao nhiêu kỉ niệm, biết bao nhiêu kí ức không dễ gì
nguôi quên…
Mình về mình có nhớ không: Một lần nữa, câu hỏi tu từ lại xuất hiện. Nó như một điệp khúc cứ
trở đi trở lại, như một nỗi niềm cứ mãi hoài đau đáu trong lòng ng ở lại. Hoàn cảnh đổi thay liệu rồi lòng
ng có thay đổi? Vì lo lắng, vì bất an nên cứ nhắc nhớ mãi ko thôi
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
+ Trong lời hỏi của người ở lại có cấu trúc “nhìn… nhớ…” Có lẽ không gian cây – núi – sông – nguồn đã được nối kết
bởi cái nhìn lưu luyến và nỗi nhớ đong đầy. Nếu cây và sông tượng trưng cho thiên nhiên miền xuôi thì núi và
nguồn là biểu tượng cho núi rừng Việt Bắc. Thi nhân cũng cực kì tinh tế khi sắp xếp trật tự các hình ảnh đầy dụng ý:
Việt Bắc chính là cội nguồn Cách mạng, cội nguồn kháng chiến! Ta nghe trong ý thơ là đạo lí uống nước nhớ nguồn,
tình nghĩa thủy chung!  Chỉ mới là bốn dòng thơ đầu nhưng nồng nàn trong câu chữ là biết bao niềm thương nỗi
nhớ. Với âm hưởng dân gian và ngôn ngữ đậm tình tự dân tộc, ý thơ đã giúp ta cảm nhận biết bao điều. Lời hỏi
của người ở lại chỉ là cái cớ để nhắn nhủ một điều thôi: Xin đừng quên khoảng thời gian mười lăm năm nghĩa nặng
tình sâu. Và cũng xin đừng quên khoảng trời kí ức chất chứa bao kỉ niệm đầy vơi…
b.Lời người ra đi Tiếng ai tha thiết bên cồn/…/Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Tiếng ai tha thiết bên cồn
+ Đáp lại lời của người ở lại là tiếng lòng của người ra đi. Đại từ phiếm chỉ vô cùng thân quen của văn học dân gian
đã khiến dòng thơ chở nặng ân tình. Ta chợt nhớ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
hay: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai
Trong tâm tưởng của cán bộ về xuôi, nhân dân Việt Bắc chính là người thương…Thanh âm của tiếng nói người
thương ấy “tha thiết bên cồn”. Phải chăng đây chính là sự hô ứng đồng vọng trở lại của hai tiếng thiết tha trong
“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”?
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
+Vọng từ mỗi một con chữ là điệu hồn, là xúc cảm, là nỗi niềm của người ra đi. Hai từ láy giàu giá trị biểu cảm đã
nói hộ biết bao điều. “Bâng khuâng” là luyến tiếc, nhớ thương, ngẩn ngơ. “Bồn chồn” là không yên lòng, mong
ngóng, chờ đợi, thấp thỏm.Đứng trước khung cảnh chia li, vào thời điểm chia tay, dường như cả nội tâm và hành
động của người về xuôi đều mang nặng bao bịn rịn, bao lưu luyến.
Áo chàm đưa buổi phân li
Trong không gian luyến lưu ấy, hình ảnh “áo chàm” xuất hiện.Đây là trang phục truyền thống quen thuộc của người
dân nơi đây: Áo chàm thấp thoáng ngập ngừng/Em đi chợ hội hương rừng bay theo (Ca dao)
+ Sắc màu đó tượng trưng cho tính cách thủy chung, bền bỉ, đậm đà và vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của những người
con ở căn cứ địa Việt Bắc.Và trong quan niệm thẩm mĩ của họ, màu chàm cũng chính là màu đẹp nhất.Phải gắn bó
lắm, phải thân thuộc lắm mới có thể thấu hiểu và lựa chọn được một chi tiết thơ tinh tế như vậy!
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
+ Trong lời của người ra đi, có một sự bất thường về nhịp thơ! Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn, nhưng ở ý thơ
này lại ngắt nhịp 3/5. Hình như ẩn sau đấy là sự ngập ngừng, ngậm ngùi, nghẹn ngào của tâm trạng ở thời khắc sắp
sửa chia li. Cái “cầm tay” của kẻ ở người đi gợi ta nhớ đến:Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (“Đồng chí” – Chính
Hữu).Có những khi, hành động có sức nặng hơn vạn lời nói. Và cái cầm tay ở phút giây này cũng chất chứa trong nó
biết bao điều. Người đi không nói nên lời trong khi có quá nhiều lời để nói. Vọng từ con chữ là rất nhiều quyến
luyến, rất nhiều ân tình…
 8 dòng thơ mở đầu đoạn trích là sự hô ứng, đồng vọng giữa người ở lại và kẻ ra đi, giữa nhân dân Việt Bắc và
cán bộ kháng chiến về xuôi. Bằng cách lựa chọn những hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức gợi, đoạn thơ đong đầy sự
nồng nàn, tha thiết của ân tình thủy chung Cách mạng. Bao cảm xúc từ đây rồi sẽ vỡ òa “Người ơi, người ở đừng
về…”
 82 dòng thơ còn lại
Lời người ở lại (9-20) Mình đi, có nhớ những ngày/../Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
- Sự điệp đi điệp lại của những từ “nhớ” đã góp phần tạo giai điệu đặc biệt của đoạn thơ. So với toàn bài, đây là nơi
từ “nhớ” xuất hiện với mức độ đậm đặc (7/12 câu thơ) gợi lên cả một trời nhớ thương hoài niệm. Nỗi nhớ ấy
không hề đơn điệu mà được nhân lên ở nhiều cung bậc khác nhau của dòng cảm xúc, dàn trải theo thời gian (“nhớ
những ngày”), tỏa lan trong không gian (“nhớ chiến khu”, “nhớ những nhà”, “nhớ núi non”, “Tân Trào, Hồng Thái,
mái đình, cây đa”).
Mình đi có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Bằng cách sử dụng lối diễn đạt mộc mạc, quen thuộc, nhà thơ đã làm sống lại những ngày mà người dân Việt Bắc
và cán bộ kháng chiến cùng nhau vượt qua những khó khăn, gian khổ, những thử thách của thiên nhiên khắc
nghiệt. Trong cái dữ dội của gió núi mưa ngàn, nghĩa tình con người càng thêm bền chặt.
Mình về có nhớ chiến khu/Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Cách ngắt nhịp đều đặn cùng với hình ảnh thơ được diễn đạt bằng lối tiểu đối đã khiến lời thơ nhịp nhàng, giọng
thơ tha thiết. Đây là lời nhắc kín đáo về một thời đã qua. “Mình” và “ta” đã cùng sát cánh bên nhau để tiêu diệt kẻ
thù, đem đến cuộc sống ấm no, hòa bình. Từ cái nền hiện thực còn nhiều gian khổ để làm bật lên sự chí nghĩa, chí
tình của người dân với Cách mạng, với kháng chiến…
Mình về rừng núi nhớ ai/Trám bùi để rụng, măng mai để già
Hình ảnh thân thương mang hương rừng Việt Bắc “trám bùi”, “măng mai” vừa gợi chi tiết thực, vừa để lại bao
nghĩa tình trong lòng người kháng chiến. Núi rừng đã cưu mang cán bộ bằng trọn vẹn tấm chân tình của mình. Ta
chợt nhớ đến những vần thơ của Bác Hồ:Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng (“Tức cảnh
Pác Bó”). Và giờ đây, núi rừng dường như trở nên trống vắng, quạnh hiu khi thiếu đi bóng dáng thân quen của
những cán bộ Cách mạng. Nỗi buồn bã của không gian hay đó là niềm nhớ thương của lòng người?! Có lẽ là cả
hai…
Mình đi, có nhớ những nhà/Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Nhớ Việt Bắc còn là nhớ những con người đã cưu mang, che chở cho Cách mạng. Hai từ láy giàu giá trị biểu cảm
được đặt ở hai vế của câu thơ. Đảo ngữ cùng lối tiểu đối ấy như dựng lên hai mảng màu đối lập, nhấn vào vế trước
để làm đòn bẩy cho vế sau. Hình ảnh “hắt hiu lau xám” gợi nhớ tới không gian hoang vắng, cuộc sống còn nhiều
thiếu thốn của đồng bào Việt Bắc. Nhưng chính từ nơi đây, Cách mạng đã được dưỡng nuôi và từng bước trưởng
thành trong những năm tháng không bao giờ quên – những năm tháng ân tình nặng sâu, “đậm đà lòng son”!
Mình về, còn nhớ núi non/ …/Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
Những câu thơ đã làm sống dậy không khí lịch sử những năm đầu kháng chiến. Nói như Chế Lan Viên: “Chỉ một
cái tên thôi cũng đủ xúc động trong lòng rồi”! Những địa danh được gợi nhắc khiến lòng người xúc động bởi đó
chính là những gì thiêng liêng nhất. Mái đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội. Cây đa Tân Trào là nơi đã
chứng kiến sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của lực lượng vũ trang sau này. Câu
thơ tưởng chừng không dụng công nghệ thuật mà lại xúc động đến sâu thẳm lòng người. Nếu không gắn bó máu
thịt với Việt Bắc, nếu không có tình cảm chân thành và mãnh liệt với đất nước, với nhân dân, với kháng chiến thì
khó có thể có những câu thơ như thế!
 Đoạn thơ ngắn nhưng đã thể hiện được những nét phong cách rất tiêu biểu của thơ Tố Hữu. Đấy chính là
khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, với giọng tâm tình ngọt ngào, với những hình ảnh mộc mạc, thân thương. Kết
tinh trong câu chữ là những giá trị truyền thống của dân tộc. Cuộc sống càng khó khăn, nghĩa tình lại càng đậm đà.
Viết những dòng này, Tố Hữu đã có sự gặp gỡ với tình cảm truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Nhưng tình cảm
truyền thống ấy đã trở thành tình cảm mới mang màu sắc thời đại: ân tình thủy chung Cách mạng.
a. Lời người ra đi (Câu 21 – Câu 90)
b.1: Ta với mình, mình với ta / Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Ta với mình, mình với ta/Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh
Đáp lời người ở lại, người ra đi bày tỏ tấm chân tình của mình bằng một loạt những từ ngữ giàu sức gợi. Vẫn là lối
xưng hô chứa chan xúc cảm nhưng đến đây, hai chữ ấy quấn quýt bên nhau trong một dòng thơ gợi sự gắn bó bền
chặt. Không chỉ thế, ba từ “sau trước”, “mặn mà”, “đinh ninh” xuất hiện cùng một lúc đã tạo sự cộng hưởng ngữ
nghĩa mạnh mẽ, khẳng định sự thủy chung, chí nghĩa, chí tình của lòng người ra đi. Dẫu thời gian chảy trôi, dẫu
không gian thay đổi thì bóng hình người dân Việt Bắc, chiến khu Việt Bắc vẫn mãi hoài hiện hữu, ngự trị trong lòng
cán bộ về xuôi.
Mình đi, mình lại nhớ mình/Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Hô ứng, đồng vọng với lời hỏi chứa chan tình cảm của người ở lại là một lời đối đáp chan chứa nghĩa tình của
người ra đi, làm an lòng người ở lại. Dường như không thể nào phân định được đâu là chủ thể, đâu là khách thể
nữa. Trong ta có mình, trong mình có ta, không gì có thể chia cắt! Trong thơ, ta bắt gặp phong vị dân gian quen
thuộc qua cấu trúc “… bao nhiêu… bấy nhiêu”. Lối so sánh này gợi nhắc về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
Hơi thơ nồng nàn đạo lí thủy chung, trước sau không thay lòng đổi dạ của kẻ ở người đi. Sống một thời nhưng nhớ
cả một đời!
Nhớ gì như nhớ người yêu/…./ Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
+Lời người ra đi tràn ngập điệp từ “nhớ”. Có gì khác hơn nếu không phải là sự tô đậm, nhấn mạnh, khắc sâu niềm
nhớ đong đầy, chứa chan, da diết?! Đặc biệt là trong đoạn thơ, những sắc điệu của nỗi nhớ biến tấu linh hoạt. Có
khi là “nhớ gì”, “nhớ từng”. Có khi là “nhớ người”, “nhớ sao”…Đặc trưng của miền nhớ trong tâm tưởng người thơ
kết tụ ở câu “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Có lẽ chỉ ở thơ Tố Hữu, tình cảm chính trị, tình cảm Cách mạng mới tha
thiết như trong cung bậc của tình yêu đôi lứa như thế. Với lối so sánh này, ta cảm nghe được sự da diết, thường
trực, mãnh liệt, vừa cụ thể lại vừa mơ hồ, vượt qua giới hạn của không gian và thời gian trong nỗi nhớ của người ra
đi…
+Từ câu thơ khái quát về đặc trưng của nỗi nhớ, thi nhân đã khiến cho hoài niệm ăm ắp ùa về trên trang thơ. Miền
nhớ đã gọi về những hình ảnh của kí ức về thiên nhiên và con người Việt Bắc một cách cụ thể, da diết, bao trùm
trong không gian, tỏa lan theo thời gian. Đó là một thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hữu tình với những nét
rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc đã trở thành nỗi nhớ khắc sâu trong lòng người kháng chiến. Thiên nhiên ấy
còn gắn bó với những sinh hoạt của cán bộ Cách mạng. Xưa nay, khi nói về rừng núi, ta thường có ấn tượng về sự
hoang vu, heo hút. Nhưng từ khi Việt Bắc trở thành chiến khu Cách mạng thì thiên nhiên ấy lại trở nên gần gũi,
quen thuộc. Chính cuộc sống sinh hoạt của cuộc kháng chiến đã làm vơi đi vẻ thâm u, trầm lặng của núi rừng mà
thay vào đó là một không khí ấm áp, vui tươi… Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, vì thế, thật giàu sức sống!Đó là
những con người gần gũi, thân thương, cần cù, chăm chỉ trong lao động, gắn bó sâu nặng với cán bộ kháng chiến.
Những năm tháng ấy không thiếu những khó khăn, gian khổ, nhưng họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi và vẫn luôn
luôn lạc quan. Điều vô cùng đặc biệt kết nối lại tất cả những điều ấy chính là hai chữ: “thương nhau” chất chứa bao
nghĩa nặng tình sâu …
Với phong vị dân gian, với ngôn ngữ và hình ảnh giản dị, thân thuộc, đậm màu sắc dân tộc, đoạn thơ đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và con
người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người về xuôi. Qua đó, độc giả cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình sâu nặng của tác giả đối với mảnh đất một thời
là chiến khu Cách mạng. Những tình cảm mang màu sắc chính trị qua ngòi bút và trái tim của Tố Hữu trở nên sâu lắng, dễ đi vào lòng người, và
để lại những dư ba, dư vị khó quên…
b.2: Ta về, mình có nhớ ta/ …/Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Ta về, mình có nhớ ta,/Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Mở đầu cho bức tranh tứ bình là hai câu thơ có tính chất khái quát, là điểm tựa cảm xúc để từ đó hồi ức ùa về. Vẫn
là lối xưng hô mình – ta quen thuộc. Vẫn là câu hỏi tu từ đậm sắc điệu dân gian. Ướm hỏi lòng người nhưng thật ra
là để thổ lộ lòng mình. Ý thơ gợi nhắc câu ca dao: ‘’Mình về, mình nhớ ta chăng/ Ta về, ta nhớ hàm răng mình
cười’’ .Niềm nhớ tha thiết của cán bộ về xuôi hướng về “hoa cùng người”. Phải chăng, đấy chính là sự lưu luyến về
thiên nhiên và nhân dân Việt Bắc?! Có thể nói, Tố Hữu đã rất tinh tế khi sử dụng từ “cùng”. Âu chăng, chỉ có chữ ấy
mới bộc lộ trọn vẹn sự quyện hòa, gắn bó, song hành của núi rừng và con người nơi đây. Cũng chính chữ ấy sẽ hé
lộ và báo hiệu sự xuất hiện độc đáo của những dòng lục bát tiếp theo.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Tứ bình mở ra bằng bức tranh mùa đông. Thiên nhiên ngập tràn sắc màu, vẽ nên một không gian sinh động. Sự hòa
phối tuyệt vời của sắc xanh và đỏ đã khiến mùa đông chốn núi rừng không quạnh hiu, âm u, lạnh lẽo mà lại hết sức
ấm áp, tươi vui và tràn đầy sự sống.Giữa thiên nhiên ấy, con người xuất hiện với tư thế vững chãi, lồng lộng giữa
đất trời, giữa đèo cao mênh mông, rộng lớn. Có lẽ, đó là tư thế, tầm vóc làm chủ núi rừng, sẵn sàng đối mặt với
những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Đông rồi sang xuân. Và để diễn tả sự chuyển mùa ấy, thi nhân đã sử dụng một tín hiệu thẩm mĩ đầy tinh tế: hoa
mơ. Đây là một hình ảnh mang nét riêng, linh hồn của mùa xuân Việt Bắc. Phải gắn bó, phải thấu hiểu thì mới có
thể chọn lựa được một chi tiết thơ đặc trưng như thế! Sắc trắng tinh khôi, nhẹ nhàng, thuần khiết, thanh thoát
dường như đang bao phủ, tràn ngập, trải ra ngút ngàn không gian thơ. Hiệu ứng ấy được tạo nên từ việc chuyển
hóa từ loại tài hoa của tác giả!Thiên nhiên mùa xuân đã hòa quyện cùng nét đẹp của những con người nơi ấy.
Không phải ngẫu nhiên mà thi sĩ đặt ba chữ “chuốt”, “từng”, “sợi” kế tiếp nhau trong một dòng thơ. Hiện lên trong
trang viết là những con người tỉ mỉ, khéo léo, kiên nhẫn, cần cù, đặt trọn vẹn tâm huyết và tình cảm của mình trong
công việc lao động. Mỗi một chiếc nón từ Việt Bắc dường như chất chứa bao yêu thương.
Ve kêu rừng phách đổ vàng/Nhớ cô em gái hái măng một mình
Mùa tiếp mùa. Đông qua. Xuân đến. Hạ sang. Bức tranh mùa hè được tái hiện bởi cả âm thanh lẫn hình ảnh (tiếng
ve và rừng phách). Đấy đều là những tín hiệu quen thuộc báo hè về. Nhưng cái hay của ý thơ là quen mà lạ, lạ mà
rất quen. Ta có cảm giác tạo vật thiên nhiên có một sự tương giao, hòa hợp tinh tế. Tiếng ve như đang thúc giục
rừng phách đổ vàng. Tiếng ve càng rộn rã thì rừng phách càng rực rỡ. Điều đặc biệt hơn nữa là chữ “đổ” đã tạo ra
nhịp bước thời gian và sự vận động của không gian. Không phải là nhuộm. Không phải là nhuốm. Không phải là
chuyển. Mà phải là đổ! Có lẽ, chỉ chữ ấy mới chuyển tải được trọn vẹn sự chuyển đổi sắc màu vừa nhanh, vừa
mạnh mẽ, vừa đột ngột, vừa bất ngờ. Cả khu rừng như đang óng ánh sắc vàng. Nếu không có một tâm hồn nhạy
cảm, nếu không có một trái tim thiết tha thì làm sao có được ý thơ này! Giữa bức tranh mùa hạ là một hình ảnh
thân thiết, gần gũi qua cách gọi đầy tình cảm của người ra đi “cô em gái”. Con người Việt Bắc toát lên vẻ đẹp gắn
bó, hòa nhập với núi rừng. Hình như những công việc lao động đời thường của họ chưa bao giờ vắng bóng cây cối,
đất rừng nơi đây…
Rừng thu trăng rọi hòa bình/Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Tranh tứ bình khép lại bởi không gian mùa thu. Nhà thơ đã có dụng ý nghệ thuật khi khép lại bức tranh rất đẹp này
bằng hình ảnh ánh trăng. Về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra sự yên bình, thơ mộng, đầy lãng mạn của đêm chốn núi
rừng. Về ý nghĩa tượng trưng, trăng là biểu tượng cho khát vọng hòa bình, hướng về một ngày mai tươi sáng. Và
đấy cũng chính là đích đến của những năm tháng kháng chiến gian khổ mà oanh liệt.Vẻ đẹp của người dân Việt Bắc
thường được thể hiện qua những lời ca, tiếng hát. Ở đó kết tinh đời sống tâm hồn và mọi cung bậc tình cảm của
niềm thương nỗi nhớ trong lòng người nơi đây. Hơn thế nữa, qua lời hát, ta sẽ bắt gặp lối sống nghĩa tình, thủy
chung, mặn nồng, trước sau không thay đổi, dù thời gian cách xa, dẫu không gian cách biệt…
 Có thể nói, bốn mùa đông – xuân – hạ - thu của thiên nhiên Việt Bắc và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc
đã được bộc lộ đủ đầy dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu. Màu sắc, đường nét, hình ảnh, âm thanh hòa phối tuyệt
đẹp, tạo nên thần thái, linh hồn riêng. Vọng từ con chữ là bao nhớ nhung, bao yêu thương, bao gắn bó, bao thấu
hiểu và bao nghĩa tình của người ra đi – cán bộ kháng chiến về xuôi. Tâm và tài của người nghệ sĩ đã quyện hòa để
làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn thơ này.
B3. Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ …/Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà…
Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Trong mạch hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm thời kháng chiến cứ dần dần hiện lên trong tâm trí nhà thơ. Trong
đó có nỗi nhớ về những trận đánh. Làm sao quên được cảnh càn quét, săn lùng của kẻ thù! Đã bao lần chúng tắm
nhân dân ta trong những bể máu, trong tiếng kêu khóc đau thương cả đất trời. Quân giặc tìm mọi cách đàn áp,
khủng bố nhằm làm nhụt chí vùng lên tự giải phóng của nhân dân ta. Nhưng những âm mưu nham hiểm và dã tâm
của kẻ thù không thể cản trở được lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân ta. Trong giờ khắc quyết định số
phận của mình, quân dân ta đã vùng lên. Không chỉ con người mà cả rừng núi cũng chung sức đánh Tây. Thiên
nhiên đất trời Việt Bắc trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng trong cuộc chiến.
Núi giăng thành lũy sắt dày/Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Với nghệ thuật nhân hóa, Tố Hữu đã biến núi rừng trở thành những người lính anh dũng, kiên cường. Đó vốn là
những vật vô tri. Nhưng dưới con mắt của nhà thơ, trong cuộc kháng chiến trường kì, thiên nhiên trở nên có ý chí,
có tình người. Những dãy núi trùng điệp như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm vừa che chở bộ đội, dân quân,
du kích, vừa bao vây kẻ thù xâm lược. Tư thế hiên ngang, kiêu hùng của rừng núi nơi đây như thách thức mọi dã
tâm của bọn thực dân cướp nước.
Mênh mông bốn mặt sương mù/Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Ý thơ gợi ra khung cảnh chiến đấu vừa thơ mộng vừa hào hùng. Đất trời bao la chìm trong sương mù dày đặc.
Màn sương ấy như che chở cho quân ta và cản bước quân thù. Cả núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng chung một
nhịp đập trái tim. Tất cả đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương yêu
dấu. Con người và thiên nhiên, quân và dân đều “một lòng” bừng lên ngọn lửa hừng hực tinh thần quyết chiến,
quyết thắng. Vang vọng trong lời thơ là lòng tự hào trước tinh thần, trước sức mạnh của dân tộc ta.
Ai về ai có nhớ không?ta về t nhớ phủ thông/…Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà…
Vẫn là câu hỏi tu từ ướm hỏi lòng người để bộc lộ lòng mình, vẫn là đại từ phiếm chỉ “ai” nói về người thương và
vẫn là điệp từ “nhớ” thân thuộc hiện lên nơi trang thơ. Trải ra trong chiều dài của nỗi nhớ chính là những trận
đánh. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cùng ý chí, quyết tâm đã tạo nên sức mạnh của nhân dân ta, làm
nên những chiến công anh hùng. Bằng bút pháp liệt kê, hàng loạt những địa danh được nhắc tới. Mỗi nơi đều gắn
với một thắng lợi vinh quang. Người ra đi làm sao quên được những chiến công ấy vì trong vinh quang có sự cống
hiến của đồng đội, của bạn bè! Nhớ về điều đó cũng là tưởng nhớ về những anh hùng đã ngã xuống để hôm nay, ta
được sống và được tự hào về thắng lợi, về sức mạnh của dân tộc. Vọng từ con chữ là biết bao cảm xúc tự hào và
trân trọng!
Bằng điệp từ, bằng thủ pháp nhân hóa, bằng lối liệt kê, câu hỏi tu từ và một loạt những âm tiết “cùng”, “giăng”,
“che”, “vây”, “một lòng”, đoạn thơ chính là khúc ca mang đậm khuynh hướng sử thi. Thiên nhiên đã luôn song
hành, gắn bó cùng con người để làm nên những tháng ngày kháng chiến vang dội. Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô,
phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà đã trở thành những chứng nhân lịch sử, đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của cuộc
hành trình chống Pháp của dân tộc Việt Nam.
Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Từ những chiến công, trong nỗi nhớ, những đêm hành quân thật hùng dũng đã hiện về. Cả núi rừng, đất trời như
vang dậy. Từ láy “rầm rập”, phép so sánh và các âm “r” liên tiếp trong một dòng thơ đã tạo hiệu ứng nghệ thuật
thật mạnh mẽ! Từng chữ như rung lên theo nhịp bước quân hành của những đoàn quân ra trận. Trong trái tim họ,
những lời thề vang vọng, thúc giục họ đi lên, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Quân đi điệp điệp trùng trùng/Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Miêu tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp trùng trùng”. Có lẽ chẳng còn từ ngữ nào có thể diễn
tả được sức mạnh của đoàn binh hơn thế! Đoàn binh, với “ánh sao đầu súng”, cùng chung lí tưởng, khát vọng,
đang mạnh mẽ, đông đảo, nối tiếp tiến bước trong bầu dũng khí ngút trời.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn/Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Cùng với bộ đội chủ lực, những đoàn dân công cũng xung phong ra tiền tuyến. Hình ảnh họ trên con đường ra trận
được miêu tả thật hùng dũng, hiên ngang. Với hình ảnh phóng đại “bước chân nát đá”, tác giả đã khắc họa hình
tượng của dân công với sức mạnh thật phi thường! Muôn tàn lửa bay sau lưng như những khó khăn đã bị đẩy lùi
về phía sau. Họ là những con người anh hùng của mảnh đất anh hùng!
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Hình ảnh thơ giàu sức gợi cùng từ láy “thăm thẳm” tái hiện về một thời kì đã qua. Khó khăn gian khổ đã khép lại.
Trước mắt đoàn quân, ánh đèn pha bật sáng như niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến và tương lai
tươi sáng của dân tộc. Ý thơ tràn đầy cảm hứng lạc quan và tin tưởng!
Tin vui chiến thắng trăm miền/.. Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
Đoạn thơ khép lại trong niềm vui ngập tràn con chữ. Ta cảm nhận được sự vỡ òa của hạnh phúc trong mỗi một địa
danh được nhắc đến, trong điệp từ “vui” được láy đi láy lại nhiều lần. Đó là những chiến thắng chở chất bao khát
vọng, bao hoài bão về một ngày hòa bình tươi sáng của Tổ quốc thân thương!
 Đoạn thơ có âm hưởng vô cùng mạnh mẽ, hào hùng, dồn dập của khí thế chiến đấu. Đó là âm vang của bước
chân hành quân rung chuyển đất trời. Đó là âm vang của niềm tin vào tương lai tất thắng. Và đó cũng là âm vang
của bao chiến công một thời. Tất cả những thanh âm ấy đã được diễn tả một cách nhuần nhị qua hệ thống từ láy
với lối liệt kê, so sánh, điệp từ và thủ pháp phóng đại. Tràn trề trong thơ là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn!
B4. Ai về ai có nhớ không?... Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào
Đoạn cuối đã khép lại trọn vẹn ân tình sâu nặng, thủy chung của người ra đi. Vang lên trong câu chữ là lòng tự hào,
là niềm biết ơn đối với Đảng, với Bác Hồ, với Cách mạng và với Việt Bắc – cội nguồn kháng chiến. Đoạn thơ mang
âm hưởng sử thi khá đậm nét. Và đây cũng chính là một nét tiêu biểu của phong cách thơ Tố Hữu: vừa giàu chất lí
tưởng, vừa thấm đẫm tình tự dân tộc tha thiết, ngọt ngào...

Trong bản đồ văn học Vnam, dường như mỗi nhà văn, nhà thơ đều chọn cho mình 1 mảnh đất để thương và để
nhớ. Ng Trung Thành bén duyên với Tây Nguyên bao la nắng gió, Ng Thi dành hết yêu thương cho mảnh đất Nam
Bộ nghĩa tình, Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc xa xôi mà rộng lớn để thỏa mãn ‘’thú xê dịch’’..Còn với Tố Hữu-1 nhà
thơ trữ tình chính trị thì VBắc lại là máu thịt của ông. Sau mười lăm năm gắn bó với biết bao’’thiết tha mặn nồng’’
thì mảnh đất và con người Vbac lại càng trở nên là một phần đời ko thể thiếu trong tâm hồn nhà thi sĩ cmang ấy.
Có lẽ cũng chính vì vậy mà 2 chữ’’VB’’ đã trở thành tên gọi của một bài thơ,1 tập thơ. Thi phẩm ấy là khúc nhạc
lòng sâu lắng về mối tình thủy chung mặn nồng giữa những con người cmang và nhân dân đc thể hiện qua hồn thơ
lục bát ngọt ngào-đặc biệt qua đoạn thơ:

“Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. -
“Việt Bắc” là lời nhắn nhủ thiết tha: hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa
thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam. Để làm nên thành công của đoạn thơ trên, Tố Hữu đã use 1 số
thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của ông: thể thơ lục bát mang đâm tính dân tộc,
phù hơp với cách thể hiện tình cảm. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, nghệ thuật hoán dụ, Kết cấu đối đáp - Ngôn ngữ
đậm sắc thái dân tộc.

You might also like