You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI BÁO CÁO


SỰ SỤP ĐỔ CỦA NOKIA VÀ KODAK
BÀI HỌC KINH NGHIỆM

GIÁO VIÊN: Thầy Nguyễn Bảo Phương


LỚP HỌC PHẦN: 49K30.1
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Thị Trà My


Nguyễn Ái Oanh
Võ Thị Trà My
Ngô Thị Thùy Trâm
Đàm Quốc Trung

Đà Nẵng, 02/10/2023
PHẦN 1: NOKIA
I. Giới thiệu:
+ Nokia Corporation là tập đoàn viễn thông đa quốc gia tập trung chủ yếu vào các sản phẩm
viễn thông không dây và cố định, có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, Phần Lan.
+ Lịch sử của Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi kĩ sư người Phần Lan Fredrik Idestam cho
xây dựng một nhà máy chế biến gỗ giấy công nghiệp và bắt đầu sản xuất giấy.
+ Xuyên suốt những năm sau đó, Nokia nhanh chóng đạt tới đỉnh cao và cũng nhanh chóng
lụn bại, cuối cùng phải bán lại mảng kinh doanh điện thoại di động cho Microsoft vào năm
2013.

 Vị thế của Nokia:


+ Đứng trước sự sụp đổ của chuỗi cung ứng vào năm 1990, hệ thống kỷ luật được đưa ra đã
hoạt động vô cùng hiệu quả và giúp Nokia mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng nhanh gấp
nhiều lần so với đối thủ cạnh tranh.
+ Năm 1996, Nokia cho ra đời sản phẩm điện thoại thông minh đầu tiên, The Communicator
và cũng là sản phẩm điện thoại đầu tiên có gắn camera của Nokia.
+ Xuyên suốt từ năm 1996 – 2000, mỗi mẫu điện thoại mới ra mắt của Nokia bán được hàng
chục, hàng trăm triệu chiếc.
+ Vào năm 2000, công ty góp tới 4% vào GDP của Phần Lan. Lúc hoàng kim, thương hiệu
này từng nắm giữ tới 41% thị phần toàn cầu – điều mà khó có một nhà sản xuất điện thoại
nào có thể làm được ngày nay.
-> Từ năm 1996 đến năm 2000, Nokia đã trải qua một giai đoạn phát triển ấn tượng và trở
thành một trong những công ty điện thoại di động hàng đầu thế giới.

1) Định hình thị trường điện thoại di động:


- Đầu năm 1990: Thị trường điện thoại di động đang trải qua sự đột phá với việc chuyển từ
các điện thoại cầm tay lớn và nặng sang các thiết bị nhỏ gọn hơn, dễ dàng mang theo và
Nokia đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tiêu chuẩn GSM (Global
System for Mobile Communications), giúp hình thành nền tảng cho việc kết nối di động trên
toàn cầu.
- Chuyển đổi từ các thị trường cục bộ sang thị trường toàn cầu: Nokia tập trung vào việc phát
triển điện thoại di động, và dẫn đầu trong việc thiết kế các sản phẩm đa dạng, từ điện thoại
giá thấp đến điện thoại cao cấp được bán trên toàn thế giới, không chỉ ở các thị trường cục
bộ.

2) Sự đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm:


- Sự đổi mới liên tục: Nokia nổi tiếng với khả năng đổi mới liên tục trong thiết kế và công
nghệ của điện thoại di động. Họ không ngừng đưa ra các sản phẩm mới và cải thiện chúng để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Các sản phẩm như Nokia 5110 và 3210 đã
trở thành biểu tượng của sự đổi mới và sự linh hoạt trong thiết kế sản phẩm.
- Game trên điện thoại: Nokia 3310 được biết đến với trò chơi Snake, một trong những trò
chơi điện tử đầu tiên trên điện thoại di động, đã tạo nên trải nghiệm giải trí mới.
- Đa Dạng Hóa Dòng Sản Phẩm: Từ các điện thoại giá rẻ cho người dùng mới bắt đầu đến
các sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng, Nokia đã đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút
mọi phân khúc khách hàng.
3) Chiến lược tiếp cận thị trường:
- Hợp Tác với Nhà Mạng và Nhà Sản Xuất Phần Cứng: Nokia thiết lập mối quan hệ đối tác
mạnh mẽ với các nhà mạng và nhà sản xuất phần cứng để đảm bảo rằng sản phẩm của họ
tương thích tốt và có sẵn trên nhiều thị trường khác nhau.
- Xâm nhập các thị trường đang phát triển: Nokia đã mở rộng hoạt động của mình vào các thị
trường mới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, bằng cách cung cấp các sản phẩm giá
rẻ và chất lượng.

4) Chăm sóc khách hàng và dịch vụ:


- Chăm Sóc Khách Hàng Xuất Sắc: Nokia xây dựng uy tín của mình trên thị trường thông
qua chất lượng sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo tạo ấn tượng mạnh mẽ và dịch vụ khách
hàng xuất sắc. Họ tạo ra một mạng lưới hỗ trợ khách hàng tốt và luôn lắng nghe ý kiến của
họ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
- Cập Nhật Phần Mềm và Firmware: Nokia thường xuyên cập nhật phần mềm và firmware
của các thiết bị của mình, giúp người dùng trải nghiệm các tính năng mới một cách đều đặn.
- Tích hợp dịch vụ: Nokia bắt đầu tích hợp các dịch vụ khác như tin nhắn văn bản (SMS) và
điều hướng bằng giọng nói vào các sản phẩm của mình.

5) Kết luận:
- Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, Nokia đã xây dựng một vị thế vững chắc trong
ngành công nghiệp di động thông qua chiến lược sản phẩm đổi mới, tiếp cận thị trường sáng
tạo và chăm sóc khách hàng xuất sắc.

II. Lịch sử và thành công ban đầu


- Năm 1987, Nokia ra mắt chiếc điện thoại Mobira Cityman 900, đây là chiếc điện thoại có
thể di chuyển đầu tiên trên thế giới.

- Mặc dù có mức giá cao nhưng vẫn được tiêu thụ khá nhiều, thậm chí còn trở thành biểu
tượng cho sự cao quý và giàu sang của người sử dụng tương tự như những viên kim cương.
- Nokia dần thay đổi và hoàn thiện các sản phẩm của mình. Đến năm 1992, Nokia giới thiệu
chiếc Nokia 1011, chiếc điện thoại GSM đầu trên thế giới, và số hiệu model được ghép từ
ngày ra mắt, tức 10/11.

Nokia chính là một trong những công ty đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
chuẩn GSM, chuẩn mạng phổ biến mà các phiên bản mới hơn của nó vẫn đang được chúng
ta sử dụng ngày nay. Đây là công nghệ mạng di động thế hệ thứ hai vừa có thể truyền tải
giọng nói, vừa truyền được dữ liệu.

 Thời kỳ phát triển cực thịnh của Nokia


Những năm tháng huy hoàng nhất của Nokia bắt đầu từ năm 1994 khi mà hãng công nghệ
Phần Lan cho ra mắt những chiếc điện thoại 2100 series tích hợp bộ nhạc chuông Nokia
Tune huyền thoại.

Doanh thu 2100 series đạt 20 triệu chiếc, vượt nhiều lần so với kỳ vọng 400.000 sản phẩm
mà Nokia đặt ra lúc đầu.
- Chỉ 4 năm sau đó, Nokia trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới soán ngôi
của Motorola. Khoảng 1 năm sau, Nokia vươn lên đạt thị phần 25%: cứ 4 điện thoại di động
bán ra thì có 1 chiếc của Nokia.
- Năm 1999, Nokia ra mắt Nokia 7110, một chiếc điện thoại có các chức năng trình duyệt
web và email.
- Năm 2001, Nokia ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên có camera, chiếc Nokia 7650.

Nokia 7650 – chiếc điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Sybian OS

chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Sybian OS (hệ điều hành của riêng Nokia) ra đời như để
cạnh tranh trực tiếp với Android và iOS.

- Đến năm 2002, Nokia tiếp tục giới thiệu chiếc điện thoại Nokia 3650, đây là mẫu điện thoại
đầu tiên quay được video và cũng là mẫu đầu tiên hỗ trợ kết nối 3G.
V. Sự kết thúc của Nokia trong thị trường điện thoại di động?
- Sự kết thúc của Nokia trong thị trường điện thoại di động:
+ Chậm đáp ứng với công nghệ màn hình cảm ứng: Nokia không kịp thời đáp
ứng với xu hướng công nghệ màn hình cảm ứng, tiếp tục sử dụng các thiết kế
truyền thống trong khi các đối thủ như Apple và Samsung đã áp dụng công nghệ
tiên tiến này.
+ Hệ điều hành không linh hoạt: Nokia đã chậm trong việc phát triển hệ điều
hành, và khi họ chuyển từ Symbian sang Windows Phone, họ không thể cạnh
tranh với Android và iOS trong việc thu hút nhà phát triển ứng dụng.
+ Thiếu sự đổi mới và khả năng cạnh tranh thấp : Nokia không đưa ra các sản
phẩm đổi mới đủ sáng tạo để cạnh tranh với các đối thủ. Sự monotone trong thiết
kế và tính năng khiến họ mất sự chú ý của khách hàng.
+ Kết thúc của dòng Lumia: Dòng sản phẩm Lumia chạy hệ điều hành Windows
Phone của Nokia không đủ mạnh mẽ để cạnh tranh với các smartphone Android
và iPhone.

 Quá trình mua lại Nokia bởi Microsoft:


+ Sự mua lại đầy kì quặc: Trong một nỗ lực để tăng cường dòng sản phẩm
smartphone của mình, Microsoft đã mua lại bộ phận sản xuất điện thoại di
động của Nokia vào năm 2014 với giá khoảng 7.2 tỷ đô la Mỹ.
+ Thất bại của Microsoft Lumia: Dưới sự quản lý của Microsoft, dòng điện
thoại Lumia tiếp tục gặp thất bại. Hệ điều hành Windows Phone không thu hút
người dùng và nhà phát triển ứng dụng, dẫn đến giảm sút doanh số bán hàng
và thất bại trên thị trường.
+ Kết thúc của dòng Lumia và rơi xuống của Microsoft: Microsoft chấm dứt
sản xuất dòng Lumia vào năm 2016 và rút lui hoàn toàn khỏi thị trường điện
thoại di động, ghi nhận mất khoảng 10 tỷ đô la Mỹ trong quá trình này.

 Tóm lại, sự kết thúc của Nokia trong thị trường điện thoại di động
chủ yếu được đặt ra do sự chậm trễ trong đổi mới công nghệ và không thể
cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu. Sự mua lại của Nokia bởi Microsoft
không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn dẫn đến sự thất bại lớn đối
với cả hai công ty.
 Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ :
A. Thiếu sự đổi mới :
Vào đầu những năm 2000, chiến lược phát triển của Nokia là tập trung đổi mới đánh giá
cao các dòng sản phẩm mang lại tính trải nghiệm tốt cho người dùng nhưng khi đã nắm
lĩnh được phần lớn thị trường và không có nhiều công ty làm được như họ nên kế hoạch đã
bị bỏ dỡ. Sau đó Nokia chỉ tập trung sản xuất hàng các dòng điện thoại cơ bản, những tính
năng cũ kỹ, không có quá nhiều tính đột phá trong sản phẩm. Trong khi đó, các đối thủ khác
đã thiết kế và trải nghiệm người dùng mới mẻ, làm cho sản phẩm Nokia trở nên lạc hậu
Không thích nghi với môi trường :
Sự chậm chạp trong việc thích nghi với hệ điều hành mới:
Trong khi các đối thủ như Apple và Samsung đã nhanh chóng thích nghi với hệ điều hành di
động mới như iOS và Android, Nokia đã tiếp tục tập trung vào hệ điều hành Symbian. Điều
này đã làm cho họ mất đi cơ hội trong việc tận dụng sự phổ biến của các hệ điều hành mới
mẻ và mạnh mẽ này.

B. Chiến lược tiếp thị kém:


Thiếu sự tập trung vào thương hiệu và tiếp thị: Trong khi các đối thủ như Apple và
Samsung đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng và quảng cáo thương hiệu của họ, Nokia không
có một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và nhận thức rõ về giá trị thương hiệu của mình. Điều
này làm cho họ trở nên mờ nhạt trong tâm trí của người tiêu dùng.
Kế hoạch tiếp thị không rõ ràng: Nokia đã thiếu một kế hoạch chi tiết và cụ thể. Họ thường
quảng cáo sản phẩm mà không làm rõ được điểm mạnh hay là sự độc đáo của sản phẩm so
với các đối thủ khác
Vẫn còn sử dụng chiến lược tiếp thị truyền thống: Nokia vẫn còn tập trung quá nhiều vào
các cách tiếp thị truyền thống như cửa hàng bán lẻ, trong khi đó các đối thủ khác đã tiếp cận
vào các nền tảng mạng xã hội và trực tuyến
Sản phẩm và tiếp thị không đồng bộ : Một số sản phẩm Nokia không được quảng cáo và tiếp
thị một cách hiệu quả, trong khi một số sản phẩm khác lại được đầu tư vào quá nhiều tuy
nhiên chúng không mang lại nhiều lợi nhuận lớn. Ngoài ra, một số sản phẩm Nokia có thể
không phản ánh rõ giá trị thương hiệu của công ty dẫn đến việc người tiêu dùng không thể
nhận biết được thương hiệu Nokia và sản phẩm của họ.
Thiếu tương tác và lắng nghe khách hàng: Nokia không có chiến lược tương tác và lắng
nghe khách hàng gây ra việc họ không thể giải quyết kịp thời và đáp ứng được các mong
muốn của người tiêu dùng.
C. Tự tin một cách thái quá
Các cấp lãnh đạo cao nhất của Nokia nghĩ rằng không có gì có thể làm ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của họ. Các công ty mới như Google, Apple không được Nokia đánh giá
cao từ những ngày đầu ra mắt, thậm chí Nokia còn cho rằng sự xuất hiện của các dòng điện
thoại thông minh, màn hình cảm ứng sẽ thúc đẩy sự phát triển của điện thoại Nokia.
D. Mâu thuẫn nội bộ
Công ty đã thực hiện nhiều thay đổi lớn trong chiến lược mà không có sự đồng thuận hoặc
hướng dẫn rõ ràng, dẫn đến sự nhầm lẫn và mất địnhh hướng. Bên cạnh đó còn có mâuu
thuẫn trong quá trình ra quyết định, điều này làm cho các dự án và chiến lược khó tiến hành
một cách hiệu quả
Những sự nỗ lực cuối cùng của Nokia
Nokia đã bị mắc kẹt bởi hệ thống điều hành Symbian – vốn đem lại thành công ban
đầu cho Nokia. Hệ thống này tập trung vào thiết bị, khi xu hướng thị trường tập trung
vào ứng dụng và nền tảng.
Cho đến năm 2011, công ty đã thực hiện một bước nhảy vọt về niềm tin vào điện thoại
Windows.
⇒ Nhưng do phản ứng chậm chạp, Nokia đã phải chịu sự sụp đổ như vậy.

VI. Hậu quả và bài học


1.Hậu quả
- Nokia lỗ hơn 1 tỷ Euro trong 2011 và liên tiếp báo lỗ trong các quý của 2012:
1,34 tỷ Euro trong quý I, 826 triệu Euro trong quý II, 576 triệu quý III. Tổng lỗ trong 2012
rơi vào khoảng 3 tỷ Euro.
- Cổ phiếu của hãng cũng bị giảm không phanh. Sau một khoảng thời gian thua lỗ Nokia
cuối cùng cũng quyết định bán lại toàn bộ mảng thiết bị và dịch vụ cho Microsoft đánh dấu
sự kết thúc của một “đế chế” mang tên Nokia.

2. Bài học
Thất bại này đến từ nhiều yếu tố như quản lý yếu kém, tái cấu trúc ồ ạt, đấu đá nội bộ và tập
trung quá nhiều vào mảng phần cứng điện thoại. Vậy nên, những bài học đắt giá được rút ra
từ sự thất bại này là:
- Luôn luôn tìm hiểu và cập nhật thị hiếu của khách hàng
- Sẵn sàng thử nghiệm, cải tiến và thay đổi
- Mô hình kinh doanh của bạn phải bền vững
- Theo dấu đồng tiền; đừng chỉ tập trung vào cách bạn đang kiếm tiền hiện tại
- Thiết lập kênh tuyển dụng hiệu quả giúp bạn chiêu mộ người tài
Kodak: Ông vua một thời của ngành nhiếp ảnh
Những chiếc máy ảnh cùng những cuộn phim của Kodak được nhiều người đánh giá cao cả về chất lượng
lẫn giá cả, đem lại cho công ty vị thế “ông hoàng” trong suốt một thời gian dài
Kodak là một hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới. Hãng được thành lập vào
năm 1888 tại Mỹ và đã trời thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
máy ảnh và phim ảnh. Kodak đã đóng góp rất nhiều cho ngành công nghiệp ảnh đặc biệt là
trong việc phát triển công nghiệp phim ảnh và máy ảnh kỹ thuật số. Với những sản phấm
chất lượng và độ tin cậy cao, Kodak đã trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng yêu
tích và tin tưởng. Hiện nat, Kodak vẫn tiếp tục phát triển và cung cấp các sản phẩm máy ảnh
và phim ảnh chất lượng cao cho thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên đã rời khỏi vị trí hoàng kim của ngành công nghiệp nhiếp ảnh
Bài báo cáo sau đây sẽ nói rõ chi tiết về Kodak và nguyên nhân sụp đổ

I) Lịch sử thành lập và thành công ban đầu:


1) Lịch sử thành lập:
- Được thành lập vào năm 1888 bởi George Eastman tại Rochester, New York, Hoa Kỳ.
Mục tiêu của Công ty Eastman Kodak Company là thay đổi cách mọi người chụp ảnh.
- Cái tên Kodak và biểu tượng của công ty xuất phát từ niềm đam mê đặc biệt của ông
chủ với chữ K, vốn được George Eastman mô tả là chữ cái “mạnh mẽ và sắc sảo”.
- Nhà sáng lập mong muốn những khách hàng của mình đều có thể chụp được nhiều
khoảnh khắc tuyệt vời thông qua các sản phẩm của hãng. – Tuy nhiên, sản phẩm thực sự mà
Kodak hướng tới là phim và ảnh in mà không phải là những chiếc máy chụp hình.
-> Thông qua chiến lược dao cạo và lưỡi lam (razor and blade) – mô hình mà một
mặt hàng được bán với giá thấp (hoặc thậm chí được tặng miễn phí) nhằm mục đích tăng
doanh số của các loại sản phẩm đi kèm, hãng bán những chiếc máy ảnh của mình với giá
tương đối thấp, nhưng kiếm được lợi nhuận lớn từ sản xuất phim và in ảnh.
2) Những thành tựu ban đầu:
- Năm 1888, Kodak đưa ra thị trường chiếc máy ảnh đầu tiên của mình tại Hoa Kỳ. Đó
là một chiếc máy ảnh hình hộp bọc da với ống kính hình tròn và một nút bấm bên hông để
chụp ảnh. Chiếc máy ảnh được phát minh bởi George Eastman được bán với giá 25 USD trở
nên vô cùng phổ biến tại nước Mỹ lúc bấy giờ.
-> Nhờ mức giá hợp lý cùng thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, đây được coi là một trong
những phát minh quan trọng nhất của ngành nhiếp ảnh, đặc biệt đối với những người không
chuyên.
- Năm 1900, họ giới thiệu máy ảnh Brownie, một máy ảnh giá rẻ phổ biến cho cả gia
đình.
- Năm 1935, Kodachrome, loại film màu đầu tiên trên thế giới, ra mắt và trở thành một
trong những loại film phổ biến nhất.
- Năm 1963, Kodak giới thiệu máy ảnh Instamatic, một máy ảnh 35mm dễ sử dụng và
giá rẻ.
- Trong thập kỉ 1970, Kodak kiểm soát khoảng 90% film và máy ảnh tại Hoa Kì.
-> Kodak đã phát triển công nghệ film và giấy ảnh của riêng mình, tạo nền móng cho
sự thịnh vượng của công ty trong nhiều thập kỷ sau này.
II) Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Kodak?
* Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Kodak – một trong những tập đoàn lớn và nổi
tiếng của thế kỷ 20:
- Thiếu thị hiếu về công nghệ:
+ Kodak chậm trong việc nhận ra tiềm năng của công nghệ số hóa. Trong khi các đối
thủ như Canon, Sony và Nikon đã nhanh chóng đưa ra các sản phẩm máy ảnh số và
đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ ảnh kỹ thuật số, Kodak tiếp tục tập trung
vào ảnh film truyền thống.
- Khủng hoảng lãnh đạo và quản lý:
+ Các quyết định quản lý không chắc chắn và không linh hoạt đã dẫn đến tình hình
lãnh đạo yếu kém tại Kodak.
+ Sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định chiến lược và thiếu tương tác với thị
trường đã khiến cho công ty không thể nhanh chóng thích ứng với biến đổi.
- Thiếu kiến thức về thị trường:
+ Kodak đã đủ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của thị trường. Dù có một trong những
thương hiệu mạnh mẽ nhất trong ngành công nghiệp ảnh, họ không thể tận dụng được
giá trị này để thúc đẩy doanh số bán hàng cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
mới.
- Quản lý tài chính không hiệu quả:
+ Sau khi đầu tư một số lớn vào công nghệ ảnh kỹ thuật số mà không có lợi nhuận đủ
lớn để đáp ứng nhu cầu trả nợ, dẫn đến nợ nần lớn và khả năng sinh lời thấp, cuối
cùng họ phải tuyên bố phá sản vào năm 2012.
-> Sự sụp đổ của Kodak là kết quả của một loạt các quyết định quản lý không chính
xác, sự chậm chân trong việc thích ứng với công nghệ mới và thiếu tinh thần sáng tạo, tất cả
đã làm cho họ mất vị thế và không thể cạnh tranh trong một thị trường ngày càng phát triển
và biến đổi.
III) Hậu quả nặng nề hậu sụp đổ:
- Thất thoát về tài sản và thị trường : Kodak từng là một trong những công ty lớn nhất
về lĩnh vực nhiếp ảnh và máy ảnh, nhưng sau khi không thể cạnh tranh với sự thay đổi cải
tiến của kỹ thuật số, họ đã mất thị phần và giá trị thương hiệu.
- Tài chính : đối mặt với khủng hoảng tài chính và phải tìm kiếm sự bảo vệ pháp lý dưới
chương 11 của Luật phá sản Hoa Kỳ vào năm 2012 để tổ chức lại nợ và tiếp tục hoạt động.
- Một lượng lớn nhân viên thất nghiệp và làm ảnh hưởng đến các đối tác trong ngành
công nghiệp nhiếp ảnh.
- Kodak không thể cạnh tranh với các đối thủ hiện nay như Canon, Sony... và không thể
tiếp tục phát triển sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

IV) Những nỗ lực cuối cùng của Kodak:


- Kodak vẫn đang cố gắng bằng nỗ lực cuối cùng bán các bằng sáng chế để nhanh
chóng có tiền ngăn khả năng phá sản. Thế nhưng hãng máy ảnh với lịch sử tồn tại 131 năm
này đã bắt đầu chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ phá sản theo chương 11 nếu các nỗ lực không
phát huy tác dụng.
- Ngày thứ Ba, Kodak tiết lộ rằng sàn chứng khoán New York (NYSE) đã công bố có
thể hủy niêm yết cổ phiếu Kodak trừ khi tình hình tài chính của công ty cải thiện trong 6
tháng tới.
- Nếu Kodak nộp đơn phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ, công ty sau đó sẽ cần
phải bán được danh mục khoảng 1.100 bằng sáng chế thông qua quá trình giám sát của tòa
án. Sau đó Kodak sẽ thanh toán các khoản nợ và hoạt động bình thường trong quá trình tái
cơ cấu sau phá sản.
- Hãng máy ảnh biểu tượng, hiện đang tuyển dụng khoảng 19.000 người lao động, đang
trong quá trình bàn thảo để có được khoảng 1 tỷ USD nhằm duy trì hoạt động cho hãng trong
quá trình tái cơ cấu sau phá sản.
- Việc hãng tuyên bố phá sản có thể diễn ra vào tháng 1/2012 hoặc đầu tháng 2/2012.
V) Kết luận cuối cùng và bài học rút ra:
- Kodak là một ví dụ rõ ràng về tầm quan trọng của việc học hỏi và đổi mới trong môi
trường kinh doanh đầy biến đổi. Các doanh nghiệp cần luôn thích nghi, đầu tư vào công nghệ
mới và theo đuổi sự đổi mới để tồn tại và phát triển.
-> Sự sụp đổ của Kodak là một học hỏi quý báu cho các doanh nghiệp, nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc thích nghi, đổi mới và quản lý tài chính hiệu quả để tránh lặp lại
sai lầm của Kodak và duy trì sự tồn tại trong môi trường kinh doanh đầy biến đổi.

You might also like