You are on page 1of 6

Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Author : minhnguyet

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Thơ viết về những người lính thì có rất nhiều nhưng không phải bài thơ nào cũng sống mãi
với thời gian năm tháng và trở thành bất tử về một thời kỳ hào hùng của dân tộc cả. Vượt qua
lớp bụi của thời gian thì “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng chính là một trong số ít các bài
thơ mang được nhiều giá trị đặc sắc và mặc dù cũng đã trải qua một khoảng thời gian dài thế
nhưng khi đọc những vần thơ trong bài thơ người ta vẫn hồi tưởng được một thời kỳ đầy biến
động của dân tộc. Hơn nữa hình ảnh của những người lính Tây Tiến lại được hiện lên rất
đẹp.

Người đọc chắc chắn thấy được ấn tượng trong hình ảnh thơ đầu tiên đó chính là những kỉ
niệm của một thời chinh chiến. Đồng thời đó cũng chính là những cuộc hành quân gian khổ
với thiên nhiên vừa khắc nghiệt như cũng lại vừa hùng vĩ, thơ mộng biết bao nhiêu:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Có thể thấy được rằng chính trên thực tế thì nhà thơ Quang Dũng chịu ảnh hưởng rất sâu
sắc về nhạc điệu của thơ cổ điển. Thông qua đây người ta dường như cũng lại nói được nhà
thơ Quang Dũng đã diễn tả hiện thực bằng một tâm hồn lãng mạn và âm điệu cổ điển. Qua
hai câu thơ mở đầu của bài “Tây Tiến” độc giả cũng lại nắm bắt được hồn thơ Quang Dũng
thật đáng để quan tâm:

Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com


“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Người ta như cũng có thể cảm nhận được cũng chính âm điệu của câu thơ thất ngôn bát cú
như từ thời Lí Bạch. Thế rồi cũng chính tình cảm thì dào dạt như các nhà thơ lãng mạn thời
Thơ mới. Có điều đáng nói ở đây đó chính là trong dòng thơ hoài niệm ấy đã xuất hiện một
cái tên lịch sử đó là dòng sông Mã. Con sông Mã hiện lên như đã là một nhân chứng để chứng
kiến được chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến trên những chặng đường. Nỗi nhớ
đã được nhà thơ Quang Dũng gọi tên ra được:

“Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

Còn đây là câu thơ của Quang Dũng:

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Người đọc như cũng lại nhận thấy được cũng chính những lỷ niệm về Tây Tiến, về kháng
chiến thực sự cứ đậm dần lên ngay chính trong sự hài hoà, hòa quyện giữa bút pháp lãng
mạn và cả bút pháp hiện thực của nhà thơ Quang Dũng vậy. Thông qua đoạn thơ trên người
đọc cũng lại nhận thấy được có những địa danh miền sơn cước như Sài Khao, Mường Lát nó
dường như cũng lại gợi bao cảm xúc mới lạ. Người đọc cũng lại thấy được có những “sương”,
“hoa” cũng như đã từng hiện diện với thi nhân. Người đọc như cũng lại nhận thấy được thủ
pháo đối lập được Quang Dũng triệt để sử dụng. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” và chi
tiết này cũng đã lại thể hiện được sự gian khổ biết bao nhiêu. Không những vật hình ảnh
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” mà nhà thơ Quang Dũng cũng đã viết lên như cũng thật
thi vị, đẹp ngỡ ngàng khiến ai ai đọc cũng cảm thấy thật hay. Người đọc cũng thấy được
tưởng chừng như thiên nhiên ban thưởng cho người lính Tây Tiến thêm một chút hương hoa
để có sức mạnh mà vượt qua đèo dốc đó chính là

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Không những thế ta dường như cũng lại biết được chính những thanh trắc (dốc, khúc, khuỷu,
thẳm) ta cũng có thể hiểu được lúc đó như cũng lại ngược miêu tả được thế núi hiểm trở. Có
lẽ người đọc như cũng lại cảm nhận được chính sự hay nhất là miêu tả chiều sâu thăm thẳm
của vực, hay lại thấy được để tả chiều cao của “dốc lên khúc khuỷu”. Chiều cao ở đây có thể
cảm nhận thấy nó như cao đến nỗi người lính có cảm giác mình ngự trên mây trời bao la kia
vậy “heo hút cồn mây” và “súng ngửi trời”. Đây thực sự cũng chính là cách nhân hoá thú vị
cũng là để nói cách đo chiều cao riêng của những người lính Tây Tiến.

Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com


Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Người nào tinh ý ra cũng lại có thể cảm nhận được đó cũng chính là một ông Lí Bạch trong
thơ Quang Dũng. Thực sự chính với cảm hứng lãng mạn tô đậm cái phi thường. Câu thơ đặc
sắc mà chúng ta có thể cảm nhận thấy được đó là “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
đâu có khác gì câu thơ của bậc thi nhân xưa - Lí Bạch “Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước”
câu thơ nằm trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”. Cho đến bây giờ thì chính ta dường như ta
lại biết đến chính giai điệu buông thả mê li của Quang Dũng:

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Người đọc cũng lại cảm nhận được trong đấu tranh như thật gian khổ thì chính sự thơ mộng
đó đã làm cho người lính như vơi bớt đi khó nhọc. Thông qua những chặng đường hành quân
khó khăn đó để có thể vượt qua đèo cao lũng sâu, người lính Tây Tiến làm sao tránh khỏi
những giây phút mệt mỏi và muốn buông bỏ tất cả cơ chứ. Nhà thơ Quang Dũng lúc này đây
cũng lại không tránh né thực tế khắc nghiệt của chính người lính ngay trong những năm đầu
kháng chiến chống Pháp:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Đây quả thực là hình ảnh như cũng thật là bi tráng biết bao nhiêu. Người đọc làm sao có thể
quên được hình ảnh người lính Tây Tiến “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” đã mang lại cho mỗi
người chúng ta thấm thía, càng thêm cắt cứa và nhắc nhớ cho ta thêm những nỗi gian lao,
vất vả, hi sinh của người lính Tây Tiến. Không thể phủ nhận được cũng chính hình ảnh núi
rừng hoang vu, huyền bí tăng thêm chất bi tráng càng làm cho hình ảnh của người lính thêm
đẹp đẽ hơn. Thiên nhiên của núi rừng lúc này đây cũng lại đổi thay theo sắc màu của chính
thời gian. Người đọc cũng lại cảm nhận được chính những nét lạ, những chi tiết rùng rợn của
nơi đây lại càng tăng sức hấp dẫn của bút pháp lãng mạn. Âm thanh dữ dội của tiếng thác
buổi chiều hoà điệu với âm thanh thật hãi hùng và thật rùng rợn của tiếng “cọp trêu người”
vào đêm đêm, nó dường như cũng lại trở thành một bản hoà tấu vang động cả núi rừng. Rồi
tất cả lại trở về dịu êm với những kỷ niệm của con người và bản làng thân thương đó là câu
thơ đầy hình ảnh:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Chính cái làn khói ấm áp giữa núi rừng hoang vu, đó thực sự cũng chính là chất thơ của đời
sống chiến sĩ Tây Tiến, và phải làm sao mà không nhớ được cơ chứ? Chính như những kỷ
niệm cứ như trôi trong mộng:”Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Người đọc cũng lại cảm nhận
được chữ của thơ thật lạ, khi có những chữ đã cũ mèm mà được đặt vào đúng văn cảnh thì lại
dậy lên ý lạ. Chữ “em” lúc này đây thì có gì là mới, vậy mà thay vào đó bất cứ chữ nào khác
thì câu thơ cũng mất hết linh hồn không thể nào mang được điều hay ho nữa cả.

Nhà thơ Quang Dũng cũng đã lại nhắc nhớ lại một đêm liên hoan lạ lùng giữa rừng biên
cương đó là khổ thơ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Việc sử dụng bút pháp lãng mạn của Quang Dũng lại được dịp miêu tả những nét lạ nhưng
cũng thật đẹp đó là những bọ xiêm y phục lạ (xiêm áo), nhạc cụ lạ (khèn), âm điệu (man
điệu), thế rồi ngay cả cái dáng vẻ lạ (nàng e ấp). Người đọc như cũng lại có thể cảm nhận
được cũng chính tình quân dân nơi rừng núi xa xôi càng thêm sức mạnh cho người lính Tây
Tiến vững vàng hơn
Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com
Cùng với dòng hồi tưởng đó, tác giả nhớ lại hình ảnh người lính Tây Tiến, những hình ảnh
Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

độc đáo không thể nào phai nhoà:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

“Đoàn binh không mọc tóc” quả là kì dị biết bao nhiêu. Trong kháng chiến thì những cơn sốt
rét luôn là mối nguy hại cho chính những người lính nên trông người lính xanh xao như tàu lá.
Thế rồi cơn bệnh dịch lại khiến cho họ tóc rụng hết đi. “Không mọc tóc” thực sự là một cách
nói đậm chất lính pha chút tếu táo.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Người đọc cũng nhận thấy được chính hình ảnh “mắt trừng” thể hiện ý chí quyết tâm của
người lính Tây Tiến ngay khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, cũng như nghĩa vụ quốc tế của
mình. Những người lính Tây Tiến – những chàng trai Hà Nội chưa trắng nợ anh hùng ra đi
chinh chiến nơi hiểm nguy này làm sao không mang theo trong hành trang của chính họ đó
chính là một hình bóng của ai đó. Đó cũng chính là sự lãng mạn và hào hoa của người lính.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Người đọc như cảm nhận thấy được cũng chính liền với tứ thơ mộng mơ ấy là hình ảnh hi
sinh cao quý của những người lính Tây Tiến. Có thể nhận thấy được cũng chính từ tinh thần
lãng mạn chuyển sang không khí bi tráng thật đẹp và đáng trân trọng.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”


Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com
Thêm một lần nữa ta lại thấy Quang Dũng không tránh né những chết chóc bi thương mà
Sổ tay văn mẫu

https://sotayvanmau.com

trên đường hành quân người lính gặp phải. Người lính Tây Tiến chiến là những người lính như
đang cố gắng chiến đấu ở một miền núi rừng biên cương chống kẻ thù xâm lược và cũng để
làm sao tránh khỏi sự tổn thất về sinh mạng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

Câu thơ mà Quang Dũng nói đến dường như nó cũng lại chỉ có từ “rải rác” là thuần Việt, còn
lại là từ Hán Việt gợi lên một sắc thái cổ kính, gợi không khí thiêng liêng và không dừng lại ở
đó nó dường như cũng lại đượm chút ngậm ngùi lo lắng biết bao nhiêu. Cho chính đến câu thơ
tiếp theo, tác giả hoá giải được tình cảm ngậm ngùi đến tái tê “Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”

Hình ảnh

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu thơ như gợi lại cái chết của những người lính Tây Tiến nơi biên cương xa xứ chẳng
những làm xúc động sâu xa những chiến sĩ đồng đội mà ta cũng nhận thấy được nó như còn
động cả lòng trời đất. Con “Sông Mã gầm lên” nó như cũng biết đau đớn, tiếc thương. Thực sự
có thể nhận thấy được chính khúc nhạc bi tráng hợp với sự hi sinh cao quý của những “hiệp
sĩ” kiên cường Tây Tiến.

Bài thơ “Tây Tiến” cũng đã khắc họa thật tài tình một tượng đài của lòng dũng cảm của
những người lính Tây Tiến của một thời kỳ. Hồn thơ như trải dài một nỗi nhớ, một niềm xót
thương vô hạn của tác giả. Đồng thời qua đó cũng lại thấy được Quang Dũng thể hiện được sự
tài hoa cũng như những phẩm chất của những người lính kiên trung.

Minh Nguyệt

Tài liệu chia sẻ tại https://sotayvanmau.com

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

You might also like