You are on page 1of 8

SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH

Thạch Lam từng nói: “ Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp
ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để
cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”
=> Nguyễn Tuân đã phát hiện bên cạnh một con sông Đà trái tính
trái nết như một mụ dì ghẻ, một con mãnh thú là một Đà giang rất
đỗi trữ tình, êm ả và bình yên

SÔNG ĐÀ TUÔN DÀI


- “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài...cuồn cuộn mùi khói núi Mèo
đốt nương xuân”
=> câu văn nhiều thanh bằng, kết câu trùng điệp, dấu ngắt duy nhất
mang đến cảm giác bất tận cho con sông. Động từ “ tuôn dài” lặp
lại kết hợp cùng cách sử dụng từ độc đáo “ áng tóc” gợi những áng
sử thi đồ sộ. Qua đó nhà văn mang đến con sông nét dịu dàng, đằm
thằm nhưng rất đỗi kì vĩ, lớn lao.
- “ cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân” => Nhà văn kéo thiên
nhiên gần gũi với con người, Đà giang gắn bó với cuộc đời lao
động bình dị của đồng bào tây bắc đốt nương làm rẫy mỗi độ xuân
về.

MÀU SẮC SÔNG ĐÀ


- “ Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích chứ không xanh màu xanh
canh hến của sông Gâm, sông Lô”
=> Cùng là màu xanh nhưng tác giả so sánh “ xanh ngọc bích” với
“ xanh canh hến”, thể hiện sự chênh lệch 2 giá trị. 1 cái quý giá
còn 1 cái tầm thường đến vô cùng.=> biểu hiện của sự thiên vị mà
Nguyễn Tuân dành cho đứa con tinh thần Đà giang.
- “ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn
gì mỗi độ thu về”
=> tính khí con sông thất thường, mới dịu dàng nay lại thoáng giận
ngay. Dường như khi miêu tả Đà giang thơ mộng, hình ảnh con
sông hung bạo vẫn còn ám ảnh đâu đây nhưng mấy ai biết rằng
đằng sau cái vẻ “lừ lừ chín đỏ” ấy là nét dịu dàng của một bà mẹ
phù sa nơi thượng nguồn cung cấp chất dinh dưỡng để cây trái mãi
xanh tươi.

DÒNG SÔNG GỢI CẢM.

Targo từng nói: “ tôi đã từng yêu” để rồi không có gì ngạc nhiên
khi Nguyễn Tuân đã dành hết thời gian của mình để lại cùng sông
Đà.
- Sông Đà mang vẻ đẹp gợi cảm của một cố nhân “ gần thì yêu, xa
thì nhớ”. Cũng như con sông Trường giang mang vẻ đẹp Đường thi
trong thơ Lí Bạch hơn 1300 năm trước
“ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
-Cái đẹp của sông Đà gợi sắc hoa sương khói huyền ảo trong tiết
tháng 3. Theo đó sông Đà không chỉ chảy trong không gian mà còn
trôi chảy trong dòng thời gian xa xăm của Đường thi.
- vẻ đẹp ấy làm người đi rừng dài ngày “ vui như thấy nắng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
=> Nắng: vô hình + giòn tan => hữu hình

Cái nắng trong sáng, rực rỡ sau cái trĩu nặng của bầu trời
- còn gì vui hơn niềm vui nối lại chiêm bao đứt quãng, 1 việc gần
như là không thể, hiếm. Cái gì càng hiếm thì lại càng quý giá đến
vô cùng.=> lối so sánh giúp Nguyễn Tuân bày tỏ niềm vui lâng
lâng với sông Đà cố nhân lâu ngày gặp lại.

- đó còn là cái nhìn của một người chưa ra đến của rừng, mới thấy từng
miếng sóng lấp ló mà đã bồn chồn, đứng ngồi không yên. Tác giả thấy “
loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”
=> niềm vui của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ lúc chưa gặp dòng sông, chỉ
chực chờ có cơ hội là sẽ đổ ào tuôn chảy cảm xúc về một dòng sông xa thì
thương nhớ khôn nguôi, gặp thì vui mừng khôn xiết.
- Tác giả tiếp tục mở ra câu văn “ bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn
bươm bướm trên sông Đà”
=> có lẽ vì quá đắm say lòng mình vào không gian mênh mông ấy mà ngòi
bút Nguyễn Tuân không kịp miêu tả vị ngữ mà đã bị cuốn theo khao khát
dồn dập, gấp gáp. Sự điệp lại 3 lần trong 3 vế đẳng lập của câu văn như nhịp
lên vui sướng và nhân lên không gian phóng khoáng, mênh mông gợi cảm
của bến bãi Đà Giang.

DÒNG SÔNG LẶNG TỜ HOANG DẠI


- Hoài Thanh từng nói: “ nhà văn không có phép thần thông để vượt qua
ngoài thế giới này nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có hình sắc
mộng tưởng như chẳng thể tìm thấy ở đời thật, bởi lẽ hình sắc riêng của nó
đã thăng hoa trong mắt nhà văn.
=> thăng hoa =>
Nét thú vị của Đà giang nằm ở sắc thái lặng tờ hoang dại
- Mở đầu là câu văn êm ru: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”
=> câu văn dẫn đưa nhà văn,bạn đọc về một cõi êm đềm,vắng lặng
- “ Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đờiTrần, đời
Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”
=> “ lặng tờ” điệp 2 lần: nhấn mạnh nét thanh bình yên ả. Nét đẹp
hoang sơ ấy còn được thể hiện trong : “ Bờ sông hoang dại như
một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa” : hoang dại từ thời đất nước còn sơ khai + bao mộng mơ
trong câu chuyện thần tiên bà thường kể => hội tụ trên sông Đà,
giờ đây chúng ta mới hiểu có những lúc nó yên ả đến mơ hồ.

- hình ảnh “ cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “ một đàn
hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” => mở ra sự
sống dần sinh sôi.
- con hươu thơ ngộ ngẩng dầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm
chăm nhìn tôi lừ lừ trên một mũi đò. Hươu vểnh tai nhìn tôi không
chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:
“ Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một
tiếng còi sương” => con vật đang hỏi người hay người say trong
cảnh vật mà hỏi chính mình.
- tác giả thèm được “ giật mình vì một tiếng còi xúp- lê của một
chuyến xe lửa đầu đường sắt Phú Thọ- Yên Bái- Lai Châu”, muốn
được đánh thức bởi sự hiện diện của con người bởi thiên tuy đẹp
đấy nhưng “tịnh không một bóng người”=> cảnh vật nếu không có
con người cũng thật hoang sơ, tẻ nhạt.
- khéo léo tạo một giấc mơ ban ngày để rồi sực tỉnh khỏi giấc
mộng bởi “ một đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng
như bạc rơi thoi.” Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt
biến. Từ quá khứ đến hiện tại, nhà văn hướng đến một tương lai
đẹp đẽ: nửa muốn giữ gìn nét đẹp hoang sơ cảu con sông, nửa
muốn khai thác nó để phục vụ con người.
- “ áng cỏ sương” : ta thường nghe ngọn cỏ, bụi cỏ... Nhưng áng cỏ
thì chưa bao giờ.0
Nguyễn Du tả ngọn cỏ như một minh chứng cho sự đồng điệu
giữa thiên nhiên với con người “ cỏ non xanh tận chân trời.... bông
hoa”. Nguyễn Tuân đưa ngọn cỏ đến khía cạnh thơ đẹp nhất. “ áng
cỏ sương “ mênh mông nhuộm non đoạn văn, nhuộm non cả tâm
hồn người đọc.
- Khao khát hiện đại hóa Tây Bắc được thắp lên trong một âm điệu
lạc quan, tin yêu. Trong hoàn cảnh chưa có chyến tàu đi Phú Thọ-
Yên Bái- Lai Châu thì câu văn như tiếng reo náo nức của tác giả
trong công cuộc xây dựng miền Bắc 1958-1960. Khi ấy Tố Hữu đã
từng viết
“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son”

=> qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con
người gắn bó, hòa quyện chặt chẽ với nhau. Yêu Sông Đà cũng
chính là yêu tổ quốc và con người Việt Nam.
- cuối cùng đọng lại ở Đà Zang là những câu thơ
“ Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”
Câu thơ ấy hòa quyện với những câu thơ đẹp khác để Nguyễn Tuân
“ đề thơ” vào sóng nước Đà Giang như khẳng định sự tồn tại cảu
một sinh thể có hồn. Dựa vào câu thơ của Tản Đà, đoạn văn bỗng
dậy lên hơi thở nồng ấm quấn quýt tình người, tình yêu, tình đã
nồng nên những câu văn chất chứa cảm xúc nhớ thương “ và con
sóng như đang lắng nghe những giọng nói êm đềm.
- Tình sông núi cũng lớn như tình tri âm tri kỉ. Nói về truyền thống
yêu nước của đồng bào Tây Bắc, nhà văn không quên chọn hai câu
thơ của Nguyễn Quang Đức
“ Lòng trung không nỡ bỏ Tây Châu
Giữ lấy Thao, Đà dải thượng lưu”

You might also like