You are on page 1of 17

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

- Lưu Quang Vũ
I. Khái quát tác giả tác phẩm
1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)
- Sinh ra trong một gia đình tri thức ở Đà Nẵng
- Là một nghệ sĩ đa tài, có nhiều đóng góp trong hội họa, văn học, nhưng nổi bật nhất là
sân khấu kịch
➔ Được xem là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện
đại
- Đặc trưng kịch: có sự hòa quyện giữa tính phê phán mạnh mẽ, quyết liệt cùng chất thơ
sâu lắng, bay bổng; giữa vẻ đẹp truyền thống cùng những giá trị hiện đại.
 Có giá trị vượt thời gian – để lại những thông điệp nhân sinh sâu sắc

2. Tác phẩm:
- Thể loại: Kịch (là một trong 3 phương thức phản ánh hiện thực của văn học), có kịch
bản như tác phẩm văn học nhưng chủ yếu dùng để biểu diễn trên sân khấu
+ Chú trọng vào lời thoại và hành động kịch để khán giả có thể hình dung diễn biến
câu chuyện và tâm lý của các nhân vật

1|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


+ Cốt lõi của kịch chính là xung đột kịch – để từ đó đẩy vở kịch lên cao trào.
- Từ một truyện cổ dân gian cùng tên nhưng được Lưu Quang Vũ sáng tạo lại, đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.

II. PHÂN TÍCH:


1. Hoàn cảnh và tâm lý của Trương Ba:
- Là một người bị chết oan do những sai lầm của Nam Tào

(Bi kịch của Trương Ba do sai lầm của người trời. Người của thiên đình nhưng vẫn có những
sai lầm → không ai hoàn hảo cả. Và mỗi sai lầm của một người luôn có ít nhất một người
khác gánh chịu hậu quả.)

Đây cũng là một sự sáng tạo của LQV (trong tích truyện dân gian không có chi tiết này) → ngầm
phê phán sự tắc trách của những người có địa vị trong xã hội

- Nghịch cảnh: một linh hồn cao khiết nhưng phải trú ngụ trong một thân xác thô kệch,
trần tục → dần dần bị thân xác âm u đui mù ấy tha hóa, làm mất đi sự trong sạch,
nguyên vẹn – có thể đánh mất chính mình
- Trải qua rất nhiều những khó khăn, bất tiện khi hồn này, xác nọ:
+ Bị Trưởng Hoạt phê phán đổi tính đổi nết
+ Con trai hư hỏng hơn
2|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI
+ Con dâu than phiền bố chồng thay đổi
+ Cháu gái không nhận ra ông
 Trương Ba rất đau khổ. Nhưng lúc đầu, Trương Ba vẫn cố gắng để không bỏ lỡ cơ hội
được tái sinh. Ông chỉ đau đớn đổ lỗi cho xác hàng thịt chứ không hề mảy may nghĩ
tới việc phần hồn cao khiết của ông cũng không còn được vẹn nguyên, trong sạch.
- Tự vấn bản thân (lần 1): chán nản, đau đớn, coi xác là một “chỗ ở” như một cách để nỗ
lực tách phần xác và phần hồn ra hai phần riêng biệt, độc lập → muốn có “hình thù riêng”

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba – xác hàng thịt


Sự mâu thuẫn tạo nên bi kịch/nghịch cảnh: Linh hồn thanh cao, trong sạch, nhân hậu –
sống trái tự nhiên trong thân xác thô lỗ, phàm tục.

XÁC HÀNG THỊT HỒN TRƯƠNG BA


- Là người nói lượt lời đầu tiên → Chủ động - Ngạc nhiên vì xác cũng biết nói
trong cuộc đối thoại
Xưng hô - Gọi “ông” xưng “tôi” → có sự tôn trọng - Xưng “ta” – gọi “mày”
(Dù chỉ là một người hàng thịt ít học, nhưng ta thấy ➔ Cho thấy rõ thái độ khinh bỉ, tự coi bản
trong cuộc đối thoại này, người nhã nhặn hơn hình như thân là “bề trên”, là cao quý hơn so với
phần xác

3|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


lại là anh hàng thịt chứ không phải ông Trương Ba lắm ➔ Cho rằng Hồn quan trọng và có giá trị
học nhiều chữ) hơn Xác
➔ Ngầm thể hiện quan điểm: Hồn và Xác có giá - Lúc sau gọi xác hàng thịt là “anh”
trị ngang nhau ➔ do bị yếu thế dần trong cuộc tranh
luận, khiếnTB bật ra một phản xạ có
phần tôn trọng đối phương – coi xác
hàng thịt ngang bằng với mình

Thái độ - Thái độ: phản bác lại ý kiến của Trương Ba - Thái độ: phẫn nộ, chán nản, coi
một cách mạnh mẽ, quả quyết, dứt khoát và thường, khinh khỉnh → liên tục tìm
có phần thách thức, khiêu khích cách chối bỏ và phủ nhận xác → TB
hình như đang cố gắng né tránh sự
thật
- Hành động: lắc đầu, bịt tai, lắp bắp, có lúc
có thái độ như tuyệt vọng (thể hiện sự bất
lực của nhân vật) → nỗ lực không đối
diện với câu chuyện của anh hàng thịt
(có thể vì trong sâu thẳm của mình,

4|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


Trương Ba biết những gì hàng thịt nói là
đúng)
Quan điểm - Quan điểm: Hồn không thể tách ra khỏi Xác - Quan điểm: Hồn và Xác là 2 phần riêng
và lập luận – “hai ta đã hòa vào làm một rồi” biệt, ta vẫn có một đời sống riêng biệt,
- Cách lập luận: nguyên vẹn, thẳng thắn; còn mọi điều
+ Để thỏa mãn Xác, Hồn cũng có sự tác động và có xấu xa méo mó đều do cái xác thịt âm
tham dự u đui mù mà ra cả <thói quen đổ lỗi –
+ Hồn bị tiếng nói của Xác sai khiến, thậm chí sức ko muốn tự mình chịu trách nhiệm cho
mạnh của Xác còn lấn át linh hồn sự thay đổi của mình>
+ Xác là “hoàn cảnh” mà Hồn buộc phải quy phục; - Cách lập luận: Đưa ra những kết luận
là “cái bình đựng linh hồn” và lý lẽ yếu ớt, không có dẫn chứng cụ
➔ lập luận chắc chắn, có lý lẽ và dẫn chứng đầy thể, càng ngày càng đuối lý, thậm chí
đủ; tuy những lí lẽ ấy theo Trương Ba là thật có những lúc gần như phủ nhận lại lời
ti tiện nói của Xác vì không muốn – không đủ
dũng cảm đối diện sự thật.
“Im đi”
“Ta đã bảo mày im đi!”
“Nhưng…nhưng…”

5|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


“Trời!”
 Khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ ti tiện của xác
hàng thịt nhưng vẫn phải ngậm ngùi
thấm thía nghịch cảnh của mình.
Kết quả - Chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận → đưa - Bần thần, lặng lẽ sau cuộc tranh luận
(viết cùng ra lời đề nghị “sống hòa thuận với nhau” vì vì biết bản thân không đủ lý lẽ và bằng
luận điểm “chẳng có cách nào khác đâu” chứng để chứng minh rằng mình “vẫn
với đoạn ➔ Có sự lấn át với phần hồn cao khiết, thậm chí có một đời sống riêng: nguyên vẹn,
trên) dần dần tác động và điều khiển được linh hồn trong sạch, thẳng thắn..”, cuối cùng
vẫn phải nhập vào xác hàng thịt một
cách tuyệt vọng
➔ Ý thức sâu sắc về sự tha hóa; mong
muốn được tồn tại độc lập để không
chịu sự tác động của xác thịt thô phàm.

• Ý nghĩa thông điệp từ màn đối thoại này:

6|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


- Những tưởng sống là hạnh phúc, nhưng nếu sống một cuộc sống đáng hổ thẹn, chịu
nghịch cảnh sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục “đồng hóa” như linh hồn
cao khiết của Trương Ba, thì đó lại là một bi kịch.
- Những điều xấu xí, dung tục có một sức mạnh lớn lao – thậm chí có thể tác động và
thay đổi một con người vốn trong sạch và cao quý.
- Sự tha hóa đáng sợ nhất là sự tha hóa từ “bên trong”, chứ không phải những sự hủy
hoại từ bên ngoài.

3. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với vợ:


• Tâm lý người vợ:
- Đã từng chấp nhận mất chồng hẳn, đã từng đau đớn một lần
- Đối diện một sự thật kì diệu nhưng cũng … kì quặc và không dễ chấp nhận:
+ Chồng sống lại nhưng trong một thân xác khác, của một người đàn ông xa lạ với thân
hình thô kệch, hộ pháp.
+ Thân xác ấy cũng có gia đình riêng, cũng có một người vợ.
+ Chồng (trong xác hàng thịt) ngày càng thay đổi, không còn là “ông Trương Ba làm
vườn ngày xưa”

7|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


➔ Tổn thương, đau đớn vì sắp mất chồng hoàn toàn. Sự mất mát này như Trương Ba nói,
có lẽ còn đau đớn hơn cái ngày bà chôn xác ông và nghĩ ông đã chết hẳn.
• Trương Ba vẫn luôn cố gắng phủ nhận sự thay đổi của chính bản thân mình bằng cách
đổ lỗi cho phần xác của anh hàng thịt, vậy nên TB cần trực tiếp đối thoại với những
người thân để thấy được sự thật mà ông đang cố tình muốn trốn tránh.

VỢ TRƯƠNG BA TRƯƠNG BA
- Trách: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa?” - Người vợ trực tiếp và thẳng thắn nói sự thật mà
- Tủi thân, tủi phận: Trương Ba không muốn đối diện. → Câu nói này đau
+ “Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh!” đớn vô cùng (các bạn hãy thử đặt mình vào nhân vật, nếu
+ “Có lẽ tôi phải đi, để ông được thảnh thơi với cô vợ một người thân trong gia đình nói rằng bạn không biết gì,
người hàng thịt.” không quan tâm gì đến gia đình, chắc chắn đó sẽ là một lời
+ “tôi chỉ muốn ông được thảnh thơi sung sướng” nói khiến mình day dứt)
+ “tôi không còn giúp gì ông được” - Trương Ba không nhận thức được sự quan trọng của
+ “tốt nhất là không có tôi cũng như không có khu câu chuyện: “Sao lại đến nông nỗi này?” → ngạc
vườn nữa” nhiên, bất ngờ, chứng tỏ Trương Ba thực sự có phần
➔ Liên tục phủ nhận giá trị của mình vô tâm, không nhận ra rằng vợ chịu tổn thương và áp
➔ Nói ra sự thật: “Ông đâu còn là ông nữa.” lực đến thế nào. Như vậy, Trương Ba có thay đổi hay
không?

8|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


➔ là một người phụ nữ thương chồng, giàu
lòng vị tha, chấp nhận ra đi vì cho rằng đó
là điều tốt nhất.

4. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba – cái Gái:

CÁI GÁI TRƯƠNG BA


Trẻ con không nói dối → nó chỉ thẳng thắn nói ra sự thật mà bản - Lúc đầu Trương Ba định “cầu
thân tận mắt chứng kiến. cứu” Gái, vì ông muốn được
- Kể cả những nhân vật “người lớn” khác có thể chấp nhận nghe lời yêu thương, ông mong
chuyện Trương Ba quay về trong một thân xác xa lạ, thì cái Gái mỏi ai đó hãy nói với ông rằng
vẫn quả quyết không tin vào điều vô lý này. Nó chỉ tin vào một sự hóa thân này không phải một
sự thật: “Ông nội tôi chết rồi” điều gì đó kinh khủng và trái lẽ
- Chỉ ra sự thô kệch của Trương Ba khi làm vườn: làm gãy tiệt cái thường tình; rằng ông vẫn có thể
chồi non, chân giẫm nát cây sâm quý mới ươm kiểm soát được thể xác kia và trở
➔ Nói trực tiếp sự thật mà Trương Ba cố chối bỏ: “Ông nội đời nào về cuộc sống bình thường như
thô lỗ phũ phàng như vậy!” trước

9|HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI


- Nó nói những lời nặng nề như vậy không phải vì cái Gái ghét - Khi bị “vạch tội”, ông định đổ lỗi
bỏ ông nội (Tại…) nhưng rồi lại ngập
+ Vì nó rất thương ông → không chấp nhận người khác tự xưng ngừng thôi, có lẽ vì sau 2 cuộc
là ông, muốn bảo vệ ông và khu vườn của ông đối thoại trên khiến ông thấy
+ Vì nó tin vào những quy luật tự nhiên → không chấp nhận một mình không còn đủ tự tin để
điều trái với lẽ thường của tạo hóa như vậy biện minh và phủ nhận sự thay
đổi của bản thân nữa.

5. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba - con dâu

NGƯỜI CON DÂU TRƯƠNG BA


Nếu như người mẹ nói bằng nỗi niềm đau đớn,
cái Gái nói chuyện bằng sự phản đối kịch liệt,
thì người con dâu có vẻ bình tĩnh, nhã nhặn
nhất, nói bằng cả lý cả tình
- Khẳng định rằng mình thương thầy như - Lúc đầu được an ủi khi thấy cả nhà vẫn còn có người
xưa, còn hơn cả xưa con dâu thương mình như thế.
- Đề cập đến chuyện “nhà ta như sắp tan - Cảm thấy có lỗi với vợ, với gia đình → nhận thấy mình
hoang ra cả” đã làm chính những người thân yêu phải khổ sở

10 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
- Giả dụ nếu người con dâu động viên Trương Ba tiếp
tục cố gắng, có lẽ Trương Ba vẫn sẽ có một cái phao
- Tuy thương Trương Ba, nhưng người con để bám vào giữa dòng chới với, giữa lúc niềm tin của
dâu vẫn phải nói sự thật rằng Trương Ba ông đang dần sụp đổ. Thế nhưng, người con dâu nói
đã thay đổi rất nhiều → ngày một mất thầy sự thật và khẳng định thầy không như xưa, khiến cho
dần, có lúc không nhận ra thầy nữa Trương Ba đau đớn nhận ra rằng, quan điểm của ông
lúc đầu đã nhầm lẫn. Ông tưởng rằng ông có một đời
sống riêng, nhưng thực chất phần xác thịt kia đã khiến
ông thay đổi và tha hóa rất nhiều.
 Cái mất mát lớn nhất có lẽ không phải là cái chết, mà là ta không còn được là chính
mình.

6. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba – Đế Thích

Sau những cuộc đối thoại với người thân, Trương Ba buộc phải nhìn vào sự thật mình không
còn như xưa nữa, tình huống bi kịch thúc đẩy ông phải lựa chọn. Như Xác nói chỉ có một
cách duy nhất là xác và hồn hòa thuận, nhưng Trương Ba biết rằng có một cách khác để phản
kháng lại, để không chịu thua – khuất phục – và tự đánh mất chính mình.

11 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
 Nếu như các cuộc đối thoại trên, Trương Ba ở thế BỊ ĐỘNG – thì đến đây, ông đã có
được sự CHỦ ĐỘNG.

TRƯƠNG BA ĐẾ THÍCH
- Không chấp nhận kiểu sống ″bên trong một - Ngạc nhiên vì yêu cầu của Trương Ba, cho rằng việc
đằng, bên ngoài một nẻo″ muốn được là chính này “có gì không ổn đâu” (Đế Thích hoàn toàn cho
mình một cách trọn vẹn rằng đây là việc bình thường – Đế Thích nghĩ đơn giản
“Không thể bên trong (phần tâm hồn) một rằng cứ sống là được)
đằng, bên ngoài (phần thể xác) một nẻo. - Lý lẽ: Thế giới này không ai được là mình toàn vẹn, kể

→ Lúc đầu, Trương Ba chính là người mâu cả Đế Thích hay Ngọc Hoàng cũng như vậy → coi việc
thuẫn với câu nói này. Bởi lẽ ông cho rằng, hồn bên trong một đằng bên ngoài một nẻo là một lẽ
mình tồn tại độc lập với phần thân xác âm u đui thường tình_thậm chí đó là cách để ta có thể tồn tại
mù của anh hàng thịt. ➔ Khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh mà
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. (bên trong và tiếp tục “sống” trong thân xác anh hàng thịt
bên ngoài hòa hợp với nhau)”
- Muốn sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào
→Không thể sống bằng mọi giá – đặc biệt nếu
xác cu Tị
phải đánh đổi linh hồn của mình chỉ để được
tồn tại, thì đó không phải là điều mà Trương Ba
mong muốn.

12 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
→ Chỉ ra sai lầm của Đế Thích ″Ông chỉ nghĩ ➔ Không hiểu bản chất vấn đề và mâu thuẫn mà Trương
đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào Ba phải trải qua, chỉ nghĩ đơn giản là nếu cái xác này
thì ông chẳng cần biết″ không hợp ta sẽ tìm một thân thể khác
- Kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị, vì - Nghĩ rằng mọi cái sai có thể sửa bằng … một cái sai
đó cũng là một nghịch cảnh khác, cuộc sống đó khác
″còn khổ hơn cái chết″, sẽ “bơ vơ, lạc lõng” vô ➔ Suy nghĩ thiển cận ấy lại đến từ chính những vị tiên
cùng trên trời (phê phán bộ máy tổ chức, phê phán những
+ đó là một điều trái với quy luật tự nhiên người có quyền hạn nhưng không biết cách sử dụng
đúng)
+ Trương Ba lại một lần nữa không thể sống là
mình → nếu tiếp tục khoác tấm áo giả dối ấy, - Cho rằng Trương Ba phải sống với bất cứ giá nào; cho
TB sẽ không bao giờ tìm thấy sự thanh thản rằng Trương Ba là “lẽ tồn tại” của mình (quyết định có
trong tâm hồn. phần ích kỉ)
- Chấp nhận quyết định của Trương Ba một cách gượng
- Cho rằng “Có những cái sai không thể sửa
được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm.” ép; con người dưới hạ giới thật kì lạ

- Tuy ham sống nhưng biết rằng không thể


sống bằng bất cứ giá nào được vì một cuộc sống
giả tạo sẽ chẳng có lợi cho ai hết

13 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
→ Kiên quyết lựa chọn cái chết

• Có thể liên hệ với nhân vật nào? Vì sao?

- Mị: khát vọng sống – thà chết chứ không chấp nhận một cuộc sống không được là mình

- Chí Phèo: đều lựa chọn cái chết vì bị dồn vào nghịch cảnh, như một cách để thoát khỏi
bi kịch

+ TB: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

+ CP: muốn lương thiện nhưng không ai cho lương thiện → chết nơi ngưỡng cửa lương thiện

- Lão Hạc (đều lựa chọn cái chết cho một lý tưởng, một niềm tin, một sự hy sinh còn cao
hơn cả sự sống)

- Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) – tìm đến cái chết để giải tỏa những oan
ức và bảo vệ giá trị của chính bản thân mình

• Quan niệm về sự sống:

- Đế Thích: cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người, có phần ích kỉ khi muốn Trương
Ba sống để chứng minh mình giỏi chơi cờ đến thế nào

14 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
- Trương Ba:

+ Ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống: Sống thực cho ra một con người không phải là điều
đơn giản - Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác
phàm tục tội lỗi → Trương Ba không muốn bị tha hóa

+ Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn,
trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át
của thể xác phàm tục.

➔ Chấp nhận lựa chọn cái chết để được là chính mình.

7. Đoạn kết: (chất thơ của LQV)


- Trương Ba trả lại thân xác cho anh hàng thịt, cu Tị được cứu sống → cuộc sống trở lại
bình thường
- Hóa thân vào cây cỏ trong khu vườn thân thuộc, vào những sự vật bình dị của đời sống
hàng ngày, vào những điều tốt lành của cuộc đời → Trương Ba sẽ còn sống mãi trong
những điều mộc mạc, trong trái tim, trong niềm nhớ của mọi người
- Hành động trồng cây mới từ những hạt na của bé Gái → Những cây sẽ nối nhau mà lớn
khôn. Mãi mãi…

15 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
➔ Bộc lộ quy luật tự nhiên của cuộc sống, sự tuần hoàn của cuộc đời sẽ nối tiếp nhau. Ta
không thể làm trái lại với quy luật đó.

III. TỔNG KẾT:

1. Thông điệp:

- Từ một câu chuyện dân gian, Lưu Quang Vũ cảnh báo về hiện tượng:

+ Con người chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ,
sống dung tục, tầm thường.

+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần mới là đáng trọng để bỏ bê những nhu cầu nâng
cao đời sống vật chất của con người.

+ Tình trạng sống giả, không dám và cũng không được như bản thân mình của con người.
Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ tha hóa.

- Thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn
vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa
khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải
luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

16 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I
→ Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh
chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn
thiện nhân cách.

2. Nghệ thuật

- Xung đột giàu kịch tính

- Ngôn ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ kịch, lời thoại khúc triết, sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa

- Sự kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống

- Chất thơ, chất trữ tình bay bổng đem tới những cảm xúc sâu lắng cho người đọc, người
xem.

17 | H Ọ C V Ă N C Ô S Ư Ơ N G M A I

You might also like