You are on page 1of 2

Phân tích khổ 3,4 bài sóng (Xuân Quỳnh)

Bài làm
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời
thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà viết
nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’, thơ
ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu.Đặc biệt khổ thơ 3 và 4 đã bộc lộ
rõ nỗi trăn trở, băn khoăn của nhà thơ về cội nguồn của tình yêu khi đứng trước biển lớn.
“ Trước muôn trùng sóng bể
...........................................
Khi nào ta yêu nhau”
Bài thơ ‘’Sóng’’ được Xuân Quỳnh sáng tác ở bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập ‘’Hoa dọc
chiến hào’’. Bài thơ đưa ta đi qua những tâm trạng khác nhau về những trái tim yêu, cùng với đó là một hồn
thơ luôn thiết tha với cuộc sống đời thường, dạt dào mà sâu lắng. Trong những khổ thơ trước, tác giả đã miêu
tả con sóng như những cung bậc trong tình yêu , những rung cảm của con người. Nhưng ở hai đoạn thơ tiếp
theo, đứng trước biển lớn, dòng suy tư , băn khoăn của nhà thơ lại cuộn lên theo những lớp sóng.
Đứng giữa biển rộng mênh mông, con người ta thường thấy choáng ngợp, lo sợ trước sự hùng vĩ của
nó.Và chính điều đó, làm cho nữ thi sĩ cảm thấy băn khoăn, trăn trở về tình yêu của mình.Sự trăn trở, âu lo
đó hoàn toàn có căn cứ được thể hiện qua khổ thơ thứ ba.
“Trước muôn trùng sóng bể,
............................................
Từ nơi nào sóng lên”
Với hai lần điệp ngữ “em nghĩ......em nghĩ ”. “Em nghĩ về anh, em”, “em nghĩ về biển lớn”, nghĩ về
‘’biển lớn’’ là nghĩ về điều lớn lao, về nguồn gốc bí ẩn của tự nhiên là sóng; nghĩ về anh và em là nghĩ về
khởi nguồn của tình yêu đôi lứa, nghĩ về tình yêu của chúng ta. Sóng vì nhớ bờ mà vượt qua muôn trùng hải
lý để hướng về bờ. Liệu rằng, tình yêu của anh có đủ lớn để vượt qua sóng gió, vượt qua khó khăn thử thách
để luôn hướng về em như sóng biển được không?
Những suy nghĩ ấy, những trăn trở ấy cuối cùng cũng được dồn trong một câu hỏi tu từ cuối khổ thơ “Từ
nơi nào sóng lên”. Đây cũng là câu hỏi làm tiền đề cho những suy tư, băn khoăn của nhà thơ Xuân Quỳnh
trong khổ thơ thứ tư.
Sau những dòng suy tư, trăn trở mà chẳng thể trả lời, nhà thơ đã đưa ra những lí giải về nguồn gốc của
sóng, để rồi qua đó nhà thơ tự bâng khuâng về khởi nguồn của tình yêu
“Sóng bắt đầu từ gió
...............................
Khi nào ta yêu nhau?”
Mọi quy luật tự nhiên đều có sự minh chứng, lý giải từ các nghiên cứu khoa học: sóng bắt đầu từ gió, gió
bắt đầu từ sự di chuyển của không khí, từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Vậy mà Xuân Quỳnh lại
không lí giải được nguồn gốc của gió và đành lắc đầu bất lực: “Em cũng không biết nữa”. “Không biết” ở
đây không có nghĩa là Xuân Quỳnh không hiểu gió bắt đầu từ đâu mà khi đứng trước sự bao la rộng lớn của
biển cả, đứng trước những băn khoăn vô định của tình yêu, người ta không thể giải thích được bằng lí lẽ
thông thường. Tình yêu không giống như một phép toán “1+1=2 , 2+2=4”mà nó là một hiện tượng tâm lí
đầy bí ẩn, không thể giải đáp được về thời điểm xuất phát hay nơi tình yêu bắt đầu.
Như một vị triết gia người Đức đã từng nói “ Cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở
trong ánh mắt của kẻ si tình” Hay như Xuân Diệu trước đó đã từng băn khoăn “Làm sao cắt nghĩa được
tình yêu”thì nay, lại một lần nữa Xuân Quỳnh đưa ra câu hỏi mà bất kì người phụ nữ nào khi yêu cũng đều
muốn được giải đáp, nhưng thật tiếc là đến nay vẫn chưa ai có thể giải đáp được: “Khi nào ta yêu nhau”.
Chính vì không thể lí giải được nguồn gốc mà tình yêu trở nên huyền bí hơn, càng huyền bí lại càng làm cho
người ta khao khát khám phá, và càng khám phá lại càng thấy thiêng liêng cao quý. Hay nói đúng hơn, đối
với tình yêu chân thành không toan tính, không vụ lợi thì càng yêu càng say đắm, càng say đắm càng khó lí
giải.
Cùng với thể thơ 5 chữ linh hoạt và giọng điệu nhẹ nhàng hóm hỉnh, Xuân Quỳnh đã bộc lộ những tâm
tư, trăn trở trong lòng của người con gái. Đan xen với nhau là câu hỏi và câu tự trả lời cho bản thân.Hai khổ
thơ đã đưa ta cùng đi tìm cội nguồn của tình yêu.
Qua khổ thơ 3, 4 bài thơ ‘’Sóng’’, Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm trạng băn khoăn , thắc mắc, cùng với dố
là chút hồn nhiên của người con gái khi đi tìm lời lý giải cho tình yêu. Bên cạnh đó, ta thấy một tâm hồn thơ
suy tư, sâu lắng, dạt dào yêu thương.’’Sóng’’ không chỉ là bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung mà đó như một biểu tượng, một phần của tình yêu mà khi nhắc đến họ sẽ nói về
‘’Sóng’’.

You might also like