You are on page 1of 5

Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích sau.

Từ đó, nhận xét về chất thơ được Tô


Hoài thể hiện trong đoạn trích:
“Hồng Ngài năm ấy…Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn bay lơ lửng ngoài đường”.
(Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2)
I.MỞ BÀI
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân từng nhận xét: “Văn chương TH sẽ còn mãi, xanh
biếc theo thời gian, vì nó lưu giữ cho chúng ta đời sống, vì nó phả lại nhịp đập của lịch sử, vì nó
nói lên câu chuyện muôn đời của kiếp nhân sinh. Sẽ còn ai sau TH làm công việc ấy cho thời này
của chúng ta hôm nay?”. Tô Hoài đến với văn chương với sứ mệnh đặc biệt của người kể chuyện
đời thường, người thường, việc thường. Trong đời viết văn của ông, VCAP là một trong những
tác phẩm xuất sắc nhất. Đây cũng là một trong những tác phẩm hay nhất về đề tài miền núi của
văn học hiện đại. Trong tác phẩm, nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Mị-linh hồn của
truyện ngắn. Nhân vật hiện lên đầy xúc động qua đoạn văn: “Hồng Ngài năm ấy…ngoài đường”.
Đây cũng là đoạn văn đậm chất thơ…
II.THÂN BÀI
1.Giới thiệu chung
Nhận định về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên từng
viết: “Ông (Tô Hoài) ra đi vì tuổi trời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị”. Với
sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt, trong khoảng sáu mươi năm cầm bút, Tô Hoài đã để lại cho đời
một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông ghi dấu ấn riêng của mình trên văn đàn với vốn hiểu biết
phong phú sâu sắc về phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau, với lối kể chuyện hóm hỉnh,
sinh động, với ngôn ngữ vô cùng phong phú. Tô Hoài cũng chính là người khai mở lại đề tài bị
lãng quên trong văn học giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám: Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của
đồng bào dân tộc vùng cao. Năm 1952, ông có chuyến đi thực tế ở Tây Bắc, cùng bộ đội vào giải
phóng vùng đất này. Tám tháng gắn bó với đồng bào nơi đây đã đem đến cho nhà văn không chỉ
sự hiểu biết mà còn là tình yêu sâu nặng với đất và người Tây Bắc. Tập “Truyện Tây Bắc” ra đời
là kết quả đẹp của chuyến đi ấy. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm xuất sắc nhất tập truyện, là món
quà ân tình Tô Hoài gửi tặng lại nghĩa tình của đồng bào miền núi. Trong tác phẩm, Mị được coi
là linh hồn của truyện ngắn với số phận và vẻ đẹp tâm hồn đều tiêu biểu cho hình ảnh của người
phụ nữ miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn văn được trích nằm ở phần giữa của tác
phẩm, tập trung khắc họa hình ảnh Mị trong đêm tình mùa xuân với sự hồi sinh của tâm hồn của
sức sống tiềm tàng…Đoạn trích cũng đậm đà chất thơ đặc biệt được nhà văn sử dụng thành
công…
2.Triển khai vấn đề
a/Công việc 1: Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn văn
*1/Tóm tắt ngắn gọn trước đó
*Trước đoạn trích này, Tô Hoài kể về cuộc đời của Mị-người con gái tự yêu tự do
nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
Mị bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần trong địa ngục trần gian nhà thống lý. Ở đoạn văn được
trích, Tô Hoài tập trung khắc họa những diễn biến tâm lý của Mị trong đêm tình mùa xuân ở
Hồng Ngài…
**2/Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn trích
Luận điểm 1: Trong đoạn trích, chỉ qua một vài chi tiết miêu tả của Tô Hoài, người đọc vẫn có
thể hình dung được thân phận nhiều đau khổ của Mị trong kiếp làm dâu gạt nợ. Dù đêm tình mùa
xuân đã về, “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi ngày Tết”, nhưng giữa cái nồng nàn của mùa
xuân ấy, Mị vẫn là người nô lệ, hành động theo thói quen, quán tính.
-“Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát”: Uống rượu đối với người vùng cao là nét sinh hoạt
thường thấy. Đàn bà và đàn ông đều bình đẳng bên mâm rượu. Vậy mà ở đây, Mị phải “lén”-
uống vụng nhất là lại đang đêm tình mùa xuân. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng đủ cho ta thấy Mị
không được coi là con người, bị cướp đi tất cả quyền tối thiểu của một con người. Cách uống bất
thường của một người như đang nuốt cay nuốt đắng nuốt tủi vào trong, uống để quên đi hiện
thực nghiệt ngã của đời mình.
--Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà trong khi người về người đi chơi đã vãn cả: Chi tiết gợi đến
hình ảnh đáng thương của Mị. Mị vẫn ngồi trơ trọi, cô đơn ngay giữa đêm tình mùa xuân. Mị là
mảng sống im lìm tăm tối ngay trong không gian tấp nập giàu có của nhà thống lý Pá Tra. Hình
ảnh này gợi đến chi tiết mở đầu tác phẩm: “Một cô gái ngồi quay sợi gai thái cỏ ngựa bên tảng
đá trước cửa cạnh tàu ngựa…lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
-Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi
Tết nên Mị cũng chẳng buồn đi: Đây là chi tiết đắt giá được nhà văn dụng công xây dựng. Khi kí
ức đã trở về, Mị không bước ra đường ngay, hòa vào mùa xuân đang nồng nàn trong tiếng sáo
trong những cuộc chơi mà lại bước vào buồng. Đây vẫn hoàn toàn là con người nô lệ, hành động
theo thói quen. Ma lực của căn buồng quá lớn hút chặt Mị vào. Ở
nhà thống lý, Mị bị cướp đi quyền tối thiểu của người đàn bà là quyền đi chơi tết.
Năm nào Mị cũng phải giam hãm tuổi thanh xuân, cuộc đời mình trong ngục tù nhà Pá Tra. Nên
những bước chân “từ từ bước vào buồng” là minh chứng rõ nhất cho con người nô lệ của Mị.
Đời sống tủi nhục, mò mỏi đã hủy hoại Mị khiến cô luôn thu mình trong xó buồng tối tăm chạng
vạng của mình.
--> Giá trị hiện thực
Luận điểm 2: Nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi từng nhận xét: “Tấm lòng yêu thương của nhà văn Tô
Hoài đã nhận ra bên trong hình ảnh một con rùa nuôi trong xó cửa kia, đang còn một con người”.
Trong đoạn trích này, bên ngoài Mị vẫn còn là con người nô lệ, hành động theo thói quen.
Nhưng bên trong Mị lại là tâm hồn rạo rực sự sống đã bắt đầu hồi sinh. Mị còn hiện lên với vẻ
đẹp của một tâm hồn đang hồi sinh với sức sống tiềm tàng trỗi dậy.
- Trong đoạn văn này, tác giả đã dõi theo từng bước biến diễn, phát triển của đời sống tâm hồn
nhân vật, được đặt trong một hoàn cảnh khá “điển hình” là mùa xuân về trên vùng núi cao. Tâm
hồn Mị đã nguội lạnh trong những năm sống trong địa ngục trần gian, giờ cần một tác nhân đủ
mạnh để đánh thức, làm bừng thức, hồi sinh. Đó là mùa xuân về Hồng Ngài, là men rượu ngày
tết, là âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình. Tất cả hòa quyện làm nên một thế giới trẻ trung, ấm xuân
tình, hấp dẫn khác hẳn với không gian ngục tù với tảng đá, tàu ngựa, xó cửa ở nhà thống lý. Đặc
biệt là tiếng sáo gọi bạn tình trở thành tác nhân quan trọng nhất bởi đó là âm thanh đã âm vang
suốt một thời tuổi trẻ của Mị những ngày còn ở nhà với cha. Mùa xuân mở lối, men rượu đưa
đường, tiếng sáo dìu Mị đi… Ngòi bút của nhà văn không chỉ hướng vào cái ảm đạm, mặt đen
tối của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng, để khơi gợi nó lên.
- -Diễn biến tâm trạng của Mị:
+Khi ngoài đầu núi lấp ló tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi-> “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha
bổi hổi”, “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.
+.Tâm hồn Mị đang hồi sinh. “Thiết tha bổi hổi” là những từ láy, tính từ miêu tả chính xác
những cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn Mị. Có gì đó da diết. Có gì đó rưng rưng, xao
xuyến, xúc động. Từ trạng thái vô cảm, nguội lạnh trong tâm hồn, Mị đang thắp lên ngọn lửa
trong lòng mình…
+.Hành động “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”: “nhẩm thầm” khi người ta đã
từng thuộc, còn nhớ. Đây có lẽ là bài hát Mị đã từng hát suốt thời thiếu nữ say mê, những ngày
tháng tự do còn ở nhà với cha. Người đàn bà từng giấu đi tiếng nói của mình, sống im lìm như
một cái bóng “mỗi ngày Mị càng không nói” thì giờ đây, tiếng nói đã trở về, bật lên thành lời thì
thầm theo bài hát của người chơi. Như mầm cây tách vỏ, như sự sống cựa mình, tiếng hát chính
là tiếng lòng của Mị. Mị đã mở lòng với thế giới bên ngoài. Tâm hồn Mị đang dần hồi sinh mãnh
liệt.
++Khi Mị uống rượu:
.Rượu đưa Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ “lòng Mị đang sống về ngày trước”.
.Trong cõi nhớ đó có thời tự do của Mị “mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo”. Đó
là những ngày còn ở nhà với cha, được sống kiếp đời tự do. Tự do uống rượu. Tự do thổi sáo.
Chứ không phải mang thân trâu ngựa như bây giờ, đến uống rượu cũng phải “lén”.
.Trong cõi nhớ ấy, có thời thiếu nữ say mê của Mị: “Mị thổi sáo giỏi bao nhiêu người mê ngày
đêm thổi sáo đi theo Mị”.
->Quá khứ tưởng đã ngủ quên vậy mà lại trở về vẹn nguyên, tươi đẹp trong dòng hồi tưởng của
Mị. Đó cũng là biểu hiện mạnh mẽ của một tâm hồn đang hồi sinh. Tô Hoài lại khiến ta nhớ đến
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Khi tâm hồn của con quỷ dữ làng
Vũ Đại hồi sinh, Chí Phèo cũng nhớ lại kí ức của đời mình: thời là anh canh điền với giấc mơ
lương thiện…
-+Khi Mị bước vào buồng:
.Vẫn là những bước chân ấy, vẫn là căn buồng “một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay trông ra
cũng chỉ thấy trăng trắng”, nhưng hôm nay trong căn buồng ấy, tâm hồn Mị đang hồi sinh mãnh
liệt.
.Tâm hồn với những cảm xúc yêu sống đang trở về: đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, tâm hồn
đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước.
.Nhận thức lại bản thân mình: Mị trẻ lắm. Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
.Nhận thức về quyền của người đàn bà: có chồng cũng đi chơi ngày tết
.Nhận ra cuộc hôn nhân oan uổng không tình yêu của mình: AS với Mị không có lòng mà vẫn
phải ở
.Sự giằng xé trong nội tâm: đúng lúc thấy mình còn trẻ, còn muốn đi chơi cũng là lúc nhận ra
mình không thể. Bi kịch trong tâm hồn dẫn đến ý nghĩ về lá ngón. Biểu hiện của sự phản kháng
đã trở về trong Mị. Thấm thía cái tủi nhục cay đắng của cuộc đời thực nên muốn chết như một
con người.
(Vở ghi và phần chữa đề đã quá kĩ phần này-Trò xem ở đó nhé)
-> Giá trị nhân đạo
-*3/Nghệ thuật miêu tả nhân vật
-Lối kể chuyện hấp dẫn tự nhiên
--Tạo được tình thế đặc biệt tác động tới nhân vật để nhân vật thay đổi
-Miêu tả tâm lý xuất sắc, đặc biệt là bút pháp độc thoại nội tâm
--Giọng kể của nhà văn hòa với tiếng nói bên trong của nhân vật để biểu đạt thế giới tâm hồn
nhân vật một cách chân thực.
-Ngôn ngữ giản dị giàu sắc thái biểu cảm
-b/Công việc 2: Chất thơ trong đoạn trích
--Chất thơ là chất trữ tình, khả năng khơi gợi rung cảm lãng mạn về cái đẹp.
-Ở đoạn trích, chất thơ được thể hiện trên nhiều phương diện: Đó là vẻ đẹp hoang sơ, nên thơ gợi
cảm của mùa xuân Tây Bắc giữa không gian hiện thực khổ ải, ngục tù. Đó là cái đẹp của tâm hồn
con người là tình yêu đời, sức sống tiềm tàng đang hồi sinh từ trong nghịch cảnh éo le. Đó là
ngôn ngữ giàu cảm xúc, là các chi tiết, hình ảnh thi vị nhiều ý nghĩa biểu tượng (Tiếng sáo mùa
xuân, lời bài hát).
--Chất thơ dung hòa với chất liệu hiện thực khiến truyện ngắn vừa khơi nên niềm tin về cái đẹp
khả năng hồi sinh trong tâm hồn con người vừa giàu sức hấp dẫn, có được phong vị Tây Bắc
riêng.
3.Khái quát chung
Như vậy, đoạn văn được trích đã khắc họa thành công nhân vật Mị. Mị vừa hiện lên với số phận
cuộc đời bất hạnh trong kiếp làm dâu gạt nợ, vừa hiện lên với sự hồi sinh tâm hồn mãnh liệt. Đó
là vẻ đẹp của một sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy mạnh mẽ ở người con gái khốn khổ này. Ở
điểm này, tác phẩm vừa đạt đến chiều sâu của giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Hình ảnh Mị
đã cho thấy cảm quan sắc bén của nhà văn về một Tây Bắc “đau thương mà dũng cảm”, về một
miền đất hoang sơ mà giàu sức sống. Mị mang linh hồn của nàng Ban nơi núi rừng Tây Bắc.
Đoạn văn được trích cũng đậm đà chất thơ làm nên nét phong cách riêng của Tô Hoài. Với tài
năng nghệ thuật viết truyện ngắn của mình, Tô Hoài đã tạo nên một đoản thiên về sức sống mãnh
liệt và những khát vọng không thể tắt trong tâm hồn người dân miền núi trước cách mạng tháng
Tám…

III.KẾT BÀI
Nhạc sĩ để lại dấu ấn của mình qua ca từ bài hát. Họa sĩ lưu lại tên tuổi của mình qua nét vẽ bức
tranh. Nhà văn sống mãi trong lòng bạn đọc qua tác phẩm của mình. Tô Hoài cùng với Vợ chồng
A Phủ xứng đáng là tác phẩm xuất sắc trong dòng chảy của văn xuôi hiện đại. Và như vậy tên
tuổi của nhà văn sẽ hóa thành áng mây trắng vắt ngang qua bầu trời hoài niệm…

You might also like