You are on page 1of 12

Viếng Lăng Bác.

Ứng dụng trong mở bài:

1. "Trái bưởi kia vàng ngọt với ai


Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mấy trắng bay"
(Bác ơi - Tố Hữu)
2. "M ặt trời lặn mặt trời mang theo nắng
Bác ra đi để ánh sáng cho đời"
(Phạm Tiến Duật)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già vĩ đại của dân tốc Việt Nam anh hùng đã ra đi, ra đi
mãi. Thế nhưng như Phạm Tiến Duật từng nói: "Người chết chỉ thực sự chết khi người
sống quên ta". Bởi lẽ đó, Bác Hồ sống mãi với quê hương, gấm vóc, sống mãi trong trái
tim mọi người và sống mãi trong áng thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương,đặc ở
trong đoạn…..
sáng tác năm 1976 nhằm tỏ lòng thành kính của một người con, một thi nhân dâng lên
người.
Ứng dụng trong thân bài:
Nói về mảnh đất miền Nam của tác giả.
"Con ở miền Nam" gợi cho người đọc cảm xúc rưng rưng vì đây là mảnh đất xưa kia ông
cha ta đi mở cõi:

"Có ai về Bắc ta theo với


Thăm lại non sông đất lạc hồng
Từ buổi mang gươm đi mở cõi
Mà lòng thương nhớ đất Thăng Long"
Miền Nam trong chiến tranh là mảnh đất với muôn nổi khổ đau nhưng cũng là bức thành
đồng của tổ quốc. Sau ngày thống nhất đất nước một năm, Viễn Phương ra thăm lăng
Bác. Hai mảnh đất, hai địa cầu của tổ quốc thân yêu đã được nối liền bằng một cuộc hành
hương.
Nói về hàng tre "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" quanh Lăng Bác.

"Loài tre đâu chịu mọc cong


Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường"
(Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy)
Trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh hàng tre trang nghiêm quanh lăng Bác biểu tượng cho
toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ vững bền với tấm lòng thành kính hướng
về Bác, làm người đọc tự hỏi vì sao khi đứng trước lăng Bác tác giả lại nghĩ đến dân tộc.
Phải chăng tình cảm đối với lãnh tụ đã hòa quyện trong tình yêu đất nước quê hương

Bác như mặt trời vĩnh hằng mang lại ánh sáng chân lí cho người dân Việt Nam.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Sự vĩ đại của người có thể so sánh với chanh sau còn tranh sau thì thuộc về vũ trụ vĩnh
hằng hình ảnh ẩn dụ mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh để mặt trời của thiên
nhiên đem lại ánh sáng sự sống cho cỏ cây muôn loài mặt trời ấy bất diệt còn bác hồ
mang lại ánh sáng ấm no hạnh phúc tự do cho dân tộc Việt Nam mang lại ánh sáng lý
tưởng cách mạngchoconngười.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ


Mặt trời chan lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậ mhương và rộn tiếng chim"
(Từ ấy_ Tố Hữu)

Sự khác nhau giữa mặt trời của thiên nhiên và ánh sáng của Bác

"M ặt trời lặn mặt trời mang theo nắng


Bác ra đi để ánh sáng cho đời"
(Phạm Tiến Duật)
Mong ước Bác được yên nghỉ sau tháng năm bôn ba nước ngoài rồi dựng nước, giữ
nước.
Mỗi bước đi của tác giả, cảm xúc như được tăng lên. Từ nỗi xúc động trong lòng nhà thơ
khi nhìn thấy hàng tre trong sương bên lăng Bác đến khi cùng dòng người tíến vào rồi
nhìn thấy Bác trong giấc ngủ bình yên. Có lẽ Viễn Phương cũng giống như Tố hữu, mong
bác phần nào được thảnh thơi sau những năm bôn ba nước ngoài rồi những tháng ngày
dựng nước giữ nước đầy khăn khó

"Ôi phải chi Bác được thảnh thơi


Năm canh bớt nặng nổi thương đời
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người"
(Tố Hữu)

Thái độ khi cùng dòng người vào thăm lăng Bác.


Giờ đây Bác nằm trong lăng với một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao, tỏa sáng, giữa một vầng
trăng sáng dịu hiền. Sự thật không có vầng trăng nào trong lăng nhưng vì cuộc đời của
Bác rực sáng như mặt trời còn nhân cách và tâm hồn bác thì hiền dịu, thanh cao như ánh
trăng. Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, Hoài Thanh cũng từng nhận xét thơ Bác tràn
ngập ánh trăng. Đó là những lý do Viễn Phương liên tưởng tới trăng trong giấc ngủ của
Bác, giấc ngủ bình yên sau từng ấy năm cống hiến cho dân tộc. Vì thế nhà thơ Hải như
viết:

"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa


Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác đã ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ"
(Hải Như)

Tố Hữu tha thiết thấu hiểu lẽ sống của Người


Người đã hóa thành thiên nhiên đất nước, thành tinh hoa của thời đại. Ấy vậy mà nhà thơ
không kìm nổi xúc động khi nghĩ về Bác, Bác đã đi xa cảm giác nhói trong tim đã diễn tả
nỗi mất mát nhớ thương trong tâm hồn Nguyễn Phương đối với bác Hồ

"Bác sống như trời đất của ta


Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già"

Bác không chỉ hòa vào cõi bất tử mà còn quyện vào từng giọt lệ của mỗi con người
đất Việt thân yêu
Không riêng Viễn Phương mà ai trong mỗi chúng ta đều đau đáu về ngày 2/ 9/1969. Đó
là ngày đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa, là ngày mà hàng triệu trái tim như ngừng đập
trong khoảnh khắc tột cùng khi bác ra đi. Lúc bấy giờ Bác không chỉ hòa vào cõi bất tử
mà còn hòa quyện trong từng giọt lệ của mỗi con người Đất Việt thân yêu

"Bác dạy ta lai vô ảnh, khứ vô hình


Đến rất nhẹ và ra đi rất nhẹ
Ta lần Bác với bầu trời và giọt lệ
Với hương mộc trong đêm và lộc nõn trên nhành"
(Chế Lan Viên)

Học tập theo những phẩm chất tốt bao lâu Bác gìn giữ
Ở Bác ta học được cách sống sao cho tốt, cho vinh. Mọi lời Bác day đều là một hành
trang bổ ích cho con người trên con đường mai sau. Từ đó tác giả muốn cống hiến, muốn
làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre quanh lăng Bác. Tất cả đều thể hiện sự bồi hồi,
lưu luyến không muốn rồi xa của tác giả

"Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta


Ta bỗng lớn ở bên Người một chút"

Nỗi nhớ thương muốn đời của con người đối với Hồ chủ tịch
Đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng nghìn đời cả dân tộc lặng lẽ kính dâng Người:

"Vì sao trái đất nặng ân tình


Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh"

Ứng dụng kết bài:


"Viếng lăng Bác" không chỉ là vòng hoa thơm Viễn Phương kết thành dâng lên Bắc mà
còn là khúc hòa bình cùng tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt cho đồng bào miền
Nam gửi đến bác trong những ngày đầu độc lập. Với thể thơ tám chữ cùng giọng điệu
nghiêm trang sâu lắng tác giả đã truyền vào lòng người đọc niềm kính yêu vô đối với vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tuy bài thơ đã khép lại rồi mà âm vang
của nó còn vang mãi. Để rồi dưới cờ đỏ tung bay phất phới nơi quãng trường Ba Đình ta
vẫn thấy

"Nắng reo trên lễ đài


Có bàn tay Bác vẫy
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác"
(Nắng Ba Đình_ Trần Phan Hách).

Nói với con


Kết bài”
Liên hệ mở rộng

: Lời tâm tình của người cha trong bài “Nói với con” của Y Phương đã gợi ta nhớ
đến những lời ru ngọt ngào,thiết tha trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên , “Khúc
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm,… hay những lời ca
dao ngọt ngào :

                                             ” Công cha như núi ngất trời

                                   Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông …..”

 Lời tâm tình của người cha trong bài thơ của Y Phương cũng chính là lời nhắc nhở
mỗi chúng ta về tình cảm cội nguồn,tình yêu quê hương về ý chí , nghị lực trong
cuộc sống.

 Liên hệ mở rộng với Lời cha dặn con


Khi phân tích lời cha dặn dò trong bài thơ “Nói với con” trong đoạn thơ:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
……………………………
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Có thể liên hệ với bài thơ “Lời cha dặn con”: “Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ/Gói hành
trang chỉ vỏn vẹn “nhớ nguồn”. Đó là khát vọng con được bay cao, bay xa trên con
đường trưởng thành, chinh phục ước mơ của mình. Nhưng con luôn luôn phải nhớ dù có
đi đâu, đến bất kỳ chân trời mới nào thì con cũng không bao giờ được quên đi cội nguồn
của mình. Nhất là không bao giờ được quên đi quê hương nơi chôn rau cắt rốn, quên đi
người đồng mình đã kề vai sát cánh những lúc gian khổ, khó khăn
Liên hệ mở rộng bài Nói với bài Tiếng hát con tàu và Không có gì tự đến đâu con

Trong lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ


“Con ơi tuy thô sơ da thịt
/Lên đường/
Không bao giờ nhỏ bé được/
Nghe con”
chúng ta có thể thấy rõ niềm mong mỏi, khát khao của người cha muốn gửi đến con
mình. Cha mong con tuy thô sơ da thịt như người đồng mình nhưng phải giữ vững được
sức mạnh của quê hương. Khi lên đường, đối diện với những chông gai và thử thách của
cuộc đời con không bao giờ được nhỏ bé, chùn bước. Con hãy mạnh mẽ tiến về phía
trước bởi ở phía sau là cha, mẹ và quê hương luôn đồng hành, hỗ trợ.
      Ý thơ này chúng ta thấy có điểm giống với bài thơ  “Không có gì tự đến đâu con” của
Nguyễn Đăng Tấn “Đường con đi dài rộng rất nhiều… chỉ có con mới nâng nổi chính
mình” Người cha trong bài thơ này cũng mong mỏi và kỳ vọng rất nhiều vào con mình.
Trên con đường rộng dài phía trước cha mong con phải tự tin, mạnh mẽ, tin tưởng vào
sức mạnh của chính bản thân mình. Chỉ khi con tự tin thì mới có thể đương đầu với sóng
gió cuộc đời. Như vậy chúng ta có thể thấy điểm tương đồng trong mong muốn của
những người cha dành cho con. Đó là mong muốn con được gan dạ, bền chí trước những
khó khăn để khẳng định khả năng của mình.
   

Mùa Xuân nho nhỏ


Mở bài: Trong “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết “Tác
phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nới một
điều gì mới mẻ anh gửi vào tác phẩm một lá thư; một lời nhắn nhủ, anh
muốn dem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”. Bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ (1980) của Thanh Hải được ra đời trong một
hoàn cảnh đặc biệt, đó là khi nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng
của cuộc đời mình. Bài thơ đã thực sự mang đến những điều mới mẻ, là
lời nhắn nhủ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống….
Khát vọng được cống hiến:
Đồng quan điểm sống với nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" còn rất
nhiều các nhà văn, nhà thơ cũng thể hiện quan điểm như vậy.
Như trong bài "Còn gì cho quê hương" Viên Phương đã viết:
"Nửa mái đầu chớm bạc
Còn gì cho quê hương?
Thân xin làm chiếc lá...
Thân xin làm hạt sương..."
Đó chính là khát vọng được cống hiến, hóa thân cho quê hương, đất nước. Dù cho "mái
đầu chớm bạc" thì nhà thơ vẫn luôn băn khoăn về quê hương. Đây quả thực là một lẽ
sống lớn.
Hay Tố Hữu cũng từng viết:
"Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?"
Như vậy ta có thể thấy, quan điểm sống, cống hiến luôn là một lẽ sống ở mọi thời đại và
nó luôn luôn đúng đắn.

Một nốt trầm xao xuyến:


Đọc những câu chữ xúc động của Thanh Hải cùng khát khao cống hiến âm thầm, lặng lẽ.
Chúng ta lại nhớ tới một khát khao cũng đẹp, cũng chân thành như thế của người thanh
niên làm công tác khí tượng trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Người thanh
niên ấy cũng tâm tình như thế. Anh cũng chỉ mong là một “nốt trầm xao xuyến” cho đời.
Có gì đẹp bằng mong muốn dựng xây quê hương trong một con người. Dù là người trẻ,
dù là người già. Tất cả chúng ta đều giống nhau và có một tình yêu quê hương nồng nàn,
đắm say. Yêu quê hương, yêu đất nước này không chỉ bằng lời nói suông. Tất cả được
hiện thực hóa, được điểm tô trong những trái tim, khối óc như Thanh Hải, như anh thanh
niên của Nguyễn Thành Long vậy. Họ thật sự đã làm bạn đọc phải nhìn lại mình, soi
chiếu lại khát khao để cống hiến, để thay đổi. 

Sang thu
Dấu hiệu nhận biết mùa thu tới của tác giả.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Mùa thu tới với Hữu Thỉnh thật đơn sơ, mộc mạc mang mùi hương của đồng nội. Không
phải là lá vàng rơi như: "Đây mùa thu tới - mùa thu tới. Với áo mơ phai dệt lá vàng."
- Đây mùa thu tới - Xuân Diệu hay "Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô?"
- Tiếng thu - Lưu Trọng Lư . Thu đến với thi nhân bằng hương ổi chín-một mùi hương
đơn sơ mang đặc trưng của Bắc Bộ (tác giả sáng tác khi ở vùng ngoại ô Hà Nội-trong một
cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè quân đội. Không cần ghi vào phần phân tích). Thu đến
với Hữu Thỉnh thật tự nhiên mà chân thật. Ta cũng từng bắt gặp cảnh thu của ông qua
những dòng thơ của "Chiều sông Thương" :
"Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương."
(Chiều sông Thương-Hữu Thỉnh)
Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Phải chăng thế giới cảm xúc của Hữu Thỉnh vẫn luôn như thế. Để rồi cứ mãi khiến người
đọc vấn vương nơi những vần thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ gần gũi mà tình tế như
cái "vắt nửa mình" sang thu của đám mây hay những chiều thứ nhẹ nhàng, êm dịu:

"Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi


Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông."
(Chiều sông Thương)
Hoặc có thể so sánh với đám mây cũng trong tác phẩm "Chiều sông Thương" :
"Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ"

Nếu khổ thơ thứ nhất là sự bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu
về. Thì khổ thứ hai là sự chủ động quan sát, cảm nhận cảnh chuyển mùa. Không gian thu
ở khổ hải được mở rộng hơn có chiều dài (sông), chiều cao (cánh chim) xen lẫn chiều
rộng (mây). Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt biến nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt
trước không gian thu vời vợi, rộng hơn, nhiều tầng hơn với những nét hữu hình cụ thể.
Mở bài:
Em nghe không rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Mùa thu luôn là chủ đề  khiến bao thi nhân phải mê mẩn,
bởi đó là thời điểm của những gì  dịu dàng êm dịu nhất, 
của sự tĩnh lặng và của những rung động sâu lắng nhất.
Và mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật
đẹp,  thơ mộng, trữ tình và  lòng thi nhân cũng thật đa
tình. Đặc biệt…

Những ngôi sao xa xôi


Mở bài:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?- Tố Hữu.

Giữa những lửa đạn bom rơi của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
oanh liệt, gian khổ của dân tộc, tầng lớp thanh niên xung phong
với những phẩm chất ngời sáng của sự can trường, dũng cảm,..
Điều này đã được thể hiện rõ qua hình tượng ba cô gái thanh
niên xung phong trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của
Lê Minh Khuê. Bằng tài năng trong việc miêu tả tâm lí nhân vật,
tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật Phương Định,
chị Thao và Nho với những nét chung và nét riêng về phẩm chất
và tâm hồn hết sức cao đẹp.

Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi hiểm nguy
Công việc của họ là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì
phá bom. Đó là một công việc nguy hiểm, đòi hỏi sự gan dạ, bản lĩnh và tinh thần trách
nhiệm cao. Các cô chạy trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm, nơi tập trung bom đạn,
bắn phá của kẻ thù. Dẫu vậy, họ vẫn luôn làm việc với thái độ hăng say và hết mình vì
nhiệm vụ. Kể cả khi nghĩ đến cái chết, thì cũng chỉ là "một cái chết mờ nhạt" :

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình


Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trường ca: Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Hay:

" Ôi! Tuổi thanh Xuân một lòng đi cứu nước


Lấy thân mình nối mạch máu giao thông
Cọc tiêu sống trong đêm – những trái tim hồng
Cô gái mở đường vì đất nước hy sinh. "
(Truông bồn – một thời hoa lửa)

(Có thể dùng khi phân tích chi tiết phá bom của Phương Định hoặc ba cô gái. Cả hai đề
đều có thể dùng)
Các cô đều là những người còn rất trẻ, chỉ mới mười tám, đôi mươi nhưng đã chiến đấu,
hi sinh thân mình vì Tổ quốc. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong lao mình qua
bom đạn cũng chính là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam vươn mình lên chiến đấu với kẻ
thù.
Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc, mộng mơ
Phương Định" mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời
tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
"Dù luôn dũng cảm, hết mình vì công việc, nhưng ở các cô vẫn luôn là một tâm hồn nhạy
cảm, hồn nhiên và trong sáng. Đó là một tâm hồn trẻ trung, phơi phới của những con
người lạc quan, yêu đời, tin vào tương lai chiến thắng của Tổ quốc. Ta cũng từng bắt gặp
nét trẻ trung, nét ngây thơ đó qua lời thơ của Phạm Tiến Duật:

" Nghe em hát mà anh buồn cười


Nhịp với phách xem chừng sai cả
Mồ hôi em ướt đầm trên má
Anh với mọi người nhìn nhau khen hay. "
(Nghe em hát trong rừng- Phạm Tiến Duật)

Ngoài chiến trường là thế," chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác "mát lạnh,
trong lành, êm ả. Các cô uống" nước suối pha đường, nằm dài trên nền ẩm, lười biếng
nheo mắt nghe ca nhạc, có thể nghe, có thể nghĩ lung tung ". Khác hoàn toàn với công
việc nguy hiểm, đầy thử thách như lúc ở ngoài. Họ là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng
nhưng cũng trầm tư sâu lắng; nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói
lửa, bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai. Các cô hát mặc cho" đất bốc
khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Đúng là "Tiếng hát át tiếng bom"
của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy
được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.
Đại diện cho những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

"Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường


Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom."
(Khoảng trời hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ)

Phương Định (ba cô gái) đã trở thành hình tượng tiêu biểu đại diện cho vẻ đẹp, phẩm chất
của những nữ thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ:

"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước.


Mà lòng phơi phới dậy tương lai."
(Tố Hữu)

Không chỉ có trong thơ, mà hình ảnh các cô vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt
Nam qua những ca khúc như "Cô gái mở đường" (Xuân Giao), "Chào em cô gái Lam
Hồng" (Ánh Dương) hay "Đồng Lộc đẹp mãi tên em" (Dương Toàn Thiên)
Dạ thưa Quý Thầy,
Thưa Huynh Tỷ !
Dạ đội thư ký xin chúng con xin phép được báo cáo phân công HĐ phụ trách các
nhiệm vụ của thư ký như sau:
1. Tổng hợp, lưu trữ danh sách nhập Linh: HĐ Vinh Khiêm, HĐ Thanh Hiếu hỗ trợ.
2. Cầu an, cầu siêu, Quy y: HĐ Chiêu Hiền.
3. Phụ trách lấy thông tin, phát thẻ công quả: HĐ Hân Khiết.
4. Tổng hợp các sự kiện tại Bửu Lâm trong tháng: HĐ Hân Khiết.
5. Động viên HĐ tham gia khoá Thiền: HĐ Định Nghiêm.
6. Phụ trách tổng hợp, lấy thông tin các em nhỏ tham gia sinh hoạt hàng ngày: HĐ
Chương Hoàng.
7. Kiểm tra tiến độ chuẩn bị buổi sinh hoạt hàng ngày: HĐ Khả Cát.
8. HĐ phụ trách liên lạc mọi thông tin liên lạc từ Phật Tử:
- Hiền Thanh Hiếu: 0974 412 012.
- An Hân Khiết: 0364 928 998.

Dạ chúng con đang hoàn thiện bảng mô tả chi tiết từng công việc và xin phép bổ
sung trong tuần này ạ. Dạ chúng con còn kém dở xin Quý Thầy, Huynh Tỷ chỉ dạy thêm
cho chúng con ạ!

You might also like