You are on page 1of 3

Viếng lăng Bác (hai khổ đầu)

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ
giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông giàu cảm xúc và thành kính
được thể hiện tiêu biểu qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ ra đời vào năm 1976 thể hiện
niềm xúc động thành kính, thiêng liêng xen lẫn đau xót, tự hào của tác giả khi ra thăm lăng
Bác. Đặc biệt, hai khổ thơ đầu cảu bài thơ đã nói lên tiếng long của nhà thơ khi đứng trước
lăng Bác.
Bài thơ được ra đời vào tháng 4 năm 1976 khi công trình lăng Bác vừa được khánh
thành. Tác giả vinh dự có mặt trong đoàn đại biểu ra miền Nam ra thăm Bác. Ông xúc động,
nghẹn ngào, hạnh phúc trào dâng và ông đã viết bài thơ trong giây phút cảm động ấy.
Mở đầu bài thơ là lời chào gần gũi, thân mật đậm chất Nam Bộ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Lời thơ ngắn gọn, giản dị, không hoa mĩ, nó giống như một lời húc, giống như một lời
gửi thưa của tác giả xuất phát từ miền Nam xa xôi. Với cách giới thiêu giàu sức gợi, miền
Nam xa xôi mang một ý nghĩa nghĩa lịch sử hào hung, miền Nam gian khổ, miền Nam anh
hùng, miền Nam là thành công của Tổ quốc, miền Nam đi trước về sau. Người luôn có miền
Nam trong tim mình và người dân miền Nam cũng vậy, họ cũng nhớ mong vị lãnh tụ vĩ đại.
Mong ước ấy giống như cây trở về cội, song trở về nguồn và chảy về tim, đó là tình cảm thiết
tha, chân thành của nhà thơ đối với Bác. Hơn thế nữa, tác giả xưng hô “Con,bác”, đây là ách
xưng hô gần gũi, than mật, rất thành kính, thiêng liêng. Từ trong sâu thẳm trái tim của nhà
thơ, của dân tộc Việt Nam coi Bác là vị cha già. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương”

Đặc biệt trong câu thơ tác giả đã sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” là cách nói
giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau thương, mất mát. Đông thời khẳng định Bác Hồ luôn
sống mãi trong tim dân tộc Việt Nam. Tiếp đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp sau
làn sương sớm mai là hàng tre xanh bát ngát, thấp thoáng bóng dáng quen thuộc của làng quê:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát


Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Trong màn sương khói Ba Đình lịch sử, hang tre hiện ra “xanh xanh”, “bát ngát”. Qua
từ láy giàu sức gợi tả giúp ta cảm nhận được màu xanh bất tận của tre. Ta cảm nhận lăng Bác
hiện rat rang nghiêm nhưng lại rất thân mật, gần gũi như xóm làng Việt Nam. Hơn nữa, hình
ảnh hàng tre đứng thẳng hàng là hình ảnh thật, đồng thời mang ý nghĩa ẩn dụ, độc đáo. Hàng
tre chỉ con người Việt Nam với nhiều phẩm chất đẹp: dũng cảm, kiên cường, hiên ngang, bất
khuất trước những thử thách khó khăn. Ngoài ra, từ “Ôi!” là từ cảm than biểu thị sự xúc động
xen lẫn niềm tự hào cảu tác giả . Như vậy, hang tre là khúc nhạc dạo nói lên sự xúc động, bồi
hồi của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Hàng tre tụ họp về đông đủ xếp thành đội ngũ canh
giữ giấc ngủ ngon cho Bác.
Trước dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động, bồi hồi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
Hai câu thơ mở ra bằng cặp thơ song đối giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. “măt
trời đia qua trên lăng” là mặt trời thực chiếu rọi không gian đất trời, “mặt trời trong lăng rất
đỏ” là hình ảnh ẩn dụ chỉ cho Bác Hồ. Bác là mặt trời chiếu sáng con đường cách mạng, là
mặt trời mang ánh sáng ấm áp chiếu sáng con người. Với sự sáng tạo, độc đáo, tài tình của tác
giả mặt trời thiên nhiên được nhân hoá với 2 hành động. Đặc biệt, chi tiết rất đỏ gợi ra các trái
tim đầy nhiệt huyết, trái tim nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác Hồ. Tóm lại, với
hình ảnh ản dụ, độc đáo, phép nhân hoá tài tình, hình ảnh thơ vừa ngợi ca sự bất tử của Bác,
vừa thể hiện niềm kính yêu, niềm tự hào đối với Bác.
 Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Ngày ngày… ngày ngày…, sự lặp lại của thời gian, cũng là sự lặp lại của lòng thương
nhớ. Cứ mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng Bác, thì mỗi ngày dòng người như bất tận lại nối
tiếp nhau vào lăng dâng lên Người những đóa hoa đời tươi thắm nhất. Tình cảm của người
dân Việt Nam đối với Bác đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian. Nhịp thơ
chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm một không
khí thương nhớ Bác khôn nguôi, thành kính kết tràng hoa tình yêu dâng bảy mươi chín mùa
xuân của Người. “Người ta là hoa của đất”, nhà thơ thật sâu sắc và tinh tế khi tôn quí nhân
dân. Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa
dâng lên Bác. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ “bảy mươi
chin mùa xuân” tượng trưng cho 79 năm cuộc đời Bác công hiến cho đất nước, cho nhân dân.
Như vậy, hai khổ thơ trên cảu bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, ngôn ngữ bình dị,
nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu thơ thành kính, trang nghiêm, cảm xúc thiết tha, sâu lắng kết
hợp với các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ. Hai khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc thành
kính, biết ơn của người con phía Nam của Tổ quốc đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Tóm lại, 2 khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành, thiêng liêng, biết ơn
của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Đoạn thơ cũng giúp ta them kính yêu, biết ơn
Bác Hồ-vị cha già kính yêu của dân tộc. Bản than mỗi chúng ta sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện để xây dựng đất nước cũng nhơ đền đáp công ơn của Bác Hồ.

You might also like