You are on page 1of 27

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN

Học Văn Chị Hiên 2021

Văn bản:
TÂY TIẾN
Quang Dũng

Bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng, giúp nhà thơ này
đến gần hơn với bạn đọc. Đồng thời là thi phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
(Giang Nam)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ


Quang Dũng

Từ khóa - Đa tài
- Đề tài: người lính và quê hương
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa
- Nhà thơ - chiến sĩ
- Tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp

Quang Dũng được biết đến trong nền văn học Việt Nam hiện đại là một người nghệ sĩ đa tài:
làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết kịch, viết truyện… thứ gì người nghệ sĩ này cũng làm giỏi
cả. Trong quá trình sáng tác thơ của mình, thơ ông nổi bật với sự hồn hậu, phóng khoáng,
lãng mạn, tài hoa. Ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến
chống Pháp. Quang Dũng cũng coi trọng sứ mệnh cao quý của nghệ thuật văn chương nên rất
đố kỵ với hạng nhà giàu muốn đánh đổi tác phẩm văn chương bằng tiền bạc. Khi nhận được
thư của một đại gia mời nhà thơ nổi tiếng đến tận nhà sáng tác thơ để được biếu tiền, Quang
Dũng không ngại từ chối và chua chát “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư? ”
Dù nổi tiếng, nhà thơ Quang Dũng rất chơn chất, khiêm tốn, sống đạm bạc và không thích
khoa trương hoặc nói về mình, tác phẩm của mình. Trong trò chuyện, quan hệ giữa bạn bè,
ông hay lắng nghe người khác nói, hơn là đặt vấn đề dù ai cũng biết Quang Dũng có vóc người
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

tầm thước, đẹp trai và rất giỏi về văn nghệ. Là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất Việt
Nam, các tác phẩm của Quang Dũng được thừa nhận như là một sự khác biệt hoàn toàn
trong phong trào thơ mới những năm 1932-1945.

Câu chuyện thú vị về Quang Dũng:


Người ta hay nhắc lại tính mê chủ nghĩa xê dịch kiểu Nguyễn Tuân của tác giả Tây Tiến. Nhà
văn Đỗ Chu, trong một lần hợp mặt bạn văn kháng chiến đã bật mí về một quãng đời đầy chất
lãng mạn của Quang Dũng. Nhà thơ rủ một người bạn họa sĩ nổi tiếng ở Thủ đô, tạo một chiếc
xe trâu định hành phương Nam. Trên đường đi, hai người định kiếm ăn độ nhật bằng cách ghé
vào những nơi phố xá, chỗ đông người vẽ tranh bán vì Quang Dũng cũng là một tay vẽ giỏi.
Đi giữa đường thì trâu bị bệnh, không kéo xe được nữa, hai người phải bán trâu và xe đi. Ông
bạn họa sĩ đồng hành nản lòng, bỏ về Bắc. Quang Dũng một mình, sang xe lửa tiếp tục vào
Nam. Khi đến tận Sài Gòn, nhà thơ lại đáo sang Campuchia, rồi cuối cùng quay về Hà Nội.
Sau đó, vì mê cách mạng, Quang Dũng sang Trung Quốc để tìm cách mạng hoạt động nhưng
cũng không xong nên đành trở lại quê nhà. Với gia đình, vốn có thể lực khỏe mạnh, Quang
Dũng gánh vác hết mọi công việc nặng nhọc trong nhà, lúc nào cũng thể hiện sự quan tâm và
lòng yêu thương vợ con.

Với bạn bè, nhà thơ Quang Dũng rất nể trọng và thường lui tới với các văn nghệ sĩ nổi tiếng
như Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Trần Lê Văn, cô Xuân Quỳnh, họa
sĩ Phan Kế An… Nhà cửa đơn sơ trang trí với vài bức tranh trên vách do Quang Dũng vẽ bằng
mực tàu. Cả nhà thường ăn uống đạm bạc. Theo lời người con gái út Bùi Phương Thảo, nhiều
khi khách đến chơi nhà, chỉ có vài đĩa đậu phộng, đậu nành để tiếp khách nhưng mọi người
vẫn trò chuyện nhau vui như bắp rang.
Nguyễn Thanh - Trích vanchuongviet.org

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM


Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948 - Khi tác giả đi tham dự Đại hội thi đua ở làng
Phù Lưu Chanh.
Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của bài thơ như sau:
● 1947: Quang Dũng ra nhập binh đoàn Tây Tiến từng giữ chức vụ đại đội trưởng.
● 1948: Sau đó 1 khoảng thời gian không lâu điều chuyển sang đơn vị khác.
● 1948: Tham gia Đại hội thi đua ở Phù Lưu Chanh, bao nhiêu nỗi nhớ về những người
đồng chí, đồng đội của mình đã thúc giục Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Bài thơ này ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau khi in lại đã được tác giả đổi tên thành
“Tây Tiến” (1957)
*Thông tin về binh đoàn Tây Tiến: Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm
1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ
trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên
(như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu
thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng "họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm”.

Để hiểu rõ hơn về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến", các em có thể tham khảo bài
báo dưới đây được ghi lại bởi VŨ VĂN SỸ (GHI THEO LỜI KỂ CỦA NHÀ THƠ
QUANG DŨNG)
Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niệm sâu sắc hơn cả. nhưng
có lẽ nhiều người hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của tôi viết ở giai đoạn này.
Tôi nhập ngũ đúng ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Năm đó tôi hai mươi sáu
tuổi. Trước cách mạng, tôi học Ban trung học trường Thăng Long. Tốt nghiệp, tôi đi dạy học
tư ở Sơn Tây để kiếm sống.

Những ngày đầu vào quân đội, tôi nhận công tác ở Phòng công vụ Bắc Bộ. Phòng này
do anh Nguyễn Văn Chân phụ trách. Tôi làm phái viên của phòng, có nhiệm vụ đi thu mua
vũ khí ở vùng Hà Nam – Sơn Tây. Thấy tôi có chút học hành, lại yêu mến văn chương, anh
Chân liền giới thiệu tôi lên chiến khu làm công tác báo chí. Ngày đó văn hóa, văn nghệ, báo
chí, tuyên truyền trong quan niệm và cả trong công việc, ranh giới không rõ. Như vậy là “sự
nghiệp” văn chương của tôi bắt đầu bằng nghề báo. Tôi trở thành phóng viên tiền phương
của tờ báo Chiến đấu thuộc Khu II. Tờ báo do anh Văn Phác phụ trách, sau này, anh Văn
Doãn lên thay.

Tôi yêu thơ và làm thơ hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời đi học tôi rất mê Đường chi tam bách
thủ, nhất là những bài dịch của nhà thơ Tản Đà. Tôi cũng say thơ mới như bất cứ một học
sinh nào thời đó. Nhưng tôi thích thơ Thế lữ hơn cả, đặc biệt bài Nhớ rừng, bởi tâm trạng
sơn dã của nó. Một nhà văn nữa là Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ viết văn mà còn dịch
những bài thơ văn xuôi của Pháp. Và có lẽ tôi tiếp thu được gì ở thơ ca Pháp ngày ấy, cũng
do đọc các bản dịch này. Khi làm công tác báo chí tôi lại càng thấy thích văn phong của
Thạch Lam. Hà Nội ba mươi sáu phố phường của Thạch Lam là một tập bút ký giàu chất
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

thơ. Nhưng phải nói đến một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga Gôgôn: Tarax Bunba. Tôi
yêu những con người Cô dắc dũng cảm, yêu tự do, sống phóng khoáng, gắn bó với thanh
gươm, yên ngựa và những chiến công trên những thảo nguyên mênh mông như những chiến
khu di động chống lại bọn phong kiến xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tôi thấy có một
sự đồng cảm nào đó giữa mình với các nhân vật của truyện. Sau này đi Tây tiến, tôi vẫn còn
mang Tarax Bunba theo trong ba lô của mình.

Tôi ở báo Chiến đấu đến đầu năm 1947 thì được điều đi học Trường bổ túc Trung cấp
(tức Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây). Trường chuyên bổ túc kỹ thuật quân sự cho
cán bộ chuẩn bị nhận nhiệm vụ chiến đấu mới.

Việc mặc áo lính, và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng
liêng và tự hào lắm.

Những tháng học ở trường, tôi nhớ mãi hình ảnh vị giáo sư quân sự người Nhật như một
kiểu mẫu sĩ quan mà chúng tôi mơ ước và kính nể. Giáo sư có cái tên Việt Nam là Lâm Sơn.
Đại tá Lâm Sơn. Ông là sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy, thành lập từ ngày đầu kháng
chiến. Giáo sư lên lớp bằng tiếng Nhật, có người thông ngôn. Giọng ông sang sảng nghe đầy
uy quyền. Kỷ luật trong trường quân sự hồi đó rất nghiêm khắc, nếu như bây giờ có thể gọi
là “quân phiệt”. Giờ học đã đành, giờ nghỉ cũng rất “khuôn phép”. Có lần tôi uống cà phê
về muộn, cảnh vệ bắt được, cứ lo như ngày nhỏ trốn học bị thầy bắt được. Anh biết sau đó
tôi bị phạt thế nào không? Sáng thứ hai đầu tuần, sau lúc chào cờ, đại tá bắt tôi bò bốn vòng
quanh cột cờ. Tôi bò một cách tự giác, bởi nghĩa rằng , đã mặc áo lính tất phải chịu những
hình phạt đại loại như thế, nếu như mình vi phạm kỉ luật.

Có lần Bác Hồ đến thăm trường. Tôi nhớ Bác còn nói cho chúng tôi nghe một cuốn sách
viết về chiến tranh du kích. Vốn giàu óc tưởng tượng về hành động chiến đấu của người lính,
tôi rất thú hình ảnh người du kích. Bac nói: “lại vô ảnh, khứ vô hình”, nghĩa là đến và đi
không ai thấy. Chỉ nội mấy cái âm chữ Hán, đọc lên nghe đã xuất quỷ nhập thần rồi, chưa
nói đến việc vận dụng nó vào chiến thuật quân sự.

Hôm bế mạc lớp, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng quân đội, và đồng
chí Đàm Quang Trung, có đến dự và nói chuyện.

Sau lớp học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến, tức là Trung đoàn 54. Anh Tuấn Sơn làm Trung
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

đoàn trưởng. Tôi ở đại đội bộ, làm đại đội trưởng. Tiểu đoàn 212 của tôi là tiểu đoàn trước
đây đã từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai… bây giờ chuyển sang nhận nhiệm
vụ Tây Tiến.

Tây Tiến là một chiến dịch tiến quân từ Khu III, Khu IV lên Khu X tức là Tây Bắc, vùng
Điện Biên Phủ. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Năm 1945 khi khắp nơi nổi dậy
cướp chính quyền thì nhân dân vùng này nhiều nơi vẫn chưa được giác ngộ cách mạng. Nam
1946, trung đoàn Sơn La có đánh vào Tây Bắc, nhưng mới chỉ có ý nghĩa thăm dò. Đầu năm
1947 ta thành lập Trung đoàn Tây Tiến đầu tiên, gồm các chiến sĩ tình nguyện của Khu III,
Khu IV và tự vệ Thành Hà Nội trước thuộc Trung đoàn Thủ đô. Đợt Tây Tiến đầu tiên, ta
đánh sâu nhưng phải rút lui ngay, vì lực lượng địch tập trung và mạnh. Tôi đi đợt hai. Nhiệm
vụ của chúng tôi là mở đường qua đất Tây Bắc. Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng
là công tác dân vận gây dựng cơ sở, tranh thủ sự giác ngộ của nhân dân. Vì thế đi đôi với
chức vụ đại đội trưởng, tôi còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

Giai đoạn này Hà Nội đang có tiếng súng ở ngoại thành. Chúng tôi xuất phát từ Sơn Tây.
Lúc đầu rất đàng hoàng đi bằng ô tô, các ôtô nổi tiếng lúc bấy giờ như của hãng Con Thỏ,
Trung Hà, Từ Đường, Mỹ Lâm… đều được Chính phủ công làm nhiệm vụ quân sự. Chúng
tôi đi qua đường số 6 qua suổi Rút. Thị trấn Hòa Bình năm ấy còn tự do. Sau, chúng tôi
chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: ăn rừng, ngủ rừng. Những
cái dốc thăm thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, những chiều “oai linh thác gầm thét”,
những đêm “Mường Hịch cọp trêu người”, rồi rải rác dọc biên cương những “nấm mồ viễn
xứ”… tôi mô tả trong bài thơ Tây Tiến là rất thực, có pha chút âm hưởng Nhớ rừng của Thế
Lữ, mà sau này vô tình tôi mới nhận ra… trong bài thơ Tây Tiến, tôi còn viết “Tây Tiến đoàn
quân không mọc tóc”. Hồi ấy trong đoàn chúng tôi rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong
điều kiện gian khổ, thiếu thốn, mình lại không giữ vệ sinh, và lại có giữ cũng chả được, nên
bộ đội không njững bị ốm, mà còn chết vì sốt rét rất nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân,
cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến nhà trưởng thôn để tiễn một con người
vĩnh biệt rừng núi. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi
vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng. Anh Như Trang hồi ấy là tiểu đoàn phó, có viết ca khúc tiếng
cồng quân y là vì vậy.

Đối với miền Tây, gay nhất là thuốc, vì đường tiếp tế rất khó. Tôi nhớ có lần được thuốc
từ Khu II gửi lên. Cụ Thi Sơn trong Mặt trận Liên Việt tặng thuốc (nguyên cụ Thi Sơn là
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

tướng của Đề Thám). Trong buổi lễ trao thuốc long trọng này, Anh Hồng Thanh, chính uỷ
Trung đoàn, đã thay mặt bộ đội nhận thuốc. Anh còn làm cả thơ. Tôi còn nhớ mấy câu:
Một buổi sớm mọi người đều hoan hỉ
Từ bệnh nhân đến bác sĩ đều vui
Vì được tin kháng chiến chiến Khu II
Vừa gửi tặng 3.000 viên thuốc sốt…

Không hiểu cảm động vì có thuốc hay vì nghe thơ, mà anh Hồng Thanh đọc xong, ai
cũng rưng rưng nước mắt...

Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn ở miền
Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không có đủ manh chiếu liệm. Nói “áo bào
thay chiếu” là cách nói của người lính chúng tôi, cách nói ước lệ của thơ trước đây để an ủi
những đồng chí của mình đã ngã xuống giữa đường.

Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III, làng Phù Lưu Chanh
(thuộc tỉnh Hà Đông cũ nay thuộc về Hà Nội). Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trước
Đại hội, được mọi người hoan nghê liệt nhiệt. Nhân có Nguyễn Huy Tưởng, đại biểu nhà văn
ở Việt Bắc về dự, lúc đi, tôi gửi anh luôn. Sau anh Xuân Diệu cho in ngay ở Tạp chí Văn
nghệ. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về
thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có cái hào khí của lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng
chiến anh dũng của dân tộc… Từ Tây Tiến trở đi tôi làm nhiều thơ hơn. Các bài Đường mươi
hai, Ngược đường số 6, Đôi mắt người Sơn Tây cũng là những bài thơ mà tôi thích.

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, tôi về làm trưởng tiểu ban tuyên huấn của
Trung đoàn 52… Rồi làm trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Tháng 8 năm 1951, tôi xuất ngũ. Còn cái trung đoàn Tây Tiến của tôi, hình như sau này
được phân chia, bổ sung để thành lập sư đoàn 320 thì phải.

Nhận xét về tác giả và tác phẩm


1. “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm
gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ
kháng chiến”. - Vũ Quần Phương
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

2. “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được
kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn,
khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên
ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. - Nhà phê bình văn học
Nguyễn Xuân Nguyên
3. Nhà thơ Quang Dũng khu biệt độc lập như một ốc đảo cheo leo giữa biển khơi xa vắng
và lẻ loi hiu quạnh như một vì sao cô độc trong không gian văn chương kháng chiến,
nhưng là một người thơ (2) tài năng hiếm hoi, không khác chi một loài hoa lạ ngan
ngát hương rừng. Với những bài thơ xuất sắc được nhiều người, đa phần là sinh viên
học sinh và cả những chiến sĩ cách mạng và lính cộng hòa ưa thích, Quang Dũng, tác
giả “Tây Tiến” xứng đáng là ngòi bút thơ áo lính tài hoa trong thi đàn dân tộc. - (Nguyễn
Thanh)
4. Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đỉnh Việt" và là một áng mây bay qua sông
núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn
theo đến đấy. - Nhà thơ Vân Long
5. “Quang Dũng cũng là một cây bút năng nổ, người ta còn nhớ tên bài bút ký ‘Xiếc khỉ’
của ông nhưng cần biết rằng bài đó nằm trong cả loạt bút ký mà Quang Dũng gọi là
“tập ảnh” về các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ngoài đời thường của dân thường ở vùng
Hà Nội đương thời.” - Lại Nguyễn Ân
6. “Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về
sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm
và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ -
Nhà thơ Phan Quế
7. “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn
thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm
hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được
thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ
đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân
thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế
hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” . - Vũ
Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng
8. “… Tây Tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh…” - Vũ Thu Hương
9. “… Tây Tiến … nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã
vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi
và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ…
Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”. - Đinh
Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng
10. “…Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” - Đinh Minh Hằng
11. “… Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan
nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả
chút lị luận gì về thơ cả…” - Quang Dũng

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM

Bố cục phân tích

1 14 câu thơ đầu: Hình ảnh người lính Tây Tiến gắn 2 - 2 - 4 - 2 - 2 - 2
liền với thiên nhiên miền Tây và những chặng đường
hành quân gian khổ.

2 8 câu thơ tiếp: Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ 4 - 4


đốt lửa trại và buổi chiều sông nước Tây Bắc mênh
mang, mờ ảo.

3 8 câu thơ tiếp: Hình tượng người lính Tây Tiến hào 2 - 2 - 4
hùng, hào hoa, lãng mạn và bi tráng.

4 4 câu thơ cuối: Khúc vĩ thanh 2-2

1. 14 câu thơ đầu: Hình ảnh người lính Tây Tiến gắn liền với thiên nhiên miền Tây
và những chặng
Kiến thức khái quát:

Câu Nội dung

2 - Mở đầu bài thơ bằng một tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến
- Các hình ảnh xuất hiện trong câu thơ
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

+ Hình ảnh dòng sông Mã - Con sông gắn với chặng đường hành
quân, gắn với những kỷ niệm của binh đoàn Tây Tiến
+ Hình ảnh binh đoàn Tây Tiến - Nỗi nhớ trực tiếp hướng tới binh
đoàn Tây Tiến
=> Nhận ra tất cả đã “xa rồi", chỉ còn trong kỷ niệm. Từ “xa rồi” là điểm rơi thấp
nhất của câu thơ, gợi ra một khoảng hụt hẫng.
- Nỗi nhớ được đề cập đến: “nhớ về rừng núi" - nhớ thiên nhiên Tây Bắc
- “Nhớ chơi vơi" - Nỗi nhớ thật đặc biệt có thể hiểu theo ý nghĩa:
+ Đang đứng giữa lưng chừng nỗi nhớ, một nỗi nhớ da diết, mênh
mang
+ Nỗi nhớ quá rộng không biết đi về nẻo nào của nỗi nhớ thương
- Gieo vần “ơi” - âm mở, tạo ra dư ba cho câu thơ

2 - Hai địa danh Sài Khao, Mường Lát vốn là mốc không gian địa lý nay trở
thành mốc thời gian lịch sử, in dấu những kỷ niệm của một thời chiến
binh.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến:
+ Sài Khao: Hình ảnh đoàn binh mỏi mệt đi giữa một biển sương
mờ phủ lấp
+ Mường Lát: Xóa tan đi sự mệt mỏi, cân bằng lại với hương thơm
của hoa rừng nở về đêm.
+ Dùng từ ngữ rất tinh tế: “hoa về”, “đêm hơi”

4 - Đặc tả sự dữ dội và bình yên của thiên nhiên Tây Bắc


+ Dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm => Từ láy: Địa hình gập ghềnh, hiểm trở,
gấp gãy => Khó đi; “Đèo cao, dốc đứng".
+ Đặc tả độ cao: Cồn mây heo hút - Hình ảnh: những người lính Tây Tiến
đang hành quân qua những đồi núi chập chùng, núi cao tới nỗi súng có
thể chạm vào mây.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời": sử dụng BPTT nhân hóa với mục đích:
● Đặc tả độ cao của núi rừng núi Tây Bắc
● Chất lính: sự dí dỏm, vui nhộn, lạc quan, yêu đời
● Núi: cao thì cao vời vợi
● Vực: sâu thì sâu thăm thẳm
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

- Đối: lên, xuống ; ngàn thước: khoảng cách lớn


=> Hiểm trở => Người đọc giống như đang “chơi 1 trò bập bênh chóng mặt”
- Nơi đèo cao, dốc đứng, người lính đưa tầm mắt nhìn về những bản làng
+ Hình ảnh những nếp nhà Pha Luông ẩn hiện trong làn mưa
+ Gợi ra sự bình yên trong chính cảnh vật và trong cả tâm hồn người
lính.
=> Quang Dũng kéo người đọc trở về với sự cân bằng.

2 - Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với 2 lớp nghĩa:
+ Những người lính mỏi mệt, nghỉ ngơi trên chặng đường hành
quân => Hình ảnh rất đỗi giản dị, gần gũi nhưng lại vô cùng đẹp
đẽ.
+ Sự hy sinh của những người lính Tây Tiến => Tư thế coi cái chết
“nhẹ tựa lông hồng" => “Không bước nữa" sử dụng BPTT nói
giảm nói tránh

2 - Sự đe dọa nơi “rừng thiêng, nước độc"


+ Thác gầm thét => Thiên nhiên rất dữ dội, hung bạo
+ Cọp trêu người => Sự đe dọa của thú dữ
=> Biện pháp tu từ nhân hóa => Sự nguy hiểm nơi rừng núi Tây Bắc mà trực
tiếp những người lính Tây Tiến phải đối mặt.

2 - Kéo lại sự cân bằng cho người đọc với những hình ảnh thật mềm mại,
nhẹ nhàng
+ “Nhớ ôi Tây Tiến”: Trực tiếp thể hiện cảm xúc - Nỗi nhớ: Nhớ
về những bản làng trong khói bếp ban chiều. => Một hình ảnh rất
đẹp, rất bình yên, rất tình (tình cảm của người chiến sĩ với đồng
bào).
+ Mai Châu: Địa danh với tên gọi gợi ra sự thanh thoát, nhẹ nhàng
đi kèm với hình ảnh “thơm nếp xôi" tạo ra những dư vị cảm xúc
bình yên trong tâm hồn người đọc.
+ “Mùa em” - Mùa của sự đủ đầy, “mùa con ong đi lấy mật, con
voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương” mùa
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

ta gặp nhau, mùa trao yêu thương, vương luyến nhớ để xa rồi sẽ
mãi không quên. => Một mùa thật lạ, thật đẹp, thật tình.

Nhận xét Hình ảnh người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành gian khổ đã
được Quang Dũng tái hiện trên phông nền của thiên nhiên miền Tây: hiểm
nguy, dữ dội, gập ghềnh nhưng cũng có những khung cảnh trữ tình, lãng
mạn, bình yên. Thiên nhiên không làm con người trở nên nhỏ bé, thiên nhiên
tôn vinh con người và khiến con người trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Phân tích chi tiết:

Lật giở lại từng trang thơ thấm đẫm những kỷ niệm của một đời chiến binh, ta chợt nhận ra,
“Tây Tiến” được bắt đầu bằng 1 tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến như thế:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Cả bài thơ không một dấu chấm câu, nỗi nhớ tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác, bắt nhịp
từ tứ thơ này sang tứ thơ khác. Nỗi nhớ tích tụ, dồn nén, bật lên thành tiếng gọi thiết tha Tây
Tiến ơi! – Đó cũng chính là cách mà Quang Dũng mở đầu bài thơ của mình. Cảm xúc hiện hình
trong nỗi nhớ chơi vơi. Đó vừa là trạng thái của nỗi nhớ vừa là trạng thái của cảnh vật được
nhớ. Cả chủ thể và đối tượng dường như đã trộn lẫn vào nhau mà đồng hiện trong nỗi nhớ chơi
vơi ấy. Nỗi nhớ trở thành cội nguồn cảm hứng sáng tạo và làm nên cấu trúc của thi phẩm. Mạch
bài thơ là mạch nhớ, là sự đan dệt của kỉ niệm, với những sực nhớ miên man, những vụt hiện
bất chợt... Cũng từ đây nỗi nhớ dậy lên làm một nguồn sinh khí, nó soi tràn đến đâu muôn vàn
hình sắc trong kí ức tươi tắn, sống dậy đến đó. Nhờ nỗi nhớ mà những hình ảnh của những
ngày qua cồn cào sống dậy. Chính nỗi nhớ chơi vơi đã dẫn ngòi bút tác giả đi miên man trong
thế giới thơ. Tất cả kỉ niệm về quãng thời gian không thể nào quên với đồng đội chiến đấu trên
vùng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất thơ mộng ấy bỗng trở thành tiếng gọi hối thúc, cất
lên thành tiếng thơ, tiếng lòng của người chiến sĩ, thành âm vang của cả thời đại, của cả dân
tộc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh dòng sông Mã gắn với bao tháng ngày gian khổ, con sông mang âm điệu của núi
rừng, của địa bàn hoạt động gắn với 1 đời chiến binh nay cũng đã xa rồi, binh đoàn Tây Tiến
cũng đã xa rồi, tất cả chỉ còn lại trong hồi ức mà thôi. Có thể thấy từ “xa rồi” cũng chính là
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

điểm rơi thấp nhất của câu thơ này, nó giống như 1 khoảng hụt hẫng khi những kỷ niệm chỉ
giống như những thước phim trôi qua để lại biết bao nhiêu cảm xúc đong đầy.

Nỗi nhớ đầu tiên được nhắc tới chính là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, về địa bàn hoạt động
của binh đoàn Tây Tiến. Giữa khoảng không gian nhớ thương quá rộng lớn, mênh mang, da
diết, cồn cào, tâm trí của nhà thơ không biết đặt để vào đâu cho phải, thế nên mới tạo ra một
cách dùng từ thật lạ: “nhớ chơi vơi”. Chỉ với 2 câu thơ đầu tiên, những ký ức gắn với binh đoàn
đã từ từ hiện ra lung linh huyền diệu, trong chuyến độc hành quay về với những ký ức, nhà thơ
Quang Dũng thêm 1 lần đi lại những con đường đã qua. Dọc theo khúc độc hành của nỗi nhớ
thương, thi nhân tìm về những miền đất gắn với kỷ niệm một đời chiến binh:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”


Từ hai câu thơ khơi nguồn đầy thiết tha trìu mến ấy, mạch chảy dòng tâm sự hoài niệm của nhà
thơ mở ra lan tỏa như mỗi chuỗi kỉ niệm giờ đây thức dậy, lay động và xôn xao trong lòng. Hai
địa danh Sài Khao, Mường Lát vốn dĩ là những mốc không gian địa lý in đẫm kỷ niệm của một
thời chiến binh, nay trở thành mốc thời gian lịch sử giúp người chiến sĩ năm nao nhớ lại những
kỷ niệm trong bao chặng được hành quân vất vả. Và ở câu thơ tiếp theo này, hình ảnh “đoàn
quân mỏi” giữa Sài Khao sương lấp đập mạnh gây ấn tượng. Sự chân thực sinh động của hình
ảnh thơ khiến ta như hình dung thấy tư thế, dáng vẻ của đoàn quân trong gian lao, cơ cực của
những ngày phải đương đầu với trận mạc, đối đầu với thiếu thốn, khó khăn. Chân thực song
cũng rất lãng mạn khi hình ảnh đoàn quân mỏi lại được miêu tả trong một khung cảnh đẹp
huyền ảo của thiên nhiên. Những tiếng sương lấp, hoa về, đêm hơi khiến cho toàn bộ cảnh thực
chợt nhòa đi, gây được ấn tượng nhiều chiều trung, tâm trí người đọc. Hình ảnh “hoa về trong
đêm hơi” nhanh chóng kéo bạn đọc trở về với sự cân bằng. Không gian được liên tưởng tới là
địa danh Mường Lát trong những cuộc hành quân đẫm sương đêm, hoa nở giữa rừng thơm
ngát, khiến những bước chân giữa đêm khuya tưởng nặng nề những nay lại được tiếp thêm sức
mạnh. Quang Dũng quả thực dùng từ rất tinh tế. Là hoa về chứ không phải hoa nở, là đêm hơi
chứ không phải đêm sương, cách dùng từ này khiến người đọc cảm thấy được sự nhẹ nhõm
của không gian. Bao nhiêu mỏi mệt từ đó mà tan biến. Cũng với hình ảnh đoàn quân cách mạng
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu lại mở ra một trường liên tưởng khác:

“Những đường Việt Bắc của ta,


Đêm đêm rầm rập như là đất rung
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Quân đi điệp điệp trùng trùng


Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Thiên nhiên như cùng hát lên, cùng âm điệu với khúc quân hành của người lính ra trận. Còn
trong thơ Quang Dũng, bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình ảnh
sóng đôi của sự trái ngược:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,


Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Đây là đoạn thơ mang dáng dấp của 1 bài thơ tứ tuyệt, đặc tả bước hành quân gian lao của
người lính vệ quốc mở ra trong không gian nhiều chiều. Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, gập
ghềnh cũng được vẽ ra 1 cách chân thực ở đoạn thơ này. Ta như nghe thấy bước chân và hơi
thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: "Dốc lên
khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Những con dốc là hình ảnh đầu tiên được đề cập tới. Những con
dốc được miêu tả bằng từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” khiến người đọc dễ dàng
liên tưởng tới địa hình gấp gãy. Từ dốc này đến dốc khác, liên tiếp nối nhau, con đường hành
quân phía trước vừa khó đi, vừa nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, câu thơ thứ 2 miêu tả độ cao
của những ngọn núi nơi đây:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Hình ảnh những người lính trên chặng đường hành quân với những khoảnh khắc tinh nghịch,
dí dỏm, đậm chất lính. Đường hành quân dài thăm thẳm muôn trùng, có khoảnh khắc đi lên
cao tới mức tưởng như đang đi giữa biển mây. Đây cũng là nguyên cớ có hình ảnh nhân hóa
“súng ngửi trời”. Cảm giác của người đọc liên tưởng tới khung cảnh đầu mũi súng chạm vào
mây, người lính tinh nghịch dí dỏm liên tưởng tới hình ảnh súng đang chạm tới trời. Chi tiết
này càng thể hiện sự hào hoa, lãng mạn trong chất thơ của Quang Dũng. Nó rất giống với liên
tưởng trong thơ của Chính Hữu:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Cảnh vừa khắc nghiệt, gian khổ, đan xen nét tinh nghịch của anh bộ đội cụ Hồ chính là điểm
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

nhấn cho đoạn thơ này. Chưa dừng lại ở đó, cảnh thiên nhiên Tây Bắc còn được tái hiện trong
câu thơ tiếp theo:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

Biết bao nhiêu gian lao thử thách, vừa như muốn quật ngã người lính cách mạng, lại vừa như
kích thích họ đi tới, dẫn tới của sự chinh phục. Cảnh rừng núi hiểm trở với dốc lên khúc khuỷu,
với hun hút cồn mây, với độ cao thấp đến choáng ngợp của "ngàn thước lên cao ngàn thước
xuống", khiến người đọc dường như đang chơi 1 trò bập bênh chóng mặt. Núi cao thì cao vời
vợi, vực sâu thì sâu thăm thẳm. Câu thơ mang dáng dấp của 2 vế tiểu đối sử dụng các cặp từ
đối lập để đặc tả địa thế hiểm trở của núi rừng nơi đây. Thế nhưng sau tất cả những gian khổ
đe dọa bởi địa hình hiểm trở, người ta vẫn nhìn thấy sự sống của con người khi dừng lại ngắm
nhìn những nếp nhà Pha Luông:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Những nếp nhà Pha Luông nằm giữa biển mưa bụi, mưa nhẹ nhàng, êm đềm. Những chiến sĩ
Tây Tiến dừng chân nơi đèo cao, ngắm nhìn khoảnh khắc bình yên hiếm hoi sau những chặng
đường hành quân vất vả. Tôi tự hỏi lòng mình, trong giây phút được lắng lại nhiều phần tâm
hồn như vậy, người chiến binh Tây Tiến liệu có đang nhớ về quê hương của mình hay không?

Hoài niệm về đoàn binh Tây Tiến còn có hình ảnh người lính dẫn chặng đường hành quân vất
vả bởi núi cao, vực sâu, mưa sa, sương phủ, không ít người trong số họ đã gục ngã, Quang
Dũng không hề giấu giếm hiện thực đau thương ấy, nhà thơ tái hiện lại trong những vần thơ
của mình:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Nhà thơ nói về " anh bạn " là nói về những đồng chí, đồng đội của mình, ngày nối ngày, đêm
nối đêm, mưa nắng đói rét bệnh tật thiếu thốn mệt mỏi tới mức kiệt sức. Từ "gục" có phần nặng
nề nhưng bị xóa nhòa đi và được cân bằng trở lại, bằng hình ảnh "bỏ quên đời". Cái chết với
người lính Tây Tiến rất đỗi nhẹ nhàng và thanh thản. Kết cấu đối sánh đan xen giữa thiên nhiên
và con người tạo nên 1 sự đối chiếu thầm lặng để rồi từ đó tôn vinh sức mạnh của con người,
dù con người có nhỏ bé trước thiên nhiên hiểm trở và dữ dội, hiểm nguy đe dọa họ từ mọi phía,
mọi nơi

Giữa những gập ghềnh, gấp gãy nơi rừng thiêng nước độc, người lính còn bị đe dọa bởi thác
dữ, thú rừng:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,


Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
“Chiều chiều” và “đêm đêm” diễn tả khoảng thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Điều này chứng
tỏ thác dữ, thú rừng không phải xuất hiện ngày một ngày hai, mà lặp đi lặp lại ngày nào cũng
như vậy. Sự đe dọa dường như bủa vây từ mọi phía, người lính trong hoàn cảnh phải chống
chọi với thiên nhiên núi rừng khắc nghiệt. Thế nhưng, giữa nơi rừng thiêng nước qua con mắt
hào hoa lãng mạn của chiến binh Tây Tiến một thời người ta vẫn nhìn thấy được những khung
cảnh bình yên, nỗi nhớ chợt ùa về Mai Châu xinh đẹp:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Hình ảnh gắn với tình quân dân chợt hiện về, đó là khoảnh khắc những bữa ăn của đồng bào
chuẩn bị cho cán bộ cách mạng, để rồi sau bao tháng ngày nhớ lại, vẫn thấy vương vấn đâu đây
nếp nhà cơm lên khói, những bữa cơm tỏa thơm nếp xôi. Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”
Chế Lan Viên từng viết:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn nhớ tỏa mùi hương.

Trong những vần thơ này, Quang Dũng đã lựa chọn 1 địa danh có tên nghe thật mềm mại, êm
ái, gợi ra sự bình yên “Mai Châu” nếu như không lựa chọn địa danh này mà thay nó bằng “Lai
Châu” có lẽ sự duyên dáng của câu thơ sẽ vơi đi vài phần. Đặc biệt lưu ý, ở trong câu thơ cuối
có 1 danh từ nghe rất lạ, đó là “mùa em”. Đất trời có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng trong
những vần thơ của nhà thơ Quang Dũng lại có 1 mùa thật lạ đó là mùa em. Mùa em là mùa con
ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, mùa ta
gặp nhau mùa trao yêu thương mùa vương luyến nhớ để xa rồi sẽ mãi mãi không quên. Mùa
em ở đây cũng chính là mùa của sự đủ đầy.

Khái quát:

Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài
niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau,
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh người lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ
thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những
thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên
thành công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cái hay của nhà thơ này là bên cạnh
những nét đậm tô hiện thực, Quang Dũng vẫn bộc lộ rõ những góc nhìn đầy lãng mạn của một
chàng trai Hà Nội. Có người nhận định rằng với bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã dựng nên
bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng
cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta.

2. 8 câu thơ tiếp: Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại và buổi chiều sông
nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo

Câu Nội dung

4 Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại


- Doanh trại: Nơi sinh hoạt và chiến đấu của những người lính
- Từ “bừng” - nhãn tự của câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới một
nguồn sáng bất ngờ, đột ngột
- Cụm từ “hội đuốc hoa” gợi ra không khí của lễ hội
- Tiếng reo vui “kìa em” thể hiện niềm vui, sự bất ngờ khi nhìn thấy
những cô gái dân tộc xúng xính trong bộ xiêm ý lộng lẫy
- Đêm liên hoan văn nghệ trong tiếng nhạc dập dìu - âm thanh của tiếng
khèn
- Có những vũ điệu của quân và dân
- Ánh sáng, âm nhạc, tình người đã đưa tâm hồn người lính trở về miền
đất lạ và xây nên những hồn thơ

4 Buổi chiều sông nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo


- Không gian: sông nước Châu Mộc
- Thời gian: Chiều sương
- Người đi: Chiến binh Tây Tiến
- Người ở lại: đồng bào Tây Bắc
- Câu hỏi tu từ: có thấy, có nhớ thiên nhiên nơi đây và con người nơi
đây hay không?
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

- Hình ảnh đối lập “dòng nước lũ - hoa đong đưa”: Hình ảnh cánh hoa
trôi trên dòng nước lũ thật thơ mộng, thể hiện góc nhìn lãng mạn của
người chiến binh thủa ấy

Nhận xét Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hoá thần tình, cách dùng điệp từ và
câu hỏi tu từ khéo léo đã quyện hoà với nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai
trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ về đồng đội, đồng bào và thiên nhiên miền
Tây Tổ quốc, tất cả tạo nên điểm sáng lấp lánh của tâm hồn một người chiến
sĩ thiết tha với Tây Tiến, với quê hương.

Phân tích chi tiết:


4 câu đầu: Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại ấm áp tình quân dân
Khi nỗi nhớ đã thành vần thành điệu, khoảng cách để trở về bắt lấy những ký ức đẹp đẽ chỉ cần
một thoáng chốc. Và cứ thế, trong suốt dọc chặng đường tìm về muôn nẻo nỗi nhớ, niềm thương
của một thời chiến binh gian khổ, Quang Dũng đưa người đọc trở về với đêm liên hoan văn
nghệ đốt lửa trại thấm đẫm tình người, tình đời:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”
Hình ảnh tiếp theo được gợi nhắc trong những vần thơ là “doanh trại” - nơi chiến đấu, sinh hoạt
gắn bó với biết bao kỷ niệm tươi đẹp của một thời chiến binh. Đêm ấy, sau những chặng đường
hành quân gian lao, vất vả, buổi liên hoan văn nghệ cùng đồng bào Tây Bắc đã diễn ra trong
niềm vui hân hoan, háo hức. Từ “bừng” giống như nhãn tự của câu thơ này bởi chỉ với một từ
duy nhất cả không gian núi rừng Tây Bắc đen tối, âm u nay tràn ngập ảnh sáng ấm áp của ngọn
lửa, xua đi giá lạnh, xua đi những mệt nhọc vất vả hiểm nguy nơi chiến trường vừa qua. Chỉ
một từ ngữ xuất hiện, mở ra một không gian ánh sáng cho cả câu thơ. Ánh sáng ấy được bắt
nguồn từ những ngọn lửa, theo cách “lãng mạn anh hùng” nhà thơ gọi đó là “đuốc hoa” - hình
ảnh của những ngọn đèn xuất hiện trong những lễ hội trang trọng. Phải chăng, không khí của
đêm liên hoan văn nghệ này cũng chính là sự rạo rực, tưng bừng, tươi vui, hân hoan như những
ngày lễ hội của nhân dân miền núi cao Tây Bắc.
Cả doanh trại bừng sáng bởi ánh lửa bập bùng, Quang Dũng viết tiếp những dòng thơ:
“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
Điểm nhìn thay đổi, không gian rộng lớn của núi rừng hay ánh sáng bập bùng của những ngọn
lửa giờ đã chuyển sang hình ảnh của những cô gái dân tộc xúng xính trong xiêm y lộng lẫy.
“Kìa em” - cụm từ này được sử dụng thật giống với một tiếng reo vui bởi sự xuất hiện đột ngột,
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

bất ngờ của những người con gái đó. Họ ngạc nhiên và có đôi chút ngơ ngác bởi trong đôi mắt
của những chàng trai Hà Nội lúc bấy giờ là hình ảnh của những cô gái Thái, cô gái Lào xinh
đẹp, giàu sức sống, họ mang theo bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình cùng với đó là
những tình cảm quân dân thật đáng trân trọng dành cho những người cách mạng.
Không gian núi rừng đang say theo tiếng nhạc, những bom đạn của chiến tranh vốn dĩ chẳng
thể giết chết tâm hồn của những chàng trai Hà Nội lãng mạn, tài hoa. Họ yêu nước, yêu đời,
yêu người và luôn giữ cho mình một điều rất riêng biệt đó là chất thơ:
“Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đêm liên hoan văn nghệ có ánh sáng, có âm thanh của tiếng khèn - nhạc cụ đặc trưng của
những dân tộc miền núi cao Tây Bắc thêm vào đó còn là những vũ điệu của tình người, tình
quân dân. Tình cảm đẹp đẽ ấy, có phải đôi lần hay là rất nhiều lần ta đã gặp trong thơ:
“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm”
Để rồi:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

(Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy)


Hay trong một vần thơ khác:
“Các anh về mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ

Các anh về tưng bừng trước ngõ

Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu


TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.”

(Bộ đội về làng - Hoàng Trung Thông)

Và ở trong những vần thơ của Quang Dũng vẫn là thứ tình cảm quân dân chứa chan đến vậy.
Để rồi men say của đất trời, men say của tình đời tình người đã đưa tâm hồn của những chiến
binh Tây Tiến một thủa đến những miền đất lạ để xây lên những hồn thơ. Tạm thời rũ bỏ những
mệt nhọc, căng thẳng của chiến trường bom đạn, giây phút ấy tuy ngắn ngủi nhưng những niềm
vui hiếm hoi này đã trở thành động lực lớn lao tiếp bước cho những ngày tháng gian khổ sau
này để thêm quyết tâm chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa
trại đã giúp cho mỗi bạn đọc thấy được chất thi sĩ trong tâm hồn những người chiến sĩ. Và đối
với cá nhân Quang Dũng, đó là những kỷ niệm rất đẹp ông không thể nào quên đi.

4 câu tiếp: Kỷ niệm về một buổi chia tay trong chiều sương Châu Mộc

Trong hồi ức của Quang Dũng, Tây Bắc không chỉ là miền đất của tranh đấu bảo vệ Tổ quốc,
mà còn là nơi hiện hữu của thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Trong những trang thơ thi phẩm
Tây Tiến, chiều sương trên cao nguyên Châu Mộc được tác giả khắc họa đầy tài hoa, có sắc
màu điểm tô, có đường nét tinh tế:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Đoạn thơ trên diễn tả cảnh thiên nhiên Tây Bắc trong hoài niệm của Quang Dũng, được khơi
nguồn từ hai câu thơ đầu, như tiếng gọi âm vang từ miền ký ức xa vắng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Giữa khói sương của hoài niệm, Quang Dũng nhớ về một “chiều sương ấy”- khoảng thời gian
chưa xác định rõ ràng nhưng dường như đã khắc sâu thành nỗi nhớ niềm thương trong tâm trí
nhà thơ. Đó có thể là khi đoàn quân chia tay một bản làng Tây Bắc chăng? Quá khứ vọng về là
những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, lung linh huyền hoặc: “hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

độc mộc” và “hoa đong đưa”. Cảnh vật hiện lên qua nét vẽ của Quang Dũng dù rất mong manh
mơ hồ nhưng lại rất giàu sức gợi, rất thơ, rất thi sĩ, rất đậm chất lãng mạn của người lính Hà
thành:

“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ


Có nhớ dáng người trên độc mộc”

Câu hỏi tu từ với phép điệp “có thấy”, “có nhớ” dồn dập như gọi về biết bao kỷ niệm của một
thời đã xa. Trong tâm tưởng của nhà thơ, cây lau tưởng như vô tri vô giác cũng mang hồn.
Cách nhân hoá có thần đã khiến thiên nhiên trở nên đa tình thơ mộng hơn. Thiên nhiên mang
“hồn” là bởi nhà thơ có cái nhìn hào hoa nhạy cảm hay bởi nơi đây còn vương vất linh hồn của
những đồng đội của nhà thơ? Sự cảm nhận tinh tế hoà quyện với thanh âm da diết của nỗi nhớ
đã làm vần thơ thêm chứa chan xúc cảm. Trong thơ, “hồn lau” dường như luôn mang một tâm
tình, một suy ngẫm, một nỗi buồn man mác nhớ thương:

“Ngàn lau cười trong nắng


Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”
(Lau mùa thu- Chế Lan Viên)

Bên cạnh thiên nhiên, hình ảnh con người thấp thoáng trở về trong hồi ức của Quang Dũng .
“trên độc mộc”- chiếc thuyền làm bằng cây gỗ lớn, bóng dáng con người hiện lên đầy kiêu
hùng, dũng cảm mà tài hoa khéo léo giữa dòng nước xối xả, mạnh mẽ đặc trưng của miền Tây.
Phải chăng tư thế đó đủ để người đọc nhận ra vẻ đẹp riêng của con người Tây Bắc, của đoàn
binh Tây Tiến trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng?. “dáng người” ở đây có thể là
dáng hình của người Tây Bắc, cũng có thể là chính những chiến sĩ Tây Tiến đang đối mặt với
thách thức của thiên nhiên dữ dội chăng? Dù hiểu theo cách nào, dáng người trong thơ Quang
Dũng cũng luôn khảm sâu trong tâm trí nhà thơ, luôn hiên ngang kiêu hùng mà uyển chuyển,
tài hoa và khéo léo. “Dáng người” ấy hình như cứ trở đi trở lại giữa những vần thơ được Quang
Dũng gửi tình, như ta đã gặp:

“Bến vắng chiều xuân hoa gạo rơi


Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Đò ngang một chuyến qua mưa bụi


Nhớ mãi người đi… bóng dáng người”

Và đây:

“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những chi tiết “đắt” nhất mà Quang Dũng tạo nên
cho bức tranh thiên nhiên miền Tây, đoá hoa giữa dòng là hội tụ của cái nhìn đa tình vốn có
trong tâm hồn người lính Hà Thành trẻ tuổi và vẻ thơ mộng của cảnh sắc nơi đây. Nói như thế
là bởi, ta nghiệm ra rằng, hình ảnh “hoa đong đưa” khi đang “trôi dòng nước lũ” là hình ảnh
đối lập không thể có trong thực tại nhưng lại rất hợp lý khi đặt giữa mạch cảm hứng trữ tình
của bài thơ. Cánh hoa như đôi mắt đong đưa, lúng liếng với người lính trẻ hay bởi tâm hồn các
anh quá hào hoa, quá lãng mạn yêu đời nên mới có thể nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn đa tình
đến như thế? Bằng bút pháp lãng mạn với phép nhân hoá, Quang Dũng đã vẽ nên nét vẽ thần
tình, thâu tóm trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, gửi gắm vào đó cả nỗi nhớ niềm thương
luôn cháy bỏng trong trái tim ông. Phải yêu lắm đồng đội, yêu lắm thiên nhiên và con người
nơi đây thì Quang Dũng mới có thể diễn tả tinh tế vẻ đẹp của chiều sương Châu Mộc một cách
tự nhiên đến như vậy!

3. Hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa lãng mạn và bi tráng
Kiến thức khái quát:

Câu Nội dung

2 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc


Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
- “Đoàn binh”: lực lượng đông đảo, đội quân mạnh => khí thế, như một
cách nói đầy hiên ngang và tự tin.
- “Không mọc tóc”, “xanh màu lá”: để ngụy trang hay do hoàn cảnh
sống khắc nghiệt => hình ảnh chân thực nhưng đó cũng là cách nói dí
dỏm hóa, vui tươi hóa của Quang Dũng về những người đồng đội của
mình.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

- “dữ oai hùm”: tinh thần vượt lên trên khó khăn vì mục tiêu chiến đấu
phía trước. Nét hào hùng được nhấn mạnh giữa một hiện thực nhiều
gian khổ.
=> Những chi tiết tả thực đã khắc họa diện mạo rất độc đáo, đồng thời phản
ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường. Tác giả không
hề né tránh hiện thực, và điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc
càng thêm mãnh liệt nơi những người lính Tây Tiến. Mượn hình ảnh ẩn dụ để
gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất (xanh xao tiều tụy)
là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tàn, lẫm liệt (“dữ oai hùm”). Qua đó ta
thấy được khí thế và quyết tâm của người lính Tây Tiến.

2 “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
- “Mắt trừng” là đôi mắt mở to, đầy cảnh giác.
- “Gửi mộng qua biên giới” là giấc mộng lập công, giấc mộng chiến
thắng và sớm ngày giành được chiến thắng trước quân thù.
- Mơ về Hà Nội với “dáng kiều thơm”: người chiến sĩ Tây Tiến phần lớn
là thanh niên trí thức xuất thân từ thủ đô, ra đi theo tiếng gọi của Tổ
quốc. Giấc mơ của họ không phải sự bi lụy mà là động lực để họ vững
tin hơn trong những tháng ngày gian khổ => tâm hồn lãng mạn của
người lính trẻ.
=> Nhịp thơ thiết tha hơn, nối dài lý tưởng hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào
hoa của những người lính, những sinh viên tuổi đời còn rất trẻ đã quyết tâm
gánh lấy “mối nợ” với non sông.

4 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Sử dụng hầu hết từ Hán Việt tăng sự trang trọng cho câu thơ và giảm
bớt sự bi thương trước bao mất mát, hy sinh của người lính Tây Tiến
+ “biên cương”: nơi xa xôi, hoang vu, tạo cảm giác tiếc thương,
không khí như chùng xuống, xót xa.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

+ “mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang


lạnh.
+ “áo bào”: Chiếc áo lính các anh đang mặc. Điều kiện chiến tranh
khắc nghiệt, thiếu thốn đến không có cả chiếu để bọc thi thể
người lính đã hi sinh.
- “về đất”: nói giảm, nói tránh để giảm bớt đau thương và cũng là sự ngợi
ca, trân trọng dành cho người anh hùng của quê hương đất nước.
- “rải rác”: số lượng ít ỏi, không tập trung trên một khu vực mà là rừng
sâu biên giới ít có người qua lại, không có điều kiện hương khói.
- “chẳng tiếc đời xanh”: cách nói ngang tàng, ngạo nghễ và đầy tự tin,
hiên ngang, không ngại ngần hy sinh, gian khó.
- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự nghiêng mình tiễn đưa đầy
thành kính với các anh trong khúc hùng ca sông Mã.
=> Người lính ra đi không hẹn ngày về, hy sinh cả tuổi trẻ cả thanh xuân.
=> Không trốn tránh hiện thực, tác giả đã khắc họa sự hi sinh của người lính
một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động
thiên nhiên.

Nhận xét Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp: hào hùng, hào hoa, lãng
mạn và bi tráng. Đó là những con người bình thường nhưng phi thường,
vượt lên gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cho sứ mệnh giành lại độc
lập, tự do cho Tổ quốc. Tinh thần ấy, những con người nhỏ bé ấy đã làm lên
1 dân tộc anh hùng.

Phân tích chi tiết:


2 câu đầu: Bức chân dung tự họa độc đáo, lạ thường của người lính Tây Tiến với những
chi tiết tả thực sống động, hào hùng:
Chiến tranh đã qua đi, tấm áo hòa bình ấp ôm mảnh đất hình chữ S đã được nhiều thập
kỉ, đã hàn gắn được phần nào bao vết thương đớn đau, bao mất mát hy sinh của một thời lửa
đạn. Nhưng ngày hôm nay, trong nền hòa bình này, ta đọc lại “Tây Tiến” để một lần nữa nhớ
về thế hệ các anh, những người lính trẻ trung và dũng cảm, trong mạch nguồn nỗi nhớ khi xưa
của nhà thơ Quang Dũng. Bức tượng đài bằng thơ về các anh vẫn luôn sừng sững, sống mãi
những vẻ đẹp hào hùng của một thời trai trẻ:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc


Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Nhà thơ dùng từ “đoàn binh” để khẳng định một lực lượng đông đảo, “đoàn binh” Tây Tiến là
đội quân mạnh và hừng hực khí thế. Đầy hiên ngang và tự tin, nhịp thơ như nhịp bước chân
hành quân của người lính, đưa ta đến gần hơn với bức chân dung về các anh, từ ngoại hình bên
ngoài đến cảm xúc, ý chí nung nấu trong tâm can. Đó là những người lính đầu “không mọc
tóc”, da “xanh màu lá”. Ấy là sự ngụy trang đề phòng quân địch. Nhưng chân thực hơn, ấy là
sự tàn phá của bệnh tật, của hoàn cảnh sống thiếu thốn trăm bề. Nơi rừng thiêng nước độc, nơi
chiến trường xa xôi, binh đoàn Tây Tiến làm sao tránh khỏi những cơn sốt rét rừng, những lần
thiếu thuốc men, lương thực, khó khăn cứ nối tiếp khó khăn, sự khắc nghiệt vẫn luôn thử thách
ý chí người lính trẻ như thế:
“Cuộc đời gió bụi pha xương máu
Đói rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!”
(“Lên Cấm Sơn” - Thôi Hữu)
Nhưng ở đây, giọng thơ “Tây Tiến” lại sục sôi khí thế, căng tràn ý chí, viết về gian khổ, khó
khăn nhưng nhà thơ Quang Dũng vẫn luôn song hành đem đến những vần thơ đầy quyết tâm:
“dữ oai hùm”. Nét hào hùng được nhấn mạnh giữa một hiện thực nhiều gian khổ, đậm tô những
hình ảnh chân thực nhưng đó cũng là cách nói dí dỏm hóa, vui tươi hóa của Quang Dũng về
những người đồng đội của mình. “Dữ oai hùm” là hình ảnh khẳng định tinh thần vượt lên trên
khó khăn vì mục tiêu chiến đấu phía trước, bệnh tật, thiếu thốn không thể đánh bại được ý chí
quyết tâm của những người lính Tây Tiến. Những chi tiết tả thực đã khắc họa một diện mạo rất
độc đáo về người lính đang chiến đấu nơi biên cương Tổ quốc, đồng thời phản ánh hiện thực
gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường. Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng,
cách viết đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất, xanh xao tiều tụy, đầu “không mọc tóc”, da
“xanh màu lá” với sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tàng, lẫm liệt, sức mạnh “dữ oai hùm”,
Quang Dũng đã đem đến những nét phác họa đầu tiên về người lính Tây Tiến rất hào hùng,
dũng cảm và lạc quan.
2 câu tiếp: Tâm hồn hào hoa và lãng mạn của những chàng trai Hà Thành:
Khắc họa về đồng đội mình, Quang Dũng tiếp tục đem đến những hình ảnh chân thực,
không chỉ về đời sống mà còn về tâm hồn hào hoa, lãng mạn của các anh:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Là đôi mắt mở to, đầy cảnh giác, ánh mắt “trừng” của người lính Tây Tiến vẫn luôn hướng về
bên kia biên giới, ánh mắt của sự căm thù, của ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù:
“Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ
Bay đừng hòng khuất phục đời ta
Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy
Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa”
(“Bài ca chim Chơrao” - Thu Bồn)
Quả thực ánh mắt trừng mà Quang Dũng khắc họa có sức mạnh như lời tuyên chiến trước quân
thù, rất oai phong, hào hùng. Và gửi theo ánh mắt của quyết tâm và lòng kiên trì ấy là giấc
mộng chinh phu, giấc mộng lập công danh, đền nợ nước trả thù nhà. Những chàng trai tuổi đời
còn rất trẻ đã không do dự xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận, sẵn sàng gánh trên vai “món
nợ” núi sông. Chỉ với một hình ảnh thôi mà nhà thơ Quang Dũng đã khiến ta yêu nhiều và
khâm phục nhiều tinh thần của người lính Tây Tiến. Những năm tháng ấy, các anh khi cảnh
giác trước quân địch, khi cũng ấp ôm nỗi nhớ niềm thương về thị thành quê hương: “Đêm mơ
Hà Nội dáng kiều thơm”. Mơ về Hà Nội với “dáng kiều thơm”, với hình ảnh những thiếu nữ
Hà thành duyên dáng trong tà áo dài thướt tha, một giấc mơ lãng mạn và hào hoa mà ta chỉ có
thể bắt gặp ở tâm hồn người lính trẻ với xuất thân chủ yếu là thanh niên trí thức thủ đô, ra đi
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Giấc mơ của họ không phải sự bi lụy, tầm thường mà
là động lực để họ vững tin hơn trong những tháng ngày gian khổ. Không những vậy “dáng kiều
thơm” ấy còn một lần nữa đem đến màu sắc hiện thực cho câu thơ, Quang Dũng đã đem những
gì thật chất, đúng nhất về người lính Tây Tiến lên những trang thơ của mình. Ta cảm nhận và
trân trọng vẻ đẹp chân thực nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn ấy.
4 câu cuối: Lý tưởng cao đẹp, vẻ đẹp bi tráng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sự hy sinh
cao cả của người lính Tây Tiến:
Khép lại đoạn thơ, Quang Dũng đưa ta vào nơi biên cương hẻo lánh rải rác những ngôi
mộ không bia. Sự lạnh lẽo, hoang vắng tràn vào từng câu chữ cho thấy sự khốc liệt và hơn hết
là những đau thương, mất mát của cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa: “Rải rác biên cương mồ
viễn xứ”. Trên nền hiện thực ấy, những người lính bước qua con đường đầy máu và mộ phần
để tiếp ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc mà không hề nao núng. Chính vì thế, Quang
Dũng sử dụng một loạt những từ Hán Việt như “biên cương”, “viễn xứ” làm cho câu thơ trở
nên trang trọng, mang trong mình không khí cổ kính, như đang kể lại những trận chiến lừng
danh thuở xưa của cha ông ta. Lồng ghép vào trong đó là lý tưởng của một thời đại mới “chẳng
tiếc đời xanh” – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chúng ta nhận thấy rõ sự đối lập khốc liệt
giữa những sự vật: “chiến trường” - là mưa bom bão đạn, là cái chết cận kề, “đời xanh” - là
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

tuổi trẻ, là ước vọng, là tương lai. Quang Dũng đã thay đồng đội mình, những anh hùng Tây
Tiến, tuyên ngôn đầy ngạo nghễ, thể hiện sự lạc quan và tràn đầy chất lính: “Chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh”. Bên cạnh sự hào hùng là bi tráng. Với Quang Dũng, chết không bao giờ
là hết. Bằng việc sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu”, ông đã bi tráng hóa cái chết của con
người, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính, “anh về đất” biến cái chết trở thành một sự nghỉ
ngơi sau những quãng đường xông pha chiến trận làm không khí cả bài thơ bi nhưng không hề
lụy. Cái chết của các anh, sự hy sinh của các anh luôn là sự nhắc nhớ trong trái tim đồng đội,
đồng bào, sự hi sinh ấy lặng lẽ, âm thầm nhưng luôn cao cả và đáng trọng:
“Nằm khuất nơi đâu ven rừng đá lạnh
Trọn đời làm chiến sĩ vô danh”
(Thu Bồn)
Trở lại với những vần thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng không trốn tránh hiện thực mà đã khắc họa
sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người,
lay động thiên nhiên. Và “Sông Mã” được nâng tầm như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến
hết tất cả tội ác của kẻ thù và cả những chiến công hiển hách của binh đoàn Tây Tiến: “Sông
Mã gầm lên khúc độc hành”. Tiếng gầm cuối cùng ấy là khúc tráng ca, là khúc nhạc thiêng tiễn
đưa anh linh của những người chiến sĩ về với cha ông, về với đất mẹ. Vẻ đẹp bi tráng về những
người lính Tây Tiến từ đó mà cứ vang vọng mãi trong tâm khảm bạn đọc.

4. 4 câu thơ cuối: Khúc vĩ thanh

Câu Nội dung

1 - Người đi không hẹn ước => Ra đi chiến đấu không ước hẹn ngày về, tinh
thần hi sinh vì nước, xả thân vì dân tộc, vì lý tưởng vĩ đại trong tim.
- Người đi ở đây là tác giả: Tác giả đã ra đi không hẹn ngày về lại đơn vị cũ.
Trong khi đoàn binh hàng quân càng về phía Tây càng xa cách, hi vọng
ngày lặp lại càng mong manh. Trong khoảng cách không gian dịu vợi, nỗi
nhớ đồng đội của nhà thơ càng tỏa ra mênh mông.

1 - Đường lên thăm thẳm một chia phôi: Mỗi bước chân hành quân đi lên, dốc
đèo và những bản làng mờ sương lùi lại phía sau. Hoàn cảnh chiến đấu rất
khắc nghiệt, có bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn nên hành trình chiến đấu là
những hy sinh tiếp nối, càng khó có hi vọng trở về.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

+ Do hoàn cảnh lịch sử quá ngặt nghèo, cuộc kháng chiến chống Pháp
giai đoạn đầu chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, đòi hỏi phải lấy tính
mạng để đổi độc lập tự do. Bao thế hệ thanh niên cầm súng ra chiến
trường với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
=> Ý thơ lột tả lí tưởng chiến đấu cao cả của anh bộ đội cụ Hồ, làm nổi bật phẩm
chất yêu nước anh hùng của họ.

2 - Mùa xuân năm ấy: Thời điểm thành lập binh đoàn Tây Tiến
- Do tinh thần bi tráng ấy mà mùa xuân thành lập đoàn quân trở thành một
mốc lịch sử ghi nhận công lao to lớn của những con người anh hùng bỏ mình
vì nước.
- Những trái tim và linh hồn ấy còn ở lại với Sầm Nứa, tan vào với núi sông
nên sẽ bất tử với thời gian.
- Sầm Nứa: Địa danh lịch sử, nơi đoàn binh Tây Tiến đã giải phóng thành
công có trận đánh vang dội tại đây.
- Về phía tác giả: Nỗi nhớ trào lên trong lòng da diết bởi lẽ có bao nhiêu kỉ
niệm chiến đấu với đoàn quân kể từ mùa xuân ấy, do đó người đi xa mà tâm
hồn vẫn gần gũi. Nhà thơ ở nơi này mà tâm hồn đã gợi lại nơi Sầm Nứa trên
kia, vẫn gắn bó với đoàn quân. Sự phân thân ấy cho thấy tình đồng chí, đồng
đội thắm thiết của nhà thơ.
=> Cách nói chẳng về xuôi thể hiện thái độ bất cần, khinh bạc, thể hiện chất lãng tử
kiêu hùng nên tinh thần hi sinh mang vẻ đẹp lãng mạn.
=> Cảm hứng “lãng mạn, anh hùng” trong những vần thơ Quang Dũng

You might also like