You are on page 1of 3

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “ Quang Dũng

đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ “TÂY TIẾN”, ông không có điều gì
chung với các nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ
kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những
người chiến sĩ, những người anh hùng đã hi sinh vì dân tộc được tạo dựng lại vừa
mang vẻ đẹp của sự anh dũng, vừa mang vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn. Tác phẩm đã
thành công và để lại ấn tượng cho người đọc một ấn tượng về hình ảnh Việt Nam
những năm tháng gian khổ và chiến đấu ác liệt. Và hình ảnh người lính TT chính là
hình tượng nổi bật tạo nên giá trị và sức sống bài thơ.
QD là sự khác biệt của ptrao thơ mới ở những năm 1932-1945. Một trong số
đó là TT in trong tập “Mây đầu ô” năm 1948, được viết trong một chiều mưa ở Phủ
Lưu Chanh. Bài thơ biết về những năm tháng kháng chiến gian khổ, mổi bật trên
phông nền ấy là hình tượng người chiến sĩ TT. Toàn bộ bài thơ là khúc vĩ thanh về
nỗi nhớ sâu sắc cuộc sống gian khổ của người lính TT. Bởi vậy nên ban đầu tác
phẩm được đặt tên là “NTT” nhưng sau đổi lại thành TT.
Trước hết, ta đến với hai câu thơ mở ra chặng đường hành quân của những
người lính và cũng chính là khúc tiền tấu về nỗi nhớ:
“ Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”
Tác giả gợi nhớ đến đoàn quân TT trên những mảnh đất đã trở thành dấu ấn
thiêng liêng bất tử. Hình ảnh con sông Mã kiên cường trở thành người bạn hành
quân cùng binh đoàn TT trong kháng chiến hiện lên với những kỷ niệm. Và len lỏi
đâu đó là tiếng gọi thân thương “Tây Tiến ơi”. Điều này khẳng định rằng dường
như trong tâm trí người lính, họ chưa bao giờ rời xa suy nghĩ của mình. Chúng ta
có thể cảm nhận rằng khoảng cách địa lí đôi khi phải bất lực trước sự dào dạt và
thiết tha của cảm xúc, của tình yêu thương và nỗi nhớ nhung dào dạt và thiết tha
của cảm xúc tình yêu. Nỗi nhớ trong trái tim người lính và nỗi nhớ đặc biệt “nhớ
chơi vơi”. Nghe như nhẹ mà lại rất sâu, tưởng như là sự thoáng qua mà lại buộc
vào tâm ta đầy sự day dứt. Hai câu thơ nhưng có tận ba lần gieo vần “ơi” tạo âm
hưởng sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, cảm giác về một nỗi nhớ da diết, mênh mang lan
mãi đến từng nhịp đập trái tim người đọc. điệp từ ‘nhớ’ hai lần góp phần tô đậm
cảm xúc nhớ nhung dâng trào của tác giả. Mặc dù đã “xa rồi” nhưng trong lòng
vẫn tha thiết nhớ mong những ngày tháng dài chiến đấu cùng đồng đội.
Từ nỗi nhớ ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện về:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"
Trong những câu thơ này thể hiện rất rõ cảm hứng lãng mạn trong thơ của
Quang Dũng. Trong đêm lạnh ở vùng cao, sương giăng phủ kín, mặc dù đã "mỏi"
nhưng con đường hành quân hiện ra vẫn đẹp, vẫn thơ mộng "hoa về trong đêm
hơi". Nghệ thuật đối lập “dốc lên khúc khuỷu” “dốc lên thăm thẳm” thể hiện được
nhiều sự khó khăn trong quãng đường hành quân của đoàn binh TT. Nhưng trong
đó vẫn có lãng mạn, cảm nhận cái đẹp xung quanh. Hình ảnh “súng ngửi trời”
được nhân hóa một cách đầy mới mử, trẻ trung, sáng tạo. Nó hoàn toàn trái ngược
với những cuộc chiến tranh ác liệt mang đau thương và chết chóc tới con người.
tuy nhiên sự bình yên lại được bộc lộ qua những câu thơ tiếp theo:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Sau khi ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống người chiến sĩ Tây Tiến như
đứng trên núi cao mà nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa. Những ngôi
nhà như đang trôi bồng bềnh trong làn mưa trắng. Thanh bằng của từng chữ trải ra,
mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng.
Cả khổ thơ đầu là những khó khăn của cuộc kháng chiến mà đoàn binh Tây
Tiến phải đối mặt. Nhưng để có vượt qua chặng đường ấy, họ đã phải sống hết
mình, sống như không nghĩ đến ngày mai:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Súng đã nổ thì người dân VN cũng đổ máu, chiến tranh không phải là trò đùa,
hi sinh là điều không thể tránh khỏi. trước gian khổ trên đường hành quân, nhiều
người đã nằm lại vĩnh viễn. thế nhưng dưới ngòi bút độc đáo của QD, cái hceets
của người lính lại được nhìn qua lăng kính lãng mạn “ gục lên súng mũ bỏ quên
đời”. những người lính TT đã chủ động “không bước nữa” và sự ra đi của họ thật
thanh thản, nhẹ nhõm. Chẳng còn chút gì hối tiếc, đắn đo. Sự ra đi của họ được
lãng mạn hóa như một giấc ngủ nhẹ nhàng. Sự hùng vĩ đữ dội của con đường hành
quân không chỉ được thể hiện qua những đường nét mà còn được tô đậm bởi
những âm thanh hoang dại của núi rừng thiên nhiên:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Chỉ hai câu thơ thôi mà gieo vào lòng ta tất cả sự khắc nghiệt ơi chốn rừng
núi. Từ láy “ chiều chiều” “đêm đêm” gợi cho ta sự viên mãn của thời gian, sự tuần
hoàn lặp đi lặp lại. ở đây “Mường Hịch” có những bóng cọp xuất hiện như một
hiểm họa đến từ thiên nhiên, đe dọa mạng sống con người. thế nhưng QD cảm
nhận chỉ nưh một trò đùa “trêu người”. những con người ấy họ đã đi ra từ những
năm tháng khiến chiến trường kì, là những trí thức Hà Thành tạm gác lại chuyện
đèn sách mà xông pha nơi tiền tuyến xa xôi, không mặc cả, nề hà. Cuộc sốn gian
khổ được QD thể hiện rõ nét và chân thực. TT không che giấu cái bi nhưng không
phải bi lụy mà là bi tráng. Nói cái gian khổ để đề cao chiến thắng, nói hi sinh để
nâng hình ảnh lên một tầm cao với sự kính trọng. Đoạn thơ khép lại đột ngột bằng
hai câu thơ
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."
Cảnh tượng thật đầm ấm, đó là nỗi nhớ của tác giả khi nghĩ về những ngày
tháng dừng chân ở một bản làng sau bao đêm băng rừng, trèo đèo, lại được quây
quần bên nồi cơm đang bóc khói cùng đồng đội.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng âm vang của nó thì vẫn còn dai dẳng. TT chính là bài
ca không thể nào quên của những năm tháng trường kì chống Pháo. Ai đó từng nói
rằng “những gì không đọng lại trong đời, sẽ đọng lại trong văn chương”, ta chưa
một lần được tham gia vào đoàn binh TT, ta chưa một ngày phải sống trong mua
bom, bão đạn nhưng đọc tác phẩm này ta càng hiểu hơn về vẻ đẹp của ngươi flinhs
thời chiến. họ là những trí thức Hà thành ra đi theo tiếng gọi cuat Tổ Quốc.
QD bước vào làng thơ cách mạng với bài TT. Như có mối duyên ràng buộc, bài
thơ ấy gắn bó với người làm ra nó đến mức nhớ đến QD, người ta nhớ ngay đén
TT. Phải chăng bởi sự kết hợp một cách hài hòa giữa cái nhìn hiện thực với cảm
hứng kãng mạn. tác giả đã dựng lên bức chân dung và tượng đài người lính vừa
chân thực vừa khái quát và tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc trong thời đại
mới-thời đại cả nướcc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực
dân pháp.

You might also like