You are on page 1of 48

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC VÀ

GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN


NỘI DUNG HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
2. Mong đợi của SV
3. Tóm tắt nội dung học phần
4. Mục tiêu học phần
5. Nội dung chi tiết học phần
6. Tài liệu tham khảo
7. Đánh giá kết quả học tập
8. Khái niệm chung
9. Nhận biết cảm xúc
10. cảm xúc tích cực, tiêu cực
11. Nguyên nhân của Cảm xúc tiêu cực
12. vai trò của cảm xúc
13. Hậu quả của thiếu kiềm chế cảm xúc
14. các bước quản lý cảm xúc
1. Thông tin chung về học phần
• Tên học phần: kỹ năng quản lý cảm xúc và giải
quyết mâu thuẫn
• Mã học phần: PSYC149402
• Chương trình đào tạo: Giáo dục đại học
• Ngành đào tạo: Cử nhân Công tác xã hội, Cử
nhân Tâm lý học giáo dục
• Số tín chỉ: 2; Số tiết: 30 (Lý thuyết: 20/ Bài
tập: 5/Thảo luận: 5) + 50 tự học có hướng
dẫn
3. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần giúp người học lĩnh hội kiến thức về các
kỹ thuật quản lý cảm xúc và tiết chế sự biểu hiện
cảm xúc sao cho phù hợp trong quá trình làm việc;
mô hình các bước xử lý mâu thuẫn hiệu quả và các
kỹ thuật thực hiện tương ứng. Trên cơ sở đó, người
học vận dụng để quản lý cảm xúc của bản thân trong
những mối quan hệ và các tình huống giao tiếp khác
nhau phù hợp, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn
có thể xảy ra với các đối tượng có liên quan trong
quá trình công tác
4. Mục tiêu học phần
4.1. Về phẩm chất
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động với
học phần
- Có đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm
việc sau này dựa trên sự quản lý cảm xúc
hiệu quả
4. Mục tiêu học phần (tt)
4. 2. Kỹ năng
- Trình bày được những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng
quản lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn như: các loại
cảm xúc cơ bản, vai trò, ý nghĩa của từng loại cảm xúc,
các bước giải quyết mâu thuẫn
- Phân tích được các kỹ thuật quản lý cảm xúc, mô hình
các bước giải quyết mâu thuẫn
- Vận dụng những hiểu biết đã được học để quản lý cảm
xúc của bản thân trong những mối quan hệ và các tình
huống giao tiếp khác nhau phù hợp, giải quyết hiệu quả
những mâu thuẫn có thể xảy ra với các đối tượng có liên
quan trong quá trình công tác
5. Nội dung chi tiết học phần
• File world
6. Tài liệu tham khảo
• Attach file
2. Mong đợi của SV
1. Nhận biết cảm xúc

 Trò chơi đoán cảm xúc


Những cảm xúc cơ bản
1.2. Cảm xúc là gì?

Là những Rung cảm thể


hiện thái độ của con người

Liên quan đến nhu


cầu, động cơ của Trước những tình huống
người đó
xảy ra trong công
việc/ cuộc sống
12
1. Cảm xúc?

 Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não
phát ra - một cách tự động - để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn
bị hành động thích hợp - khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó
- đang xảy ra liên quan đến chúng ta.
 Là con người không ai không có cảm xúc.Điều quan trọng là
chúng ta phải biết cách khơi dậy những cảm xúc tích cực ở
cả người khác lẫn chính bản thân mình. ~ ROGER FISHER,
DANIEL SHAPIRO
 Cảm xúc là phản ứng nhất thời để bảo vệ quyền lợi của bản
ngã. ~ HIỂU VỀ TRÁI TIM
 Các cảm xúc sẽ là đầy tớ hay là ông chủ, còn tùy thuộc vào
việc ai chọn làm chủ. ~ JIM ROHN
1. Cảm xúc (tt)

 Cảm xúc là 1 loại virút của tinh thần, chúng ta là


người tạo ra nó, bị lây nhiễm và chịu tác động bởi
nó. (Bản chất của cảm xúc- Nguyễn Nam Trung)
 “Cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng
không định nghĩa được” Fehr và Russell (Sức mạnh
của trí tuệ cảm xúc)
 Tất cả chúng ta đều có cảm xúc - bởi vì chúng
ta đều là con người.
 Về bản chất, cảm xúc phát sinh ngoài ý thức
nhưng nó lại định hướng cho hành vi của con
người.
 “Thông tin” tác động cảm giác, và cảm giác sẽ
tác động đến cảm xúc. Qua đó, sẽ xuất hiện
nhiều phản xạ, và việc chọn lựa phản xạ theo
hướng nào là do chính bạn quyết định chứ
không ai khác cả.
Kỹ năng là gì?

 Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học người Nga cho


rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một
động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn
bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”
 Theo ông, người có kỹ năng hành động là người
phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách
thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết
quả.
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC

Khả năng con người vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có
để tự nhận biết và tự điều khiển, điều chỉnh cảm xúc của
bản thân hiệu quả/ đạt mục đích đề ra
PHÂN LOẠI CẢM XÚC

TÍCH TRUNG
CỰC TÍNH

TIÊU
CỰC
QUY TRÌNH HÌNH THÀNH CẢM XÚC

TÌNH CẢM
HUỐNG
XẢY RA XÚC

NHẬN ĐỊNH/
SUY NGHĨ/ HÀNH ĐỘNG
GIẢI THÍCH
VỀ TÌNH
HUỐNG
TÁC ĐỘNG CỦA CẢM XÚC ĐẾN CÁC
QUÁ TRÌNH TÂM LÝ KHÁC

2
• NHẬN • HÀNH
THỨC • CẢM VI
XÚC
1 3
Cảm xúc tích cực & Tiêu cực
 Cảm xúc tích cực  Nhẹ nhõm  Cảm xúc tiêu cực
 Phấn chấn  Có lỗi  Nổi loạn
 Được vỗ về,  Hỗ thẹn  Bị xúc
 Sung sướng an ủi  Bẽ mặt phạm
 Thú vị  Toại  Ngượng ngùng
 Hứng khởi nguyện  Hối hận  Bị đe dọa
 Niềm nở  Thanh thản  Lo lắng
 Vui vẻ  Ganh tỵ  Kinh ngạc
 Nhẫn nại   Sợ hãi
 Thích thú  Bình yên
Ghen ghét
 Chán nản  Hốt hoảng
 Ngất ngây  Điềm tỉnh  Phẩn nộ  Hãi hùng
 Khinh khỉnh
 Tự hào  Tràn trề hy  Buồn rầu
 Hài lòng  Nóng lòng  Tuyệt vọng
vọng  Tức tối  Tự ti
 Hạnh phúc  Kính phục  Cáu giận  Bị bỏ rơi
 Hân hoan  Ngạc nhiên
 Rạo rực
Những cảm xúc tiêu cực
 Buồn
 Tức giận
 Chán
 Lo lắng
 Sợ hãi
3. Nguyên nhân gây ra cảm xúc

Chủ quan: Khách quan


 do kinh nghiệm thời thơ ấu  Tính chất tình huống
 do ấn tượng xấu/ ấn tượng  Môi trường
tốt lúc ban đầu
 Người xung quanh
 do suy diễn/ nhận nhầm
 Bầu không khí
 do sức chịu đựng kém
 Văn hóa
 Sức khỏe
 Stress/ căng thẳng công
việc
3. Vai trò của cảm xúc tích cực

 Tăng sức khỏe, tuổi thọ


 Tăng Năng xuất lao động
 Quan hệ
 Gắn bó
 Có tính lây lan.
 Đánh giá của khách hàng & hài lòng
 ATLĐ
Lý do bỏ việc hàng đầu: NV không cảm thấy được trân
trọng và đánh giá đúng năng lực (65%)
3. Vai trò của cảm xúc tích cực (tt)
• “Tăng cường cảm xúc tích cực có thể kéo dài tuổi thọ
thêm 10 năm” Bí mật chiếc xô cảm xúc, Tom Rath,
Donald O.Cliftton, Ph.D
• Là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
• Cải thiện sức khỏe, thể chất, tinh thần mà nó còn có
tác dụng như một tấm đệm giúp ta giảm sốc khi gặp
phải phiền não & bệnh tật.
• “9 trong 10 người khẳng định mình làm việc hiệu quả
hơn khi xung quanh có những đồng nghiệp tích cực”.
(tính lây lan của cảm xúc)
4. MỤC ĐÍCH CỦA CẢM XÚC

Cảm xúc cho chúng ta biết


phải làm gì và không nên làm
gì, hướng dẫn chúng ta trong
việc đưa ra quyết định hàng
ngày.
Cảm xúc thúc đẩy ta hành động

Vd: Lo lắng thi cử.

Nhờ những phản ứng


cảm xúc này, bạn có thể
sẽ học hành chăm chỉ hơn
Cảm xúc giúp ta sinh tồn, phát triển
và phòng tránh các mối nguy hiểm

Khi giận dữ, ta có thể sẽ đối đầu


với nguồn kích thích làm ta tức
giận. Khi ta sợ hãi một cái gì, ta
có thể sẽ chạy trốn khỏi mối đe
dọa đó. Khi chúng ta cảm thấy
yêu thương, ta có thể tìm kiếm
bạn tình và sinh sản duy trì nòi
giống.
Cảm xúc có thể giúp ta đưa ra
quyết định :
Cảm xúc có tác động lớn lên
cách ta đưa ra quyết định.

Thậm chí là đối với cả


những quyết định mà ta cho
rằng hoàn toàn mang tính
logic và lý trí thì cảm xúc
vẫn đóng vai trò then chốt
Cảm xúc giúp mọi người hiểu
chúng ta.

Ví dụ : Khi ta tương tác với


người khác, biểu hiện cơ
mặt khác nhau của chúng
ta sẽ thể hiện các cung bậc
cảm xúc khác nhau mà ta
đang trải qua cho người
khác hiểu.
Cảm xúc giúp ta hiểu người khác

Các biểu hiện cảm xúc của


người khác cũng mang đến
cho ta một loạt các thông
tin khác nhau về chính họ.
4. Hậu quả của việc
thiếu kiểm soát cảm xúc

 Hại cho sức khỏe (gan, da, dạ dày, não,


miễn dịch)
 Tinh thần (xúc phạm)
 Thể chất (đánh)
 Thiệt hại tài sản
4. Hậu quả của việc
thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc (tt)

 1. bản thân
 2. Xáo trộn mối quan hệ
 3. Công việc /Những việc sảy ra không như ý muốn
(hỏng việc..)/Giảm năng suất làm việc
 4. Khác:
+ Gây những thói quen có hại (lạm dụng chất, tinh
thần)
+ 5Mất phương hướng
+ Uy tín, cơ hội …
4.1. Đối với bản thân

 Tổn thương gan


 Khiến não bạn nhanh
chóng “già” đi
 Tổn thương dạ dày

 Tổn thương phổi


 Hệ thống miễn dịch bị
tổn thương
 Thiếu oxy cho cơ tim
 Tổn thương tinh thần
4.2. Tác hại đối với các mối
quan hệ xung quanh

- Có thể “giết chết”


nhanh chóng một mối
quan hệ hoặc làm xấu
đi hình ảnh của bản
thân.

- Dễ mất bình tĩnh và


có những hành động
sai trái
4.3. Giảm năng suất làm việc

 Khi có quá nhiều mâu thuẫn sẽ tạo ra sự mất kiểm


soát trong tổ chức năng suất giảm và sự thù hằn gia
tăng giữa con người. Năng lượng lẽ ra dành cho
công việc thì lại dành mâu thuẫn. Với mức độ cao
của mâu thuẫn, sự giận dữ sẽ có xu hướng tập trung
lên cá nhân thay vì tranh cãi có thể giải quyết.
4.4. Hậu quả xấu khác

+ Gây những thói quen có hại (lạm


dụng chất, tinh thần)
+ 5Mất phương hướng
+ Uy tín, cơ hội …
Các triệu chứng liên quan đến việc
không thể quản lý được cảm xúc

 Bị choáng ngợp/quá tải bởi cảm xúc


 Cảm thấy sợ thể hiện cảm xúc
 Cảm thấy tức giận, nhưng không biết tại sao
 Cảm thấy mất kiểm soát
 Gặp khó khăn để hiểu lý do tại sao chúng ta cảm thấy như vậy
 Sử dụng ma túy hoặc rượu để che giấu hoặc làm tê liệt cảm xúc
của đối tượng.
(Rachel Nall, 2015. What Causes Unable to Control Emotions)
Làm chủ cơn giận

- Chịu trách nhiệm về


cơn giận của mình. - Đường đi cơn giận
- Ý thức về cơn giận - Khám phá các lựa
- Cơn giận nói lên điều chọn thay thế
gì? Ý nghĩa?
- Cách suy diễn - Nói điềm đạm, ngắn
- Đếm 1-100 - Xây dựng
- Thở chậm & sâu - Kiên nhẫn
- Uống một ly nước lạnh
5. Các Bước Quản Lý/Làm Chủ Cảm
Xúc

 Bước 1. Nhận thức vấn đề


 Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc
 Bước 3. Chịu trách nhiệm
 Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác
 Bước 5. Chấp nhận cảm xúc
 Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn
 Bước 7. Thay đổi cảm xúc
Bước 1. Nhận thức vấn đề

 Hãy nhận biết cảm xúc


của mình và điều gì gây ra
cho ta cảm xúc ấy.
Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc

• Đặt tên cho cảm xúc của mình khi mình nhận
diện được cảm xúc chính mình tại thời điểm
đó.
• Ngay khi chúng ta đã gọi được tên cảm xúc
đó, chún g ta bắt đầu có thể phân tích, nhìn
nhận nó.
Bước 3. Chịu trách nhiệm

 Cảm xúc của chúng ta do chính chúng ta quyết


định lấy.
 Không ai có thể lấy đi sức mạnh và sự tự chủ của
chúng ta nếu chúng ta không muốn. Chúng ta có
quyền tự do lựa chọn thái độ, lựa chọn cách phản
ứng hoàn cảnh
 Hãy chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
4. Hướng đến một ý nghĩa khác

 Hãy suy nghĩ tích cực về đối phương để giảm bớt sự


kích động.
 Hãy nghĩ đến một điều nào đó khác
 Hãy nghĩ đến những khoảng khắc chúng ta cảm thấy
hạnh phúc.
Bước 5. Chấp nhận cảm xúc

 Cảm xúc của chúng ta có thể do cảm nhận của chúng


ta về thế giới xung quanh hay những trải nghiệm đã
qua.
 Cảm xúc dẫn tới hành động. Vì vậy cảm xúc có thể
không sai nhưng hành động của chúng ta có thể làm
chúng ta phải hối tiếc.
 Chấp nhận cái cảm xúc và hành động của chúng ta để
điều chỉnh lại.
Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn

 Cảm xúc luôn đem lại cho chúng ta một điều hữu ích
và bản thân chúng ta có thể cảm nhận được điều đó.
 Cảm xúc luôn là thông điệp tốt nhất cho môi trường
xung quanh và tình trạng bản thân chúng ta.
Bước 7. Thay đổi cảm xúc

 Suy nghĩ đến những tình huống, hoàn cảnh tốt đẹp
mà chúng ta đẽ trãi qua.
 Suy nghĩ tới những điều tích cực để thay đổi cảm xúc,
suy nghĩ của bản thân.
Câu hỏi ôn tập:

 1. Nhận biết cảm xúc?


 2. cảm xúc tích cực, tiêu cực?
 3. Nguyên nhân của Cảm xúc tiêu cực
 4. vai trò của cảm xúc?
 5. Hậu quả của thiếu kiềm chế cảm xúc?
 6. các bước quản lý cảm xúc?

You might also like