You are on page 1of 2

THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM THANH THIẾU NIÊN RADS

1. Giới thiệu về test

Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự đánh giá nhằm
xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây
dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm
thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995.

RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng. Các mức điểm ở
RADS chỉ báo mức độ của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trên lâm sàng
(bình thường, nhẹ, vừa và nặng).

2. Mục đích sử dụng

Thang đánh giá trầm cảm RADS nhằm xác định các dấu hiệu và mức độ các triệu chứng
trầm cảm.

3. Cấu trúc thang đo

Gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh
thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu
cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể.

Với mỗi câu, người trả lời lựa chọn mức độ đúng nhất với trạng thái của mình theo thang
điểm: Hầu như không (0đ), thỉnh thoảng (1đ), phần lớn thời gian (2đ), hầu hết hoặc tất cả
thời gian (3đ).

4. Cách thực hiện

Độ tuổi sử dụng: Từ 10 – 20 tuổi.

Hoàn thành trắc nghiệm RADS thường mất từ 5 đến 10 phút.

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị: Thang đo, bút viết.

Bước 2: Hướng dẫn thực hiện thang đo:


Hãy đọc kỹ từng câu, sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp biểu thị đúng nhất
trạng thái tâm lý của bạn. Trong đó:

Hầu như không (0đ).


Thỉnh thoảng (1đ).

Phần lớn thời gian (2đ).

Hầu hết hoặc tất cả thời gian (3đ)

Bước 3: Thân chủ làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test

Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test.

5. Cách tính điểm

Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu.

Dựa theo RADS, những bệnh nhân có tổng số điểm từ 31 – 40 là trầm cảm nhẹ, 41 – 50
là trầm cảm vừa, và trên 51 điểm là trầm cảm nặng.

6. Một số lưu ý

Nhà tham vấn cần lưu ý đảo điểm với những câu in nghiêng, nếu những câu in nghiêng
có điểm quá cao/quá thấp/ không phù hợp với thông tin hỏi chuyện lâm sàng.

Cần khai thác thêm thông tin nếu điểm các câu in nghiêng quá thấp hoặc quá cao.

Trong quá trình hỏi chuyện và quan sát lâm sàng cần khai thác thêm thông tin về hành vi
tự hại và tự tử hoặc sử dụng thêm test khác có đề cập đến yếu tố này.

You might also like