You are on page 1of 43

NHÓM 3: HEART WARMER

CHỦ ĐỀ: TN Trí tuệ Wechler, TN Nhóm, TN Tổng Nghiệm. Phiên bản
mới của TN WECHLER
NỘI DUNG

1. Tiểu sử D.Wechler; Quan điểm về trí tuệ Wechler


1.1. David Wechsler

- Wechsler David (1896 - 1981) là tác giả của các bộ trắc nghiệm đo lường trí
tuệ nổi tiếng vẫn được phát triển và ứng dụng phổ biến hiện nay.
- Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Romania. Hồi còn nhỏ, ông theo gia
đình tản cư sang Mỹ. Ông đã theo học tại trường cao đẳng thành phố New
York (City College of New York) và trường Đại học Columbia (Columbia
University).
- Năm 1917 ông nhận bằng thạc sỹ và đến năm 1925 thì nhận bằng Tiến sĩ. Ông
là - giáo sư lâm sàng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Bellevue (1932-1967).
- Trong Thế chiến I, Wechsler D. làm việc cho quân đội Mỹ và phát triển các
trắc nghiệm để sàng lọc tân binh dưới sự hướng dẫn của Charles Spearman and
Karl Pearson, vốn là những người rất giỏi về thống kê.
Các trắc nghiệm đo trí tuệ của Wechsler gồm:
• WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale): 1939, sau đó gọi là Wechsler Bellevue
Intelligence Test. Dùng cho người lớn (từ 16 tuổi trở lên)
WAIS: 1955
WAIS-R: 1981
WAIS-III: 1997
WAIS-IV: 2008
• WISC (Wechsler Intelligence Scale for Children): 1949. Dùng cho trẻ từ 5 – 15 tuổi,
các phiên bản sau từ 6-16 tuổi.
• WPPSI (Wechsler Preschool and Primary Scale of Intelligence): 1967. Dùng cho trẻ
em trước tuổi học từ 4-7 tuổi.
1.2. Quan điểm của D. Wechsler về trí tuệ
Các trắc nghiệm của Wechsler được xây dựng trên cơ sở quan điểm mới về trí tuệ. Cụ
thể các quan điểm như sau:
- Thứ nhất, Wechsler cho rằng, trí tuệ là một dạng tổng thể của nhiều đơn vị
chức năng trí tuệ, song không phải đơn thuần là tổng số các khả năng, mà là kết
quả của sự phối hợp các khả năng đó.
- Thứ hai, các chức năng này khác nhau và có thể đo lường được
- Thứ ba, trí tuệ của cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện văn hóa xã hội.
Wechsler không quy hẹp khái niệm trí tuệ như Binet (trí tuệ = tư duy) điều này gần
làm giảm cách hiểu trí tuệ. Thay vào đó, Wechsler coi trí tuệ là khả năng thích ứng
của cá nhân, khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lí, chế
ngự được môi trường xung quanh.
Chính vì vậy, ông không chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ (IQ)
qua mối tương quan giữa các chỉ số của tuổi trí khôn (MA) và tuổi thời gian (CA) như
V. Stern, A. Binet và những người kế tục đã làm. Dẫn đến cách tính IQ (chỉ số trí tuệ)
của Wechsler dựa vào giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của điểm trí tuệ của
nhóm xã hội (thường được phân loại theo tuổi đời)
2. Nội dung TN
WAIS R (1981)

Một dạng sửa đổi của WAIS, được phát hành vào năm 1981 và bao gồm
sáu bài kiểm tra bằng lời nói và năm bài kiểm tra hiệu suất. 

Các bài kiểm tra lời nói là: Thông tin, Hiểu, Số học, Khoảng cách chữ số,
Điểm giống nhau và Từ vựng. 

Các bài kiểm tra phụ về Hiệu suất là: Sắp xếp hình ảnh, Hoàn thành hình
ảnh, Thiết kế khối, Lắp ráp đối tượng và Biểu tượng chữ số. Có được chỉ số IQ
bằng lời nói, chỉ số IQ về hiệu suất và chỉ số IQ toàn bộ. (VIQ, PIQ, FSIQ)
Phiên bản sửa đổi này không cung cấp dữ liệu hợp lệ mới, nhưng sử dụng
dữ liệu từ WAIS ban đầu; tuy nhiên các định mức mới đã được cung cấp, phân
tầng cẩn thận.
2.1. Hạng ngôn từ (Verbal Scale)
2.1.1. Tiểu nghiệm về kiến thức chung
Ở đây, vốn các thông tin và kiến thức tương đối đơn giản và tương ứng với chúng là
nhằm đo lường tính chính xác của việc ghi nhớ, độ bền vững của trí nhớ được nghiên
cứu. Trong một mức độ nhất định, nhờ các câu hỏi của tiểu nghiệm này có thể vạch ra
được cả sự hứng thú nữa. Số liệu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, vốn kiến thức chung khó
bị giảm theo tuổi.
Tiểu nghiệm diễn ra như sau:
Tổng cộng có 29 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Hướng dẫn: Bắt đầu câu hỏi thứ 5 cho mọi đối tượng, nếu cả 2 câu hỏi thứ 5 và 6 đều
trả lời sai thì chuyển về câu hỏi thứ 1 đến thứ 4. Nếu đối tượng không trả lời được từ
câu thứ 2 đến thứ 4 thì ngừng test, còn nếu đúng một trong số đó thì tiếp tục với câu
hỏi thứ 7.
Lưu ý: Không được giải thích rõ hay hỏi lệch câu hỏi, ngừng test sau 5 lần thất bại
liên tiếp
Bảng hỏi: Tối đa 29 điểm
Hỏi Trả lời
1.Các màu của lá cờ Việt Nam? - Đỏ, vàng
2. Quả bóng hình gì? - Tròn
3. Có bao nhiêu tháng trong 1 năm? - 12 tháng
4. Nhiệt kế là gì? - Dụng cụ đo nhiệt độ
5. Cao su lấy từ đâu ra? - Cây cao su, chất tổng hợp
6. Kể tên các vị chủ tịch nước Việt - Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng,
Nam từ 1945? Trường Chinh, Võ Chí Công, Lê Đức
7. Nguyễn Du là người rất nổi tiếng, Anh.
ông ta làm gì? - Nhà thơ
8. Có bao nhiêu tuần lễ trong 1 năm?
9. Từ Hà Nội đi Maxkva theo hướng - 52 tuần
nào? - Tây, Tây Bắc
… …
… …
29.Thuyết luân hồi là gì? -Thuyết đạo phật, chết chuyển sang
kiếp khác

2.1.2 Tiểu nghiệm về mức độ thông hiểu chung


Tiểu nghiệm này đo năng lực hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, năng lực phán đoán,
“lương tri”. Nó cũng vạch ra cả mức độ hiểu biết các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội.
Người được trắc nghiệm phải trả lời bằng một vài từ đối với tình huống được mô tả.
Wechsler đặc biệt nhấn mạnh rằng “lương tri” là một chức năng phức hợp, ở đó không
chỉ có các nhân tố trí tuệ tham gia, mà có cả các nhân tố tình cảm. Và không thấy có
sự thay đổi rõ rệt các kết quả của tiểu nghiệm này theo lứa tuổi.
Tiểu nghiệm diễn ra như sau:
Có tất cả 14 câu hỏi. Sự đánh giá tùy thuộc vào độ chính xác của câu trả lời: 0 -> 2
Điểm
Hướng dẫn: Bắt đầu đề mục 3 cho mọi đối tượng. Nếu một trong các đề mục 3,4,5 sai
thì bắt đầu từ đề mục 1 và 2 rồi tiếp theo. Mục 1 và 2 cho đánh giá 2 hoặc 0, từ mục 3
đến mục 14 thì cho đánh giá 2 điểm, 1 điểm hoặc 0 điểm. Điểm 2,0,1 sẽ tùy vào mức
độ khái quát và chất lượng câu trả lời.
Lưu ý: Có thể nhắc lại câu hỏi nhưng không sửa. Có thể bảo đối tượng giải thích. Nếu
sau 10-15 giây chưa trả lời thì lặp lại câu hỏi. Ngừng test nếu 4 câu hỏi liên tiếp bị sai.
Câu hỏi Trả lời
1.Tại sao phải giặt quần áo? Để cho sạch: 2 điểm
Không nói đến ý sạch: 0 điểm
2.Tại sao xe lửa phải có đầu máy? Động lực chuyển động xe lửa: 2 điểm
Không nói đến ý trên: 0 điểm
3.Bạn phải làm gì nếu giữa đường Thừa nhận phải đưa đến bưu điện: 2
nhặt được phong bì dán kín có dán điểm
tem và ghi địa chỉ? Chuyển cho công an trả người viết
hoặc tự chuyển: 1 điểm
Không bao hàm ý phải làm gì cụ thể,
mở ra xem: 0 điểm
4.Tại sao không nên kết bạn với
người xấu? Bị ảnh hưởng của người xấu làm cho
trở nên xấu: 2 điểm
Bị mang tiếng để giữ danh dự (nói
đến kết quả xấu nhưng không khái
…. quát): 1 điểm
…. Không tốt: 0 điểm
….
….
14. Câu “ Một con chim én không
làm nên mùa xuân” có ý nghĩa gì? Khái quát, trừu tượng không thể dự
đoán từ một kinh nghiệm riêng: 2
điểm
Lấy một ví dụ không tương đương
với sự khái quát (chẳng hạn câu trả
lời là: 1 phần không thể làm được
toàn thể): 1 điểm

2.1.3. Tiểu nghiệm về số học


Tiểu nghiệm này đòi hỏi phải trả lời miệng một loạt các bài tập số học. Căn cứ theo
việc thực hiện các bài tập có thể phán đoán về năng lực tập trung chú ý, về mức độ dễ
dàng của việc sử dụng (thao tác) các tài liệu bằng số.
Hướng dẫn: Bắt đầu mục 3 cho mọi đối tượng, nếu mục 3,4 làm sai thì cho mục 1,2;
nếu hỏng cả hai thì dừng test. Nếu mục 1 và 2 làm được thì tiến hành sang mục 5, có
thể nhắc lại câu hỏi.
Lưu ý: Từ mục 2 và 14 có điểm cho thêm của các câu hỏi nhanh. Tính thời gian sau
khi đọc hết câu hỏi (các câu nhắc lại không kể). Ngừng test nếu 4 lần sai liên tiếp.
Điểm tối đa là 18 điểm.
Câu hỏi Thời gian Trả lời
1.Dùng các khối lập phương, xếp 7 khối 15 giây 7
với màu đỏ lên trên thành ha nhóm 3 và
4 khối. Hỏi có bao nhiêu khối tất cả
(xáo trộn các khối trước khi tiến hành)?
15 giây 2 quyển vở
2.Bạn có 3 quyển vở, cho đi 1 còn lại
bao nhiêu?
15 giây 9 đồng
3.Có 4 đồng với 5 đồng là bao nhiêu?
15 giây 400đ
4.Nếu mua một tem thư 600đ, đưa cho
người bán 1000đ, lấy lại bao nhiêu?
30 giây 15.000đ
5.Một người bán thu của 6 khách hàng
mỗi người 2500đ, thu tất cả được bao
nhiêu?
… 60 giây 5100đ
… (cho thêm 1đ nếu
nói đúng trong
14. Một người thợ, tiền công 6000đ thời gian 1-10
phải rút ra nộp thuế 15%, vậy còn lại giây)
bao nhiêu?

2.1.4. Tiểu nghiệm xác định sự giống nhau.


(Lấy thêm hình ảnh tượng trưng cho cặp từ tìm sự giống nhau)
a) Nhiệm vụ: xác định sự giống nhau của 1 loạt khái niệm.
b) Đánh giá:
 Năng lực hình thành khái niệm.
 Năng lực phân loại.
 Năng lực sắp xếp tài liệu tri giác được.
 Năng lực trừu tượng hóa so sánh.
 Năng lực vạch ra sự giống nhau và khác nhau.
c) Tiêu chuẩn cho điểm:
 2 điểm: nói lên sự phân loại chung thích hợp cho cặp khái niệm.
 1 điểm: nói lên tính chất đặc hiệu giống nhau cho cả 2 khái niệm.
 0 điểm: nói lên tính chất riêng của từng khái niệm, khái quát không thích
hợp, hay nói đến sự khác biệt.
 Tối đa là 26 điểm.
d) Hướng dẫn:
Bắt đầu nói: quả cam và quả chuối giống nhau ở chỗ nào?
Nếu trả lời đều là quả, đều là thức ăn thì nói “Tốt” và chuyển sang mục 2.
Nếu đối tượng nói sai, nói là không giống nhau thì cho 0 điểm và hướng dẫn:
chúng giống nhau ở chỗ đều là quả, đều có vỏ, đều ăn được,... rồi chuyển sang
mục 2.
Tiếp theo: áo khoác và áo ngoài giống nhau ở chỗ nào?
Không trợ giúp gì thêm, tiếp tục đưa ra các đề mục theo cách này.
Ngừng test nếu sau 4 lần thất bại liên tiếp.
e) 13 cặp khái niệm.
Note: người thuyết trình không cần trình bày cụ thể 13 tiểu nghiệm, chỉ cần nêu như
phần hướng dẫn.
Toàn bộ tiểu nghiệm có 13 cặp khái niệm:
2 điểm 1 điểm 0 điểm
Thức ăn, ăn
Quả cam – Quả
Đều là quả. được, chưa đựng
chuối
vitamin.
Áo khoác – Áo Đều là quần áo. Đều bằng vải. Áo khoác ấm
măng tô1 hơn áo măng tô,
áo khoác mặc
ngoài, áo dài có
khuy.
Đều do thợ mộc Làm bằng kim
Dụng cụ, phương
Rìu – Cưa dùng, là đồ ngũ khí3, người ta sợ
tiện cắt.
kim2 chúng.
Giống nhau sư tử
Động vật, động Có 4 chân, có da,
Cáo – Sư tử gầm, cáo sủa,
vật có vú. có đuôi.
nguy hiểm.
Đều là phương Cả 2 nói lên bạn
Không nói được
Bắc – Tây hướng, đều là 2 có thể đi đâu (vị
sự giống nhau.
điểm của la bàn. trí trên bản đồ).
Là cơ quan, là
Là cơ quan giác những bộ phận
Mắt - Tai quan, cơ quan của cơ thể, bạn
nhận kích thích. biết được nhờ
chúng.
Đều là những
Cần thiết cho sự chất có oxy giúp Khắp nơi trên
sống, cho hoạt chúng ta sống, là trái đất, sản
Không khí –
động của cơ thể, phương tiện giao phẩm của thiên
Nước
không thể sống thông, bạn cần cả nhiên, không khí
khi thiếu chúng. 2, đều là chất chứa nước.
lỏng.
Bàn ghế ngồi khi
Đồ vật nội trợ,
Đều là đồ đạc ăn, ghế tựa để
Bàn – Ghế tựa tìm thấy trong
trong nhà, đồ gỗ. ngồi lên, có 4
nhà bếp, quán ăn.
chân.
Các vật đều xuất
Khởi đầu cuộc
phát từ đá sinh
Quả trứng – Hạt sống, các chất Đều lớn lên, thức
ra, phương tiện
giống thuộc phôi, mầm ăn ăn được.
sinh sản, đều có
sự sống.
vỏ.
Do người sáng
Công trình nghệ
tạo, tượng trưng,
thuật, sáng tạo
Bài thơ – Bức để ghi nhớ, để
nghệ thuật, sự
tượng bán, vật vô tri vô
thể hiện tình cảm
giác, người ta
bằng nghệ thuật.
thích chúng.
Chất hữu cơ, đều
Chảy, dùng như
Gỗ - Rượu chứa hydro và Sản phẩm có ích.
chất đốt.
carbon.
Thưởng – Phạt Phương tiện tác Để rèn luyện con Làm tội cho mọi
động lên hành vi
đạo đức, phương
người, thể hiện
pháp gây động người.
thái độ.
cơ, phương tiện
tạo kỉ luật.
Thở, lớn lên cần Ruồi có cánh,
Con ruồi – Cái Đều là sinh vật, thức ăn, do tạo cây có lá. Ruồi
cây có đời sống. hóa sinh ra, cần bé, cây to có ích
mặt trời để sống. cho con người.
[1] Áo măng tô (tiếng Pháp: manteau): là một loại áo khoác dùng choàng bên ngoài; có đặc trưng
chiều dài nổi bật, thường dài từ quá gối trở đi.

[2] Ngũ kim: những vật liệu được tạo nên từ 5 loại kim loại chính là đồng, sắt, nhôm, inox, titanium.

[3] Kim khí: đồ dùng, khí cụ làm bằng kim loại.

e) Nhận xét: Dù không hạn chế về thời gian, các kết quả của tiểu nghiệm này cũng bị
hạ thấp rõ rệt theo lứa tuổi.
Hình ảnh minh họa áo khóac và áo măng-tô:
2.1.5. Tiểu nghiệm nhắc lại trật tự các chữ số. (Khi thêm vào ppt nên làm
1,2 câu đọc ngược và đọc xuôi cho vào)
a) Nhiệm vụ: lặp lại các chữ số theo chiều thuận, sau đó theo chiều nghịch.
b) Đánh giá:
 Trí nhớ thao tác.
 Sự chú ý.
c) Hướng dẫn: nhớ xuôi, nhớ ngược làm riêng. Nhắc lại các con số với tốc độ 1 giây/
1 số, không theo nhóm, hạ giọng ở cuối hàng.
 Nhớ xuôi:
Ở từng dãy, bắt đầu bằng bộ 1, nếu sai thì sang bộ 2, nếu tốt thì sang dãy tiếp
theo.
Ngừng test nếu cả 2 bộ 1 và 2 đều bị sai.
Điểm: điểm đạt được là số lượng các con số ở dãy dài nhất được nhớ đúng ở 2
bộ 1 và 2. Tối đa là 9 điểm.
 Nhớ ngược:
Người hướng dẫn nói: “Tôi sắp đọc 1 dãy số, nhưng lần này khi tôi ngừng đọc
bạn hãy đọc ngược lại.”
Nếu đối tượng không trả lời đúng thì hãy nhắc lại, bạn hãy nhớ phải nói ngược.
Nếu đối tượng nói đúng thì tiếp tục. Ngừng test nếu đối tượng nhắc sai 2 bộ
của cùng 1 dãy.
Điểm: điểm đạt được là số lượng các con số ở dãy dài nhất được nhắc ngược lại
đúng ở bộ 1 hoặc bộ 2. Tối đa là 8 điểm.
e) Nhận xét: Theo tài liệu của Brômli thì kết quả thực hiện nhớ xuôi bị hạ thấp theo
tuổi một cách không đáng kể, còn đối với nhớ ngược thì rõ rệt hơn.
2.1.6. Tiểu nghiệm về từ vựng.
a) Nhiệm vụ: giải thích ý nghĩa của các từ ghi trong một bảng liệt kê.
b) Đánh giá: vốn từ vựng của cá nhân, nó phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ.
c) Tiêu chuẩn cho điểm: mọi nghĩa của từ đều chấp nhận được, không kể đến lời văn
chau chuốt. Tuy nhiên, nội dung nghèo nàn được đánh giá thấp, sự hiểu biết mơ hồ
không được đánh giá cao.
 2 điểm: đồng nghĩa tốt; công dụng chính; một hay nhiều nét chủ yếu hoặc
quyết định; sự phân loại chung; nhiều nét đúng không quyết định nhưng gặp lại
chứng tỏ hiểu được từ; đối với động từ thì lấy ví dụ có tác động quan hệ nhân
quả.
 1 điểm: không sai nhưng nội dung nghèo nàn; 1 đồng nghĩa mơ hồ và không
chính xác; công dụng phụ không kỹ lưỡng tinh vi; nêu những nét đúng nhưng
không quyết định, không phân biệt; nếu ví dụ sử dụng từ nhưng không trau
chuốt; định nghĩa đúng nhưng không hoàn chỉnh.
 0 điểm: rõ ràng là sai; dông dài, khi hỏi lại chứng tỏ không hiểu; câu trả lời có
nội dung nghèo nàn, rất mơ hồ ngay sau khi đã hỏi lại.
d) Hướng dẫn:
- Toàn bộ tiểu nghiệm có 42 từ:
 10 từ đầu là những từ rất phổ cập, được sử dụng thường xuyên hàng ngày.
 10 từ tiếp theo có mức độ phức tạp trung bình, đòi hỏi phải có một trình độ học
vấn nhất định mới giải thích được.
 22 từ sau cùng là những từ phức tạp nhất, phải có trình độ học vấn đáng kể mới
giải thích ý nghĩa của chúng được.
Một số từ mẫu cho tiểu nghiệm:
 Giường: đồ bằng gỗ, tre (sắt) dùng để nằm, ngồi.
 Con tàu: thuyền to, chạy bằng máy.
 Ngoan cường: bền bỉ và kiên cường.
 Đả kích: biểu thị những ý kiến, bài viết hoặc tranh vẽ với thái độ chỉ trích gay
gắt khuyếch đại những điểm coi là xấu (báo chí, tranh đả kích).
 Dị ứng: trạng thái cảm ứng đặc biệt với 1 số tác nhân gây bệnh.
e) Nhận xét: Các kết quả của tiểu nghiệm này ít biến đổi theo tuổi.
2.2. Hạng thực thi (Performance Scale).
2.2.1. Tiểu nghiệm mã hóa các con số.
a) Nhiệm vụ: ghi lại dưới mỗi chữ số 1 ký hiệu (cho trước) tương ứng với nó trong
vòng 90 giây.
b) Đánh giá:
 Các kỹ xảo thị giác – vận động.
 Năng lực tổng hợp các kích thích thị giác – vận động.
c) Tiêu chuẩn cho điểm:
 Mỗi ô 1 điểm.
 Điểm tối đa: 90 điểm.
d) Hướng dẫn:
 Dưới mỗi con số đều có 1 ký hiệu, bạn hãy nhìn kỹ để nhớ ký hiệu của mỗi số.
 Ở phía dưới có những hàng chữ số, dưới mỗi số có 1 ô trống, bạn cần điền
những ký hiệu đã cho ở hàng trên cùng vào các ô trống này.
 Ghi lần lượt từ ô nay đến ô khác, hết dòng này đến dòng khác. Ghi đúng và
nhanh, không cần dò đi dò lại cho đến khi tôi bảo dừng lại mới thôi.
 Không tính giờ 6 ô đầu tiên, bắt đầu từ ô thứ 7 thì tính giờ cho đến hết 90 giây
thì ngừng test. Đếm số ô ghi đúng vào mục “Cộng” ở phía trên.

e) Nhận xét: Kết quả thực hiện bị giảm sút 1 cách rõ rệt bắt đầu từ 40 tuổi.
2.2.2. Tiểu nghiệm tìm những chi tiết bị thiếu.
a) Nhiệm vụ: tìm ra chi tiết bị thiếu trong tranh vẽ.
b) Đánh giá:
 Tri giác nhìn.
 Óc quan sát.
 Năng lực tách biệt các chi tiết.
c) Tiêu chuẩn cho điểm:
 Mỗi câu trả lời không quá 20 giây được 1 điểm.
 Mỗi hình 1 điểm.
 Điểm tối đa: 21 điểm.
d) Hướng dẫn:
 Nói với đối tượng: “Tôi sẽ đưa cho bạn xem 1 số hình vẽ, trong đó vẽ thiếu 1
chi tiết, bạn hãy nhìn kỹ và nói cái gì còn thiếu trong hình vẽ.”
 Có thể hướng dẫn hình 1: cánh cửa thiếu tay cầm hoặc lỗ khóa; hình 2: con lợn
bị thiếu đuôi. Rồi không giúp đỡ gì thêm nữa.
 Đối tượng có thể không dùng từ chính xác, nhưng chỉ cần đúng nét thiếu là
được.
Hình Bộ phận bị thiếu
Cánh cửa Tay cầm/ lỗ khóa
Con lợn Đuôi
Con gái Mũi
Xe bò Càng xe
Con bài Một hình rô
Bình tưới cây Nước chảy
Người đeo kính Cầu nối 2 mắt kính
Violon Khóa lên dây
Xuồng Cọc chèo
Nhiệt kế Bầu rượu để ở dưới
Cờ Việt Nam Một cánh sao
Người và chó Vết chân
Bản đồ Việt Nam Mũi Cà Mau
Tàu thủy Ông khói
Con cua Hai càng
Cô gái soi gương Hình cánh tay giơ lên
Em bé Ngón tay
Con ngựa Bàn đạp
Người đàn ông Lông mày
Cái ô Gọng
Mặt trời, nhà cây Bóng cây
2.2.3. Tiểu nghiệm các khối Kohs.
a) Nhiệm vụ: dùng các khối gỗ có màu sắc khác nhau để xếp thành 10 hình theo mẫu
(các khối gỗ được chia làm 2 màu đỏ và trắng theo đường chéo).
b) Đánh giá:
 Sự phối hợp cảm giác – vận động.
 Độ dễ dàng thao tác các vật liệu.
 Năng lực tổng hợp cái toàn thể từ cái bộ phận.
c) Tiêu chuẩn cho điểm:
 Mẫu 1,2 nếu làm đúng ngay từ đầu thì cho 4 điểm. Nếu phải làm lại thì cho 2
điểm.
 Từ mẫu 3 đến mẫu 6 cho 4 điểm (60 giây).
 Từ mẫu 7 đến mẫu 10 cho 4 điểm (120 giây).
 Ngừng test sau 3 lần sai liên tiếp.
 Điểm tối đa: 48 điểm.
Hướng dẫn cho thêm điểm từ mẫu 7 đến 10:

Mô hình khối Kohs:


Mẫu ghép khối:
2.2.4. Tiểu nghiệm các bức tranh liên tục.
a) Nhiệm vụ: sắp xếp các sự kiện được mô tả trong một loại những bức tranh sao cho
phù hợp với trình tự thời gian của chúng.
b) Đánh giá:
 Năng lực tổ chức các ảnh đứt đoạn thành 1 chỉnh thể logic.
 Năng lực hiểu được tình huống và dự đoán được các sự biến.
c) Tiêu chí cho điểm:
 Bộ 1 và 2 cho 4 điểm nếu làm đúng lần 1, cho 2 điểm nếu làm đúng lần 2.
 Bộ 3 đến bộ 8 cho 4 điểm nếu làm đúng, cho thêm điểm nếu làm nhanh.

d) Hướng dẫn:
 Mục 1, đưa ra 3 tranh và nói: “Đây là bức tranh nói lên câu chuyện chim
làm tổ, nuôi con. Nhưng các bức tranh lộn xộn, bạn hãy xếp đúng thứ tự
câu chuyện từ trái sang phải.”
Nếu đối tượng xếp đúng thì cho 4 điểm, nếu sai thì sửa lại và giải thích:
“Đầu tiên là tranh 1, chim đang làm tổ; tranh 2, chim đã đẻ trứng; cuối
cùng là chim mẹ đã mớm mồi cho chim con.”
Xếp xong rồi trộn lỗn lại và bảo đối tượng xếp lại cho đúng thứ tự. Đối
tượng hoàn thành trong 60 giây thì cho 2 điểm, sai thì cho 0 điểm và
chuyển sang mục 2.
 Mục 2, cũng đưa ra các bức tranh và yêu cầu xếp đúng thứ tự. nếu xếp
trong 60 giây thì cho 4 điểm, nếu sai thì nhà nghiên cứu xếp lại và giải
thích: các bức tranh nói về chuyện xây nhà: đầu tiên, bắt đầu xây nhà; thứ
2, đang lợp mái; tranh cuối, đang quét vôi. Xáo trộn và yêu cầu xếp lại.
Nếu xếp đúng thì cho 2 điểm và sang mục tiếp theo, không giải thích gì
thêm nữa.
 Nếu thất bại ở cả 2 bộ thì ngừng test.
Tranh mẫu cho bộ 7 (đi câu cá):

2.2.5. Tiểu nghiệm ghép hình.


a) Nhiệm vụ: xếp hình đã bị cắt rời thành 1 hình hoàn chỉnh.
b) Đánh giá: tương tự như tiểu nghiệm 9.
c) Tiêu chuẩn cho điểm:
 1 điểm cho một mảnh hình xếp đúng.
 Điểm xếp đúng cho các hình trong thời gian quy định (không kể điểm cho
thêm).
- Em bé: 5 điểm.
- Mặt nghiêng: 9 điểm.
- Bàn tay: 7 điểm.
- Con voi: 8 điểm.
d) Hướng dẫn:
 Đưa các hình theo thứ tự: em bé, mặt nghiêng, bàn tay, con voi.
 Thứ tự các mẫu đưa ra theo bảng, không để đối tượng nhìn thấy mẫu.
 Khi đưa ra mục 1, nói: “đây là 1 hình bị cắt rời, phải xếp lại để thành 1
hình hoàn chỉnh, xếp càng nhanh càng tốt. Các mục tiếp theo cũng như
vậy.”
 Thời gian:
Hình em bé và mặt nghiêng: 120 giây.
Hình bàn tay và con voi: 180 giây.
Hình mẫu của tiểu nghiệm:

Video 1 người thực hiện tiểu nghiệm ghép hình:

3. Cách tính điểm, Phân loại các hệ số thông minh (Thêm vào ppt)
Cách tính điểm
D. Wechsler biểu thị IQ bằng các đơn vị của độ lệch chuẩn. Như vậy, trong trắc
nghiệm WAIS thì ta phải tính điểm số chuẩn, tức là phải tính số trung bình cộng
và độ lệch của phân bố điểm số, rồi suy ra điểm số tiêu chuẩn tương ứng.
Công thức:

IQ = [ x−x TB
δ ]
×15+100

Với x là điểm trắc nghiệm của cá nhân.


x TB là điểm trung bình cộng của nhóm nghiệm thể.

δ là độ lệch điểm trắc nghiệm của nhóm.


Đối chiếu bản sau để có thể tìm ra điểm trung bình M, độ lệch chuẩn SD

Ví dụ:
Bạn nằm trong độ tuổi 18-19:
 Điểm trắc nghiệm ( x ): 132
 Điểm trung bình cộng ( x TB) : 106,74
 Độ lệch chuẩn (δ ): 25,16

IQ = [ 132−106,74
25,16 ]
× 15+100=115,0596
Phân loại

IQ Phân loại Phần trăm phân bổ


130 và cao hơn Rất xuất sắc 2.2
120-129 Xuất sắc 6.7
110-119 Thông minh 16.1
90-109 Trung bình 50.0
80-89 Tầm thường 16.1
70-79 Kém 6.7
69 và thấp hơn Ngu độn 2.2

Điểm tiêu chuẩn: trung bình = 100, độ lệch chuẩn = 15, tất cả đều dựa
trên một số bài kiểm tra chính và phụ (thang điểm: trung bình = 15, độ lệch
chuẩn = 3) cung cấp thông tin lâm sàng thích hợp và tính linh hoạt trong việc
thực hiện. Bản sửa đổi WAIS này mang lại nhiều lợi ích so với các phiên bản
trước của nó, bao gồm các hướng dẫn được sửa đổi và cải thiện điểm sàn / trần
để giảm thời gian thử nghiệm, các biểu mẫu hồ sơ được thiết kế lại để dễ sử
dụng, các thay đổi thử nghiệm để giảm gánh nặng cho nhu cầu vận động, mở
rộng kích thích thị giác và tăng tính di động (Wechsler, 2008).

4. Các chức năng của trí tuệ do trắc nghiệm Wechsler.

(Phần này tương đương như ưu điểm của TN)

Đo đạt, Định hướng phát triển trí tuệ

Khả năng phối hợp các khả năng trong việc giải quyết vấn đề - Chứ ko
đơn thuần là các khả năng đơn thuần riêng biệt nằm trong một tổng thể trí tuệ.

  Xác định những khó khăn trong học tập, năng khiếu trí tuệ, điểm mạnh và
điểm yếu về nhận thức

Cung cấp một hồ sơ về điểm mạnh và điểm yếu tổng thể của người dự thi

Nghiên cứu về một số lĩnh vực nhất định có kết quả cao nhưng lại thấp ở
những lĩnh vực khác có thể cho thấy sự hiện diện của một khiếm khuyết học tập
cụ thể

Chẩn đoán - Lâm sàng


Cung cấp thông tin lâm sàng cho các đánh giá học tập và tâm lý thần kinh. Các
bài kiểm tra trí thông minh có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động
nhận thức. Các nhà tâm lý học phục hồi chức năng và nhà tâm lý học thần kinh
sử dụng các bài kiểm tra tâm lý thần kinh (bao gồm WAIS-IV) để đánh giá hoạt
động của não bộ của cá nhân sau khi bị thương. Các bài kiểm tra cụ thể có thể
cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chức năng nhận thức cụ thể: (Thêm hết các đối
tượng này vào ppt)

Cá nhân có khuyết tật trí tuệ nhẹ hoặc trung bình, 

Rối Loạn Học Tập 

Bị Rối Loạn Thiếu Chú Ý / Tăng Động. 

Cá nhân bị chấn thương sọ não

Cá nhân bị rối loạn tự kỷ 

Cá nhân bị rối loạn Asperger 

Cá nhân bị rối loạn trầm cảm nặng.  

Bị Suy Giảm Nhận Thức Nhẹ. 

Những Người Có Khả Năng Mất Trí Nhớ Loại Bệnh Alzheimer
Mức Độ Nhẹ.

Định hướng kế hoạch trị liệu 

Hướng dẫn lập kế hoạch điều trị và quyết định vị trí tuệ. 

Cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và hợp lệ cho các mục đích nghiên cứu

5. Trắc nghiệm WAIS-IV

` WAIS III (Không cần thêm vào ppt)

Nó cung cấp điểm số cho IQ bằng lời nói, IQ hoạt động và IQ toàn quy mô,
cùng với bốn chỉ số phụ (Hiểu bằng lời nói - VCI, Trí nhớ làm việc - WMI, Tri
giác Tổ chức - POI, Tốc độ xử lý - PSI).
Chỉ số hiểu bằng lời nói (VCI):
 Thông tin
 Điểm tương đồng
 Ngữ vựng
Chỉ số bộ nhớ làm việc (WMI) bao gồm:
 Môn số học
 Khoảng chữ số
 Thư-Số-Trình tự
 Bao quát (Bài kiểm tra chỉ số phụ)
Chỉ số IQ về hiệu suất (PIQ)
Chỉ số Tổ chức Nhận thức (POI) bao gồm:
 Thiết kế khối
 Lập luận ma trận
 Hoàn thành hình ảnh
Chỉ số tốc độ xử lý (PSI) bao gồm:
 Mã hóa ký hiệu chữ số
 Tìm kiếm biểu tượng
(Các) bài kiểm tra con không được bao gồm trong các chỉ số phụ:
 Sắp xếp hình ảnh
Các bài kiểm tra phụ bổ sung (Chỉ được sử dụng cho tổng điểm chỉ số PIQ và
chỉ số phụ được chỉ định):
 Hội đối tượng
 Tìm kiếm biểu tượng

WAIS IV (2008) (Bắt dầu thêm từ phần này)

Độ tuổi:  16–90 tuổi. 

Thành phần bài test


Bao gồm 10 bài kiểm tra chính và năm bài kiểm tra phụ bổ sung. 10 bài kiểm
tra chính mang lại điểm số được chia theo tỷ lệ tổng đó để tính IQ Thang đo đầy
đủ (FSIQ)

Có bốn điểm chỉ số đại diện cho các thành phần chính của trí thông minh (Thêm
bốn chỉ số)
 Chỉ số hiểu bằng lời nói (VCI)
 Chỉ số lý luận tri giác (PRI)
 Chỉ số bộ nhớ làm việc (WMI)
 Chỉ số tốc độ xử lý (PSI)
Hai điểm khái quát, có thể được sử dụng để tóm tắt khả năng trí tuệ chung:
(Thêm 2 chỉ số dưới)
 Chỉ số IQ tổng quát (FSIQ), dựa trên tổng hiệu suất kết hợp của VCI,
PRI, WMI và PSI
 Chỉ số khả năng chung (GAI), chỉ dựa trên sáu bài kiểm tra phụ mà
VCI và PRI bao gồm.
(Thêm 3 ảnh, kèm chú thích hình ở dưới)
Hình 1: Cấu trúc bài test WAIS

Hình 2: Bảng mô tả tên, nội dung tiểu test

Hình 3: Bảng mô tả tên, nội dung tiểu test

Những thay đổi trong WAIS IV

Bản sửa đổi WAIS này mang lại nhiều lợi ích so với các phiên bản trước của nó,
bao gồm các hướng dẫn được sửa đổi và cải thiện điểm sàn / trần để giảm thời
gian thử nghiệm, các biểu mẫu hồ sơ được thiết kế lại để dễ sử dụng, các thay
đổi thử nghiệm để giảm gánh nặng cho nhu cầu vận động, mở rộng kích thích
thị giác và tăng tính di động (Wechsler, 2008).

Tổng quát (Thêm)

 Tăng tính tin cậy trong mảng phát triển trí tuệ. 
 Hướng dẫn rõ ràng cho tất cả các bài kiểm tra
 Khoảng thời gian được điều chỉnh giãn ra 
 Người được kiểm tra dễ hình dung và dễ dàng thực hiện.
 Tăng cường tiện ích cho chẩn đoán lâm sàng
 Nghiên cứu nhóm đối tượng đặc biệt.  
 Liên kết thống kê với các chỉ số trí nhớ làm việc. 

Kết cấu các tiểu test (Thêm)

Loại bỏ tiểu test (2 tiểu test)

Hai bài kiểm tra phụ từ WAIS-III đã bị loại bỏ trong bản sửa đổi này: Sắp
xếp Hình ảnh, lắp ráp đối tượng. Hai thủ tục tùy chọn, Học ký hiệu chữ
số-Sự cố và Sao chép ký hiệu chữ số, cũng đã bị xóa trong bản sửa đổi
này.  

Tiểu test giữ lại (12 tiểu test) (Thêm vào nhưng mỗi tiểu test nhớ
xuống dòng)

Các tiểu test giữ lại bao gồm: Lắp ráp khối, Điểm tương đồng, Khoảng
cách chữ số, Lập luận ma trận, Vốn từ, Số học, Tìm kiếm ký hiệu, Ghi
nhớ thông tin, Mã hóa, Sắp xếp số và chữ theo thứ tự, Chọn hình ảnh
tương ứng, và Lắp ảnh thành câu chuyện hoàn chỉnh. 

Mặc dù các bài kiểm tra phụ vẫn được giữ lại, nội dung mục và quy trình
quản lý cho điểm đã được sửa đổi.  

Tiểu test mới (3 tiểu test)

Lắp ráp hình ảnh biểu tượng được phát triển như một bài kiểm tra phụ về
Lập luận tri giác, thiết kế nhằm đo lường khả năng suy luận phi ngôn ngữ
và nhận thức bằng hình ảnh.  
Tiên lượng cân nặng thông qua tri giác được phát triển như một bài kiểm
tra phụ về Lí luận tri giác để đo lường khả năng định lượng và loại suy. 

Khả năng trì hoãn được phát triển như một tiểu test phụ ở chỉ số tốc độ xử
lý 

Kết cấu điểm (Thêm)

a. Điểm tổng hợp 

Chỉ số ngôn ngữ (VIQ), Chỉ số tri giác (PIQ) được thay thế bằng Chỉ số hiểu lời
nói (VCI) và Chỉ số lý luận tri giác (PRI). Vì trong quá trình chẩn đoán hoặc
quyết định lâm sàng sẽ khách quan hơn. 

Chỉ số khả năng thực hiện chung (General Ability Index) được bao gồm như
một điểm tổng hợp tùy chọn. GAI được lấy từ tổng điểm ba bài kiểm tra Hiểu
bằng lời nói và Suy luận tri giác. Tuy nhiên chỉ số này không được dùng để
đánh giá khả năng nhận thức tổng thể 

Ngược lại, FSIQ được coi là thước đo hợp lệ nhất cho khả năng nhận thức tổng
thể. Tốc độ làm việc và xử lý rất quan trọng đối với việc đánh giá toàn diện khả
năng nhận thức, trí nhớ và việc loại trừ các thước đo của những khả năng này
khỏi điểm tổng hợp sẽ làm giảm phạm vi bao quát cấu trúc trí tuệ của cá nhân. 

Tuy nhiên, khi có thiếu hụt trong chức năng nhận thức, hiệu suất trên các bài
kiểm tra Bộ nhớ làm việc và Tốc độ xử lý vào FSIQ có nhiều khả năng bị suy
giảm hơn so với kết quả trong các bài kiểm tra Hiểu bằng lời nói và suy luận tri
giác.  Trong những tình huống này, hiệu suất bị suy giảm trên các bài kiểm tra
Bộ nhớ làm việc và Tốc độ xử lý che dấu sự khác biệt thực tế giữa khả năng
nhận thức chung (được đại diện bởi FSIQ) và các chức năng nhận thức khác (ví
dụ: trí nhớ).  

Chỉ số GAI được phát triển đặc biệt để giúp các bác sĩ lâm sàng xác định điểm
mạnh và điểm yếu tương đối dựa trên sự so sánh giữa khả năng và các chức
năng nhận thức khác. GAI không làm rối nhiễu FSIQ, nhưng nó phải được báo
cáo và diễn giải cùng với FSIQ và tất cả các điểm chỉ số, bao gồm cả WMI và
PSI.
b. Điểm quá trình 

Dạng điểm số này được thiết kế để cung cấp thông tin chi tiết hơn về khả
năng nhận thức của cá nhân, là dữ liệu nền tảng tìm ra nguyên nhân điểm kiểm
tra thấp. Việc xác định các điểm số này dựa trên thành tích của người thi trên
các bài kiểm tra phụ.  Điểm quá trình không thay thế cho bất kỳ điểm kiểm tra
phụ nào cũng như không đóng góp vào bất kỳ điểm tổng hợp nào 

Sắp xếp khối theo hình không thêm thời gian BDN (Block Design no time
Bonus)

Số lùi về phía trước DSF (Digit span forward)

Số kéo dài về phía sau DSB (Digit span backward)

Chữ số kéo dài theo thứ tự DSS (Digit span Sequencing)

Dãy số dài nhất đọc từ phía trước LDSF (Longest,....)

Dãy số dài nhất đọc từ phía sau LDSB

Dãy chữ số dài nhất LDSS 

Chuỗi chữ và số dài nhất LLNS (Longest letter - number sequence)

 Điểm quá trình của BDN dựa trên thành tích của người thi trong bài kiểm
tra phụ Thiết kế khối mà không thêm thời gian để hoàn thành nhanh các
bài kiểm tra.  
 Điểm quy trình của DSF, DSB và DSS phản ánh hiệu suất của người
kiểm tra đối với ba nhiệm vụ Khoảng cách chữ số
 Điểm quá trình của LDSF, LDSB và LDSS đại diện cho số chữ số được
nhớ lại trong lần cuối cùng thử nghiệm hoàn thành chính xác của các
nhiệm vụ Digit Span Forward, Backward và Sequencing, tương ứng.  
 Điểm của quá trình (Longest letter - Number sequence ~ chữ cái, dãy số
dài nhất) LLNS đại diện cho số lượng chữ số và chữ cái được nhớ lại
trong lần thử nghiệm cuối cùng được hoàn thành chính xác của bài kiểm
tra: “Sắp xếp thứ tự số chữ cái”

c. Cơ sở lý luận (Thêm)
Trí tuệ lỏng (Fluid intelligence)

 Một số lý thuyết về cách tiếp cận nghiên cứu trí tuệ nhấn mạnh tầm quan trọng
của trí tuệ lỏng (trí tuệ linh hoạt). Các nhiệm vụ yêu cầu suy luận linh hoạt liên
quan đến quá trình vận dụng các khái niệm trừu tượng, các quy tắc, khái quát
hóa và các mối quan hệ logic để giải quyết một vấn đề chưa từng gặp trong kinh
nghiệm (ví dụ: Lập luận ma trận)

Trí nhớ làm việc (Working memories)

Khả năng tích cực duy trì thông tin trong nhận thức một cách ý thức, thực hiện
một số hoạt động hoặc thao tác với nó, và tạo ra một kết quả.  Các nghiên cứu
trở lại đây chỉ ra rằng trí nhớ làm việc là một thành phần thiết yếu của suy luận
chất lỏng và các quá trình nhận thức bậc cao khác. 

Các mục số học đã được thêm vào nhằm xác định về trí nhớ làm việc cụ thể
hơn.  Để tăng khả năng bộ nhớ làm việc thì ở phần bài test phụ Digit Span, một
nhiệm vụ mới, sắp xếp khoảng chữ số theo thứ tự (Digit Span Sequencing). Dựa
trên nghiên cứu cho thấy cần nỗ lực lớn hơn khi bộ nhớ làm việc thực hiện tiể
test: Nhẩm lại chữ số chiều ngượ so với Nhẩm lại chữ số chiều xuôi.

Tốc độ xử lý

Tốc độ xử lý thông tin có liên quan đến năng lực tinh thần, hiệu suất đọc thông
tin, lý luận bằng cách bảo tồn các nguồn lực nhận thức và sử dụng hiệu quả từ
dữ liệu trí nhớ làm việc. Yếu tố này được xác định là một miền quan trọng của
hoạt động nhận thức trong các nghiên cứu phân tích nhân tố về sự suy giảm
nhận thức 

Tốc độ xử lý có thể đặc biệt quan trọng để đánh giá ở người lớn với mối tương
quan với quá trình lão hóa, vì ảnh hưởng của sự suy giảm dường như có liên
quan đến những thay đổi trong hiệu suất nhận thức. 

ĐÁNH GIÁ TN WECHLER (WAIS IV)

Nhược điểm WAIS test


- Bài kiểm tra không đặt nhiều sự chú ý vào sự đa dạng của trí tuệ.
- Bỏ qua các năng lực, yếu tố khác:
+ Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng
+ Mức độ động lực (motivational level)
+ Kỹ năng nhạy bén xã hội (social acumen)
+ Khả năng đàm phán với người khác (success in dealing with people).
- TN chỉ quan tâm đến kết quả, ít quan tâm đến quá trình đối tượng thực
hiện, vì vậy nên TN không phản ánh được bản chất và xu hướng phát
triển của trí tuệ cá nhân.
- TN hướng tới các thao tác nhất định của trí tuệ, bỏ qua nhiều yếu tố tâm
lý khác.
- Các bài tập trắc nghiệm phần lớn nhằm vào đo lường những yếu tố tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo tư duy, là những yếu tố dễ thay đổi và phát triển
trong quá trình hoạt động và học tập. Vì vậy, kết quả thực hiện các bài tập
này không thể được coi là ổn định, cố định, đại diện cho năng lực trí tuệ.

B. TRẮC NGHIỆM NHÓM

Nội dung trong Giáo trình

- Loại trắc nghiệm cá nhân được sử dụng một cách thuận lợi trong hai trường
hợp sau:

  a) Trắc nghiệm này chỉ là một phần công việc trong nhiệm vụ phải giải quyết
một trường hợp hoàn chỉnh cho một cá nhân nào đó;

  b) Có đủ chuyên viên để điều khiển trắc nghiệm.

  => Vì vậy loại trắc nghiệm này hay được dùng trong các bệnh viện và trường
học.

- Trong nhiều trường hợp, khi loại trắc nghiệm cá nhân không đáp ứng được
yêu cầu của việc nghiên cứu => Trắc nghiệm nhóm (tập thể) trở nên cần thiết và
không thể thiếu được.

  Ví dụ: Trong quân đội, khi cần phải trắc nghiệm hàng trăm ngàn người mỗi
năm, hoặc khi cần phải trắc nghiệm hàng ngàn sinh viên xin vào trường đại học
hay cao đẳng.

  Trắc nghiệm nhóm trong quân đội


  * Vào chiến tranh thế giới I, do nhu cầu thúc bách, lần đầu tiên người ta đã
phải phát triển các trắc nghiệm nhóm một cách quy mô.

Trong thời gian này đòi hỏi cần phải có một phương pháp để có thể:

   + Tuyển chọn cùng lúc hàng ngàn, hàng vạn thanh niên vào quân đội.

   + Mau lẹ loại bỏ những người thiếu khả năng và tuyển chọn những người có
khả năng nhất cho những trường huấn luyện sĩ quan.

   + Giúp nhận biết khả năng của từng người để tùy theo khả năng mà phân phối
họ vào các binh chủng, tiểu đoàn hay các trường chuyên môn khác nhau.

   => Phương pháp trắc nghiệm nhóm có thể đáp ứng được yêu cầu trên. Các
nhà tâm lí học Mĩ đã đưa ra 2 loại trắc nghiệm nhóm về trí thông minh:

   + Trắc nghiệm Alpha lục quân: Được soạn cho người biết đọc, biết viết và
cho điểm số để xếp loại trí thông minh.

  -> Trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến, trắc nghiệm Alpha lục quân được
sửa đổi nhiều lần để dùng cho cả quân nhân lẫn dân thường.

   + Trắc nghiệm Beta lục quân : Đặt ra cho người không biết chữ hoặc các di
dân chưa biết tiếng Anh. Trắc nghiệm này đưa ra những loại bài tập phi ngôn
ngữ, chỉ cần chỉ dẫn đơn giản bằng lời nói.

  * Khi thế chiến II xảy ra, các nhà tâm lí học Mĩ đã cải tổ các trắc nghiệm cũ
thành trắc nghiệm mới tên “Trắc nghiệm phân loại tổng quát lục quân”
(AGCT). Trắc nghiệm này đã được áp dụng cho hàng triệu thanh niên nhập ngũ
ở Mĩ.

 
 

Bài “Trắc nghiệm phân loại tổng quát lục quân” 

phiên bản Dân sự đầu tiên (Mẫu AM, 1947)

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ 

Trắc nghiệm được soạn thảo thành 4 mẫu khác nhau, có thể dùng thay thế
cho nhau. Mỗi mẫu trắc nghiệm làm trong 1 giờ. Ngoài ra, người ta cũng đã
soạn thảo nhiều mẫu dài hơn, phân năng lực trí tuệ thành 4 loại:

   a) Khả năng ngôn từ.

   b) Nhận thức về không gian.

   c) Tính toán số học.

   d) Suy luận số học.

Cũng như ở trắc nghiệm Stanford – Binet, người trung bình trong trắc
nghiệm này có điểm số ấn định là 100. Nhưng độ lệch chuẩn lại là 20. Sự phân
bố cũng gần như giống trong trắc nghiệm cá nhân về trí thông minh,
    Hải quân Mĩ tạo ra một trắc nghiệm tương tự gọi là “Trắc nghiệm phân loại
tổng quát hải quân” (NGCT) chỉ khác là điểm số trung bình trong trắc nghiệm
này là 50.

=> Về sau, cả 2 trắc nghiệm trên đều được thay thế bằng “Trắc nghiệm khả
năng quân lực” (AFQT).

     

Một số sách ôn thi AFQT

(Thi để nhập ngũ)

  * Sau thế chiến I, ở Mĩ có nhiều trắc nghiệm nhóm dùng cho dân sự, đặc biệt
là trong việc tuyển chọn nhân viên thuộc các ngành công thương nghiệp. Trong
số đó phổ biến nhất là “Trắc nghiệm tự khiển Otis về khả năng trí tuệ” (Otis
SA). Trắc nghiệm gồm 4 trang giấy, dùng bút chì làm cũng được. Chỉ cần trắc
nghiệm và tính kết quả trong vòng 20 đến 30 phút là xong. Điểm số của trắc
nghiệm này được đối chiếu với điểm số trong trắc nghiệm Stanforf - Binet để
nếu muốn, có thể đổi thành hệ số IQ tương đuơng. Trắc nghiệm này chú trọng
đến các yếu tố ngôn từ và suy luận, nhưng không trắc định được đúng lắm về
các yếu tố thực thi (phi ngôn ngữ).

Trắc nghiệm nhóm trong trường học


   + “Trắc nghiệm khả năng học đường và đại học” (SCAT): thường dùng cho
học sinh khi thi vào đại học.

   + “Trắc nghiệm năng khiếu học hành” (SAT): được Hội đồng khảo hạch vào
trường đại học của Mĩ dùng để tuyển chọn sinh viên đại học. (Điểm số trung
bình của SAT ấn định ở mức tiêu chuẩn là 500 và độ lệch chuẩn là 100).

Một số sách ôn thi SAT

   + “Trắc nghiệm khảo hạch cao học” (GRE): được soạn riêng cho sinh viên
muốn học tiếp lên bậc cao học. (Ở VN cũng có bài thi GRE cho những người
muốn đi du học Mỹ)

Một số sách ôn thi GRE

 
   + “Trắc nghiệm tương đồng Miller” (MAT): được dùng để tiên liệu thành quả
học tập ở bậc cao học.

    Bên cạnh đó, cũng có cả những trắc nghiệm khá chuyên biệt cho những
trường đại học chuyên nghiệp riêng biệt (như y khoa hay các ngành cao học), để
tiên liệu thành quả trong một loại huấn luyện đặc biệt.

Nội dung ngoài giáo trình

Minh họa dạng trắc nghiệm nhóm bằng “Bài thi đánh giá năng lực
ĐHQG_HCM” được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá
năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Mĩ;
TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

“Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG_HCM” đánh giá các năng lực cơ bản để
học đại học của thí sinh như (Cấu trúc bài thi):

Sử dụng ngôn ngữ

Tư duy logic

Xử lý số liệu

Giải quyết vấn đề.

- Thời gian làm bài: 150 phút

- Tổng số câu hỏi: 120 câu

- Dạng câu hỏi : Trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn (Với 4 phương án lựa
chọn, trong đó, chỉ có duy nhất một phương án đúng)

- Cách phân bố và tính điểm:

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM gồm 120 câu trắc nghiệm với tổng
số điểm bài thi là 1200. Tuy nhiên, không phải mỗi câu đúng đều tương ứng với
10 điểm. Bài thi không tính điểm theo cách truyền thống, mỗi câu đều bằng
điểm nhau, mà điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ
khó và độ phân biệt của câu hỏi.
Sau mỗi đợt thi kết thúc, bộ phận chấm thi sẽ dựa trên tỉ lệ số người làm
đúng 1 câu trên tổng số học sinh dự thi để đưa ra điểm mỗi câu. Cụ thể như
sau : câu nào càng nhiều thí sinh làm đúng thì câu đó điểm càng thấp, câu nào
càng ít thí sinh làm đúng thì câu đó điểm càng cao.

Điểm mỗi câu sẽ dao động từ 7-13 điểm sao cho tổng điểm bài thi là 1200,
trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư
duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm và phần giải quyết vấn đề là 500
điểm.

CẤU TRÚC BÀI THI ĐGNL ĐHQG-HCM (Thêm bảng vào ppt)

Mục tiêu đánh giá Số Nội dung


câu

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ  

1.1. Tiếng Việt 20 Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học 
khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng
phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
1.2. Tiếng Anh 20

Phần 2. Toán học, tư duy  


logic và phân tích số liệu

2.1. Toán học 10 Các vấn đề về toán phổ thông.

Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
2.2. Tư duy logic 10
2.3. Phân tích số 10
liệu
Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương
ứng với từng bảng số liệu cho trước.
Phần 3. Giải quyết vấn đề  

3.1. Vấn đề thuộc 10 Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học
lĩnh vực hóa học xã hội và tự nhiên

3.2. Vấn đề thuộc 10


lĩnh vực vật lý

3.3. Vấn đề thuộc 10


lĩnh vực sinh học

3.4. Vấn đề thuộc 10


lĩnh vực địa lý

3.5. Vấn đề thuộc 10


lĩnh vực lịch sử,
chính trị, xã hội

Tổng cộng 120  

C. TN TỔNG NGHIỆM

Để tư vấn, nhiều khi người ta phải dùng nhiều trắc nghiệm để cho lời khuyên
tuy nhiên do nhiều năng khiếu khác nhau. Những trắc nghiệm như vậy được kết
hợp lại thành những tổng nghiệm cho ta biết cả về những năng khiếu trong một
hoạt động nhất định (trong học hành, nghề nghiệp.)

Trong đó có một loại trắc nghiệm tên là “Trắc nghiệm năng khiếu tinh biệt”
(DAT: Differential Aptitude Tests)

+ Đối tượng: Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12.

+ Công dụng: Tư vấn nghề nghiệp và hướng nghiệp; lựa chọn ứng viên; phát
triển nhân sự.

- DAT là ấn phẩm được tái bản lần thứ 5, được xuất bản vào năm 1990 và phát
triển vào năm 1947 bởi các nhà tâm lý học Hoa Kỳ như George Kettner Bennett
(1904–1975), Harold G. Seashore (1906–1965) và Alexander G. Wesman
(1914–1973).

- Bài Trắc nghiệm năng khiếu tinh biệt: đánh giá 8 loại khả năng hoặc năng
khiếu khác nhau, có thể liên quan đến sự thành công trong các lĩnh vực việc làm
khác nhau. Về cơ bản nó là một công cụ định hình. Để kiểm tra và đánh giá 8 lại
khả năng hoặc năng khiếu thì người dùng chỉ cần làm một bài kiểm tra thì đã có
thể cung cấp một hồ sơ bao gồm 8 điểm như mô tả để đánh giá về điểm mạnh
và điểm yếu tương đối trong các năng khiếu chính của một cá nhân.

* Bảng số lượng câu hỏi và thời gian làm bài trắc nghiệm của DAT (cho
bảng dưới đây vào ppt)

Tên bài kiểm tra Số lượng câu Thời gian hoàn thành
hỏi
1. Suy luận ngôn từ 50 30

2. Khả năng số học 40 30

3. Suy luận trừu tượng 45 20

4. Tương quan không gian 60 25

5. Tiên lượng khối lượng 70 30


6. Tốc độ và độ chính xác trong công việc
văn phòng

7. Chính tả 90 10

8. Sử dụng ngôn ngữ bằng các mệnh đề. 50 20

Nội dung các tiểu nghiệm

1. Suy luận ngôn từ: Các câu đều thiếu mất chữ đầu và chữ cuối. Nghiệm thể
phải chọn chữ để điền vào mỗi câu cho có nghĩa đúng.

Ví dụ: (trích vụ sau vào ppt)

... đối với nước như ăn đối với...

A. Tiếp tục... lái xe

B. Chấn... kẻ thù

C. Uống... cơm

D. Con gái ... kĩ nghệ

E. Uống... kẻ thù

=> C là đáp án đúng

2. Khả năng số học: Mỗi bài toán có 5 đáp số. Hãy chọn đáp số đúng. Ví dụ:
(trích ví dụ sau vào ppt)

Bài toán: 13+12=…

A. 14

B. 25

C. 16

D. 59

E. Không đáp số nào đúng cả

=> B là đáp án đúng


3. Suy luận trừu tượng: Mỗi hàng gồm 4 hình dùng làm dữ liệu để tìm đáp án
và 5 hình tượng trưng đáp án.

Ví dụ X: (trích hình sau vào ppt)

Trong Ví dụ X, lưu ý rằng các dòng trong Hình Bài toán đang rơi xuống. Trong
ô vuông đầu tiên, đường thẳng đứng thẳng lên và khi bạn đi từ hình vuông này
sang hình vuông khác, đường thẳng này ngày càng giảm xuống theo chiều từ
trái sang phải. Trong hình vuông thứ năm, đường thẳng sẽ nằm bằng phẳng, vì
vậy câu trả lời đúng — được chọn trong số các hình thì câu trả lời — là D.

Ví dụ Y:

Trong Ví dụ Y, hãy nghiên cứu vị trí của chấm đen trong các hình Bài toán và
lưu ý rằng nó vẫn di chuyển xung quanh hình vuông theo chiều kim đồng hồ:
góc trên bên trái, góc trên bên phải, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Nó sẽ
được nhìn thấy ở vị trí nào tiếp theo? Nó sẽ quay trở lại phía trên bên trái góc.
Do đó, B là câu trả lời chính xác.

4. Tương quan không gian: Gồm 60 mẫu hình có thể xếp thành các khối. Mỗi
hình có trình bày 4 khối. Hãy tìm xem mẫu hình sẽ xếp thành khối nào trong số
4 khối đó.

Ví dụ X: (Trích ảnh sau vào ppt)


- Trong ví dụ X, một trong bốn hình — A, B, C, D — có thể được tạo từ mẫu tại

bên trái? A và B chắc chắn không thể được thực hiện; chúng không phải là hình
dạng phù hợp. C đúng cả về hình dạng và kích thước. Bạn không thể tạo D từ
mẫu này.

Ví dụ Y: (trích hình sau vào ppt)

- Trong ví dụ Y, tất cả các hình bên cạnh mẫu đều có hình dạng chính xác,
nhưng chỉ một trong số chúng có thể được làm từ mẫu này. Lưu ý rằng khi mô
hình được gấp lại, hình mà nó tạo ra sẽ có ba bề mặt màu xám. Hai trong số này
sẽ là bề mặt lớn nhất, một trong hai có thể là bề mặt hoặc đáy hộp. Mặt kia sẽ là
một trong những bề mặt nhỏ nhất, sẽ là một đầu hộp.

Bây giờ hãy nhìn vào bốn hình:

+ Hình A sai. Mặt dài, hẹp không có màu xám trong kiểu vân và mặt lớn nhất

bề mặt phải có màu xám

+ Hình B sai. Bề mặt lớn nhất phải có màu xám, mặc dù phần cuối màu xám có
thể ở đằng sau

+ Hình C sai. Phần trên và cuối màu xám đều ổn, nhưng không có mặt xám dài
trong mẫu.
+ Hình D là đúng. Bề mặt lớn màu xám được hiển thị là mặt trên và bề mặt cuối
được hiển thị cũng có màu xám.

Vì vậy, tất cả bốn hình đều có hình dạng chính xác, nhưng chỉ có một hình là ở
câu D - hiển thị các bề mặt màu xám một cách chính xác nhất.

5. Tiên lượng khối lượng: Gồm một số hình vẽ kèm theo các câu hỏi về hình
vẽ ấy. Bài kiểm tra này bao gồm một số hình ảnh và câu hỏi về những hình ảnh
đó. Nhìn vào hai ví dụ bên dưới, để xem những gì cần làm. (trích hình dưới đây
vào ppt)

Ví dụ X cho thấy hình ảnh hai người mang máy đánh chữ lên bảng và hỏi, Cái
nào người có tải trọng nặng hơn? (Nếu bằng nhau, đánh dấu C.) Người B có tải
trọng nặng hơn vì cân nặng ở gần người B hơn người A.

Ví dụ Y hỏi, Cái nào nặng hơn? (Nếu bằng nhau thì đánh dấu C.) Vì cân là cân
hoàn toàn nên A và B phải cân như nhau nên câu trả lời đúng là C.

6. Độ chính xác và độ nhanh trong công việc văn phòng: Đo độ chính xác và
độ nhanh trong việc so sánh các phối hợp chữ và số. Ở mỗi khoảng trắc nghiệm,
trong số các phối hợp, có một phối hợp được gạch dưới. Công việc của nghiệm
thể là tìm trên tờ giải đáp phối hợp nào như phối hợp có gạch dưới, rồi dùng bút
đánh dấu vào khoảng trống bên dưới. (trích ví dụ sau vào ppt)
Ví dụ: Đưa cho học viên 1 danh sách có bao gồm các từ ngữ và con số như từ
con voi, trí tuệ, vô hình. Một vài từ ngữ hoặc con số từ danh sách đó sẽ được lặp
lại trên phiếu trả lời. Sau đó học viên được hướng dẫn là gạch chân những từ có
trong danh sách từ trước vào phiếu trả lời của mình.

Bài kiểm tra năng khiếu này cũng có thể được sử dụng để dự đoán sự phối hợp
tay mắt và được thực hiện trong điều kiện thời gian nghiêm ngặt. Điểm cao có
thể hữu ích trong các lĩnh vực như thư ký các lĩnh vực liên quan đến công việc,
quản trị, phi công, máy tính, kế toán và tài chính.

7. Sử dụng ngôn ngữ (chính tả): Trắc nghiệm gồm nhiều từ ngữ, có từ viết
đúng chính tả, có từ viết sai. Cho biết từ nào đúng (R), từ nào sai (W) chính tả?
(trích ví dụ vào ppt)

Ví Dụ: Cho các từ: chia sẽ, gắn bó, chăm xóc, dễ thương, đồng cãm.

Các từ: gắn bó, dễ thương đúng chính tả thì điền (R), còn các từ còn lại sai
chính tả thì điền (W).

8. Sử dụng ngôn ngữ (văn phạm): Trắc nghiệm gồm nhiều câu, mỗi câu gồm
4 phần ghi A, B, C, D. Hãy đọc câu rồi cho biết phần nào có lỗi về văn phạm,
cách chấm phẩy hay lỗi chính tả. Có câu không có lỗi gì cả; gặp trường hợp ấy
hãy đánh dấu vào khoảng trống dưới chữ E trong tờ giải đáp. (Trích ví dụ vào
ppt)

Ví vụ X: I just (A) / left (B)/ my friends(C) / house(D).

Trong ví dụ này, bạn bè nên có một dấu nháy đơn tại ©; nó phải là bạn bè thì
mới đúng.

Ví dụ Y: I went (A) / to a ball(B) / game with(B) / Jane(D).

Trong ví dụ Y không có lỗi sai vì vậy bôi đen hình tròn cho chữ E ở tờ giấy đáp.

Lưu ý: Không có quá một phần sai trong bất kỳ câu nào. Khi ấy bạn tìm thấy
một bộ phận có lỗi thì bạn bôi đen hình tròn với chữ cái của nó trên phiếu trả
lời. Một số câu hoàn toàn là Chính xác thì hãy bôi đen hình tròn cho E.

Các xếp loại của DAT

1. Tìm hiểu khái niệm (Không cầm thêm vào ppt)


a. Percentile

Trong Tiếng Việt Percentile có nghĩa là bách phân vị. Trong xác suất thống kê,
khái niệm bách phân vị dùng để ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi
vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn đối với một giá trị cho trước.

- Bách phân vị (Percentile) là phương pháp xác định một đối tượng cụ thể nằm
ở vị trí nhất định so với mặt bằng chung.

Người ta thường ứng dụng bách phân vị để so sánh các kết quả cá nhân so với
các kết quả của những người khác.

Ví dụ như: Mình có thể sử dụng phương pháp bách phân vị để so sánh điểm
kiểm tra bài đánh giá năng khiếu tinh biệt của cá nhân này này so với những
người khác, từ đó mình có thể dựa vào đó để chọn ra những học sinh, học viên
hay ứng viên,... nổi trội hơn.

b. Stanine

- Stanine (Standard NINE): Nghĩa là tiêu chuẩn chính; là một phương pháp chia
tỷ lệ điểm kiểm tra trên thang điểm tiêu chuẩn 9 điểm với giá trị trung bình là 5
và độ lệch chuẩn là 2.

c. Phần trăm

- Phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100.

Khi một cá nhân làm bài kiểm tra, kết quả được tạo ra là điểm thô.

Ví dụ: Nếu một ứng cử viên đạt được 17đ trong một bài kiểm tra thì dựa vào
điểm số như vậy sẽ rất khó để đo lường được năng lực của cá nhân đó ở mức độ
nào.

Vì vậy mà việc chuyển đổi điểm số thành tỷ lệ phần trăm sẽ giúp các hs, học
viên hay ứng viên… biết được năng lực của mình chiếm bao nhiêu phần trăm từ
1 bài kiểm tra nào đó. Tuy nhiên, dựa vào tỷ lệ phần trăm có thể gây hiểu nhầm.
Vì nếu một ứng viên có điểm số đạt 90% trong một bài kiểm tra thì đây có vẻ là
1 kết quả tốt nhưng nếu tất cả các ứng cử viên khác đều đạt 95% thì điều này sẽ
cho mình một cách nhìn khác hơn về những bài kiểm tra đạt số điểm 90% kia,
bởi độ trên lệch không đáng kể nhưng có sự phân hóa khá rõ rệt.
Do vậy mà người ta thường sử dụng hai công cụ khác để xếp loại: Percentile và
Stanine để chuyển đổi điểm số thô thành một hệ thống cung cấp có ý nghĩa đối
với kết quả mà các ứng viên đạt được.

2. Ứng dụng Percentile và stanine trong DAT (Không thêm vào ppt)

- Điểm bách phân vị cho biết tỷ lệ hs, học viên hay ứng viên đang rơi xuống
một điểm số nào đó cụ thể. Nếu điểm của cá nhân đó rơi vào bách phân vị thứ
65 thì có nghĩa là cá nhân đó đạt được số điểm cao hơn 65% so với những hs,
học viên..khác làm bài kiểm tra đó. Vì vậy, nếu 100 hs làm bài kiểm tra thì hs ở
điểm phân vị thứ 65 đạt điểm cao hơn 65 sinh viên. Điều này không liên quan
đến phần trăm câu trả lời đúng.

Kiểm tra năng lực tinh biệt (D.A.T.s) của một cá nhân nào đó tốt hơn 65đ. Ví dụ
như điểm nằm ở bách phân vị thứ 95 có nghĩa là một cá nhân này có điểm số
xuất sắc hơn (95đ) và nằm trong top 5 bản xếp loại học sinh xuất sắc.

- Điểm Stanine:

+ Là một phạm vi được biểu thị bằng một chuỗi các số đơn từ 1 đến 9

+ Có 4 đến 6 đại diện cho điểm trung bình.

Ví dụ: điểm stanine là 1, 2 hoặc 3 là dưới mức trung bình; 4, 5 hoặc 6 là trung
bình; và 7, 8 hoặc 9 là trên trung bình. Điểm stanine cho biết mức độ thành tích
chung của hs tham gia kiểm tra là trung bình, dưới trung bình hay xuất sắc…

3. Phân loại (trích bảng sau vào ppt)

Percentile Stanine
Xuất sắc 9 Lớn hơn hoặc bằng 97
8 90 - 96
Trên trung bình 7 78 - 89
Trung bình 6 59 - 77
5 41 - 58
4 23 - 40
Dướitrung bình 3 12 - 22
2 5 - 11
Yếu 1 Bằng hoặc dưới 4
ĐÁNH GIÁ CHUNG CHO TN NHÓM v TN TỔNG NGHIỆM

(Thêm cả 2 mục vào ppt)

1. Ưu điểm

+ Các nhà tư vấn, tuyển dụng sử dụng tổng số của điểm số trắc nghiệm về chỉ số
của HS, học viên, quân nhân để xem quyết định tuyển chọn.

+ Phổ kiến thức sử dụng trong test đa dạng

+ Tiên liệu thành quả trong các công việc đòi hỏi những năng khiếu chuyên biệt
hơn.

+ Đánh giá được nhiều đối tượng cùng lúc trên bình diện rộng khắp.

+ Tìm ra các nhân tố tiềm năng trong 1 lĩnh vực cụ thể.

+ Sử dụng để phân loại các đối tượng cho một ngành nghề cụ thể

+ Định hướng cải thiện cho các nhân tố có chỉ số thấp...

2. Nhược điểm:

+ Bài test nói chung, các tiểu test nói riêng phải cần có độ tiêu chuẩn hoá cao
trong cách đặt câu hỏi, hay muốn đo đại lượng nào…

+ Nghiên cứu trên nền tảng định lượng nên khó có thể đánh giá toàn bộ khả
năng và khả năng thực của cá nhân

+ Cơ sở lý luận để xây dựng nên test, vẫn chưa có sự chuyên biệt cao cho từng
ngành nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý - Tập 1, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục.
3. Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học Trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

You might also like