You are on page 1of 18

BÁO CÁO KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM RAVEN

1. Cơ sở lí thuyết
Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn của Raven được xây dựng trên cơ sở 2
thuyết:
- Thuyết tri giác hình thể của tâm lí học Ghestan. Theo thuyết này mà Raven sử
dụng thì mỗi bài tập có thể được xem như là một chỉnh thể nhất định, bao gồm
một loạt các thành phần có liên hệ qua lại với nhau.
- Thuyết “Tân phát sinh” của Spearman. Thuyết bao gồm các quy luật tân phát
sinh. Quy luật thứ nhất được thể hiện trong cái gọi là sự nắm bắt toàn bộ,
hoàn chỉnh khuôn hình. Quy luật thứ hai là vạch ra những mối liên hệ giữa
các thành phần. Quy luật thứ bà là trên cơ sở của nguyên tắc về mối liên hệ
giữa các thành phần và các toàn thể đã được xác lập, sẽ diễn ra sự phục hồi
thành phần còn thiếu của khuôn hình.
2. Mô tả công cụ
2.1. Mục đích của trắc nghiệm
Trắc nghiệm dùng để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất. Những năng
lực đó là: năng lực hệ thống hóa, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra những mối
liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng.
2.2. Trắc nghiệm sử dụng

 Xuất xứ của trắc nghiệm


- Tác giả của trắc nghiệm trí tuệ là Raven là John C. Raven (1902 -1970), nhà
tâm lý học người Anh
- Năm phát hành: Trắc nghiệm Raven lần đầu tiên được John C. Raven mô tả
vào năm 1936. Sau đó được chỉnh lý và bổ sung vào năm 1947 và 1956.

 Nội dung của trắc nghiệm


Trắc nghiệm Raven là trắc nghiệm phi ngôn ngữ, nó được dùng để đo các năng
lực tư duy trên bình diện rộng nhất. Những năng lực đó là:
- Năng lực hệ thống hóa
- Năng lực tư duy logic
- Năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa sự vật và hiện tượng
Trắc nghiệm Raven cho phép san bằng một mức độ nào đó ảnh hưởng của trình
độ học vấn, kinh nghiệm sống của người được nghiên cứu.
Trắc nghiệm Raven có 3 phiên bản chính và 1 phiên bản mở rộng.
Ba phiên bản chính của trắc nghiệm Raven đó là
Trắc nghiệm Raven tiêu chuẩn (Progressive Matrices tiêu chuẩn): Đây là
những phiên bản ban đầu của các ma trận, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1938.
Cuốn sách gồm năm bộ A, B, C, D, E. Mỗi bộ có 12 mục (Ví dụ A1 đến A12, B1 đến
B12…). Các mục nằm trong tập hợp được xếp theo mức độ khó tăng dần, đòi hỏi
nhiều hơn nữa năng lực nhận thức để mã hóa và phân tích thông tin. Tất cả các mục
được trình bày bằng mực đen trên nền trắng.
Phiên bản Raven màu (Progressive Matrices màu): Được thiết kế cho trẻ em,
người già và những người có khó khăn trong học tập ở mức trung bình đến nặng. Thử
nghiệm này bao gồm bộ A và B trong trắc nghiệm Raven tiêu chuẩn, với một bộ 12
bài chèn vào giữa. Hầu hết các mục được trình bày trên một nền màu để làm cho các
bài kiểm tra kích thích người tham gia. Tuy nhiên, vài bài cuối cùng trong mục B thiết
lập được trình bày như phiên bản đen – trắng. Theo cách này, nếu một chủ đề vượt
quá mong đợi của thử nghiệm, chuyển đổi sang bộ C, D, E của các trắc nghiệm tiêu
chuẩn được nới lỏng.
Trắc nghiệm Raven nâng cao (Progressive Matrices nâng cao): các phiên bản
tiên tiến của ma trận có 48 mục, tập đầu tiên có 12 bài tập, tập thứ hai có 36 bài. Các
mục được trình bày bằng màu đen trên nền trắng và được sắp xếp theo mức độ khó
tăng dần. Các mục này thích hợp cho người lớn và thanh thiếu niên thông minh trên
mức trung bình
Phiên bản mở rộng của Ma trận: năm 1998 song song với ba phiên bản trên thì
ma trận mở rộng được giới thiệu. Các phiên bản mở rộng trong các thử nghiệm song
song được xây dựng là giải pháp trung bình cho mỗi câu hỏi giống hệt nhau cho tất cả
các phiên bản. Phiên bản mở rộng được công bố để kiểm tra thanh niên và người lớn
Trắc nghiệm Raven còn được gọi là trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn. Ta sẽ xem
xét nội dung phiên bản phổ biến nhất của Trắc nghiệm Raven Phiên bản đen – trắng
dành cho người lớn: Trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia làm 5 phần A, B, C, D, E;
phần sau phức tạp hơn phần trước. Trong mỗi phần gồm 12 bài tập cũng được sắp xếp
theo thứ tự từ dễ đến phức tạp nhất. 5 phần trong trắc nghiệm được cấu tạo theo
nguyên tăc sau
- Phần A: tính liên tục, tính trọn vẹn của cấu trúc  Các bài tập đòi hỏi
người thực hiện bổ sung phần còn thiếu của khung hình. Kết quả thực hiện
cho phép đánh giá quá trình tư duy phân biệt các yếu tố cơ bản của cấu trúc
và vạch ra mối liên hệ giữa chúng, đồng nhất hóa phần còn thiếu và đem
chiếu nó trong từng bài tập  Đo tri giác khái quát của nghiệm thể.
- Phần B: Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình  Phần bài tập
này đòi hỏi người làm phân biệt dần các yếu tố để tìm ra sự giống nhau
(tương tự) giữa các cặp hình  Đo khả năng phân tích trong tư duy để tìm
ra mối quan hệ giống và tương đồng của các sự vật hiện tượng.
- Phần C: Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc  Phần bài tập này
đòi hỏi người làm khám phá ra quy luật của sự thay đổi các cấu trúc trong
sự vât hiện tượng  Đo khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để suy
diễn logic (tư duy theo kiểu toán học)
- Phần D: Sự thay đổi logic và vị trí các hình  Nhóm bài tập dựa vào sự
đổi chỗ các hình  Người thực hiện sẽ tư duy để suy luận ra vị trí các cấu
trúc mới sau khi thay đổi theo quy luật nhất định.
- Phần E: Sự chia tách hình tổng thể thành các bộ phận  Người làm phải
dựa trên sự phân tích, chia tách các hình toàn thể thành các bộ phận. Đây là
nhóm bài tập phức tạp nhất, để có thể giải được cần huy động tư duy phân
tích và tồng hợp.
 Cách tiến hành trắc nghiệm
Theo Những trắc nghiệm tâm lý tập 1 – Ngô Công Hoàn:
- Nghiệm viên phát tờ ghi và yêu cầu nghiệm thể tự ghi những phần tìm hiểu
về cá nhân trên tờ ghi. Sau khi nghiệm thể đã làm xong thì phát quyển trắc
nghiệm.
- Nghiệm viên nói “Anh/chị hãy mở trang đầu tiên. Đây là một hình mẫu.
Đây là loạt A và bạn sẽ có cột A trên tờ ghi của bạn. Trên trang A1 có một
hình với một mẫu bị cắt, anh/chị hãy chọn 1 trong 6 mẫu phía dưới sao cho
hoàn toàn phù hợp với hình mẫu”. Nếu cần, nghiệm viên giải thích thêm:
“Mẫu só 4 là phù hợp. Hãy ghi số 4 cạnh số 1 trong cột A trên tờ ghi của
bạn”.
- Nghiệm viên tiếp tục: “Trên tất cả các trang trong quyển trắc nghiệm đều
có một hình với một mẫu bị cắt. Ở mỗi trang, anh/chị cần xác định trong số
những hình mẫu có sẵn ở cuối trang cái nào là phù hợp với hình trên. Bạn
ghi kết quả vào tờ ghi của bạn. Hãy tiếp tục làm các hình khác cho đến hết
quyền. Thời gian tiến hành trắc nghiệm là 60 phút”.
- Ngoài các bước trên, sau khi đã hướng dẫn nghiệm thể làm bài, nghiệm
viên cần quan sát, giải thích thêm nếu nghiệm thể có câu hỏi về bài trắc
nghiệm. Cuối cùng, sau khi nghiệm thể đã hoàn thành bài trắc nghiệm,
nghiệm viên thu thập lại phiếu trả lời và đánh giá kết quả.
 Cách chấm điểm và đánh giá kết quả
- Tính kết quả của nghiệm thể sau khi hoàn thành
 Mỗi item đúng được 1 điểm
 Tính điểm tổng của từng mục và toàn bộ trắc nghiệm
 Kiểm tra điểm kỳ vọng trong bảng. Nếu tổng điểm kỳ vọng nằm trong
khoảng cộng trừ 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá cộng trừ 6 thì
được xem là đủ độ tin cậy
- Ghi kết quả của nghiệm thể (tổng điểm, % độ sai lệch với điểm kỳ vọng…)
và tra cứu bảng đánh giá trí tuệ về chỉ số trí tuệ IQ ( theo Wechsler, 1981)
 Trên 130: rất thông minh.
 Từ 120- 129: thông minh.
 Từ 110-119: trí tuệ trung bình trên.
 Từ 90-109: trí tuệ trung bình.
 Từ 80-89: trí tuệ trung bình dưới
 Từ 70-79: trạng thái ranh giới.
 Dưới 70 : trí tuệ bị khuyết tật.
- Phân loại chậm phát triển ( theo ICD – 10, 1992)
 Từ 50-69: chậm phát triển mức độ nhẹ
 Từ 35-49: chậm phát triển mức độ vừa.
 Từ 20-34: chậm phát triển mức độ nặng.
 Dưới 20: chậm phát triển mức độ trầm trọng.
Cũng có thể đánh giá mức độ trí tuệ bằng thang tỷ lệ phần trăm ( theo nhóm tuổi
chuẩn) như sau:

Mức độ Đánh giá kết quả Nhận xét


I Rất tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95%
II Tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 75%
III Trung bình Kết quả từ trên 25% đến dưới 75%
+ Trung bình trên Kết quả trên trung bình cộng so với tuổi
– Trung bình dưới Kết quả dưới trung bình cộng so với tuổi
IV Yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25%
V Rất yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5%
Bảng 1: Đáp án trắc nghiệm Raven
(Nguồn: Tài liệu liệu học tập của giảng viên Lê Mỹ Dung)
TT SET A SET B SET C SET D SET E

1 4 2 8 3 7

2 5 6 2 4 6

3 1 1 3 3 8

4 2 2 8 7 2

5 6 1 7 8 1

6 3 3 4 6 5

7 6 5 5 5 1

8 2 6 1 4 6

9 1 4 7 1 3

10 3 3 6 2 2

11 4 4 1 5 4

12 5 5 2 6 5
Bảng 2: Điểm kỳ vọng trắc nghiệm raven
(Nguồn: Tài liệu liệu học tập của giảng viên Lê Mỹ Dung)
∑ A B C D E ∑ A B C D E

10 6 2 1 1 0 36 11 8 8 7 2

15 8 4 2 1 0 37 11 9 8 7 2

16 8 4 3 2 0 38 11 9 8 8 2

18 8 5 3 2 0 39 11 9 8 8 3

19 8 6 3 2 0 40 11 10 8 8 3

20 8 6 3 2 1 45 12 10 9 9 5

21 8 6 4 2 1 46 12 10 10 9 5

22 9 6 4 2 1 48 12 11 10 9 6

23 10 6 4 2 1 49 12 11 10 10 6

25 10 7 4 3 1 50 12 11 10 10 7

27 10 7 5 4 1 51 12 11 11 10 7

28 10 7 5 4 1 52 12 11 11 10 8
30 10 7 6 5 2 53 12 11 11 11 8

31 10 7 7 5 2 55 12 12 11 11 9

33 11 8 7 5 2 58 12 12 12 12 10

34 11 8 7 6 2 59 12 12 12 12 11
Bảng 3: Đối chiếu điểm tính chỉ số IQ
(Nguồn: Tài liệu liệu học tập của giảng viên Lê Mỹ Dung)
∑ IQ ∑ IQ ∑ IQ

10 55 27 78 44 100

11 57 28 79 45 102

12 58 29 80 46 104

13 59 30 82 47 106

14 61 31 83 48 108

15 62 32 84 49 110

16 65 33 86 50 112

17 65 34 87 51 114

18 66 35 88 52 116

19 67 36 90 53 118

20 69 37 91 54 120

21 70 38 92 55 122
22 71 39 94 56 124

23 72 40 95 57 126

24 74 41 96 58 128

25 75 42 98 59 130

26 76 43 99 60 >130

2.3. Kết quả trắc nghiệm


2.3.1. Nghiệm thể 01
Giới thiệu nghiệm thể
- Họ và tên: Nguyễn Đông Khanh
- Ngày sinh: 27/06/2000
- Giới tính: Nữ
- Dân tộc: Kinh
- Tuổi: 20
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Nghề nghiệp: Sinh viên
- Trường: Đại học Duy Tân
- Lớp: K24YDK1
- Khoa: Y
- Học lực: Khá
- Tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt
- Ngôn ngữ hướng dẫn: Tiếng Việt
- Ngày làm trắc nghiệm: 25/11/2020
- Ngày báo cáo: 10/12/2020
 Kết quả định lượng
LOẠT SET ĐIỂM THỨ BẬC

A Tính liên tục trọn vẹn của cấu trúc 10 3

B Sự giống nhau, tương đồng 12 1

C Tính tiếp diễn logic 9 4

D Sự thay đổi logic vị trí của các hình 9 4

E Phân tích các cấu trúc bộ phận 11 2

Ʃ = 51

 Kết quả định tính


Chỉ số biến thiên kỳ vọng không vượt quá 6 đồng thời sự chênh lệch ở từng loạt
bài không vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 4 vì vậy kết quả chẩn
đoán đạt độ tin cậy. 
Kết quả chẩn đoán trí tuệ là 51 điểm tương ứng với IQ đạt 114, mức độ trí tuệ
trung bình trên chiếm tỉ lệ trên 25% đến dưới 75% trong tổng % dân số. Trong đó cao
nhất ở loạt B “Sự giống nhau, tương đồng” với số điểm tuyệt đối 12/12, tiếp đến loạt
E “Phân tích các cấu trúc bộ phận” với số điểm 11/12, loạt A “Tính liên tục trọn vẹn
của cấu trúc” với số điểm 10/12. Thấp ở hai loạt C “Tính tiếp diễn logic” và loạt D
“Sự thay đổi logic vị trí của các hình” với số điểm 9/12. 
Năng lực hệ thống hóa của nghiệm thể ở mức khá tốt. Nghiệm thể giải quyết các
bài tập ở hai loạt bài A và B khá nhanh, trong quá trình làm có dừng lại để suy nghĩ
tuy nhiên không đạt điểm tuyệt đối ở loạt A.
Năng lực tư duy logic của nghiệm thể ở mức tương đối khá. Đối với những bài
tập ở hai loạt bài C và D nghiệm thể dành nhiều thời gian suy nghĩ, có những câu
nghiệm thể “chọn đại” đáp án, tuy nhiên những đáp án “chọn đại” này cũng không
chính xác nên không ảnh hưởng nhiều tới kết quả bài trắc nghiệm.
Năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa sự vật và hiện tượng của nghiệm
thể khá tốt. Đối với những bài tập có cấu trúc phức tạp, nghiệm thể tập trung dành
nhiều thời gian suy nghĩ, vẽ nháp để ra được kết quả.
Kết luận: kết quả bài trắc nghiệm khá cao. Có ưu thế ở sự phân biệt giống nhau,
tương đồng và phân tích các cấu trúc bộ phận. Nhược điểm ở việc phân tích tính trọn
vẹn của cấu trúc, tính tiếp diễn logic và sự thay đổi logic vị trí của các hình

2.3.2. Nghiệm thể 02


Giới thiệu về nghiệm thể:
- Họ và tên: P.S.H.D
- Ngày sinh: 28/03/2007
- Độ tuổi: 13
- Dân tộc: Kinh
- Trình độ văn hóa: 8/12
- Lớp: 8/3
- Trường: THCS Lương Thế Vinh
- Giới tính: Nam
- Học lực: Giỏi
- Ngôn ngữ hướng dẫn: Tiếng Việt
- Ngày làm trắc nghiệm: 18/10/2020
- Ngày báo cáo: 18/10/2020

 Kết quả định lượng

LOẠT SET ĐIỂM THỨ BẬC

A Tính liên tục trọn vẹn của cấu trúc 10 1

B Sự giống nhau, tương đồng 7 5

C Tính tiếp diễn logic 8 3

D Sự thay đổi logic vị trí của các hình 11 2

E Phân tích các cấu trúc bộ phận 4 5

Ʃ = 40

 Kết quả định tính


Chỉ số biến thiên kỳ vọng không vượt quá 6 đồng thời sự chênh lệch ở từng loạt
bài không vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 4 vì vậy kết quả chẩn
đoán đạt độ tin cậy. 
Kết quả chẩn đoán trí tuệ là 40 điểm tương ứng với IQ đạt 95, mức độ trí tuệ
trung bình chiếm tỉ lệ trên 25% đến dưới 75% trong tổng % dân số. Trong đó cao nhất
ở loạt D “Sự thay đổi logic vị trí của các hình” với số điểm 11/12, tiếp đến loạt A
“Tính liên tục trọn vẹn của cấu trúc” với số điểm 10/12, loạt B “Sự giống nhau, tương
đồng” với số điểm 7/12. Thấp ở loạt E “Phân tích các cấu trúc bộ phận” với số điểm
4/12.
Năng lực hệ thống hóa của nghiệm thể ở mức khá tốt. Nghiệm thể giải quyết các
bài tập ở hai loạt bài A và B khá nhanh, trong quá trình làm có dừng lại để suy nghĩ
nhưng không lâu.
Năng lực tư duy logic của nghiệm thể ở mức khá tốt. Đối với những bài tập ở hai
loạt bài C và D nghiệm thể dành nhiều thời gian suy nghĩ.
Năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa sự vật và hiện tượng của nghiệm
thể còn yếu.
Kết luận: kết quả bài trắc nghiệm khá cao. Có ưu thế ở sự thay đổi logic vị trí
của các hình, phân tích tính trọn vẹn của cấu trúc, tính tiếp diễn logic, sự tương đồng
giống nhau. Nhược điểm ở việc phân tích tính trọn vẹn của cấu trúc.
3. Kết luận
Qua kết quả của trắc nghiệm Raven có thể thấy được cả 2 nghiệm thể là người
có trí tuệ trung bình trên, chiếm tỉ lệ trên 25% đến dưới 75% trong tổng % dân số. Từ
đây có thể rút ra một số kết luận ứng dụng sau:
- Áp dụng thường xuyên những phương pháp dạy học tích cực trong quá trình
giảng dạy lí thuyết hay hướng dẫn thực hành như dạy học tình huống, nêu chủ
đề, gợi mở những vấn đề phát sinh, yêu cầu học sinh, sinh viên chủ động suy
nghĩ, tìm giải pháp giải quyết vấn đề, nêu câu hỏi thắc mắc… từ đó học sinh
sinh viên mới có cơ hội trải nghiệm năng lực nhận thức, tư duy giải quyết vấn
đề, sự nhanh nhạy trong hành động của bản thân.
- Học tập theo nhóm nhỏ cũng là phương pháp khích lệ tính chủ động, tự giác
trong học tập của sinh viên mà người dạy cũng nên kết hợp trong giảng dạy để
tạo ra môi trường tích cực cho học sinh, sinh viên phát huy tính độc lập suy
nghĩ, khả năng diễn thuyết và giải quyết vấn đề.
- Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia một các chủ động, tích cực
trong những giờ trên lớp cũng như tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
- Về phía học sinh, sinh viên thì cần xác định động cơ học tập tích cực cho bản
thân và định hướng con đường học tập, việc làm sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Công Hoàn (2004), Những trắc nghiệm tâm lí (tập 1 – Những trắc nghiệm về
trí tuệ), NXB Đại học Sư phạm.
[2] TS. Lê Mỹ Dung (2019), Tài liệu liệu học tập môn Tâm lí học Chẩn đoán, Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

You might also like