You are on page 1of 46

NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ - TẬP 2: TRẮC NGHIỆM VỀ

NHÂN CÁCH
NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ
TẬP 2
TRẮC NGHIỆM VỀ NHÂN CÁCH

Ngô Công Hoan (Chủ biên)

Phần 1: CÁC TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH


SỐ 1: TRẮC NGHIỆ NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH CỦA H.J.EYSENOK
1. Cơ sở lí luận

Theo E.ysenok nhân cách của con người có thể phân loại theo sự biểu
hiện và đặc tính của hành vi, ông đưa ra một sơ đồ vòng tròn, một mô hình
mô tả một số những đặc trưng của nhân cách như sau:

a. Hướng ngoại.

Đó là loại nhân cách quan tâm chủ yếu về thế giới xung quanh thường
cởi mở, năng nổ, thích hoạt động, dễ dàng rung cảm với thành công và thất
bại, nhanh chóng tiếp thu cái mới, say mê với công việc bên ngoài...

* Kiểu phản ứng:

- Tốc độ nhanh chóng của cử chỉ, hành động.

- Các quá trình tâm lý diễn ra nhanh, mạnh.

- Nóng nảy, đôi khi gay gắt, dễ bị kích thích không kiềm chế được bản
thân (dễ có xung đột trong tập thể)

- Thẳng thắn, kiên quyết, nói và làm đi đôi với nhau.

- Thô bạo, gay gắt cục cằn.

* Xúc cảm

- Hào hứng mê say, vui vẻ trong công việc và quan hệ người.

- Dễ rung cảm đối với thành công, thất bại trong công việc.
- Vui vẻ yêu đời, xúc cảm thường không ổn định, mạnh mà không sâu.

- Dễ đồng cảm, dễ thiết lập các mối quan hệ người.

- Cởi mở, thiện chí.

Ở hướng ngoại đầu hai cực là sự ổn định và không ổn định của xúc
cảm, chi phối phản ứng, hành vi.

b. Kiểu hướng nội.

Đó là kiểu nhân cách tập trung ý nghĩ và xúc cảm vào nội tâm, ít quan
tâm đến sự vật xung quanh, ít chú ý đến mọi người, thiên về phân tích những
tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lý của bản thân, thường đa cảm, trầm mặc.

* Kiểu phản ứng, hành vi:

- Chậm chạp, điềm tĩnh, không vội vàng hấp tấp.

- Hành động có căn cứ lý luận, kiên trì, thích ngăn nắp, gọn gàng, hành
động đến cùng theo mục đích.

- Đôi khi phản ứng mạnh một cách khó khăn, vụng về.

- Dễ mệt mỏi.

* Xúc cảm:

- Trong quan hệ với mọi người điềm đạm, bình thản.

- Tình cảm sâu sắc, dễ đồng cảm với mọi người (tuy nhiên không dễ
dàng rung cảm ngay trước những biến cố trong đời sống).

- Đôi khi có thái độ dửng dưng, thụ động, lười biếng, có tính uể oải, tính
ỳ, thụ động.

- Xúc cảm nảy sinh, chậm chạp nhưng có cường độ mạnh và lâu bền;
tính nhạy cảm khi bị xúc phạm, chịu đựng giận dỗi một cách nặng nề.

- Đôi khi u sầu buồn bã (nếu ở cực không ổn định về cảm xúc).

- Ít giao tiếp với mọi người, thậm chí còn né tránh, sợ gặp người lạ;
không thích nơi đông người, ồn ào, nhốn nháo.
- Vụng về, lúng túng ứng xử trong hoàn cảnh mới.

- Hay lo lắng, dấu diếm, nghi ngờ, bi quan khi công việc thất bại.

Ở đầu hai cực của kiểu hướng nội là sự ổn định và không ổn định xúc
cảm chi phối phản ứng hành vi.

Tóm lại, Eysenok chia Nhân cách của con người theo tính chất của
phản ứng hành vi và mức độ ổn định và không ổn định của xúc cảm.

2. Yêu cầu của trắc nghiệm.

Để thực hiện tốt các trắc nghiệm này mong các bạn đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau:

a. Phản ánh thật trung thực, chân thành tâm trạng của bạn trong thời
điểm này.

b. Hãy đánh dấu (+) nếu đồng ý. (-) nếu không đồng ý.

c. Hãy trả lời (đánh dấu) càng nhanh càng tốt, những ý nghĩ xuất hiện
ngay sau khi đọc và hiểu câu hỏi.

d. Hãy ghi chép đầy đủ những yêu cầu của trắc nghiệm (họ và tên,
ngày tháng năm sinh...).

3. Nội dung trắc nghiệm

Bao gồm 57 câu hỏi tình huống được ghi sau đây:

Họ và tên: Tuổi: Lớp:

Ngày tháng ghi trả lời:

Nghề nghiệp:

Ngày tháng năm sinh:

Trình độ văn hoá:

1. Bạn có thường xuyên bị lôi cuốn vào những cảm tưởng, những ấn
tượng mới mẻ hoặc đi tìm nguồn cảm xúc mạnh mẽ để giải buồn và làm cho
mình phấn chấn lên không?
2. Bạn có thường xuyên cảm thấy cần có những người ý hợp tâm đồng
để động viên và an ủi mình không?

3. Bạn là người vô tư không bận tâm đến điều gì phải không?

4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải từ bỏ những ý định của mình
hoặc phải trả lời "không" với người khác không?

5. Bạn có cân nhắc suy tính trước khi hành động không?

6. Khi đã hứa làm một việc gì bạn có luôn giữ lời hứa không? (bất kể lời
hứa đó có thuận lợi cho mình hay không)

7. Bạn có thường hay thay đổi tâm trạng lúc vui, lúc buồn không?

8. Bạn có hay nói năng hành động một cách bột phát, vội vàng không
suy nghĩ không?

9. Có khi nào bạn cảm thấy mình là người bất hạnh mà không có
nguyên nhân rõ ràng không?

10. Bạn có xếp mình vào loại người không bao giờ phải lúng túng, ấp
úng, mà luôn sẵn sàng đối đáp với mọi nhận xét hoặc bất chấp tất cả để tranh
cãi đến cùng hay không?

11. Bạn có cảm thấy rụt rè, ngượng ngùng khi muốn bắt chuyện với
một bạn khác giới dễ mến chưa quen biết hay không?

12. Đôi lúc bạn không tự kìm hãm được, nổi nóng?

13. Bạn thường hành động do ảnh hưởng của một cảm xúc bồng bột ?

14. Bạn thường ân hận với những lời bạn đã nói, việc bạn đã làm mà lẽ
ra không nên nói, không nên làm?

15. Bạn thường thích đọc sách hơn là gặp gỡ con người?

16. Bạn có dễ phật ý không?

17. Bạn thích thường có những buổi gặp mặt bạn bè thân thích không?

18. Thỉnh thoảng bạn có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho
người khác biết?
19. Có đúng là đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực nhiệt tình làm
mọi chuyện, nhưng cũng có lúc lại thấy hoàn toàn uể oải?

20. Bạn có thích thà ít bạn đi mà thân hơn?

21. Bạn có hay ước mơ không?

22. Khi người ta quát tháo với bạn, thì bạn phản ứng lại ngay?

23. Bạn thường day dứt khi thấy mình phạm sai lầm?

24. Có phải tất cả những thói quen của bạn đều tốt và đúng đắn không?

25. Bạn có khả năng đưa hết tâm trí và vui đùa thoải mái trong những
cuộc họp mặt bạn bè?

26. Bạn tự hào cho rằng bạn là một con người nhạy cảm và dễ phản
ứng?

27. Người ta cho rằng bạn là một con người hoạt bát vui vẻ?

28. Thường sau khi làm một công việc quan trọng gì đó, bạn có mặc
cảm rằng đáng lý có thể làm tốt hơn thế?

29. Khi ở trong một tập thể đông người, bạn thường thiên về im lặng?

30. Bạn cũng có lúc tán chuyện tào lao?

31. Đã có lúc bạn không ngủ được vì có những ý nghĩ khác nhau trong
óc?

32. Nếu bạn muốn biết một điều gì đó, bạn thường thích tự đọc lấy
trong sách hơn là đi hỏi người khác?

33. Có bao giờ bạn hồi hộp không?

34. Bạn có thích những công việc đòi hỏi sự chú ý thường xuyên
không?

35. Bạn có hay run sợ không?

36. Nếu không bị kiểm tra thì bạn có chịu mua vé tàu hay xe không?
37. Bạn có thấy khó chịu khi sống trong một tập thể mà mọi người hay
diễu cợt nhau không?

38. Bạn có hay bực tức không?

39. Bạn có thích những công việc phải làm gấp không? 40. Bạn có hồi
hộp trước một sự việc không hoặc có xảy ra không?

41. Bạn đi đứng ung dung thong thả phải không?

42. Có khi nào bạn đến chỗ hẹn hoặc đi làm, đi học muộn hay không?

43. Bạn có hay thấy những cơn ác mộng không?

44. Có đúng bạn là người thích nói chuyện đến mức không bao giờ bỏ
lỡ cơ hội nói chuyện với những người không quen biết không?

45. Có nỗi đau nào đó làm bạn lo lắng không?

46. Bạn có cảm thấy mình bất hạnh nếu như trong một thời gian dài
không được tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?

47. Bạn có thể gọi mình là người dễ xúc động, dễ phản ứng không?

48. Trong số những người quen, có người mà bạn không ưa thích một
cách công khai không?

49. Bạn có cho mình là người hoàn toàn tự tin không?

50. Bạn có dễ phật ý khi mọi người chỉ ra những lỗi lầm của mình trong
công tác hay những thiếu sót riêng tư của mình hay không?

51. Bạn cho rằng khó có được niềm vui thật sự trong buổi liên hoan
phải không?

52. Cảm giác thấp kém hơn người khác có làm bạn khó chịu hay
không?

53. Bạn có dễ dàng làm cho nhóm bạn bè của mình đang buồn chán
trở nên sôi nổi, vui vẻ được không?

54. Bạn có thường hay nói về những điều mà bạn chưa hiểu kỹ không?
55. Bạn có lo lắng về sức khoẻ của mình không?

56. Bạn có thích trêu trọc người khác không?

57. Bạn có bị mất ngủ không?

4. Cách xử lý số liệu nghiên cứu

a. Các câu hỏi tình huống sau đây thuộc về hướng ngoại (24 câu hỏi
HNg): 1, 3, 5, 8, 10, 13, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46,
49, 51, 53, 56.

- Các câu hỏi tình huống sau đây thuộc về hướng nội (24 câu HN): 2, 4,
7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 2 3, 26, 28, 31, 33, 35, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.

- Một số câu hỏi trung tính không phân biệt kiểu loại: nghĩa là vừa có
tính hướng nội vừa có tình hướng ngoại (9 câu trung gian): 6, 12, 15, 18, 24,
36, 42, 48, 54.

b. Mỗi một dấu (+) cho 1 điểm. Tổng cộng các câu hỏi hướng nội,
hướng ngoại sẽ có điểm như sau:

Điểm lý thuyết (lý tưởng) có thể xảy ra như sau: Hướng ngoại (HNg) 24
câu: 24 điểm (mỗi câu 1 điểm).

Hướng nội (HN) 24 câu: 24 điểm (mỗi câu 1 điểm) Mỗi dấu (-) cho 0
điểm:

Hướng ngoại: 24 câu = 0 điểm (tất cả các câu đều mang dấu -).

Hướng nội: 24 câu = 0 điểm (tất cả các câu đều mang dấu -).

Có 9 câu hỏi trung tính (trung gian) giữa hướng nội và hướng ngoại
cũng cho 1 điểm vào các câu có dấu + cho 0 điểm vào các câu có dấu -

Điểm lý thuyết cao nhất là 9 (9 câu đều mang dấu +); Điểm lý thuyết
thấp nhất là 0 (9 câu đều mang dấu -).

c. Sự phân bố vào các kiểu nhân cách được xếp như sau (theo điểm):
- Trước hết nếu số điểm của toàn bộ (tổng cộng) các câu hỏi tình
huống hướng ngoại ký hiệu HNg > HN thì kiểu nhân cách này thiên về hướng
ngoại.

- Nếu số điểm HNg < HN thì kiểu nhân cách này thiên về hướng nội.

- Có thể trong hướng ngoại và hướng nội được chia theo mức độ xúc
cảm theo số điểm như sau: * Hướng ngoại HNg có số điểm 12 - 24 điểm. Đó
là HNg nóng nảy, hoạt bát.

* Hướng ngoại HNg có số điểm 0 - 11 điểm. Đó là HNg lầm lì.

* Hướng nội HN có số điểm 12 - 24 điểm. Đa cảm, u sầu, ưu tư.

* Hướng nội HN có số điểm 0 - 11 điểm. Bình thản, điềm tĩnh.

Nếu số điểm hướng nội và hướng ngoại không chênh lệch bao nhiêu
12 + 2 thì Nhân cách này rất linh hoạt, ứng xử hợp lý, tuỳ theo hoàn cảnh có
thể gọi Nhân cách trung tính.

SỐ 2: TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN CÁCH


1. Cơ sở lý luận

Theo cơ sở lý luận của Eysenok, nhiều nhà tâm lý học phương Tây đã
xây dựng nhiều trắc nghiệm phân loại kiểu nhân cách. Sau đây chúng tôi tiếp
tục giới thiệu trắc nghiệm số 2.

2. Mục đích nghiên cứu: Phân loại nhân cách.

3. Nội dung trắc nghiệm

Bạn hãy đọc kỹ những câu hỏi tình huống dưới đây, nếu phù hợp với
tâm trạng, tư tưởng tình cảm và hành vi phản ứng của bạn thì đánh dấu cộng
(+). Nếu không đúng, không phù hợp thì ngược lại bạn đánh dấu trừ (-).

Hãy đánh dấu một cách thật trung thực và chân thành, có như vậy mới
có kết quả đúng, khách quan.

Họ và tên: Tuổi:
Nghề nghiệp:

Trình độ văn hoá:

Nơi công tác:

1. Thường trong một ngày làm việc bạn đã thực hiện được rất nhiều
công việc, giặt quần áo, chuẩn bị cho con đi học, tập thể dục, viết sách báo,
tạp chí, đến cơ quan làm việc, v.v... ít nhất trong ngày bạn thực hiện 5 công
việc trở lên?

2. Có những sự kiện không đáng kể xảy ra ở gia đình, cơ quan nơi làm
việc cũng có thể làm bạn suy nghĩ? 3. Bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, cô
đơn nếu vợ con đi về quê, hoặc bè bạn không đến chơi chuyện trò với bạn
vào ngày chủ nhật?

4. Bạn thường có ấn tượng rất lâu về một vở kịch, cuốn phim, câu
chuyện hay đã xem?

5. Số bè bạn, những người quen biết của bạn tăng lên hàng tháng?

6. Bạn rất khó làm quen với người lạ, trước đám đông bạn cảm thấy
khó nói, khó tiếp thu?

7. Bạn dễ dàng nhớ mặt, tình huống xảy ra trong quan hệ người và khó
nhớ công thức toán, vật lý cũng như ý nghĩ của người khác?

8. Bạn không thích gần người kín đáo, trầm lặng, sợ nỗi cô đơn, thích
liên hoan, trò chuyện vui vẻ với bè bạn? 9. Bạn dễ nhớ tình huống nào đó về
tổng thể hơn là những chi tiết cụ thể của nó?

10. Bạn không thích sự ầm ĩ, ồn ào của đám đông hoặc vui đùa nhốn
nháo của một tập thể?

11. Bạn thích đọc diễn văn, phát biểu trong cuộc họp. Khi ngồi họp
hoặc liên hoan bạn chọn cho mình một vị trí để có thể mọi người dễ dàng
nhìn thấy?

12. Bạn thường biết nhiều thông tin mới qua đài, báo chí, vô tuyến
truyền hình và cũng có thói quen giới thiệu với nhiều người khác cùng biết?
13. Bạn dễ dàng tiếp xúc với người chưa quen biết, dễ dàng định
hướng cho mọi người vào công việc, dễ tìm được lối thoát trong những tình
huống phức tạp?

14. Trong gia đình không cần nhiều đồ đạc lủng củng không gọn gàng
ngăn nắp, chỉ cần những đồ đạc cần thiết phù hợp với mình?

15. Đi tham quan, du lịch hoặc đi thăm bảo tàng bạn thích chụp ảnh kỉ
niệm. Nếu phải chia tay với bạn bè đã sống với nhau một thời gian bạn thích
có kỉ niệm cho bạn dù chỉ là một vật nhỏ?

16. Nếu có thì giờ bạn thích tự mình nấu lấy để ăn hợp khẩu vị? 17.
Nếu có trường hợp phải quyết định nhanh chóng, thì dù chưa đủ thông tin cần
thiết bạn cũng không do dự? 18. Trong tình huống phức tạp bạn có khả năng
suy nghĩ, phản ứng nhanh chóng chín chắn tất cả các vấn đề? 19. Bạn có
cảm thấy dễ chịu trong tập thể, mà mọi người để cho mình yên tĩnh không
cần mọi người phải chú ý đến mình?

20. Mỗi khi chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác bạn cảm thấy bâng
khuâng, hẫng hụt như "mất mát cái gì đó", phải mất một thời gian bạn mới
quen được nơi làm việc mới? 21. Khi tranh luận, bạn kiên trì bảo vệ những ý
kiến của mình khi bản thân cho là đúng?

22. Trong đầu bạn có nhiều phương án làm ăn, nhiều kế hoạch hành
động nhưng bạn chỉ thực hiện được một phần trong số đó?

23. Bạn không muốn mọi người luôn lo lắng cho sức khỏe củamình,
thậm chí bạn không thích như vậy?

24. Bạn luôn băn khoăn, áy náy về kết quả công việc của mình, đáng ra
kết quả đó có thể tốt hơn nếu mình cố gắng thêm một chút nữa?

25. Bạn có khả năng suy nghĩ một thời gian dài để tìm kiếm những điều
kiện, phương tiện đi đến quyết định một hành động cụ thể nào đó?

26. Đôi khi mọi người nói rằng, bạn là người không biết sống thực dụng
trong tình huống đổi mới hiện nay. Nhưng bạn không cho là như vậy?
27. Khi hành động, bạn luôn nghĩ rằng ấn tượng mà bạn gây ra cho mọi
người xung quanh sẽ ra sao?

28. Bạn có tính cách dễ gần gũi mọi người bằng lời lẽ hóm hỉnh kể
chuyện hài hước, dễ bắt chước điệu bộ của người khác?

4. Cách xử lý số liệu

- Mỗi một dấu cộng cho 1 điểm, mỗi dấu trừ cho 0 điểm.

- Điểm lý thuyết có thể cao có nhất là 28 điểm. thấp nhất là 0 điểm.

Sự phân bố các câu hỏi tình huống như sau:

* Các câu hỏi thuộc về kiểu nhân cách hướng ngoại (viết tắt HNg): 1, 3,
5, 7, 8, 11, 12, 13, 17, 18, 22, 23, 27, 28.

* Các câu hỏi thuộc về kiểu nhân cách hướng nội (HN): 2, 4, 6, 9, 10,
14, 15, 16, 19, 20, 21, 24, 25, 26.

- Điểm tổng cộng lý thuyết của kiểu hướng ngoại: HNg: 14 điểm (nếu cả
14 tình huống đều đánh dấu +); HNg - 0 điểm (nếu tất cả 14 tình huống đều
đánh dấu -).

- Điểm tổng cộng lý thuyết của kiểu hướng nội: HN = 14 điểm (nếu tất
cả 14 tình huống đều đánh dấu +); HN = 0 điểm (nếu tất cả 14 tình huống đều
đánh dấu -). Nếu tổng số điểm hướng ngoại HNg lớn hơn tổng số điểm
hướng nội HN thì nhân cách thuộc về kiểu hướng ngoại.

HNg > HN (1)

Tổng số điểm hướng ngoại nhỏ hơn tổng số điểm hướng nội thì nhân
cách thuộc về kiểu hướng nội.

HNg < HN (2)

Nếu tổng số điểm của hướng nội và hướng ngoại không chênh lệch
nhau 6 + 2 thì kiểu nhân cách là trung gian cả mẫu người hướng nội và
hướng ngoại, phản ứng tuỳ thời, tuỳ hoàn cảnh - Đó là số đông người trong
chúng ta.
Phần 2: TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP
SỐ 1: TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP V.P. DA-KHA-RỐP
1. Cơ sở lý luận

Giao tiếp là một hoạt động đặc thù của con người, chỉ có trong giao tiếp
nhiều đặc trưng tâm lý của con người mới được hình thành như: ngôn ngữ,
tư duy trừu tượng, ý thức và tín ngưỡng... Giao tiếp vừa là nguồn gốc để hình
thành nhân cách, vừa là kết quả của các quan hệ người, các quan hệ xã hội.
Thông qua giao tiếp con người lĩnh hội được các giá trị tinh thần của xã hội
người như đạo đức, lương tâm, lòng tự trọng... nhiều tri thức khoa học tự
nhiên, xã hội, con người được hình thành. Những xu hướng nghề nghiệp,
quan điểm về thế giới tự nhiên, xã hội được hình thành phát triển trong giao
tiếp.

Giao tiếp khẳng định được cái "tôi" trong cái chúng ta, khẳng định nhiều
khả năng, năng lực của con người trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Giao
tiếp trong tâm lý học hiện đại, được coi như một phạm trù quan trọng nhờ đó
ta nhận ra được sự khác biệt giữa người với động vật. Giao tiếp chứa trong
mình nhiều khả năng cụ thể của cá nhân.

Trắc nghiệm giao tiếp của nhà tâm lý học Liên Xô V.P. Da-kha-rốp sẽ
giúp chúng ta phân định được khả năng giao tiếp của con người một cách cụ
thể qua 80 câu hỏi tình huống. Những câu hỏi tình huống này đã được sử
dụng trong nghiên cứu giao tiếp ở sinh viên sư phạm, trong tuyển chọn sinh
viên vào trường Đại học An ninh.

2. Mục đích nghiên cứu

Trong trắc nghiệm giao tiếp mà chúng tôi giới thiệu sau đây nhằm
nghiên cứu những năng lực giao tiếp cụ thể của cá nhân, nhằm phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi người. Trên cơ sở đó có
định hướng phù hợp vào nghề nghiệp, vào các quan hệ người. Mỗi người qua
trắc nghiệm giao tiếp này thấy được cái mạnh, cái hạn chế của mình trong
quan hệ người.

3. Yêu cầu khi thực hiện trắc nghiệm

Đọc kỹ các tình huống theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới hãy đánh
dấu cộng (+) vào các cách phản ứng trả lời phù hợp với những thói quen giao
tiếp của bạn, với những suy nghĩ và phản ứng của bạn một cách chân thành,
trung thực.

- Thời gian thực hiện trắc nghiệm là 30 phút.

4. Nội dung cụ thể của trắc nghiệm giao tiếp V.P. Dakharốp

Trắc nghiệm giao tiếp V.P. Da-kha-rốp

1. Sau khi đọc kỹ lần lượt từng câu hỏi và câu trả lời tương ứng a, b, c;
nếu câu trả lời phù hợp với bạn sẽ được đánh dấu (+) trên bản ghi kết quả
tương ứng.

2. Không gạch, xoá và ghi gì trên câu hỏi, chú ý kiểm tra số thứ tự câu
hỏi và trả lời trên bàn ghi kết quả cho phù hợp tránh nhầm lẫn, bỏ sót.

3. Trắc nghiệm này còn nghiên cứu năng lực tự đánh giá của mỗi
người trong quá trình giao tiếp. Vì vậy mong các bạn trả lời đầy đủ, chính xác,
trung thực.

Chúng tôi đề nghị các bạn thực hiện đầy đủ các hướng dẫn trên để trắc
nghiệm thu được kết quả tốt.

CÂU HỎI

1. Tôi tiếp xúc, quan hệ với mọi người dễ dàng và tự nhiên.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không đúng
2. Khi giao tiếp tôi biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sở thích của mình và mọi
người.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

3. Tôi hay suy nghĩ việc riêng và ít chú.ý nghe khi tiếp xúc nói chuyện với
người khác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

4. Không dễ dàng tự kiềm chế mình khi người khác trêu chọc, khích bác, nói
xấu tôi.

a. Đúng

b. Hiếm khi

c. Không

5. Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào câu chuyện của người khác.

a. Đúng

b. Còn tuỳ người

c. Không

6. Mọi người cho rằng tôi nói hấp dẫn, có duyên.

a. Đúng

b.Không hoàn toàn

c. Không

7. Tôi gặp khó khăn khi phải tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác.

a. Đúng
b. Gần như thế

c. Không

8. Trong tiếp xúc tôi không cố dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

9. Tôi không thể tự mình duy trì được nề nếp trong cơ quan, trong tổ của
mình.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

10. Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

11. Tôi thường cúi đầu hoặc quay mặt hướng khác khi tiếp xúc với người lạ.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

12. Nói chuyện với bạn bè không cần chú ý đến nhu cầu sở thích của họ.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không
13. Tôi cảm thấy có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người tiếp
xúc đã nói.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

14. Tôi khó giữ được bình tĩnh khi người tiếp xúc có định kiến, chụp mũ cho
tôi.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

15. Không phải ai cũng biết rõ ngay là mình phải làm gì, khi nào và làm như
thế nào vì thế cần phải chỉ dẫn, khuyên bảo họ ngay.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không.

16. Tôi thường diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình.

a. Đúng

b. Đôi lúc

c. Không

17. Thậm chí khi người nói chuyện đưa ra những lý lẽ mới tôi cũng không chú
ý và thường bỏ ngoài tai.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không
18. Tôi thường "nói có sách mách có chứng" khi tranh luận. a. Đúng b. Còn
tuỳ lúc c. Không 19. Khi tôi tin điều gì đó 100% tôi cũng không nói như đinh
đóng cột.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

20. Không phải lúc nào tôi cũng biết được thái độ đối xử của người khác đối
với tôi.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

21. Tôi không đồng tình với những người niềm nở ngay lập tức tiếp chuyện
với người chưa quen lắm.

a. Đúng

b. Khó trả lời

c. Không

22. Tôi thấy thú vị khi quan tâm tới việc riêng của người khác.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không

23. Tôi có thể diễn đạt chính xác ý đồ của người nói chuyện khi họ tiếp xúc
với tôi.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không

24. Tôi thường không bình tĩnh lắm trong khi tranh cãi.
a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

25. Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người đang có điều gì lo
lắng, buồn phiền.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

26. Tôi không thích nhiều lời vì đằng sau những lời lẽ ấy chẳng có gì đáng
chú ý cả.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

27. Nhiều vấn đề không giải quyết được vì mọi người không chịu nhường
nhịn nhau trong khi tranh luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

28. Tôi chưa học được cách thuyết phục có hiệu quả người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

29. Tôi biết cách xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong cơ
quan

a. Đúng
b. Không tin tưởng lắm

c. Không

30. Ngay lập tức tôi có thể thờ ơ lãnh đạm khi nhìn thấy đứa trẻ khóc.

a. Đúng

b. Hiếm khi

c. Không

31. Trong giao tiếp, mở đầu câu chuyện đối với tôi rất khó khăn.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không

32. Tôi ít khi có ý định tìm hiểu ý đồ của người tiếp xúc với tôi.

a. Đúng

b. Trung bình

c. Không

33. Tôi hay để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng tự, khó nói của người nói
chuyện vì những chỗ đó cho tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn cả
những gì họ đã nói ra.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

34. Mọi người nói rằng tôi không có khả năng tự chủ cảm xúc khi tranh luận

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

35. Tôi có cách ngăn cản người hay nói.


a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

36. Tôi luôn sẵn sàng học cách nói gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

37. Không nên giữ khư khư ý kiến nếu biết rằng nó sai lầm trong khi tranh
luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

38. Nếu người khác có ý kiến trái ngược tôi không phí thời gian thuyết phục
họ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

39. Tôi thường tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của
bạn bè.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

40. Tôi rất nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè, người thân.

a. Đúng

b. Trung bình
c. Không

41. Tôi cần nhiều thời gian để thích nghi với đơn vị mới.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

42. Nhiều việc mà người khác quan tâm tôi cũng để ý tới.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

43. Thường xảy ra trong thực tế là người nói chuyện nói một đằng, còn tôi
biết ngụ ý về vấn đề khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

44. Mọi người đã làm cho tôi mất cân bằng cảm giác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

45. Tôi không biết cách nào ngăn cản người hung hăng trong khi tranh luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

46. Tôi chưa có kỹ năng diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn


c. Không

47. Nhiều khi tôi nhận thấy đại đa số người ta giữ nguyên ý kiến của mình
đến cùng khi tranh luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

48. Thực tế cho thấy thuyết phục lại người nói chuyện với tôi không khó khăn
lắm.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

49. Trong khi nói chuyện tôi thường giữ vai trò tích cực, sôi nổi.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

50. Điều khó chịu của người thân làm tôi áy náy, băn khoăn khá lâu.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

51. Tôi không bao giờ từ chối tiếp xúc với người lạ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

52. Nếu quan tâm, để ý tới tất cả những gì mà người khác làm thì chỉ tốn thời
giờ vô ích mà thôi.
a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

53. Đôi khi mọi người nói rằng tôi không quan tâm tới bạn bè lắm.

a. Đúng

b. Khó trả lời

c. Không

54. Tôi biết tự kiềm chế mình.

a. Đúng

b.Đôi khi

c. Không

55. Khi người nói chuyện càng lúng túng bối rối tôi càng ít tác động vào họ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

56. Không phải lúc nào tôi cũng diễn đạt suy nghĩ của mình dễ hiểu, ngắn
gọn.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

57. Tiếc rằng nhiều người hay thay đổi quan điểm khi nghe ý kiến của người
khác (gió chiều nào, che chiều ấy)

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không
58. Người ta cho rằng tôi hơn hẳn họ trong việc thuyết phục người khác.

a. Đúng

b. Không hẳn thế

c. Không

59. Khi giải quyết việc gì trong cơ quan tôi cũng cố gắng hướng mọi người tập
trung dứt điểm việc đó.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

60. Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm đến thái độ tiếp xúc của
người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

61. Tôi không gặp khó khăn khi tiếp xúc với (đại đa số mọi người) đám đông.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

62. Khi không hiểu người khác muốn gì thì không thể nói chuyện với người đó
có kết quả được.

a. Đúng

b. Không hẳn thế

c. Không

63. Tôi khó tập trung theo dõi lời người khác nói chuyện.

a. Đúng
b. Đôi khi

c. Không

64. Mọi người khó lòng làm tôi mất bình tĩnh.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không

65. Khi người nói chuyện bị (tình cảm) xúc động chi phối, tôi không làm họ
ngừng lời.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không

66. Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời rạc, không chính xác cần phải
uốn nắn cho họ ngay.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

67. Tôi rất ngạc nhiên vì nhiều người không để ý đến thái độ phản ứng của
người nói chuyện.

a. Đúng

b. Khó trả lời

c. Không

68. Nếu tôi cần thuyết phục người nào đó thì tôi thường thành công.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không
69. Tôi hay thiếu tự tin trong khi trò chuyện.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

70. Tôi không thường xuyên "nắm bắt" được trạng thái của người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

71. Tôi biết cách làm cho người lạ gần gũi tôi hơn.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

72. Tôi thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

73. Tôi biết ngay khi người nói chuyện lạc đề.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

74. Nhiều người nói rằng họ muốn học cách giữ bình tĩnh như tôi.

a. Đúng

b. Tuỳ lúc

c. Không
75. Tôi thường buộc phải nêu lên những điểm mấu chốt hóc búa trong khi
tranh luận.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

76. Tôi không hài lòng về mình vì còn nói hơi nhiều.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

77. Tôi gặp không ít khó khăn khi phải thay đổi quan điểm, trong tình thế câu
chuyện đã theo hướng khác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

78. Tôi không thể làm cho người khác đồng tình với quan điểm của tôi, cả khi
họ không tin vào chính mình nữa.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

79. Tôi không có tham vọng đóng vai trò chủ chốt trong cơ quan.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

80. Nếu ai đó cạnh tôi mà đau khổ buồn phiền thì tôi cũng cảm thấy động
lòng.
a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

Xin chân thành cảm ơn bạn!

5. Cách xử lý, phân tích số liệu

Trắc nghiệm giao tiếp Da-kha-rốp bao gồm các khả năng cụ thể sau
đây:

a. Khả năng tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ. Bao gồm các tình huống có
số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71.

b. Biết cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc. Các
tình huống có các số sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.

c. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp. Có các tình huống sau: 4, 13, 23,
33, 43, 53, 63, 73.

d. Năng lực tự chủ cảm xúc, hành vi. Gồm các tình huống: 4, 14, 24,
34, 44, 54, 64, 74.

e. Năng lực tự kiềm chế, kiểm tra người khác. Gồm các tình huống: 5,
15, 25, 35, 45, 55, 65, 75.

g. Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể. Gồm các tình huống: 6, 16, 26, 36,
46, 56, 66, 76.

h. Khả năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp. Bao gồm các câu: 7,17,
27, 37, 47, 57, 67, 77.

i. Năng lực thuyết phục đối tượng giao tiếp. Bao gồm các câu: 8, 18,
28, 38, 48, 58, 68, 78.

k. Khả năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp. Bao gồm các câu:
9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79.

l. Sự nhạy cảm trong giao tiếp. Bao gồm các câu: 10, 20, 30, 40, 50, 60,
70, 80.
Mười năng lực cụ thể trên có thể xếp thành 4 nhóm với đặc trưng tổng quát
hơn.

Nhóm A: Những năng lực đóng vai trò tích cực, chủ động trong giao
tiếp. Bao gồm các năng lực: e, i, k.

Nhóm B: Những năng lực thể hiện sự thụ động trong giao tiếp.Bao gồm
các năng lực: c,l.

Nhóm C: Những năng lực điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng giao tiếp.
Bao gồm các năng lực: a, b, h, d.

Nhóm D: Năng lực diễn đạt cụ thể, dễ hiểu. Bao gồm các năng lực: g.

* Cách tính điểm:

- Cách cho điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm: Mỗi câu hỏi có 3 tình
huống cho điểm: 0, 1, 2.

- Điểm 0: ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.

- Điểm 1: Năng lực xuất hiện không thường xuyên, đôi khi.

- Điểm 2: Có năng lực tương ứng được thể hiện trong nhiều trường
hợp, thường xuyên.

Điểm lý thuyết "lý tưởng" cao nhất có thể đạt được là 16. Điểm thấp
nhất có thể xảy ra là 0.

Do mỗi năng lực được thể hiện qua 8 câu trả lời nên điểm cao nhất cho
từng năng lực là 16. Trên cơ sở đó có thể xếp loại theo từng năng lực cụ thể
và tổng quát theo toàn bộ trắc nghiệm theo các nhóm A, B, C, D.

SỐ 2: TRẮC NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN NGƯỜI KHÁC


1. Mục đích yêu cầu

Nghiên cứu khả năng điều khiển người khác.

2. Vài nét về khả năng điều khiển người khác qua giao tiếp
Trong quan hệ giao tiếp thường người ta chú ý đến các phương tiện
giao tiếp sau:

* Ngôn ngữ giao tiếp: thường trong giao tiếp trực tiếp ngôn ngữ của
người "lãnh đạo" có những biểu hiện không như người bình thường thể hiện
qua:

- Giọng nói: êm dịu, rõ ràng, ấm áp, hoặc âm vang, đanh lạnh (khi cần
phải ra lệnh hay chỉ thị).

- Nhịp điệu: liên tục (không đứt đoạn), lúc to, lúc nhỏ, lúc nói như quát
lên, hoặc nhịp điệu như "thái độ", "mưa rơi", "ngựa chạy" thu hút, hấp dẫn
người nghe.

- Câu nói: có khi mộc mạc đơn sơ hoặc giàu hình tượng, gần gũi với
cuộc sống đời thường (việc chọn từ cũng tuỳ theo đối tượng).

- Vốn từ: phong phú, nhất là đối tượng giao tiếp phức tạp nhiều thành
phần, tầng lớp xã hội khác nhau.

- Thông tin hữu ích trong ngôn ngữ nói, lời ít ý nhiều, rành mạch, logic
chặt chẽ (không mâu thuẫn lẫn nhau). Không dài dòng "dây cà ra dây
muống".

Toàn bộ xét tổng thể ngôn ngữ nói gây được sự chú ý cao ở người giao
tiếp, thu hút hấp dẫn người nghe.

* Tư thế, tác phong, hành vi ứng xử: có thể được gọi là nghệ thuật ứng
xử. Hành vi thể hiện các thái độ khác nhau như:

- Nạt nộ, nghiêm khắc, hăm doạ, răn đe (cử chỉ dứt khoát...)

- Thiện ý, dịu dàng, thông cảm (ung dung thư thái).

- Dứt khoát, cứng rắn, cưỡng bức (ngồi, đứng nghiêm nghị...)

- Khuyến khích, động viên, ủng hộ (cười nói, đi lại nhẹ nhàng...)

- Tin tưởng, nghi ngờ, dân chủ (lúc đứng, lúc ngồi, lúc đi lại)
Ngôn ngữ, hành vi ứng xử thể hiện một sự thống nhất cao với thái độ
đằng sau những biểu hiện đó.

Đôi khi cách trang phục, hình dáng nét mặt... cũng góp phần quan trọng
vào điều khiển con người.

3. Nội dung trắc nghiệm

Lời chỉ dẫn khi thực hiện trắc nghiệm:

* Bạn hãy trả lời từng tình huống sau, sao cho phù hợp với thói quen
ứng xử bằng ngôn ngữ, trong suy nghĩ của bạn. Hãy đánh dấu cộng vào các
phương án ứng xử A, B hoặc C hay không lựa chọn D.

* Thời gian thực hiện toàn bộ trắc nghiệm là 4 phút.

1. Nếu phải giao tiếp với một thầy giáo, cấp trên của bạn có trí thức,
bạn sẽ chọn câu nào để diễn tả đúng ý nghĩ của bạn một cách chân thành
nhất.

A... "Việc ấy vẫn xảy ra hết ngày này qua ngày khác".

B... "Đó là một việc xảy ra thường ngày".

C... "Việc ấy xảy ra thường xuyên".

D... Không lựa chọn.

2. Bạn là chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp (Giám đốc một nhà máy)
và một xã viên (công nhân) đến góp ý với bạn về một giải pháp giúp hợp tác
xã (hoặc nhà máy) tăng thêm nguồn thu cho tập thể. Giải pháp đó bạn đã
nghĩ rồi và sắp sửa đem ra thi hành. Trong hai câu sau đây bạn lựa chọn sự
ứng xử nào phù hợp với các suy nghĩ của bạn.

A... Bạn hãy trả lời xã viên (công nhân) rằng bạn đã nghĩ đến giải
pháp đó rồi, và bạn cảm ơn họ đã góp ý kiến xây dựng tập thể.

B... Bạn không tiết lộ một tí gì về giải pháp trùng với suy nghĩ của
bạn mà xã viên (công nhân) đang say sưa trình bày, bạn lắng nghe, gật
đầu khen ngợi về thiện chí xây dựng tập thể của họ.
C... Không lựa chọn.

3. Là thủ trưởng một đơn vị, có một chuyện cần trao đổi với nhân viên
của mình, bạn đến nhà riêng của nhân viên:

A... Nhân tiện đi qua đây, tôi ghé vào bàn với ông một chuyện.

B... Tôi đến đây để đặc biệt nói chuyện với ông về vấn đề này.

C... Không lựa chọn.

4. Bạn là thủ kho quân tư trang, hàng năm phải phát trang phục cho các
binh sĩ trong đơn vị. Bạn thấy khó chiều được ý của một binh sĩ, khi phát giày
cho anh ta vì chân phải của anh lại lớn hơn chân trái, bạn thấy rằng cần phải
giải thích điều ấy cho binh sĩ đó. Bạn hãy điền cho khéo vào chỗ trống trong
câu nói sau đây:

A... "Anh bạn thân mến ơi ? Chân... của bạn lại... hơn chân...".

B... Không lựa chọn.

5. Bạn là trưởng phòng tài vụ ở một đơn vị, một nhân viên hầm hầm
giận dữ xông vào phòng, tuôn ra những lời trách móc. Nghe xong, bạn nhận
thấy ngay rằng nhân viên đó đã nhầm. Bạn sẽ ứng xử ra sao?

A... Bạn cố gắng bình tĩnh tìm hiểu sao nhân viên đó lại có ý
trách móc, mặc dầu là sai lầm, và bạn tỏ vẻ thông cảm với họ.

B... Giảng giải ôn tồn cho nhân viên ấy hiểu rằng anh ta đã nhọc
lòng như vậy vì sự hiểu lầm, và vì lỗi lầm là do anh ta gây ra chứ không
phải ở phòng tài vụ.

C... Bạn nói với anh ta rằng bạn không đủ thẩm quyền, muốn vừa
lòng, xin mời anh ta lên gặp thủ trưởng hoặc kế toán trưởng mà khiếu
nại.

D... Không lựa chọn.


6. Trong khi cố gắng điều khiển một nhân viên bướng bỉnh để người ấy
làm theo ý kiến hay yêu cầu của bạn, trong hai cách ứng xử sau đây bạn sẽ
chọn cách nào?

A... Nếu có thể được, bạn cố gắng giải thích phân tích sao cho
nhân viên đó cảm thấy rằng ý kiến ấy cũng có phần nào xuất phát từ trí
óc của chính mình.

B... Tỏ rõ cho nhân viên biết rằng bạn muốn được hoàn toàn như
ý bạn.

C... Không lựa chọn.

7. Bạn biết rằng một trong những khách hàng tương lai có cái thú thích
đọc truyện về "Bí ẩn của đời sông tâm lý con người". Tuy rằng bạn chỉ gặp
người ấy về một vấn đề thuần tuý buôn bán, bạn cũng đưa ra một truyện vừa
xuất bản về "Khả năng kỳ diệu của con người" và nói "Thưa ông, nhân tiện tôi
nghe nói ông là người rất say mê đọc những truyện về "Bí ẩn của đời sông
tâm lý con người" - nhân dịp đi công tác miền Nam tôi gặp cuốn này, tôi mua
mang đến ông để hỏi xem hiện tượng "thấu thị" của con người như thế nào
mà có thể nhìn xuyên qua đất đai. Trong hai cách ứng xử sau đây chọn cách
nào?

A... ông khách sẽ cho bạn là người tự phụ và khó chơi.

B... ông khách sẽ có cảm tình ngay đối với bạn.

C... Không lựa chọn.

8. Được phân công phụ trách một thư viện lớn, có rất nhiều công việc
phải làm: sắp xếp lại các giá sách, xếp lại danh mục các loại sách theo nội
dung các môn khoa học, xây dựng lại hệ thống phiếu danh mục sách, v.v...
Vốn là người am hiểu công việc, vì trước đây bạn đã từng làm thủ thư ở một
số thư viện nhỏ, bạn đã tự biết mình có thể đích thân làm các việc đó để thư
viện hoàn toàn mỹ mãn ngăn nắp và khoa học hơn là giao cho nhân viên
khác. Vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào trong các cách sau đây:
A... Bạn dành thì giờ để đích thân sắp xếp lại một cách chi tiết
khoa học.

B... Bạn dự định giao phó phần lớn các công việc đó cho nhân
viên dưới quyền.

C... Không lựa chọn.

9. Ra khỏi phòng tài vụ 10 phút, cùng đi với mình là một sĩ quan cấp
dưới, chợt nhớ ra chưa đếm lại tiền lương. Sau khi đếm lại thiếu mất 5000 đ.
Kể ra với số lương của bạn 700.000 đ (khá cao) và thì giờ của bạn rất quý.
Vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào trong các cách sau:

A... Xét rằng điều quan trọng không phải là tiền, mà chính là
nguyên tắc cho nên bạn quay lại phòng tài vụ, nói cho họ biết, và nếu
có thể được thì đòi lại số tiền chính đáng của bạn.

B... Bỏ qua chuyện ấy đi.

C...Sai sĩ quan cấp dưới quay lại phòng tài vụ để đòi lại tiền về.

D... Không lựa chọn.

10. Vì thiếu chỗ làm việc, phải đặt bàn làm việc của một.trợ lý giám đốc
ở phòng văn thư. Lương của trợ lý giám đốc cao 650.000 đồng, trợ lý rất giỏi,
đã làm việc trong xí nghiệp từ khi thành lập. Nhưng anh trợ lý đến hay về
chẳng có giờ giấc gì cả, đang làm việc bỏ công việc đi uống cà phê, bia chẳng
xin phép ai cả, ăn mặc thì lôi thôi, luộm thuộm, bàn giấy bẩn thỉu, bừa bãi. Nói
tóm lại là làm gương xấu cho các nhân viên đánh máy ngoan ngoãn lương
tháng có 200.000 đồng, các cô ấy bị ảnh hưởng, vì hãy còn ngây thơ do mới
ở trường thương nghiệp ra và được tuyển về đây. Vậy bạn (là giám đốc)
quyết định ra sao?

A... Thải anh trợ lý ra khỏi xí nghiệp.

B... Thải các cô đánh máy nếu không tuân theo kỷ luật, vì các cô
ấy dễ thay hơn là trợ lý giám đốc.

C... Không lựa chọn.


4. Cách xử lý và phân tích số liệu

Để điều khiển người khác thì không nên do dự nhưng cũng không nên
quá nóng nảy - khi phải quyết định hay lựa chọn trong thời gian cấp bách.
Bạn có là một người lãnh đạo giỏi biết điều khiển người khác hay không hãy
xem kết quả sau đây:

Trả lời đúng mỗi câu dưới đây được 3 điểm.

Trừ 5 điểm cho câu trả lời không lựa chọn nếu có từ 2 lần trở lên.

Nếu trả lời câu số 5 đúng thì cũng coi như một câu trả lời không lựa
chọn.

Trừ 3 điểm cho mỗi câu nào không trả lời.

Câu trả lời đúng:

1-A

2-A

3-A

4 - Chân trái của bạn nhỏ hơn chân phải.

5-C

6-A

8-B

9-B

10 - B

Điểm lý thuyết cao nhất là 30 điểm (10 x 3đ = 30đ) Điểm lý thuyết thấp
nhất là 0 điểm.

Giỏi (10%) 27 - 30 điểm

Khá (20%) 20 - 26 điểm

Trung bình (30%) 16 - 19 điểm

Kém (40%) 0 - 15 điểm.


TRẮC NGHIỆM TÍNH CỞI MỞ CỦA NHÂN CÁCH
1. Cơ sở lý luận

Tính cởi mở (tính quảng giao) là một phần chất quan trọng của nhân
cách, là điều kiện cần thiết trước tiên đảm bảo cho con người có thể tiếp xúc,
làm quen và mở rộng quan hệ đối với mọi người xung quanh để tác động qua
lại và hiểu biết lẫn nhau... nhằm biến kinh nghiệm của xã hội, của người khác
thành vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân, từ đó phát triển và hoàn thiện
nhân cách của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trắc nghiệm này được sử dụng cho người lớn, nhằm mục đích xác
định các mức độ tính cởi mở của cá nhân.

3. Yêu cầu khi thực hiện trắc nghiệm

Đọc kỹ câu hỏi theo thứ tự từ trên xuống. Nếu thấy phù hợp với mình
thì bạn đánh dấu (+) vào cột có chữ "Đúng", nếu có một số lần đúng thì đánh
dấu (+) vào cột có chữ "Đôi khi" và thấy không phù hợp thì đánh dấu (+) vào
cột có chữ "Không". Trong mỗi câu hỏi chỉ được đánh dấu vào 1 trong 3 cột
nói trên.

1. Khi có những cuộc hẹn thông thường hay để giải quyết công việc thì
sự chờ đợi cuộc gặp gỡ đó đã làm cho bạn bị đảo lộn nề nếp sinh hoạt bình
thường có phải không?

2. Bạn thường trì hoãn việc đi khám bệnh cho đến khi không thể chịu
đựng được nữa có phải không?

3. Được giao nhiệm vụ báo cáo hay phát biểu trong cuộc họp thì điều
đó gây ra cho bạn nỗi lo lắng bối rối có phải không?

4. Người ta cử bạn đi công tác đến một thành phố hoàn toàn xa lạ. Bạn
cố gắng hết sức tìm mọi cách để trách đợt đi đó có phải không?
5. Bạn thường thích chia sẻ nỗi buồn hay niềm vui của mình với ai đó
phải không?

6. Bạn có cảm thấy khó chịu khi có người lạ trên đường phố xin bạn chỉ
đường, hỏi giờ hoặc đề nghị trả lời một vấn đề gì đó có phải không?

7. Bạn tin rằng có vấn đề xung đột giữa cha và con và con người ở các
chế độ khác nhau là rất khó có thể hiểu biết nhau được có phải không?

8. Bạn e ngại khi phải nhắc người quen trả bạn l0.000đ mà bạn đã cho
vay cách đây mấy tháng có phải không?

9 Trong nhà ăn tập thể hay ở cửa hàng ăn uống người ta đem đến bàn
ăn cho bạn đĩa thức ăn bị ôi. Bạn chỉ đẩy đĩa đó ra xa mà không nói năng gì
cả có phải không?

10. Khi chỉ có một mình bạn ngồi đối diện với một người lạ. Bạn không
nói gì với họ mà cảm thấy rất nặng nề nếu anh ta không bắt đầu nói chuyện
trước với mình. Có đúng vậy không ?

11. Bạn định mua vé xem phim (hay kịch hoặc hàng gì đó...) nhưng bạn
nhìn thấy mọi người xếp hàng dài trước cửa bán vé. Bạn thường bỏ ý định
của mình vì không muốn đứng cuối hàng và khổ sở vì phải chờ đợi, có phải
không?

12. Bạn thường ngại tham gia vào một ban hoà giải những tình trạng
bất đồng giữa mọi người phải không ?

13. Bạn có tiêu chuẩn riêng khi đánh giá các tác phẩm văn học nghệ
thuật kể cả các ý kiến nào đó nhưng rốt cuộc bè bạn không thừa nhận chúng.
Đã thường xảy ra như vậy có phải không ?

14. Khi nghe được ở đâu đó (ngoài hành lang chẳng hạn) những câu
chuyện thể hiện cách nhìn nhận sự vật một cách sai lầm mà bạn đã biết rõ
ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn im lặng mà không tham gia vào cuộc tranh luận đó
có phải như vậy không ?
15. Bạn thường bực mình về những yêu cầu giúp đỡ của ai đó về sinh
hoạt hay học tập có phải không ?

16 Bạn thích trình bày ý kiến, quan điểm, sự đánh giá của mình bằng
hình thức viết hơn là nói có phải không ?

4. Cách xử lý

Xử lý bằng. cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời "đúng" được 2 điểm, trả lời " đôi
khi" được 1 điểm, trả lời "không" được 0 điểm.

Bảng phân chia mức độ cởi mở của cá nhân:

Mức
I II III IV V VI VII
độ
Điểm 30 - 32 25 - 29 19 - 24 14 - 18 9 - 13 4-8 0-3

Phân tích kết quả: Đối chiếu tổng số điểm với các mức độ sau sẽ cho
một số thông tin về bản thân.

Mức độ 1 (từ 30 - 32 điểm): Bạn là người không thích giao tiếp Điều đó
thật là bất hạnh vì bạn phải tự mình chịu đựng tất cả Mọi người không dễ
dàng gần gũi được bạn. Bạn khó trông cậy vào những công việc đòi hỏi sức
lực của nhóm. Bạn hãy kiểm tra lại mình và hãy cố gắng trở thành người cởi
mở hơn trong quan hệ với mọi người.

Mức độ 2 (từ 25 - 29 điểm): Bạn là người kín đáo, ít nói chuyện, thích
cô đơn và vì vậy ở bạn có ít bạn bè.

Những công việc mới và những cuộc tiếp xúc mới cần thiết nếu không đẩy
bạn vào nỗi kinh hoàng thì cũng làm cho bạn mất bình tĩnh khá lâu. Bạn biết
mình có đặc điểm này và thường không bằng lòng về bản thân mình. Bỗng
nhiên, có một lúc nào đó bạn thích có sự tiếp xúc nhiều nhưng chỉ để bớt
phiền muộn mà thôi.
Mức độ 3 (từ 19 - 24 điểm): Rõ ràng bạn là người cởi mở và trong hoàn
cảnh không quen biết bạn vẫn hoàn toàn cảm thấy yên tâm. Bạn không bị đe
doạ bởi những vấn đề mới mẻ. Bạn thường kết bạn có cân nhắc cẩn thận và
không tự nguyện tham gia vào các cuộc tranh luận với những người lạ. Trong
những câu chuyện của bạn thường dư thừa những câu chuyện châm biếm về
bất kỳ lĩnh vực nào. Đây là những thiếu sót cần phải được sửa chữa.

Mức độ 4 (từ 14 - 18 điểm): Mức độ giao tiếp, tính cởi mở ở bạn là vừa
phải. Bạn là người ham hiểu biết, tự nguyện lắng nghe những cuộc chuyện
trò lý thú, thân mật trong giao tiếp với người khác và sẵn sàng rút lui quan
điểm của mình mà không cáu gắt. Bạn không gây ra những trạng thái khó
chịu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với những người lạ, đồng thời cũng không
thích những nhóm người ồn ào và rời bỏ những người nhiều lời gây ra những
kích động đối với bạn.

Mức độ 5 (từ 9 - 13 điểm): Bạn là người rất cởi mở, là người hiếu kỳ, tò
mò. Thích chuyện trò, thích thể hiện những vấn đề khác nhau và thường gây
ra kích thích đối với mọi người xung quanh, tự nguyện làm quen với những
người mới gặp; thích mình trở thành trung tâm của sự chú ý của mọi người;
không từ chối yêu cầu của bất kỳ ai mặc dù không phải bao giờ bạn cũng có
thể thực hiện được các yêu cầu đó; bạn thường nổi nóng nhưng lại nguội
ngay. Bạn có nhược điểm sau: tính tình dễ "bốc" nhưng dễ "xẹp", ít kiên nhẫn
đối với những vấn đề đòi hỏi tính cần mẫn và nghiêm túc. Tuy nhiên, khi
muốn, bạn có thể không lùi bước.

Mức độ 6 (từ 4 - 8 điểm): Có lẽ bạn là con người thẳng ruột ngựa, tính
cởi mở như là bản tính của bạn. Bạn thường có mặt ở mọi công việc, thích
tham gia vào các cuộc tranh luận, mặc dù những đề tài nghiêm túc có thể gây
ra đau đầu cho bạn và thậm chí làm cho bạn buồn chán.

Bạn thường tự nguyện giữ lời hứa về bất cứ việc gì, ngay cả vấn đề có
ý đùa cợt, ở đâu bạn cũng cảm thấy không yên tâm, giữ được công việc bất
kỳ, mặc dù thường ít có thể thực hiện được nó đến cùng. Vì thế, người lãnh
đạo và tập thể thường nghi ngờ và thận trọng khi giao việc cho bạn. Bạn hãy
suy nghĩ về thực tế này để sủa chữa.

Mức độ 7 (từ 0 - 3 điểm): Tính hay tiếp xúc của bạn mang tính chất
bệnh lý. Bạn là người nói nhiều, lắm lời, gây cản trở cả những công việc
không có liên quan gì đến bạn. Bạn thường vơ lấy việc để phán đoán về các
vấn đề mà bạn hoàn toàn chẳng có hiểu biết gì về nó cả. Bạn vô tình hay hữu
ý, bạn thường là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột khác nhau cho
những người xung quanh. Bạn hay phát khùng giận dữ một cách vô cớ. Bạn
không có được công việc một cách nghiêm túc.

Mọi người cảm thấy khó chịu về bạn ở nơi công tác, ở gia đình hay bất
cứ đâu. Vâng, đúng như thế đó, vì vậy bạn hãy tự rèn luyện tính cách của
mình. Trước hết hãy tự giáo dục băng kiên trì và tính điềm tĩnh, thái độ kính
trọng người khác và cuối cùng hãy chú ý đến sức khoẻ và loại bỏ những cách
sống như trên.

TRẮC NGHIỆM NHU CẦU GIAO TIẾP


1. Cơ sở lý luận

Giao tiếp thuộc về đặc trưng bản chất của tâm lý - ý thức nhân cách
con người. Chính vì vậy, giao tiếp với người khác là một nhu cầu chính đáng
của con người, không có nhu cầu giao tiếp - nhu cầu được thiết lập các mối
quan hệ, liên hệ với người khác, thiết lập rồi thoả mãn và thoả mãn rồi lại tạo
cơ sở để thiết lập các mối liên hệ mới - thì con người không thể trở thành
người được.

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội quan trọng của con người, là động
lực thúc đẩy hoạt động giao tiếp, đồng thời là yếu tố cần thiết bảo đảm sự tồn
tại và phát triển của con người với tư cách một con người xã hội.

2. Mục đích nghiên cứu

Đây là trắc nghiệm dùng cho người lớn, nhằm mục đích xác định các
mức độ nhu cầu giao tiếp của cá nhân.
3. Yêu cầu của trắc nghiệm

Đọc kỹ từng câu hỏi, nếu thấy câu nào phù hợp với bản thân thì đánh
dấu cộng (+), câu nào không phù hợp đánh dấu trừ (-).

4. Nội dung của trắc nghiệm. Gồm 32 câu hỏi

- Trả lời Có Không

1. Tôi lấy làm hài lòng khi được tham gia vào các ngày hội, ngày lễ.

2. Tôi có thể kiềm chế ý kiến của mình nếu nó mâu thuẫn với ý kiến của
bạn.

3. Tôi thích nói cho ai đó rõ sự cảm tình của mình đối với họ.

4. Khi giao tiếp, tôi chú ý nhiều đến việc gây ảnh hưởng hơn là tình
bạn.

5. Khi được biết về thành tích của bạn, không hiểu vì sao tôi kém vui.

6. Trong quan hệ với bạn, tôi có quyền hành hơn là trách nhiệm.

7. Làm được điều tốt tôi cảm thấy phấn khởi.

8. Những lo lắng sẽ mất đi khi tôi tâm sự được với các bạn cua mình.

9. Tôi chán ngán về tình bạn.

10. Khi làm việc gì quan trọng tôi muốn có sự chứng kiến của mọi
người.

11. Trong khi tranh luận, nếu bị đưa vào tình thế bí tôi không phục thiện
và cãi bướng.

12. Trong tình huống khó khăn tôi chỉ nghĩ về mình.

13. Làm bạn phật ý tôi đau khổ đến nỗi có thể ốm.

14. Tôi thích giúp đỡ người khác ngay cả khi điều đó gây cho tôi những
khó khăn lớn.

15. Vì tôn trọng người khác, tôi có thể đồng ý với ý kiến của họ.
16. Tôi thích những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm hơn là chuyện về
tình cảm con người.

17. Những cảnh bi đát, cưỡng bức trên màn ảnh làm tôi kinh tởm.

18. Khi có một mình tôi thường lo lắng, căng thẳng hơn khi tôi ở giữa
mọi người.

19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong đời sống là giao tiếp.

20. Những con vật vô gia cư (chó, mèo) làm tôi thương hại.

21. Tôi thích có ít bạn nhưng toàn là bạn thân cả.

22. Tôi thích sống giữa mọi người.

23. Tôi bị xúc động khá lâu sau khi cãi cọ với người thân.

24. Tôi chắc có nhiều bạn thân hơn các bạn tôi.

25. Tôi thích thành tích thuộc về mình nhiều hơn thuộc về bạn.

26. Tôi tin ý kiến nhận xét của mình về một người nào đó có chất lượng
hơn ý kiến người khác.

27. sự giàu Có Và địa vị có ý nghĩa hơn so với niềm vui được giao tiếp
với những người mà mình yêu thích.

28. Tôi thông cảm với ai không có bạn thân.

29. Tôi luôn nghĩ là những người khác thường vô ơn đối với tôi.

30. Tôi thích những câu chuyện về tình bạn, tình yêu không vụ lợi.

31. Vì bạn, tôi có thể hy sinh những hứng thú riêng của mình.

32. Nếu tôi là một nhà báo thì tôi sẽ viết về sức mạnh của tình yêu.

5. Cách xử lý số liệu: Xử lý bằng cách chấm điểm.

- Được 1 điểm nếu trả lời có (+) cho những câu sau: 1, 2, 7, 8, 10, 11,
14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32.

- Được 1 điểm nếu trả lời không (-) cho những câu sau: 3, 4, 5, 6, 9, 12,
15, 16, 25, 27, 29.
Thang điểm của từng mức độ:

Thấp Trung bình Trung Trung Cao


thấp bình bình cao
Nam 2 - 20 21 - 22 23 - 24 25 - 27 28 - 32
Nữ 3 - 22 23 - 25 26 -27 28 - 29 30 - 32

TRẮC NGHIỆM VỀ GIA ĐÌNH


1. Cơ sở lý luận

Một số trẻ em không theo dõi được việc học tập trong lớp, không phải
vì kém năng lực trí tuệ, mà do bầu không khí tình cảm trong gia đình không
thuận lợi, khiến cho em cảm thấy không an toàn, yên tâm thoải mái để tập
trung trí óc cho học tập. Đối với trẻ em ở cấp tiểu học và ngay cả ở trung học
cơ sở, được sống trong khung cảnh gia đình êm ấm, hoà thuận, thương yêu
lẫn nhau là điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ và phát triển tốt về mặt nhân
cách.

Ngoài môi trường nhà trường và môi trường xã hội, phần đông các vấn
đề cần được giải quyết để trẻ học tập tốt bắt nguồn từ những khó khăn trẻ
gặp nơi chính môi trường gia đình. Kinh nghiệm sống từ khi sinh ra của trẻ
bắt đầu từ gia đình, trong các mối quan hệ với cha, mẹ, anh, chị, đối với ông,
bà, cô, chú,... Do đó các nhà tâm lý học có sáng kiến đề nghị trẻ vẽ một gia
đình. Hình vẽ luôn luôn là một phương tiện để bộc lộ tự do tình cảm của
mình.

Vẽ gia đình là một hoạt động tưởng tượng và sáng tạo, trẻ được hoàn
toàn chủ động, tự do tạo sản phẩm theo ý muốn, nên sản phẩm đó biểu hiện
được những nét nhân cách cơ bản của trẻ, mà một cuộc trao đổi không phát
hiện được một cách dễ dàng. Kinh nghiệm ứng dụng của các nhà tâm lý học
Pháp như: Minkowska, Francoise, Porot Maurico, Cain và Gomile, Corman
Louis... cho thấy rằng, hình vẽ gia đình kích thích được trẻ bộc lộ tình cảm
sâu kín của mình đối với mọi người trong gia đình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trắc nghiệm vẽ gia đình được sử dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi đến 14 - 15
tuổi, nhằm mục đích chẩn đoán một phần nhân cách và những xung đột gia
đình (xung đột tình cảm với cha, mẹ, anh, chị, em), mâu thuẫn giữa vị trí thật
sự và vị trí ước mong (tâm trạng của trẻ trong gia đình), những tình cảm thân
thương, những ước mong, lo âu, chán ghét... của trẻ.

3. Yêu cầu khi thực hiện trắc nghiệm

Chuẩn bị sẵn một tờ giấy trắng khổ 21 x 29 cm và một bút chì.

4. Nội dung trắc nghiệm

Trao cho trẻ một tờ giấy trắng, một bút chì và nói: "Em hãy vẽ một gia
đình, một gia đình em tưởng tượng".

Trong lúc trẻ vẽ, nghiệm viên có thể ghi chú và quan sát những vấn đề
sau:

+ Ghi số thứ tự của các nhân vật vẽ trong hình.

+ Ghi các phản ứng cảm xúc của trẻ khi vẽ như: cảm xúc ức chế hay
khó chịu (vẽ rồi gạch bỏ đi...), tình cảm của trẻ đối với các nhân vật đang vẽ
(vui, buồn, giận...).

Khi vẽ xong cần hỏi trẻ về:

- Các nhân vật trong hình vẽ để biết ai là cha, mẹ, anh, chị, em nghiệm
viên có thể sử dụng câu hỏi: Người này là ai?
Tải bản FULL (file doc 91 trang): bit.ly/39fOdZ9
- Tiếp đó hỏi các câu sau: Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Ai là người dễ thương nhất? Tại sao?

Ai là người khó thương nhất? Tại sao?

Ai là người vui sướng nhất? Tại sao?

Ai là người em thích nhất? Tại sao?


Trong những người này, em thích nhất ở chỗ người nào?

5. Cách xử lý

Nhận định về một hình vẽ gia đình cần chú ý đến những vấn đề sau:

- So sánh các nhân vật trong hình vẽ với những nhân vật trong gia đình
thật của trẻ.

Nếu gia đình trẻ vẽ khác hẳn với gia đình thực sự của trẻ thì gia đình
được trẻ vẽ biểu hiện ý niệm tâm đắc nhất của trẻ về gia đình trẻ mong muốn.

- Nhân vật ưu tiên là người trẻ muốn đồng nhất vì quan trọng đối với
trẻ.

Xác định nhân vật được trẻ yêu mến căn cứ vào các dấu hiệu sau:

+ Được vẽ đầu tiên vì trẻ nghĩ đến và quan tâm nhiều nhất.

+ Phần lớn được trẻ vẽ ở phía trái tờ giấy (với trẻ thuận tay phải).

+ Thường được vẽ to hơn các nhân vật khác.

+ Có nhiều chi tiết quần áo hơn.

+ Được vẽ kỹ lưỡng, đủ các nét.

+ Vị trí được đề cao: được vẽ đứng gần một nhân vật có uy quyền
trong gia đình.

+ Đôi khi được vẽ ngay chính giữa để tất cả mọi người khác đều hướng
vào nhân vật đó.

+ Sự đàm thoại với đối tượng sau khi vẽ xong cũng khẳng định đó là
nhân vật chính.

- Nhân vật bị hạ thấp: Sự hạ thấp một nhân vật biểu hiện trong hình vẽ
qua nhiều dấu hiệu sau:

+ Được vẽ nhỏ hơn các nhân vật khác.

+ Được vẽ sau cùng, thường vẽ gần phần chót tờ giấy.

Tải bản FULL (file doc 91 trang): bit.ly/39fOdZ9


Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Được vẽ xa với các nhân vật khác hoặc ở phía dưới thấp hơn các
nhân vật khác.

+ Được vẽ xấu hơn và ít chi tiết hơn.

+ Khi hỏi trẻ, có thể trẻ không nói chính xác là ai trong gia đình.

Có thể trẻ không vẽ người mà mà ghét nhất, làm cho mình lo âu và


cảm thấy không an toàn nhất.

Đôi khi chính trẻ không vẽ hình của mình, có thể do trẻ cảm thấy khó ở
vị trí của mình trong gia đình và muốn là một người nào khác.

Trắc nghiệm vẽ gia đình rất thuận tiện cho việc chẩn đoán tình cảm của
trẻ. Trắc nghiệm này là một phương tiện có hiệu lực để phát hiện những vấn
đề khó khăn, xung đột của trẻ thuộc lĩnh vực quan hệ gia đình. Trên cơ sở đó
giúp trẻ giải quyết được những khó khăn xung đột trong tình cảm gia đình.

TRẮC NGHIỆM VỀ TÍNH ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA NHÂN CÁCH


1. Cơ sở lý luận

Tính độc lập tự chủ của nhân cách có ý nghĩa rất quan trọng trong khi
xử lý các tình huống phức tạp, đòi hỏi sự quyết định nhanh chóng kịp thời cơ.

- Do dự, dao động thời cơ qua mất có khi bị mất tiền mất của, tổn hại
sức khoẻ của bản thân. Trong quan hệ người do dự, dao động tạo ra sự nghi
ngờ nơi bạn bè. Tuy nhiên có những lúc phải chờ đợi thời cơ, phải tính toán
một cách rất chín chắn cẩn thận, hợp lý rồi mới quyết định cũng chưa muộn.

- Độc lập tự chủ không có ý nghĩa là bướng bỉnh, ngoan cố, cố chấp,
bảo thủ, không biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Biết sàng lọc, lựa
chọn thông tin cộng với vốn sống tri thức của mình phù hợp với những điều
kiện và phương tiện cho phép là biểu hiện của tính độc lập tự chủ của nhân
cách.

- Độc lập tự chủ còn thể hiện ở tính sáng tạo, độc lập trong hành vi ứng
xử, một cách giải quyết nhanh gọn, đúng đắn, nhanh chóng của riêng mình.
4181716

You might also like