You are on page 1of 4

Hướng Dẫn Thực Hiện TEST PEP - 3

Hà nội ngày 13/10/08

Lời nói đầu: Đây là ghi chép trong buổi huấn luyện thực hiện test PEP -3 để đánh giá trẻ tự
kỷ, chậm phát triển, do trung tâm CPEC phối hợp với nhóm chuyên gia tâm lý người Pháp
thực hiện, dành cho đối tượng là các nhà tâm lý, chuyên gia can thiệp trẻ tự kỷ, chậm phát triển
ở VN.

Ghi chép sau đây không phải là tài liệu chuẩn mực để đánh giá một cách chính xác con bạn
đang ở mức nào, so sánh với trẻ bình thường ra sao. Mà những ghi chép này giúp bạn có một
cái nhìn tổng quan, từ đó tự tiến hành chi tiết các mục TEST theo cách thức của bạn nhằm mục
đích lượng giá sơ bộ mức độ của con bạn. Bên cạnh kết quả theo bản TEST, còn là cảm nhận
và đánh giá của cả quá trình dạy con, từ đó bạn có thể lượng giá được mức độ của con mình
chính xác hơn và đưa ra phương án can thiệp cho con trên từng lĩnh vực.

Lợi ích của đánh giá theo PEP - 3 là giúp bạn nhìn rõ hơn con bạn có khả năng (tiềm năng) để
phát huy hơn nữa ở lĩnh vực nào (ở những lĩnh vực nào mà ít điểm thất bại và nhiều điểm cố
gắng là lĩnh vực mà con bạn có tiềm năng phát triển cao). Còn ở những lĩnh vực mà con bạn ít
điểm cố gắng hơn là điểm thất bại, thì bạn cần kiên trì, và đưa ra thời lượng phù hợp để can
thiệp. Bạn tự quyết định ưu tiên dạy con lĩnh vực mà con có tiềm năng trước hay dạy con lĩnh
vực mà con chậm phát triển trước hoặc là dạy song song, tùy bạn xem cái gì là quan trọng và
cần cho con bạn trước thì dạy trước. (câu hỏi này tôi đã đặt ra với chuyên gia tâm lý Pháp và
được họ trả lời như vậy)

Điều kiện tiến hành test PEP -3:


1) Người hỏi phải quen và biết trẻ và gia đình trẻ nhiều lần trước khi làm test. Cố định 1
hoặc 2 người làm test với trẻ, tiến hành trong 2-3 buổi, tuỳ.
2) Phòng: trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn, không có nhiều đồ gây sự chú ý sẽ làm mất tập
trung (ví dụ ko quá nhiều đồ chơi, công tắc, …), ko có người qua lại trong phòng, ko có
đài, ti vi, …
3) Trong quá trình làm test có thể cho trẻ nghỉ giải lao, chơi,…

Thang điểm:
điểm 0: thất bại
điểm 1: cố gắng
điểm 2: thành công

Chắc bạn dễ đánh giá thành công hay thất bại. Điểm cố gắng (điểm 1) tức là: khi bạn hướng
dẫn trẻ hoặc yêu cầu trẻ tiến hành một bài nào đó, mà trẻ không làm đúng như vậy nhưng trẻ
cũng không hoàn toàn không làm hoặc ko chú ý; trái lại trẻ có chú ý một chút, có cố gắng
làm một chút.

Công cụ làm test:


- 1 thùng hoặc túi to để đựng các công cụ làm test
- 1 thùng rỗng, có ghi chữ KẾT THÚC, sau mỗi bài test sẽ chuyển công cụ đã làm vào
thùng này. (Theo tôi thì việc này cũng ko quá cần thiết)
- 1 cái bàn, 2 cái ghế cho trẻ và người hỏi, …

Các công cụ làm test bạn có thể tham khảo ở file công cụ 1-2

1/3
Tuy nhiên, cũng ko cần kiếm đủ và đúng 100% các công cụ như trong file đó. Mà chúng ta
có thể sử dụng các công cụ sẵn có trong quá trình can thiệp cho trẻ vừa qua, sử dụng linh
động miễn làm sao bạn tiến hành được bài test.

Một số bài test đặc biệt:


Trong khi đọc 172 mục trong test PEP -3, bạn sẽ không tránh khỏi việc khó hiểu một vài câu
chữ, đó là do cách dịch chưa thoát nghĩa của người dịch (từ bản tiếng Pháp). Tuy nhiên điều đó
không quá quan trọng, bạn có thể vận dụng IQ của mình để áp dụng bài test khó hiểu đó một
cách phù hợp nhất với con bạn (hehehe).

Ví dụ:

Bài test số 5: kiểm tra các hình khối xúc giác một cách phù hợp
Có nghĩa là bạn có thể đưa ra 3 hình hộp, dán các mặt với chất liệu thô, ráp, mềm, … để trước
mặt trẻ, sau đó quan sát trẻ:
. nếu trẻ có hành vi kỳ quặc là ngửi lâu khối hình, sờ lâu khối hình mà chẳng chơi phù hợp,
nhìn ngắm ko giống ai thì cho điểm 0
. nếu trẻ có hành động phù hợp (xây tháp, …) thì cho điểm 2
. nếu trẻ sờ nhanh, ngửi nhanh, nắm nhanh thì cho điểm 1

(với trường hợp của con tôi, tôi cũng chẳng kiếm cách làm các khối xúc giác như trên, tôi quan
sát con tôi có cách chơi phù hợp với nhiều hình khối hoặc đồ chơi tương tự ở trong nhà và
ngoài đường thì tôi cho nó điểm 2. Con tôi có sờ và ngửi nhưng ko phải mọi khối, nó chỉ sờ và
ngửi hai cái kẹo nhỏ, hai đồ vật mà nó yêu thích. Còn những thứ khác thì nó biết quan sát xem
người khác chơi thế nào, tự tưởng tượng để chơi, nhưng là chơi một mình, nếu nó ko quan tâm
thì nó ko chơi. Ví dụ nó ra đường thấy bạn chơi trượt patanh đi vòng vèo qua các chướng ngại
vật, nó cũng nhảy từng bước qua chướng ngại vật, hoặc đi lượn quanh chướng ngại vật giống
như các bạn đi bằng patanh, chứ nó ko sờ hay ngửi chướng ngại vật mặc dù người ta làm
chướng ngại vật là những cái cốc nhựa màu sắc đẹp để úp xuống đường).

Bài test số 6,7: kính vạn hoa


Tôi đã kiếm khắp nơi không có kính vạn hoa (mọi người mách là chỉ có hang số 7 hay 10 ở
Hàng Mã là bán), nhưng rốt cục tôi cũng ko mua được ở đó.
Nhưng tôi dung ống nhòm để dạy và kiểm tra con, thế cũng được.

Bài test số 34: hình người 8 mảnh


Các chuyên gia Pháp sang đây thực tập, đi khắp HÀ NỘI ko mua được, họ nói là tự họ vẽ hình
người rồi cắt thành 8 mảnh
Tôi thì mua hình con gấu, có 3 mảnh thôi. Con tôi biết ghép đầu, thân, chân vào thành một con
gấu. Nó biết ghép con mèo 8 mảnh. Nên tôi nghĩ hình người 8 mảnh nó cũng sẽ ghép được
(nếu có).

Bài test số 45: Không yêu cầu trẻ làm gì, mà là nội dung cho người quan sát trẻ và đánh giá
Bài test số 46: đây là bài quan sát trẻ cả quá trình làm test xem cách nhìn, cách sử dụng của trẻ
đối với đồ vật có phù hợp không
Bài test số 64: để sợi dây trước mặt trẻ
. trẻ cầm lên chơi một cách thích thú, hợp với độ tuổi của trẻ thì cho trẻ 2 đ
. nếu có hđ kỳ lạ, lập dị thì cho trẻ 0 điểm
. nếu con bạn có quan tâm một chút, ko có hđ lập dị, nhưng ko quá thích thú và ko biết chơi
phù hợp thì cho trẻ 1 điểm
Bài test số 131: con bạn hiểu được các động từ quen thuộc là đạt điểm 2 (nằm, đứng, đi, sờ,
cầm, ăn, uống…)

2/3
Bài test số 132: Cho điểm 1 nếu con bạn chỉ nắm được 1-4 giới từ, hiểu nhuần nhuyễn nhiều
hơn 4 giới từ là có thể cho điểm 2.

Bài test số 134: ví dụ: 3 câu lệnh lien tiếp: cho hạt vào cốc, đậy nắp cốc rồi đưa cốc cho cô.
hoặc: cho mũ vào ba lô, khoá balô lại rồi đưa ba lô cho mẹ.

Như con tôi, thì cháu chỉ làm được từng câu lệnh riêng biệt, như vậy là điểm 1.

Từ bài số 135 trở đi, chỉ là đánh giá của người làm test qua theo dõi quan sát trẻ trong suốt
quá trình làm test.

Tình huống: Nếu trẻ qúa thích thú làm bài tập này, không muốn chuyển sang bài tập khác thì
khuyến khích trẻ làm bài tập ít thích hơn sau đó sẽ thưởng cho trẻ làm bài tập mà trẻ thích.

Về đánh giá:
Có hai cách đánh giá:
1) Dựa vào điểm thô (tổng số điểm) để so sánh với điểm chuẩn và đánh giá con bạn đang
ở lứa tuổi nào, bao nhiêu phần trăm so với bình thường. Với cách đánh giá này, những
nhà tâm lý này không khuyến khích nên không huấn luyện kỹ. Và tôi cũng ko quan
tâm.
2) Đánh giá tổng số lần thành công và số lần cố gắng hay thất bại trong mỗi lĩnh vực. Đặc
biệt quan tâm số lần cố gắng trên tổng số bài tập.

Ví dụ một cas ở TT Phúc Tuệ, em Nam, 4 tuổi

STT Tiểu test hay lĩnh vực Điểm Số lần Số lần Số lần Ghi chú
thô điểm 2 điểm 1 điểm 0
1. Nhận thức bằng ngôn ngữ/tiền ngôn
ngữ (CVP)
2. Diễn đạt bằng lời (LE)
3. Tiếp nhận ngôn ngữ (LR)
4. Vận động tinh (MF) 8 0 12
5. Vận động tổng quát (MG)
6. Bắt chước (vận động thị giác) (IOM) 3 6 1
7. Biểu đạt cảm xúc (EA)
8. Tương tác xã hội (RS)
9. Hành vi vận động đặc trưng (CMC)
10. Hành vi ngôn ngữ đặc trưng (CVC)

Phân tích một vài kết quả đã nêu:

- Vận động tinh có 20 bài tập thì em này thành công ở 8 bài tập và không có lần nào cố
gắng. Như vậy là em ấy khó có khả năng phát triển thêm nữa về vận động tinh, đòi hỏi thời
gian và kiên trì mới dạy tiếp được.
- Bắt chước có 10 bài tập thì em này có tới 6 lần cố gắng và chỉ 1 lần thất bại, như vậy là
em này có khả năng phát huy lĩnh vực bắt chước. Em này tốt ở vận động tinh (8 lần thành
công) nên sẽ dạy em ấy bắt chước vận động tinh.

……..

3/3
12/9/2011

Test PEP này mình thấy ở Đức thực hiện khá là rộng rãi, kể cả bác sỹ tâm lý, cô giáo ở trường
tiểu học, chuyên gia tự kỷ, … đều sử dụng để đánh giá trẻ. Xin các bạn đọc thêm trao đổi ở
diễn đàn:
http://www.tretuky.com/forum/yaf_postsm5110_Tu-anh-gia-cho-con-bang-test-PEP--
R.aspx#post5110

4/3

You might also like