You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


Thời gian: từ 20/06/2022 đến 07/07/2022

1. Sinh viên thực tập


Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Ly Mã sinh viên: 19032029
Lớp: QH-2019-X-TL Ngành: Tâm lý học
2. Hướng chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
3. Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Phạm Thị Thu Hoa
TS. Nguyễn Hạnh Liên
Khoa: Tâm lý học

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ........................................1

1. Trường nội trú Hy Vọng – Hope School .................................................................1


2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ...............................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP..........4

1. Tại Trường nội trú Hy Vọng – Hope School ...........................................................4


2. Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng ........................................................4
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU “CÔNG TÁC HỖ TRỌ TÂM LÝ CHO
HỌC SINH CỦA TRƯỜNG NỘI TRÚ HY VỌNG”.................................................5

1. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................................6
1.1. Khái niệm “Hỗ trợ tâm lý học đường” ..............................................................6
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ..................................6
1.3. Một số đặc điểm của học sinh trường nội trú Hy Vọng ....................................7
2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh của trường nội trú Hy Vọng ......8
PHẦN IV: NHẬN XÉT VỀ THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỔNG HỢP ...9

1. Ưu điểm ..................................................................................................................11
2. Nhược điểm ............................................................................................................11
3. Kinh nghiệm học hỏi sau quá trình thực tập tổng hợp ...........................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................14

PHỤ LỤC .....................................................................................................................15

Phụ lục 1. Phiếu đăng ký thực tập ..............................................................................15


Phụ lục 2. Bản nhận xét sinh viên thực tập ................................................................16
Phụ lục 3. Kế hoạch và Nhật ký thực tập ...................................................................17
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Trường nội trú Hy Vọng – Hope School

Quá trình hình thành và phát triển

“Trường Hy Vọng hay trường Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ
thông (THPT) Hy Vọng là trường nội trú dành cho các em nhỏ mất cha, mẹ vì đại dịch
Covid. Nhà trường sẽ chu cấp toàn bộ việc học, nuôi dưỡng và đào tạo cho 1.000 em
học sinh trong 20 năm. Tại đây, các em sẽ theo học chương trình phổ thông, đại học
FPT và có thể học cao hơn nếu có nguyện vọng. Trường do Tập đoàn FPT thành lập,
đặt tại Đà Nẵng”1

Trường Hy Vọng – Hope School, địa chỉ tại số 01, đường Trần Quốc Vượng,
phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đây là ngôi trường được
khởi xướng ý tưởng và xây dựng trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 đang hoành hành
và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và con người không chỉ ở Việt Nam mà trên quy
mô toàn thế giới. Với mong muốn tạo ra một môi trường để trẻ em được chăm sóc, yêu
thương, học tập và rèn luyện, “biến đau thương thành sức mạnh”, từ đó trưởng thành và
góp phần xây dựng đất nước trong tương lai, giữa tháng 09/2021, ông Trương Gia Bình
– Chủ tịch Tập đoàn FPT, đã khởi xướng ý tưởng xây dựng một ngôi trường dành cho
các em từ 06 đến 18 tuổi mất cha mẹ do dịch COVID-19. Tại thời điểm đó, theo những
số liệu thống kê, đại dịch đã khiến hơn 2500 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi, trong đó thống
kê được hơn 80 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ2.

Với sự quyết tâm mang đến một mái nhà chung để các trẻ em mồ côi do dịch
COVID-19 có một cuộc sống tốt đẹp hơn, giữa những ngày đại dịch đang trong giai
đoạn căng thẳng nhất, nhóm dự án của trường Hy Vọng – trong đó có ông Hoàng Quốc
Quyền – Giám đốc dự án Hope School, đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” ở giữa tâm dịch
để có thể mang những mầm non ấy về với vòng tay chăm sóc của các thầy cô ở Hope
School. Hành trình từ những ngày cuối tháng 11/ 2021 tới những ngày đầu tháng

1 Hope School. Thông tin về Trường Hy Vọng (Hope School)


Link: https://truonghyvong.edu.vn/dang-ky
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
2 Báo Tri thức & Cuộc sống (2022). Hành trình mang hy vọng đến trẻ em mồ côi COVID-19 của ông

Trương Gia Bình


Link: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hanh-trinh-mang-hy-vong-den-tre-mo-coi-covid-19-cua-ong-truong-
gia-binh-1660646.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
1
02/2022, với sự nỗ lực của các thầy cô và sự hỗ trợ của cộng đồng, trường Hy Vọng đã
đưa được 34 học sinh đầu tiên về với mái nhà chung của mình. Về định hướng phát triển
trong tương lai, ông Hoàng Quốc Quyền – Giám đốc dự án cho biết, tới năm học 2022
– 2023, sẽ có thêm 250 em được đưa về trường và con số những năm học tiếp theo sẽ
tăng lên theo kế hoạch nuôi dạy 1.000 em mà trường đã đặt ra từ ban đầu3.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng trụ sở tại 01 Pasteur, quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Tiền thân là Hội phụ nữ Quảng Đà, được thành lập năm 1962. Sau
nhiều lần cơ cấu lại theo sự thay đổi của đơn vị hành chính trực thuộc (sát nhập, tách ra
theo vị trí địa - hành chính), ngày 01/07/1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra quyết
định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng gồm
20 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Hiện nay Hội đang hoạt động và phát triển
tích cực dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội là bà Hoàng Thị Thu Hương4.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng được tổ chức và hoạt động với 2 chức
năng chính. Thứ nhất, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Thứ hai,
Đoàn kết, vận động phụ nữ Đà Nẵng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Từ đó đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm:

(1) Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất
đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(2) Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao
năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần của phụ nữ.

3 Báo VnExpress (2022). Những cánh tay giúp đỡ học trò mồ côi vì Covid
Link: https://vnexpress.net/nhung-canh-tay-giup-do-hoc-tro-mo-coi-vi-covid-4425251.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
4 Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (2016). Giới thiệu chung

Link: https://phunudanang.org.vn/vn/368-gioi-thieu-chung.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]

2
(3) Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan
đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em.
(4) Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
(5) Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu
vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình5.

5Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (2016). Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Hội Liên
hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng.
Link: https://phunudanang.org.vn/vn/3456-chuc-nang-nhiem-vu-he-thong-to-chuc-hoi-lhpn-tp-da-
nang.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]

3
PHẦN II: NỘI DUNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Tại Trường nội trú Hy Vọng – Hope School

Ngày 21/06/2022, trong khuôn viên trường Đại học FPT cơ sở Đà Nẵng, chúng
tôi có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ từ ông Hoàng Quốc Quyền – Giám đốc dự
án, Hiệu trưởng Trường nội trú Hy Vọng (Hope School) về quá trình dự án được lên ý
tưởng, hành trình “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thuyết phục gia đình các em nhỏ và đưa
các em về mái nhà chung Hope School; một số những hoạt động thường ngày của các
em tại trường,.... Cùng với đó, nhà trường cũng tạo điều kiện, sắp xếp thời gian cho đoàn
thực tập di chuyển đến khuôn viên nội trú của các em học sinh Hope School, tại đây cả
đoàn đã có thời gian giao lưu và tiếp xúc trực tiếp với các em học sinh của Hope.

Với nội dung chia sẻ của Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi tiếp cận được một
số thông tin liên quan đến quá trình tuyển sinh của trường, hành trình đi tìm những hy
vọng mới và dự định gõ cửa 6000 nhà trên khắp cả nước để mang các em học sinh về
với Hope School. Bên cạnh đó những thông tin về sự cam kết của nhà trường với con
đường phát triển, học tập của các em, cũng như của các đơn vị liên kết hỗ trợ các em
trong cuộc sống cũng như mở ra những cơ hội học tập trọn đời cũng được chia sẻ trong
phần làm việc này.

Đối với nội dung trao đổi và thảo luận với Hiệu trưởng, chúng tôi được suy ngẫm
và chia sẻ, trao đổi về vấn đề ứng dụng tâm lý vào cuộc sống vào giải quyết những câu
hỏi, vấn đề của trẻ như: “Mình thuộc về đâu?”; “Cần làm gì để trả lời những câu hỏi,
vấn đề của trẻ, và tâm lý thì sẽ hỗ trợ được gì cho những vấn đề ấy?”; “Làm gì với vấn
đề lạm dụng ở trẻ em?”; “Làm thế nào với những niềm tin của trẻ?”;.... Thông qua buổi
chia sẻ, có những câu hỏi, trăn trở đã phần nào được giải đáp, được gợi mở nhưng có
những vấn đề vẫn còn đang được bản thân suy ngẫm và mong muốn làm được gì đó trả
lời cho những suy ngẫm ấy.

Đối với thời gian giao lưu cùng các bạn học sinh, cả đoàn đã có khoảng thời gian
cùng tham gia trò chơi, làm việc nhóm và trò chuyện cùng các em học sinh.

2. Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

Ngày 23/06/2022, với sự tạo điều kiện và nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Hội
Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng, nhóm chuyên ngành tâm lý học xã hội đã được

4
tham gia lắng nghe và thảo luận về “Dự án huy động cộng đồng phòng ngừa bạo lực với
phụ nữ và trẻ em gái tại thành phố Đà Nẵng” và “Báo cáo về tổ chức, hoạt động của
Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài”.

Thông qua hoạt động nghe các báo cáo, đặt câu hỏi và trao đổi với các cán bộ
của Hội, nhiều vấn đề, hiện trạng vấn đề bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em gái trong
các gia đình có bạo lực hay lạm dụng tình dục đã được chia sẻ, giúp chúng tôi nhìn nhận
thấy nhiều hơn vấn đề tâm lý có thể can thiệp để hỗ trợ các nạn nhân trong những tình
huống đó. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy với chương trình CLB Nam giới do Hội
tổ chức cũng đã mang lại những tác động tích cực, nâng cao vai trò của nam giới trong
phòng, chống bạo lực gia đình.

5
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU “CÔNG TÁC HỖ TRỌ TÂM LÝ CHO
HỌC SINH CỦA TRƯỜNG NỘI TRÚ HY VỌNG”

1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Khái niệm “Hỗ trợ tâm lý học đường”

“Tâm lý học trường học (hay còn gọi là tâm lý học học đường) là một chuyên
ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can
thiệp cho trẻ em – thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm
xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia
nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá các chương trình này”6 (Trần Thi Lệ Thu,
2010). Với khái niệm mà tác giả Trần Thị Lệ Thu đưa ra, có thể hiểu rằng tâm lý học
đường thực hiện các chức năng bao gồm: phát hiện, phòng ngừa và can thiệp – trị liệu
với những vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý, những vẫn đề này không chỉ xảy ra trong môi
trường học đường mà bao quát cả trong những môi trường khác như gia đình, cộng đồng.

Từ đó, khái niệm “hỗ trợ tâm lý học đường” có thể được hiểu là hoạt động trợ
giúp học sinh và nhà trường (và gia đình học sinh) phát hiện sớm, phòng ngừa và can
thiệp nhằm giúp học sinh khắc phục và giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực nhận
thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng
đồng; bên cạnh đó, từ những kết quả hiện thực thu được trong quá trình hỗ trợ tâm lý,
nhà tâm lý học đường tiếp tục tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá
các chương trình hỗ trợ tâm lý học đường.

1.2. Tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Thống kê thực hiện ở 1314 trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 16 tuổi tại 10 tỉnh, thành
phố ở Việt Nam cho thấy, có đến 9.6% trẻ có biểu hiện sống khép kín, 1.6% trẻ có dấu
hiệu trầm cảm, 12.29% trẻ có biểu hiện buồn bã do vấn đề tình cảm và 4.1% trẻ không
cảm thấy hài lòng về ngoại hình. Ngoài ra, áp lực học tập cũng khiến cho hơn 50% học
sinh đối mặt với căng thẳng. Vào cuối kỳ, áp lực thi cử và nội dung ôn tập có thể trở nên
quá tải, khiến các em gặp căng thẳng nặng7. Một số con số thống kê trên lượng nhỏ

6 Trần Thị Lệ Thu (2010). Xây dựng và phát triển TLHĐ tại trường ĐHSPHN và một số đề xuất về đào
tạo CB TLHĐ ở VN”. Kỷ yếu Hội thỏa khoa học Nghiên cứu GD và ứng dụng TLH – GDH trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, NXB ĐHSP, tr 70-75.
7 Dẫn theo Tâm lý trị liệu NHC (2022). Tham vấn tâm lý học đường là gì? Quan trọng như thế nào?

Link: https://tamlytrilieunhc.com/tham-van-tam-ly-hoc-duong-13732.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
6
khách thể (so với số lượng học sinh trên toàn Việt Nam) cũng phần nào phản ánh được
rằng có một tỷ lệ không nhỏ học sinh đang phải đối mặt với những vấn đề tâm lý.

Trong thực tế các kiến thức về tâm lý học, những vấn đề tâm lý thường gặp, cách
ứng phó với chúng vẫn còn chưa phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, điều này khiến cá
nhân và cộng đồng khó nhận thức được những vấn đề tâm lý đang ngầm ẩn tồn tại.
Trong khoảng nửa đầu năm 2022, cụ thể là đầu tháng 04/ 2022, người dân hoang mang
với những vụ học sinh tự sát, trong số đó nhiều trường hợp phụ huynh của các em không
nhận thấy ở con mình có vấn đề gì khác thường, động cơ nào dẫn đến hành động đó của
em. Những sự kiện đó xuất hiện trên báo, đài, mạng xã hội với tần suất ngày một nhiều
khiến không ít các bậc phụ huynh, học sinh và cộng đồng trở nên lo lắng, căng thẳng.
Sau những sự kiện đó, các trường học cũng bắt đầu có những hoạt động quan tâm hơn
đến vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh (tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, tìm
hiểu về các vấn đề sức khỏe tinh thần,....). Tuy vậy, những vấn đề sức khỏe tinh thần
luôn cần thời gian và sự để tâm để có thể nhận diện được vấn đề và học cách ứng phó/
thích nghi tích cực với nó, bởi vậy mà ở các trường học đều có bố trí phòng tham vấn
tâm lý học đường để hỗ trợ, không chỉ là học sinh mà còn bao gồm cả các thầy cô, nhà
trường và gia đình học sinh, trong việc cung cấp kiến thức (phòng ngừa) cũng như sơ
cứu bước đầu những vấn đề của học sinh (phát hiện sớm, can thiệp) và sau đó (can thiệp
– trị liệu).

1.3. Một số đặc điểm của học sinh trường nội trú Hy Vọng

Học sinh của trường nội trú Hy Vọng (Hope School) có chung một hoàn cảnh
đặc biệt – các em đều mất đi cha, mẹ trong đại dịch COVID-19, đồng nghĩa với việc
trước khi đến với Hope, mỗi em đều vừa phải trải qua một biến cố lớn trong cuộc đời.
Trong những câu chuyện mà Hiệu trưởng của trường chia sẻ trong buổi làm việc với
đoàn thực tập cũng có đề cập đến một số vấn đề tâm lý hiện diện ở các em khi mới về
trường, ở đó có hành vi tự hại (rạch tay, làm đau bản thân), có những niềm tin mà các
em chưa nhận diện được là đã thay đổi – những sang chấn còn đang ngầm ẩn (em tin
rằng bố/mẹ chỉ đang đi chữa bệnh chưa về), quá khứ bị lạm dụng tình dục,...

Các em học sinh ở trường Hy Vọng đến từ khắp mọi miền trên Tổ quốc, mới gặp
gỡ, làm quen và chung sống với nhau từ đầu tháng 02 năm nay bởi vậy mà khi đến với
trường nội trú các em cần có thời gian và sự hỗ trợ để thích ứng với một môi trường

7
mới, một nếp sinh hoạt mới trong một khu vực sinh sống mới cùng những mối quan hệ
xung quanh được thay đổi và làm mới hoàn toàn. Điều này đặt ra nhiều thách thức và
vấn đề cần hỗ trợ các em thích nghi và đương đầu với nó.

Sau tất cả những ảnh hưởng, thay đổi mà dịch COVID – 19 tác động tới thì phía
sau đó vẫn là những thiếu nhi, thanh thiếu niên bình thường, vẫn lớn lên và trải quan
những giai đoạn phát triển, có những thay đổi trong tâm – sinh lý như những học sinh
khác, bởi vậy ở các em cũng có những khía cạnh tâm lý theo lứa tuổi cần được quan tâm
và hỗ trợ như những bạn học sinh khác (những thay đổi trong tuổi dậy thì, các vấn đề
về tình cảm trong các mối quan hệ thân thiết, vấn đề hướng nghiệp,...)

2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh của trường nội trú Hy Vọng

Vấn đề hỗ trợ tâm lý cho các em học sinh tại trường Hy Vọng rất được quan tâm
và chú trọng, xuất phát ngay từ chính Hiệu trưởng của trường, bởi vậy mà vấn đề này
được cân nhắc, xây dựng và hiện hữu ngay từ bước đầu để mang các em học sinh đến
với Hope School – giai đoạn tuyển sinh.

Theo chia sẻ của ông Hoàng Quốc Quyền, Hope School không phải là làng trẻ
SOS, mà đây chỉ đơn thuần là một ngôi trường nội trú, nơi sinh hoạt và học tập của
những học sinh có chung một hoàn cảnh với nhau, bởi vậy mà có một số tiêu chuẩn về
thể chất – tâm lý cần được sàng lọc trong quá trình tuyển sinh. Một số vấn đề được đề
cập đến như: (1) Các em học sinh được nhận vào học khi không có những khuyết tật
thân thể, vận động và trí não; (2) Tiểu sử gia đình học sinh trong vòng 3 đời không có
người thân phải đi tù vì tội giết người, ma túy,... – điều này được suy xét từ những tác
động có thể có đến từ môi trường sống, giáo dục đến hình thành các khía cạnh tâm lý
của học sinh; (3) Bộ tiêu chuẩn đánh giá khoảng 16 câu hỏi về khía cạnh tâm lý của trẻ
- nhằm sàng lọc những vấn đề tâm lý mà các em đã trải qua và đang gặp phải để sàng
lọc, phân loại vấn đề và thuận tiện cho quá trình chăm sóc và hỗ trợ các em tại Hope
School.

Sau bước đầu đăng ký học và đáp ứng những tiêu chuẩn nhà trường đưa ra thì
các em sẽ được đón về Hope. Từ đây những vấn đề về tâm lý của các em trong cuộc
sống và học tập sẽ được các thầy cô giáo, quản sinh,... quan tâm và hỗ trợ. Hiện nay ở
trường có bộ phận cán bộ tư vấn tâm lý học đường chuyên môn để luôn hỗ trợ các em
kịp thời cũng như cung cấp những kiến thức để các cán bộ khác trong trường quan tâm,
8
chăm sóc và hỗ trợ các em đúng cách trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày.
Tiếp cận với nội dung mô tả tuyển dụng ví trí cán bộ tư vấn tâm lý học đường của Hope
School, dưới đây là một số công việc của vị trí này.

Công việc được mô tả bao gồm:

(1) Thực hiện đánh giá, khảo sát nhu cầu các vấn đề tâm lý – giáo dục toàn trường;
giúp Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý, nhất
là tâm lý lứa tuổi học sinh vào trong hoạt động và chương trình giáo dục trong nhà
trường.

(2) Tổ chức tham vấn, tư vấn tâm lý cho học sinh, phụ huynh và giáo viên trong
trường về các vấn đề của học sinh gặp khó khăn trong học tập, trong các mối quan hệ,
kiểm soát cảm xúc và hành vi và các vấn đề đặc trưng của lứa tuổi

(3) Xây dựng và tổ chức các hội thảo chuyên đề, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao kiến thức tâm lý – giáo dục một cách thường xuyên, định kỳ hàng năm cho
giáo viên, cán bộ nhân viên và gia đình học sinh trong toàn hệ thống dựa trẻn kết quả
kháo sát nhu cầu thực tế.

(4) Tổ chức hoạt động Giáo dục hướng nghiệp hướng tới mục tiêu cung cấp cho
học sinh những kiến thức, giái trị, thái độ và kỹ năng phù hợp cho việc lựa chọn và định
hướng nghề nghiệp tương lai, phù hợp cho bản thân, hoàn cảnh gia đình, thị trường
tuyển dụng và môi trường đào tạo8.

Từ những mô tả sơ lược trên về những nhiệm vụ của 1 cán bộ tâm lý học đường
của trường có thể thấy được các em học sinh thật sự trở thành trung tâm của sự quan
tâm và yêu thương của các thầy cô trong trường. Nhà trường cung cấp sự hỗ trợ phù hợp
với những vấn đề tâm lý mà các em đang phải đối mặt, cùng với đó là không ngừng trau
dồi và phát triển kiến thức và năng lực trợ giúp của toàn bộ cán bộ - nhân viên nhà
trường để cùng nhau xây dựng chỗ dựa tinh thần, trở thành những người được các em
tin tưởng và có khả năng trợ giúp các em vượt qua những khó khăn tâm lý.

Dù giữa các em với thầy cô mới được gặp gỡ, tiếp xúc với nhau trong khoảng 1
học kỳ nhưng với quan sát thực tế tôi thấy được rằng có lẽ sự hỗ trợ của các thầy cô với

8Tuyển dụng FPT (2022). Vị trí tuyển dụng: Cán bộ tư vấn tâm lý học đường (Hope School)
Link: https://tuyendung.fpt.com.vn/can-bo-tu-van-tam-ly-hoc-duong-8144
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
9
các em đã có sự hiệu quả bởi trong hoạt động giao lưu thấy được sự tin tưởng và thoải
mái của các em với các thầy quản sinh. Khi chọn người tham gia trò chơi cùng, các em
thể hiện sự thoải mái hướng về các thầy, đề cập các thầy tham gia cùng – ít nhất với
cách giao tiếp, trong lời nói, hành động và cảm xúc khi đó của các em cho tôi cảm nhận
thấy điều này.

Theo chia sẻ của thầy Hoàng Quốc Quyền cũng thấy được sự nỗ lực và cố gắng
của thầy cô trong việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh và gắn kết trong cuộc sống
của các em học sinh, giúp các em thích nghi và hòa nhập tốt hơn với môi trường mới.
Ví dụ như hoạt động mà các em đặt tên, đặt biệt danh cho nhau và cho thầy cô như một
cách gắn bó, gợi nhớ và khẳng định mình với người khác và ngược lại, đồng thời cũng
mang đến niềm vui, sự gắn kết và động lực phấn đấu thông qua những biệt danh đó (như
Hope hóm hỉnh, Hope can đảm,...). Những hoạt động hằng ngày của các học sinh trong
trường bên cạnh mục đích năng cao khả năng thể chất và sáng tạo của các em học sinh
cũng có khả năng giúp các em hòa nhập tốt hơn với cuộc sống, nâng cao sức đề kháng
tinh thần của bản thân (các công việc hàng ngày: chăm sóc vật nuôi – các em có 1 nơi
nuôi những loại cá nhỏ trong khuôn viên KTX, làm vườn, làm mộc, vẽ tranh, chơi đàn,
giao lưu với các anh chị,...).

10
PHẦN IV: NHẬN XÉT VỀ THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỔNG HỢP

1. Ưu điểm

Với sự dẫn dắt tận tình, nhiệt huyết và quan tâm của 2 giáo viên hướng dẫn là cô
Phạm Thị Thu Hoa và cô Nguyễn Hạnh Liên, tôi nhận thấy rằng quá trình thực tập diễn
ra thuận lợi, hợp lý và theo đúng kế hoạch đã được đề ra trước đó. Điều này đã giúp bản
thân sinh viên có kế hoạch để chuẩn bị công cụ và kế hoạch cho quá trình thực tập tại
cơ sở. Đối với quá trình chuẩn bị vấn đề nghiên cứu và bộ công cụ khảo sát, nhóm đề
tài cũng nhận được nhiều sự chỉ dẫn tận tình tự phía giáo viên hướng dẫn, điều này cũng
giúp bản thân tôi nhận ra được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng bảng khảo sát.

Bên cạnh đó, với tinh thần cởi mở và sẵn sàng chia sẻ của cán bộ cơ sở thực tập
đã giúp bản thân tôi và những thành viên khác trong đoàn thực tập được biết nhiều thêm
về hiện trạng những vấn đề thực tế được thảo luận, điều này khiến những kiên thức lý
thuyết bản thân đã được học trở nên hiện diện hơn trong thực tế khi lắng nghe và được
trao đổi với những người giàu kinh nghiệm nghề nghiệp và thực tế hơn.

Quá trình thực tập không chỉ giúp cá nhân tôi thu được thêm nhiều kiến thức, câu
chuyện thực tế về những vấn đề tâm lý của con người trong cuộc sống xã hội, bối cảnh
cá nhân, mà còn mang lại những trải nghiệm làm việc nhóm, trải nghiệm tiếp xúc và
giao lưu với đối tượng thanh thiếu niên – học hỏi ký năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng
từ những thành viên khác trong đoàn thực tập.

2. Nhược điểm

Trong quá trình thực tập tại cơ sở (cụ thể tại trường Hy Vọng), có một số yếu tố
khách quan tác động khiến kế hoạch khảo sát ban đầu bị thay đổi, kết quả thu về cũng
không giống mong đợi trước đó, tuy vấn đề này cho thấy nhóm đề tài chưa xây dựng
được một kế hoạch chu toàn ứng phó với mọi tình huống, tuy nhiên những thay đổi này
cũng mang lại được một số kinh nghiệm khác qua việc thay đổi phương thức giao lưu
với các em học sinh.

Về phía cá nhân, quá trình thực tập cho thấy bản thân tôi vấn còn nhiều thiếu sót
trong kỹ năng làm việc nhóm (chưa giao tiếp, tương tác tốt với các thành viên trong
nhóm); kỹ năng tiếp xúc thực tế (trong quá trình giao lưu với các em học sinh, tôi nhận
thấy bản thân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ hỏi chuyện các em về vấn đề mà nhóm đang

11
quan tâm – điều này có thế là biểu hiện của việc chưa ứng phó tốt với sự thay đổi của
điều kiện thực tế).

3. Kinh nghiệm học hỏi sau quá trình thực tập tổng hợp

Dưới đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi học hỏi được sau quá trình thực tập
tổng hợp:

(1) Khả năng làm việc nhóm: khi ở trong nhóm với vai trò người đi đầu cần duy trì sự
tương tác giữa các thành viên trong nhóm; giải thich và tìm hiểu được những vấn đề còn
đang chưa được tháo gỡ để phát triển ý tưởng của nhóm. Phân công công việc trong
nhóm 1 cách công bằng, chia sẻ để không ai phải ôm đồm quá nhiều.

(2) Trong việc xây dựng bảng khảo sát:

- Nghiên cứu thật kỹ về mục đích, đối tượng khảo sát và phương thức tính điểm của các
thang đo dự kiến sự dụng (trong quá trình đó cần có sự tham khảo với những nghiên cứu
khác có cùng dạng khách thể để xem với nhóm khách thể của mình có khả năng sử dụng
được không – tránh tạo ra độ sai lệch hay không phù hợp ngay từ bước đầu)

- Trong quá trình xây dựng thang đo, cần rà soát và cân nhắc tất cả các khía cạnh thông
tin khảo sát một các kỹ lưỡng và cân nhắc liệu cách thức sử dụng ngôn từ, diễn tả hay
bản thân khía cạnh vấn đề đang được hỏi có thể bằng cách đó gây ảnh hưởng tiêu cực
đến người được hỏi hay không?, liệu rằng có cách thức nào để giảm bớt tác động từ câu
hỏi đó không?

- Bảng khảo sát trước khi được đưa vào sử dụng cần có sự giám định, góp ý và cho phép
sử dụng từ tất cả các bên có liên quan (thầy cô hướng dẫn, nhóm nghiên cứu, đại diện
tổ chức/ nhóm khách thể dự định khảo sát).

- Những yếu tố riêng biệt như tên cơ quan, tổ chức, thông tin cá nhân,... cần được sự cho
phép của cá nhân, đại diên cơ quan/ tổ chức đó cho phép trước khi đề cập đến ở trong
phiếu khảo sát.

(3) Về mạng lưới mối quan hệ: Cần thiết để xây dựng cho bản thân một mạng lưới các
mối quan hệ liên quan đến nghề nghiệp; mô hình mentor – người hướng dẫn là một mô
hình có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của cá nhân.

12
(4) Hãy chuẩn bị trước một số phương án có thể xảy ra hoặc tinh thần để ứng phó với
những sự thay đổi bất ngờ khi đi thực tế.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị Lệ Thu (2010). Xây dựng và phát triển TLHĐ tại trường ĐHSPHN và một số
đề xuất về đào tạo CB TLHĐ ở VN”. Kỷ yếu Hội thỏa khoa học Nghiên cứu GD và
ứng dụng TLH – GDH trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB ĐHSP, tr 70-75.

Báo Tri thức & Cuộc sống (2022). Hành trình mang hy vọng đến trẻ em mồ côi
COVID-19 của ông Trương Gia Bình
Link: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hanh-trinh-mang-hy-vong-den-tre-mo-coi-
covid-19-cua-ong-truong-gia-binh-1660646.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
Báo VnExpress (2022). Những cánh tay giúp đỡ học trò mồ côi vì Covid
Link: https://vnexpress.net/nhung-canh-tay-giup-do-hoc-tro-mo-coi-vi-covid-
4425251.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
Hope School. Thông tin về Trường Hy Vọng (Hope School)
Link: https://truonghyvong.edu.vn/dang-ky
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (2016). Giới thiệu chung
Link: https://phunudanang.org.vn/vn/368-gioi-thieu-chung.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (2016). Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ
chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng.
Link: https://phunudanang.org.vn/vn/3456-chuc-nang-nhiem-vu-he-thong-to-chuc-
hoi-lhpn-tp-da-nang.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]
Tâm lý trị liệu NHC (2022). Tham vấn tâm lý học đường là gì? Quan trọng như thế
nào?
Link: https://tamlytrilieunhc.com/tham-van-tam-ly-hoc-duong-13732.html
[Ngày truy cập: 01/07/2022]

Tuyển dụng FPT (2022). Vị trí tuyển dụng: Cán bộ tư vấn tâm lý học đường (Hope
School)
Link: https://tuyendung.fpt.com.vn/can-bo-tu-van-tam-ly-hoc-duong-8144
[Ngày truy cập: 01/07/2022]

14
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu đăng ký thực tập


(Kèm theo hướng dẫn số 1179/HD-ĐHQGHN ngày 20 tháng 04 năm 2020 của ĐHQGHN)

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Tâm lý học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm

ĐĂNG KÝ THỰC TẬP

- Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Ly


- Mã sinh viên: 19032029
- Lớp: QH-2019-X-TL Khóa: QH-2019
- Số tín chỉ đã hoàn thành: 111
- Cơ sở thực tập (dự kiến):
1. Trường Tiểu học, THCS, THPT Hy Vọng (Hope School)
Địa chỉ: số 01, đường Trần Quốc Vượng, phường Hòa Hải, quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: số 01 Pasteur, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- Đăng ký giảng viên hướng dẫn:
1. PGS. TS. Phạm Thị Thu Hoa – Khoa Tâm lý học
2. TS. Nguyễn Hạnh Liên – Khoa Tâm lý học

Sinh viên đăng ký


(Ký và ghi rõ họ tên)

15
Phụ lục 2. Bản nhận xét sinh viên thực tập
(Kèm theo hướng dẫn só 1179/HD-ĐHQGHN ngày 20 tháng 04 năm 2020 của ĐHQGHN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP


- Khoa/Bộ môn: Tâm lý học.................................................... Trường/Khoa: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.......
- Khóa học: QH-2019.............................................................. Thời gian thực tập: từ ngày 20/06/2022 đến ngày 07/07/2022.........
- Địa điểm thực tập: Thành phố Đà Nẵng...........................................................................................................................................
- Nhận xét chung:.........................................................................................................................................................................

Kết quả đánh giá

Kiến thức chuyên Phẩm chất đạo đức nghề


STT Mã SV Họ và tên Kỹ năng chuyên môn Đánh giá chung
môn nghiệp

Tốt Đạt Yếu Tốt Đạt Yếu Tốt Đạt Yếu Tốt Đạt Yếu

Hà Nội, ngày tháng năm


ĐẠI DIỆN CƠ SỞ THỰC TẬP ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

16
Phụ lục 3. Kế hoạch và Nhật ký thực tập
(Kèm theo hướng dẫn số 1179/HD-ĐHQGHN ngày 20 tháng 04 năm 2020 của ĐHQGHN)

TRƯỜNG ĐHKHXH&NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


NAM
Khoa Tâm lý học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm


KẾ HOẠCH VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên: Nguyễn Thi Khánh Ly Mã sinh viên: 19032029
Lơp: QH-2019-X-TL Khóa: QH-2019
Ngành/Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Cơ sở thực tập:
1. Trường Tiểu học, THCS, THPT Hy Vọng (Hope School)
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng

Nội dung thực tập Kết quả thực


Thời gian Ghi chú
(Kế hoạch) hiện
Xây dựng được
bảng khảo sát về
Ngày Chuẩn bị bộ công cụ thực
vấn đề sức khỏe
20/06/2022 hành
tinh thần của
thanh thiếu niên
Vì một số vấn
Hiểu thêm về quá
đề được đề
trình tuyển sinh,
cập đến trong
môi trường sống
bảng khảo sát
và hoạt động tại
có tính chất
trường của các em
chưa phù hợp
học sinh Trường
Ngày với bối cảnh
Thực tập tại Trường Hy Vọng Hy Vọng.
21/06/2022 của các em
Tiếp xúc, trò
học sinh tại
chuyện và tham
trường nên
gia hoạt động giao
bảng khảo sát
lưu với các em
được xây
học sinh Trường
dựng trước đó
Hy Vọng.
không được
17
sử dụng để
thu kết quả
trong buổi
thực tập này.
Nắm được 1 số
thông tin khái quát
về Hội và các hoạt
Tìm hiểu thông tin và một số động của Hội, đặc
Ngày
hoạt động của Hội Liên hiệp biệt là hoạt động
22/06/2022
Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng của CLB Nam
giới mà Hội đề
xướng và thành
lập.
Lắng nghe và thảo
luận về những
hoạt động được
trình bày, hiểu
Ngày Thực tập tại Hội Liên hiệp thêm được về thực
23/06/2022 Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng tế những vấn đề về
phụ nữ và trẻ em
gái trong một số
gia đình tại Đà
Nẵng.
Tổng hợp, phân
Ngày 24/06 – Tổng hợp và xử lý những kết loại và hệ thống
28/06/2022 quả thu được những kiến thức
thu được.
Lên được đề
cương vấn đề
nghiên cứu trong
Ngày 28/06 -
Lập đề cương và kế hoạch báo cáo và kế
30/06/2022
hoạch thu thập tài
liệu, thông tin để
viết báo cáo.
Báo cáo thực tập
Ngày 01/07 – đã được hoàn
Hoàn thiện báo cáo thực tập
07/07/2022 thiện và nộp đúng
hạn

18
Nhận xét của GVHD:

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực tập


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

19

You might also like